PHÂN TÍCH HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP VÀ HỆ QUẢ PHÁP LÝ CỦA CÔNG NHẬN QUỐC TẾ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng



Công nhận quốc tế là hành vi pháp lý chính trị của bên công nhận dựa trên nền tảng các động cơ nhất định nhằm xác nhận sự tồn tại của một thành viên mới trong cộng đồng quốc tế, khẳng định quan hệ của bên công nhận đối với chính sách, chế độ chính trị, kinh tế... của thành viên mới; đồng thời thể hiện ý chí thiết lập quan hệ bình thường và ổn định đối với thành viên mới. => đây là quyền (hành vi pháp lí đơn phương) tạo điều kiện, cơ hội hơn...

Hình thức


Công nhận de jure

Là hình thức công nhận chính thức, đầy đủ nhất

Thể hiện ý chí thực sự muốn thiết lập quan hệ bình thường giữa bên công nhận và bên được công nhận

Công nhận dứt khoát, không thể hủy bỏ

Mở đường cho việc thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hợp tác toàn diện, ký điều ước song phương kể cả các điều ước chính trị. vd Anh công nhận Liên Xô năm 1924

Công nhận de facto

Là hình thức công nhận chính thức, không đầy đủ

Thể hiện sự thận trọng của bên công nhận với bên được công nhận

Có tính chất tạm thời, có thể bị hủy bỏ. Bên công nhận thận trọng để có thể điều chỉnh chính sách của mình với bên được công nhận. Nếu bên được công nhận khẳng định được vị trí của mình thì sẽ chuyển thành de jure. Nếu không thì công nhận có thể bị hủy bỏ

Thường chỉ giới hạn ở thiết lập quan hệ lãnh sự, hợp tác kinh tế, thương mại . vd Anh công nhận Liên Xô năm 1921 

Công nhận ad hoc

Là hình thức công nhận đặc biệt, không chính thức: quan hệ giữa các bên chỉ được thiết lập nhằm giải quyết một vụ việc cụ thể và sẽ chấm dứt khi kết thúc vụ việc

giải quyết vụ việc trong chiến tranh

Thời kỳ trước năm 1995, Mỹ và Việt Nam đã công nhận nhau để giải quyết 1 số vấn đề sau chiến tranh như tù binh, người mất tích

Phương pháp

- Công nhận minh thị: là công nhận được thể hiện một cách rõ ràng công khai, minh bạch trong các văn bản của bên công nhận hoặc trong các ĐƯQT.

- Công nhận mặc thị: là công nhận được thể hiện một cách kín đáo, không tuyên bố nhưng vẫn thiết lập qh. Do đó, bên được công nhận hoặc các QG, CP khác phải dựa vào các QPTQ nhất định hay các nguyên tắc suy diễn trong sinh hoạt quốc tế mới làm sáng tỏ được ý định công nhận của bên công nhận. :)(

Hậu quả pháp lý

- Công nhận không tạo ra tư cách chủ thể luật quốc tế của QG.

- công nhận là quyền của mỗi quốc gia, không phải nghĩa vụ.

- Là cơ sở để chủ thể được công nhận tham gia đầy đủ vào qhqt.

- Thiết lập quan hệ ngoại giao và quan hệ lãnh sự giữa bên công nhận và bên được công nhận. Có thể phát sinh ngay sau khi công nhận hoặc sau công nhận một khoảng thời gian

- Kỹ kết điều ước song phương giữa bên công nhận và bên được công nhận. Đối với điều ước quốc tế đa phương thì các bên không mặc nhiên công nhận nhau.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho quốc gia được công nhận thực hiện quyền miễn trừ quốc gia đặc biệt là quyền miễn trừ đối với tài sản quốc gia có tại lãnh thổ của quốc gia công nhận. QG mới được hưởng quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đối)

- Cơ sở để QG công nhận hay không công nhận là lợi ích có được từ việc công nhận.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro