CÂU 4: PHÂN TÍCH CÁC LOẠI QUY PHẠM PHÁP LUẬT QUỐC TẾ.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Quy phạm pháp luật quốc tế là những quy tắc xử sự chung, được tạo bởi sự thỏa thuận của các chủ thể LQT và có giá trị ràng buộc các chủ thể đó đối với các quyền và nghĩa vụ hay trách nhiệm pháp lý quốc tế.

Phân loại

- CĂN CỨ HÌNH THỨC TỒN TẠI:

+ Quy phạm điều ước (thành văn): là quy phạm được ghi nhận trong ĐƯQT do quốc gia và các chủ thể khác của LQT thỏa thuận xây dựng trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện thông qua đấu tranh, thương lượng nhằm ấn định, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể trong QHQT.

+ Quy phạm tập quán (bất thành văn): là những quy tắc xử sự chung hình thành trong thực tiễn sinh hoạt quốc tế được các chủ thể của LQT thừa nhận là quy phạm có giá trị pháp lý bắt buộc. chủ yếu trong tmai, biển, ngoại giao, lãnh sự.

- CĂN CỨ GIÁ TRỊ HIỆU LỰC:

+ Quy phạm mệnh lệnh chung Juscogen: (hiệu lực pháp lý rất cao- bắt buộc chung, mag tính khách quan hóa và có giá trị tối cao đối với mọi chủ thể, mọi mối quan hệ plqt.

có giá trị ràng buộc với mọi chủ thể trong mọi mối quan hệ pháp luật quốc tế. các quy phạm khác không được trái quy phạm mệnh lệnh; các chủ thể làm trái quy phạm mệnh lệnh sẽ phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế.

Quy phạm mệnh lệnh gần như không thể thay đổi, chỉ thay đổi khi có 1 quy phạm mệnh lệnh khác thay thế cho quy phạm cũ tương đương về nội dung nhưng không còn phù hợp.

VÍ DỤ: thời kỳ cổ đại tồn tại quy phạm cho phép quốc gia được tiến hành chiến tranh để mở rộng lãnh thổ hoặc giải quyết tranh chấp. Nhưng trong pháp luật quốc tế hiện đại, trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc có quy định cấm các quốc gia sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế và giải quyết tranh chấp bằng hòa bình.

+ Quy phạm tùy nghi:

quy phạm định ra khung pháp lí đối với các chủ thể, trong lqt chủ yếu là các quy phạm tùy nghi. các chủ thể có quyền tự xác định phạm vi quyền và nghĩa vụ qua lại giữa các bên phù hợp với hoàn cảnh thực tế.

VÍ DỤ: Tại Công ước Luật biển năm 1982 có quy định vùng đặc quyền kinh tế không quá 200 hải lý. Như vậy, nếu không có chồng lấn thì vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia có thể rộng 200 hải lý.

-CĂN CỨ SỐ LƯỢNG CHỦ THỂ: đa phương, song phương

+ Quy phạm đa phương phổ cập: là quy phạm có giá trị bắt buộc với hầu hết các chủ thể của LQT, thường được ghi nhận trong các ĐƯQT đa phương phổ cập.

VD: Quy phạm được ghi nhận trong Hiến chương LHQ...

+ Quy phạm đa phương khu vực: là quy phạm có giá trị bắt buộc với một số quốc gia nhất định là thành viên của ĐƯQT cụ thể.

VD: Quy phạm được ghi nhận trong Hiến chương ASEAN...

+ Quy phạm song phương: là những quy phạm chỉ có giá trị bắt buộc đối với hai quốc gia hoặc hai chủ thể của LQT cùng tham gia ĐƯQT song phương.

VD: Quy phạm được ghi nhận trong Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ

qpđa phương khu vực và song phương linh hoạt hơn quy phạm đa phương phổ cập vì nó điều chỉnh một cách cụ thể hơn mqh giữa các chủ thể lqt.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro