PHÂN TÍCH KHÁI NIỆM ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ THEO CÔNG ƯỚC VIÊN 1969.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Khái niệm theo công ước viên 1969

Theo điểm a Khoản 1 Điều 2 Công ước viên thì thuật ngữ điều ước được "dùng để chỉ một thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và với bất kể tên gọi riêng của nó là gì".

Phân tích

- Trước hết, điều ước quốc tế là một thỏa thuận quốc tế. Đây có thể là thỏa thuận về một hay nhiều lĩnh vực của đời sống quốc tế. Có nội dung là quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ điều ước, nếu không có mà chỉ biểu lộ các khuyến nghị hay tuyên bố chính trị thì sẽ không phải ĐƯQT.

- Chủ thể là các quốc gia- chủ thể của quan hệ quốc tế. Theo quy định tại công ước viên thì các chủ thể khác của luật quốc tế như tổ chức liên chính phủ, dân tộc đấu tranh giành quyền tự quyết và một số chủ thể đặc biệt KHÔNG PHẢI là chủ thể ký kết điều ước quốc tế.

- Hình thức tồn tại:

+ Điều ước quốc tế tồn tại dưới dạng văn bản. Những thỏa thuận bằng lời nói có thể là điều ước quốc tế nếu nó được xác lập trong trường hợp khẩn cấp và không vi phạm nguyên tắc xưng dựng điều ước quốc tế. VÍ DỤ, NGA VÀ MỸ ĐIỆN ĐÀM THỎA THUẬN VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT VŨ KHI HÓA HỌC TẠI SYRIA.

+ Thỏa thuận này có thể thể tồn tại dưới dạng một văn bản hoặc hai văn bản có mối quan hệ với nhau.

-Tên gọi của văn bản không ảnh hưởng tới giá trị pháp lý của điều ước quốc tế.

Tên gọi có thể là hiến chương, hiệp ước, hiệp định, công ước, nghị định thư.

- Trình tự, thủ tục ký kết ĐƯQT được điều chỉnh bởi các quy định LQT và quy phạm juscogen

- Điều kiện có hiệu lực:

+ Ký kết trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng.

+ Nội dung phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của LQT (7 ngtac)

+ Phù hợp với quy định của các bên về thẩm quyền ký kết.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro