cuộc gặp gỡ 2: oán hận sinh khổ đau.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

- Con đi học đây bố mẹ ơi, chào bố mẹ nhé.

Ly chào tạm biệt cha mẹ mình trước khi cô đi học. Ly sống trong một gia đình công nhân viên chức ở thành phố Hà Nội. Mẹ Ly thì làm ở bệnh viện quân đội, còn bố Ly thì làm trọng ngành cảnh sát. Gia đình Ly tuy là không khá giả cho lắm, nhưng cũng có của ăn của để để nuôi dưỡng hai đứa con. Ly hiện nay đang sống cùng với bố, mẹ, một cậu em mới lên một tuổi, và ông bà nội. Ly đang đi học cấp ba, và cô bé có thể nói là rất ngoan ngoãn và trưởng thành. Hàng ngày Ly đi học về, sau khi đã ôn bài xong xuôi đâu đó, cô thường phụ giúp mẹ trông em hay như việc nhà cửa, cơm nước.  Có thể nói là gia đình Ly lúc nào cũng chàn đầy tình thương và hạnh phúc, thử hỏi trên đời này, con người ta còn mong muốn gì hơn là có được một gia đình ấm êm như gia đình của Ly nữa chứ.

Nói rõ hơn, Ly là một cô bé giỏi giang và sinh đẹp, Ly lúc nào cũng đứng đầu lớp về việc học tập, hơn thế nữa cô bé đang ở độ tuổi thiếu nữ, nên có rất nhiều anh chết mê chết mệt. Tính Ly lại không kiêu ngạo, mà rất hòa đồng với mọi người, chả trách mà trong trường ai biết Ly cũng đều rất quý mến cô. Nói là nhiều người ghét cái nghề cảnh sát, nhưng Ly luôn tự hào về bố mình và cô luôn kể cho các bạn nghe về những chiến tích và gian lao của bố mình trong ngành, cũng có thể vì thế, mà nguyên một lớp của Ly ai cũng thích cảnh sát và muốn làm cái nghề đó.

Nói về ba của Ly, có thể nói chú ý là một người liêm khiết, thiết diện vô tư. Bố Ly chưa bao giờ ăn hối lộ, hay như dung túng cho những hành vi vi phạm pháp luật. Cứ cái gì mà có liên quan đến pháp luật, là bố Ly sử rất nghiêm minh, không trọng tình bao giờ. Chính vì thế mà bố Ly thăng cấp bậc rất nhanh, nhưng vì cái tính nghiêm minh của chú mà cũng không ít họ hàng ghét vì không thể nhờ vả gì mỗi khi mà họ vi phạm luật giao thông. Do làm ở phòng phòng chống tội phạm, bố Ly đã rất nhiều lần đối mặt với gian lao, nguy nan, thậm chí là cả sinh tử. Nhưng rồi kết quả là bố Ly luôn khống chế được tất cả những tên tội phạm đó, cho dù chúng có hàng nóng hay lạnh đi chăng nữa. Nhiều đồng đội trong ngành thường đùa bố Ly là lúc nào chú ý cũng gặp may, vì có mấy lần chấn áp tội phạm với vũ khí nóng, không hiểu sao lúc nào súng của chúng cũng hóc, và cũng nhân cái cơ hội đó, mà bố Ly có thể khống chế chúng. Nhiều đồng đội còn nói rằng có thể bố Ly có một vong linh nào đó đi theo bảo vệ, nhiều người khác lại bảo kiếp trước chắc chắn bố Ly phải tu thành chính quả, hay như để ơn đức lại nhiều lắm, nên kiếp này mới tai qua nạn khỏi nhiều lần như vậy. Mỗi lần nghe đồng đội mình nói như thế, chú chỉ cười rồi nói rằng:

- Các cậu nói chuyện tào lao quá à, làm gì có thần thánh hay như ma quỷ cơ chứ. Tớ lập được nhiều chiến công như vậy là nhờ sự giúp đỡ của ah em, đồng thời cũng nhờ bọn tội phạm mua toàn đồ lởm không có bảo hiểm. Chứ chả có may mắn hay như vong linh gì bảo vệ tớ đâu.

Nói về bố của Ly, thật ra không phải là lúc nào cũng gặp may mắn, đã có một lần bố Ly suýt nữa bị trục xuất khỏi ngành vì lý do cố ý sát thương phạm nhân. Chuyện này phải kể từ cái vụ việc mà tất cả cảnh sát tự nguyện giả lại súng và từ chối mang súng phòng thân. Lý do là vì sao thế? Chả là trước kia có một sự việc như sau, một người lái ô tô vi phạm luật giao thông. Khi bị một đồng chí cảnh sát giao thông chặn lại, người này bước xuống và cố ý gấy rối, chống đối người thi hành công vụ. Theo đúng như trong cái tư tưởng dân ta, thì cứ hễ công an hay cảnh sát đánh người thì họ cho đó là đàn áp với cững bức, nhưng thật nực cười khi người ta không hiểu rằng những người mà đã cố ý chống đối với tỏ thái độ hỗn láo thì cũng đáng bị ăn đập lắm chứ. Người đàn ông vi phạm luật giao thông đó xô đẩy lại viên cảnh sát giao thông. Tưởng rằng người đàn ông này sẽ chỉ làm như vậy, nhưung không ngờ ông ta mở cốp xe ô tô lấy ra một thanh kiếm chém tới tấp. Viên cảnh sát kia cố hết sức để né, cuối cùng anh ta đã phải rút súng ra trấn áp. Nhưng người đàn ông này không dừng lại, vẫn cố ý gây thương tích cho người thi hành công vụ. Trong lúc chánh né giằng co, người vi phạm luật giao thống ngã xuống theo tư thế ngã ngồi, và viên cảnh sát đã vô tình cước cò bắn vào phần mềm của người kia. 

Không hiểu rằng một sự việc động trời như vậy mà không một nhà báo nào giám đưa tin. Chỉ biết rằng khi đưa ra tòa án sử, người vi phạm luật giao thông đã kiện viên cảnh sát bắn hắn. Giá như mà có người làm chứng cho viên cảnh sát đó, giá như mà dân ta không quá đỗi mu muội và dốt nát, thì công lý đã thuộc về viên cảnh sát kia. Nhưng đằng này, không ai làm trứng cho viên cảnh sát ngoại trừ mấy người đồng đội có mặt ở đó, công thêm vào khi xét nghiệm vết thương. Do người vi phạm này bị bắn ở tư thế thấp hơn viên cảnh sát, hay nói cách khác là đường đi của viên đạn có hướng từ trên xuống. Suy luận cuối cùng, viên cảnh sát đã bắn người vi phạm giao thông ở tư thế bị động. Kết quả là viên cảnh sát bị phạt mấy năm tù giam vì tội cố ý gây thương tích, trục xuất khỏi ngàng, bồi thường thiệt hại cũng như chi phí cho người bị thương. Vậy, tôi hỏi những người đang đọc truyện này, theo các bạn, công lý ở đâu?

Các bạn sẽ có câu hỏi rằng tại sao vụ việc này lại có liên quan tới bố của Ly? Sau vụ việc trên, toàn bộ cảnh sát trong ngành, đặc biệt là cảnh sát giao thông đã tự nguyện trả lại súng và từ chối mang theo người vì sử kiển bất công. Thứ hai, trong ngành đã ban ra một sắc lệnh rằng trước khi dùng súng bắn nghi phạm, người có chức năng cần phải bắn ba phát chỉ thiên để ra hiệu trước rồi sau đó mới được bắn nghi phạm. Theo các bạn, bắn chỉ thiên ba phát như thế thì bao nhiêu đạn cho nó đủ? thứ hai là trong khoảng thời gian bắn chỉ thiên ba phát dó, liệu người có chức năng còn có cơ hội để trấn áp tội phạm không khi mà hắn không phải là bia đạn hay như một vật đứng bất động?

Bố Ly khác với những viên cảnh sát khác, chú ý không tự nguyện giả lại súng mà vẫn luôn mang theo mình, vì chú tin rằng, với tình hình tội phạm đang càng ngày càng trở nên nguy hiểm và liều lĩnh như hiện nay, việc có súng phòng thân là điều cần thiết hơn cả, mặc cho dư luận có nói sao đi chăng nữa. Cũng chính vì thế mà bố Ly đã tái diễn lại cái sự việc lịch sử ngày nào của ngành công an. Đó là dịp gần tết, trên đường đông đúc người. Một thanh niên liều lĩnh sau khi đã giật được túi sách của một người phụ nữ đi đường, người thanh niên này liều lĩnh phóng ngược chiều làm cho nhiều người phanh không kịp ngã xe. Bố Ly cùng đồng đội quyết rượt đuổi tới cùng tên tội phạm liều lĩnh này. Không may cho tên thanh niên kia, hắn do lạng lách với tốc độ quá nhanh nên cũng đã tự lật xe mà ngã. Đồng đội của bố Ly sau khi tiếp cận được đối tượng đã bị hắn dùng bình xịt hơi cay xịt thẳng vào mặt và tiếp tục chạy. Thấy tình thế bất lợi, bố Ly đã quyết định rút súng ngay trên đường phố, và bắn vào đùi của tên thanh niên kia.

Lại một lần nữa, báo chí không hề đề cập đến vụ việc trên, chỉ riêng có người trong ngành sử với nhau. May cho bố của Ly là người thanh niên kia không quay lại kiện, nhưng khi đưa bố Ly ra hội đồng kỷ luật, họ lên án bố Ly là phá vỡ luật lệ, rồi thì tự tiện dùng súng ở chỗ đông người. Với những vi phạm trên, nặng nhất là bố Ly sẽ bị đi tù, nhẹ nhất là bị trục xuất khỏi ngành. Tuy nhiên xét về công trạng của bố Ly, ngành công an đang cần những người tài năng như chú ta. Nên kết quả cuối cùng là bố Ly chỉ bị kỷ luật viết bản kiểm điểm, và xin lỗi trước toàn ngành. Cũng có thể bởi vì thế, mà bố Ly càng ngày càng tự tin hơn về những gì mình làm.

Người xưa có câu “chưa thấy quan tài chưa nhỏ lệ” có thể được hiểu theo rất nhiều nghĩa. Một trong số đó có thể nói rằng khi con người ta chưa gặp phải trường hợp “lực bất tòng tâm” thì con người ta sẽ không bao giờ biết được cái cảm nhận đó. Khi áp dụng câu nói này với bô Ly, tuy nói rằng chú ý là người thực thi công lý, duy trì an ninh trật tự cho cuộc sống của người dân. Nhưng liệu bố Ly có bao giờ hiểu được cái cảm giác, suy nghĩ, hay như đã bao giờ đặt bản thân mình vào hoàn cảnh của đối phương, hay như ở đây là tội phạm chưa? Nói ví dụ như việc chú ý đã không ngần ngại rút súng ra bắn vào chân người thanh niên cướp giật ngày nào chỉ để cho hắn ta thôi không chạy được nữa. Bố Ly khi làm thế đã nghĩ đến việc nếu như viên đạn đi lạc và trúng vào người dân vô tội ven đường chưa? Bố Ly có bao giờ nghĩ rằng tại sao người thanh niên kia lại phải bất chấp tất cả chưa? Chả lẽ bố Ly không biết câu “bần cùng sinh liều lĩnh” hay sao? Nói tóm lại, cho dù có là một vấn đề gì, ta luôn phải nhìn nhận nó từ hai mặt. Người thanh niên mà bố Ly bắn vào chân ngày nào giờ đã tàn phế suốt đời, cậu nhóc đó sinh ra ở vùng ngoại thành. Gia cảnh nghèo khó, không có điều kiện đi học, cậu bỏ nhà đi sống lang bạt ở trên thành phố Hà Nội. Vì cái nghèo khổ, đói khát, khi người thanh niên nhìn thấy một hiện tại rằng người giầu thì vẫn cứ giầu, còn người nghèo thì vẫn cứ mãi nghèo, thì cậu ta không thể chấp nhận cái thực tế cay đắng đó của cuộc sống. Người thanh niên này vì một phút bồng bột đã liều lĩnh bẻ kháo trộm xe, sau đó là cướp giật. Lý do khiến cậu ta bất chấp tất cả để tẩu thoát vì cậu ta nghĩ rằng, bị bắt thì coi như tương lai chấm hết. Theo bạn đọc, một người với hoàn cảnh như vậy, tuy biết là cậu ta đã sai, nhưng, có xứng đáng ăn một viên kẹo đồng vào đùi để rồi cả cuộc đời mãi mãi tàn phế hay không?

Nhưng nói gì thì nói, số phận an bài, bố Ly cuối cùng cũng đã gặp một cái sự kiện mà có lẽ nó đã thay đổi cuộc đời của chú ý mãi mãi. Đó là một ngày bình thường khác, khi đang trực tại một tuyến đường đông người qua lại. Chợt điện thoại của bố Ly reo lên, chú nghe máy, đầu dây bên kia là giọng mẹ Ly sụt sùi nói trong nước mắt:

- anh ơi … vô … vô ngay bệnh viện quân đội đi …khoa … khoa cấp cứu… cái Ly … cái Ly không xong rồi…

Bố Ly nghe xong câu đó thì như chết lặng đi, chú ta quát lại vô điện thoại:

- em nói sao cơ ??? Cái Ly nhà mình nó bị làm sao?!

Mẹ Ly nghẹn ngào nói:

- Cái Ly … Cái Ly … nó bị xe máy tông… huhuhuhuhu…

Nghe xong câu cuối, bố Ly chết điếng người. Mặc nguyên quân phục, bố Ly nhẩy lên xe phóng thẳng vô bệnh viện quân đội.

Bô Ly tức tốc chạy vô khoa cấp cứu, nhưng dường như chú ý khụy cả người xuống khi mà vang vọng trong hành lang là tiếng mẹ Ly đang kêu khóc gào thét thảm thiết:

- Ly ơi !!! Con đừng bỏ mẹ… con ơi!!! Tỉnh lại đi mà!!!

Kèm theo đó là những tiếng khóc não nề, bố Ly hai mắt dần nhòa đi vì những dòng lệ tuôn rơi . Bước vào cửa, cảnh tượng đập ngay vào mắt chú ý là cô con gái yêu dấu ngày nào đang nằm trên giường bệnh không nhúc nhích, vợ mình thì đang gào khóc cố lay cô con gái. Ông bà nội thì hết lòng khuyên can cô con dâu, thấy bố ly vô, một người bạn thân đồng thời là cấp dưới của bố Ly nói:

- Thiếu tướng Uy … Cháu Lý …

Uy dường như không còn nghe hay để ý gì đến bạn mình, chú bước lại bên cạnh giường cô con gái, ngay lúc này đây nước mắt của chú Uy tuôn rơi không ngừng. Chợt chú Uy giận dữ, chú ta đập mạnh lên chiếc giường mà Ly đang nằm khiến cho mỏi người trong buồng hốt. Chú Uy quay lại tóm lấy cổ áo của Huyền giật mạnh hỏi:

- Chuyện gì đã xảy ra? Nói mau?

Huyền cố gỡ tay chú Úy ra và nói:

- Anh bình tình, lúc em có mặt tại hiện trường. Lấy lời khai thì cháu Ly nhà ta đang trên đường đi học về, thì một thiếu niên khác điểu khiển xe máy phóng nhanh mất đà đâm thẳng vào cháu Ly, khiến cháu Ly đập đầu xuống đất gây trấn thương sọ não.

Chú Uy giận dữ quát:

- Thế thằng đó đâu rồi?!

Huyền đáp:

- Người thiếu niên đó đã được đưa vể sở tạm giam để lấy lời khai và đợi ngày hầu tòa rồi ạ.

Chú Uy không nói năng gì, chú ta lau nước mắt rồi chạy ra khỏi phòng cấp cứu, như linh tính có chuyện không lành, Huyền tức tốc chạy theo sau.

Đến sở cảnh sát, nghi vấn đang ngồi viết bản tường trình thì bị chú Uy sông vào đánh lia lịa, lập tức mấy đồng chí công an ở đó phải can thiệp ngay. Huyền chạy vào ngay sau Uy cũng vội gỡ Uy ra và giải thích cho các đồng chí công an kia  rằng Uy chính là cha để của nạn nhân. Thật cũng may cho người thiếu niên kia, nếu như đây mà là trụ sở do chú Uy đẩm nhiệm thì chắc chắn là mấy đồng chí công an kia sẽ không can ngăn Uy đâu mà ra đóng cửa lại để Uy đập cho thằng ôn con một trận.

Ngày sử án, gia đình của người thiếu niên ngồi bên trái của thẩm phán, gia đình Uy, bạn bè, đồng nghiệp ngồi bên tay phải. Thật không may cho chu Uy hay như gia đình chú ta, vì lần này, có lẽ công lý sẽ không thuộc về họ. Tuy biết rằng nhân chứng vật chứng đều kết tội được người thiếu niên kia gây nên cái chết cho Ly, nhưng vì cậu nhọc này chưa đủ mười tám tuổi, nên không thể nào tuyên án tử hình được. Hơn nữa thằng nhóc này là con của một gia đình có thế lực trong thành phố, nên bản án cuối cùng được đưa ra là bồi thường cho gia đình của Ly mười tỷ và người thiếu niên kia sẽ phải vào trại giáo dưỡng sáu tháng. Sau khi nghe xong bản tuyên án đó, chú Uy tức giận đứng lên quát:

- Mười tỷ?! mười tỷ để làm cái gì?! Chả lẽ mạng con tôi chỉ đáng giá đó thôi sao?!

Rồi chú Uy chỉ tay về phía người thiếu niên đang đứng trước vành móng ngựa kia mà quát:

- Thằng nhỏ đó đã giết người! nó giết con gái tôi! Vậy mà nó chỉ chịu có sáu tháng tù giam hay sao? Mà lại là trại giáo dưỡng chứ chả phải tù giam. Thử hỏi công lý ở đâu? Công lý ở đâu?!

Thấy chú Uy có vẻ như muốn làm loạn phiên tòa, hai viên cảnh sát phải hộ tống chú Uy ra ngoài.

Mọi việc có thể nói đến đây là chấm hết cho gia đình của chú Uy, với những người ngoài, câu chuyện có lẽ là đã kết thúc và không có gì là lạ vì trường hợp như thế này là bình thường. Nhưng liệu đã có người ngoài nào thấu hiểu được những gì mà người trong cuộc phải trải qua chưa? Mà ngay ở đay là chú Uy? Có ai hiểu được rằng chú Uy phải trải qua những gì chưa? Cái nỗi đau mất con, và công lý không được thực thi đó nó đau đớn đến cỡ nào? Thử hỏi, trong lòng chú Uy bây giờ đang suy nghĩ gì? Chỉ có thù hận thôi hay còn có cái gì khác nữa? 

Chú Uy sau cái ngày ở tòa án về, dường như chú ta đã chở thành một con người hoàn toàn khác. Chú Uy không còn một lòng một dạ với công việc của mình như trước nữa, mỗi khi đứng trực ở một đoạn đường nào đó, khi có những vụ cướp giật, hay như đánh nhau, chú Uy thao tác không còn nhanh nhẹn như ngày xưa, mà chú cứ đứng đó chậm rãi, như thể chú ý không muôn can thiệp vào vậy. Thấy sự lơ là của chú Uy, nhiều đồng nghiệp có nhắc nhở, nhưng chú Uy chỉ đáp lại:

- Bắt chúng nó để làm gì chứ? Mình có giam giữ chúng nó được mãi đâu. Rồi đến khi chúng nó hết hạn tụ giam, rồi lại sẽ “Ngựa quen đường cũ mà thôi”.

Câu nói đó khiến cho nhiều đồng nghiêp của chú Uy đã phải rùng mình ngạc nhiên, tại sao chú Uy lại có thể nói cái giọng vô cảm như vậy được cơ chứ? Thiếu tướng Uy của ngày xưa đâu rồi? Một viên thiếu tướng cảnh sát hết lòng phục vụ nhân dân, mang lại công lý đâu rồi? Có lẽ cái viên thiếu tướng cảnh sát đó đã chết cùng cô con gái dấu yêu ngày nào rồi, bây giờ chỉ còn lại một viên thiếu tướng cảnh sát vô hồn, sống cho qua ngày, và làm cái công việc của mình cho có mà thôi.

Quả nhiên là không lâu sau, người thiếu niên đâm chết Ly ngày nào đã được mãn hạn ở trại giáo dưỡng, cậu ta lại quay lại với cuộc sống giầu sang, ăn chơi xa đọa ngày nào. Chú Uy không bao giờ quên được cái gương mặt của cậu nhóc đó, chú Uy vẫn thỉnh thoảng bắt gặp cậu thiếu niên đó đi ngang qua chỗ mình đóng chốt. Mỗi khi nhìn thấy cậu thiếu niên này đi ngang qua cười nói vui vẻ với bạn bè, chú Uy dường như lại sôi máu lên, có lẽ sâu thẳm trong thâm tâm chú Uy chỉ muốn rút súng ra và cho người thiếu niên kia ăn một viên kẹo đồng để nó xuống dưới âm phủ mà xin lỗi Ly. Nhưng may cho cậu thiếu niên đó, cái tâm huyết mấy chục năm làm nghề cảnh sát của chú Uy có lẽ đã cứu sống nó, vì ít ra chú ý nghĩ rằng giết nó thì con mình cũng không sống lại được, nhưng chú vẫn muốn chứng kiến thằng ranh con đó phải trả giá, nhưng bằng cánh nào? Tạm thời chú chưa nghĩ ra nhưng mà chú Uy đã tự nhủ với lòng mình rằng nếu chú ý không có được công lý, hay như Ly không có được công lý, thì không ai trên đời này xứng đáng có được công lý cả, và đó chính là lý do vì sao mà chú Uy không còn hết lòng với công việc như trước nữa, giờ chú cứ dửng dưng nhìn người khác tự tìm lấy công lý cho mình.

Cũng không biết từ khi nào mà chú Uy đã làm bạn với ma men, thật ra nói là làm bạn với ma men cũng không đúng lắm vì chú Uy không nghiện rượu, mà chỉ là sau mỗi ca trực, chú Uy thường lui tới một quán bia hơi, làm mấy cốc bia và mấy hột lạc một mình. Hình ảnh một viên cảnh sát mặc nguyên quân phục ra quán bia đã gây nhiều sự chú ý, nhưng rồi thời gian trôi qua, người ta cũng quen dần với hình ảnh đó. Cũng như mọi hôm khác, chú Uy ngồi một mình, trên bàn đã là cốc thứ ba, mặt chú đỏ ửng lên, tay đang bóc mấy hột lạc và trên miệng là điếu thuốc còn đang nghi ngút khói. Trong đầu chú Uy giờ có nhiều ý nghĩ lẫn lộn lắm, nhưng có ba ý nghĩ chính mà lúc nào chú cũng nghĩ tới đó là: Ly, con gái chú có còn đang ở bên cạnh chú không? thằng ranh kia bao giờ mới phải trả giá? Và cuối cùng, công lý liệu có thực trên đời hay chỉ là một lý tưởng mà thôi? Chú Úy cầm cốc làm thêm một ngụm nữa, chợt một người thanh niên tiến lại cầm hai cốc bia ngồi xuống bàn của chú Uy. Chú Uy ngửng mặt lên nhìn thì thấy đây là một chàng thanh niên choai choai, mặc một áo ba lỗ đen, tay và cổ xăm chằng chịt những hình xăm, đầu trọc lốc, mặc một chiếc quần bò rách. Người thanh niên này ngồi xuống, đẩy cốc bia mới về phía chú Uy và nhìn thẳng về phía chú. Chú Uy nhìn lại, hai người mặt đối mặt, nhưng chú Uy nhận thấy người thanh niên này có một khuôn mặc vô cảm đến mức đáng sợ. Nhìn độ mấy giây, chú Úy móc túi ra bao thuốc và bật lửa đưa về phía người thanh niên ý mời hút. Người thanh niên đón lấy bao thuốc làm một điếu rồi nhà khói nghi ngút. Chú Uy cầm cốc bia cũ của mình lên đưa về phía người thanh niên kia rùi nói:

- Dô!

Người thanh niên cầm cốc lên cụng, rồi chú Uy làm một hơi hết cốc cũ. Ngay khi chú Uy vừa làm một điếu thuốc mới, người thanh niên kia mở lời:

- Quả là một điều ngạc nhiên khi mà một viên thiếu tướng cảnh sát, mặc nguyên quân phục, ngồi uống bia một mình. Cái cảnh tượng này không phải lúc nào cũng có đâu.

Chú Úy nhìn người thanh niên cười khểnh rồi tiếp tục dít thuốc. Người thanh niên đó lại tiếp lời:

- Nhưng điều đáng nói ở đây là làm sao mà một người luôn hết lòng vì dân, luôn mang lại công lý, lại có thể trở thành một kẻ dửng dưng đứng nhìn cái ác hoành hoành. Tôi nói thế có đúng không hả thiếu tướng Uy?

Lúc này chú Uy có hơi ngạc nhiên khi người thanh niên này nói lời lẽ mập mờ như thế. Chú Uy quay qua nhìn hắn rồi nói:

- Hóa ra cậu cũng biết tôi à, vậy câu biết những gì về tôi?

Người thanh niên mặt vẫn lạnh lùng đáp:

- Thiếu tướng Uy có nghe về truyền thuyết Thông Bí Duyên Hầu chưa? 

Chú Uy mặt ngơ ngác nhìn người thanh niên này, thế rồi cậu ta tiếp lời:

- Tương truyền ngày xưa có bốn loại hầu tồn tại trên thế gian đó là: Lục Nhĩ Ni Hầu, Xích Háo Thần Hầu, Thông Bí Duyên Hầu, và cuối cùng là Tôn Ngộ Không. Bốn loại hầu này tượng trưng cho bốn điều: không nói bậy, không nghe bậy, không nhìn bậy, và cuối cùng là không nghĩ bậy. Thông Bí Duyên Hầu chính là hiện thân cho việc không nghĩ bậy. Thông Bí Duyên Hầu ngày trước là đệ tử dưới tọa phật Di Lặc, hắn đã tu thành chính quả, nửa tiên nửa phật, có đạo hạnh hơn năm trăm năm. Tuy chỉ có một điều, tại sao ba con hầu còn lại đã được thành phật, mà riêng chỉ còn mỗi Thông Bí Duyên Hầu là vẫn bán phật bán tiên, thiếu tương Uy có biết tại sao không?

Chú Úy nhìn người thanh niên này lắc đầu, cậu ta nói tiếp:

- Thông Bí Duyên Hầu sở dĩ không thể tu thành phật được là vì hắn chưa dứt khỏi nghĩ bậy. Thông Bí Duyên Hầu chỉ vì có chút xích mích nhỏ với Tôn Ngộ Không mà đã dẫn đến chấp nhất. Hắn tự nghĩ bản thân mình phép thuật cao siêu, đạo hạnh trăm năm, hơn nữa lúc nào cũng phổ độ chúng sinh vậy mà không bằng một con khỉ đột đập phá âm phủ, quấy rối thiên đình. Thông Bí Duyên Hầu đã không chấp nhận thực tế rằng Tôn Ngộ Không được đi lấy kinh, hắn muốn bản thân mình phải được cái trọng trách đó. Mặc cho phật Di Lặc giáo huấn thế nào, cuối cùng Thông Bí Duyên Hầu cũng đã xa chân đi vào con đường xấu, để rồi nhận lấy cái kết cục bi thảm, chết trong đau đớn, vứt bỏ đạo hạnh trăm năm của mình chỉ để theo đuổi một ý nghĩ bậy. Thế cho nên người xưa mới có câu “Chỉ một ý bậy, mà sinh vạn điều ác”.

Chú Uy nghe xong thì hỏi:

- Cậu nói cái này thì có liên quan gì tới tôi cơ chứ?

Người thanh niên nhìn thẳng vào mắt chú Uy nói:

- Có liên quan chứ sao không. Thiếu tướng Uy thử nghĩ mà coi, bản thân thiếu tướng bây giờ có khác gì Thông Bí Duyên Hầu không? Đành rằng những việc mà thiếu tướng đang làm bây giờ không nghiêm trọng bằng những việc mà Thông Bí Duyên Hầu làm, nhưng thiếu tướng cũng đã gây ra vô số tội ác rồi đó.

Chú Uy nghe thấy người thanh niên này ăn nói hàm hồ, bèn nóng mặt quay lại quát:

- Chú mày nói linh tinh cái gì thế? Muốn lên đồn về tội xúc phạm người thi hành công vụ không?

Người thanh niên này mặt vẫn lạnh tanh nói:

- Một viên thiếu tướng cảnh sát đầy tiềm năng, ông ta luôn hết lòng vì dân, truy bắt kẻ xấu và mang lại bình yên cho mọi người. Chuyện gì đã xảy ra với viên thiếu tướng đó hả thiếu tướng Uy? Phải chăng ông ta đã chết theo đứa con gái sấu số của mình rồi? Chả lẽ cái vị thiếu tướng cảnh sát bây giờ đã không còn muốn bảo vệ người dân nữa? phải chăng chỉ vì viên thiếu tướng đó không có được công lý, thì cũng sẽ đồng nghĩa với việc người khác cũng không có quyền đòi hỏi công lý hay sao?

Chú Uy nghe người thanh niên này nói dụng chạm liền giận dữ quát:

- Mày câm mồm ngay!

Thế rồi chú Uy trong một phút nóng nẩy đã rút khẩu súng ra chĩa ngay vào đầu người thanh niên này, tất cả mọi người ngồi quanh đều hốt hoảng quay lại nhìn. Riêng có người thanh niên này vẫn mặt vô cảm tiếp tục nói:

- Tôi cứ tưởng rằng một khi thiếu tướng đã nếm thử mùi đau thương, nếm thử cái mùi vị lực bất tong tâm, thì thiếu tướng phải hết lòng hết sức, dốc toàn tâm toàn ý ra để mà duy trì hòa bình, bảo vệ công lý. Nhưng không, đằng này thiếu tướng đã làm trái ngược lại hẳn, thiếu tướng đã lùi lại, đứng nhìn những gì đã xảy ra với gia đình thiếu tướng, bản thân thiêu tướng lập lại với người khác. Chả lẽ thiếu tướng làm như thế rồi mà trong đầu thiếu tướng cũng giám cả gan nghĩ đến công lý của bản thân mình ở đâu ư?

Chú Uy càng nghe người thanh niên này nói càng sôi tiết, Chú ý đứng hẳn lên, chĩa xúng xuống đầu người thanh niên này và nói lên trong tức giận:

- Tao bảo mày câm mồm cơ mà.

Người thanh niên này mặt vẫn lạnh tanh, cậu ta đứng lên, đưa trán mình chạm vào nòng súng của thiếu tướng Uy và nói:

- Thiếu tướng Uy nói cho tôi nghe, hãy nói cho tôi nghe mỗi khi có một vụ án diễn ra trên địa bàn mà thiếu tướng quản lý. Không lẽ thiếu tướng không hề nghĩ gì đến người thân của nạn nhân ứ? Thiếu tướng không mảy may động lòng trước cái ác hoành hành? Chả lẽ bản thân thiếu tướng đã phải nếm cái mùi đó rồi mà thiếu tướng vẫn không hiểu được những gì mà họ phải trải qua hay sao? Nói cho tôi nghe, trái tim của thiếu tướng không quá lạnh như thế chứ? Tôi hỏi thiếu tướng Uy, phải bao nhiêu người nữa chịu cảnh đau khổ, bao nhiêu người nữa mất đi công lý, thì cô con gái yêu quý của thiếu tướng, Ly, mới quay trở lại với thiếu tướng được? Thiếu tướng trả lời tôi đi! Trả lời tôi đi!!!

Chú Úy nghe những lời nói đó mà tay cầm súng run lên bần bật, chợt hai mắt chú cay nhòe, thế rồi hai hàng lệ tuôn rơi trên má chú, có thể nói là hai hàng lệ đầu tiên kể từ ngày Ly mất đi. Cái nỗi đau mất con trong lòng thiếu tướng Uy lại một lần nữa trỗi dậy, có lẽ lần này chú Uy đã không che giấu nổi cảm xúc thật sự của mình, chú đã khóc, đã nấc lên tường tiếng rõ ràng. Người thanh niên này mặt vẫn vô cảm nhìn thiếu tướng Uy mà nói:

- Nếu thiếu tướng quả thật đã không còn tin vào công lý, trái tim của thiếu tướng nếu như đã đóng bắng hoàn toàn, hay như thiếu tướng không còn tin vào cuộc sống này nữa thì thiếu tướng cứ bắn đi.

Chú Uy vẫn khóc, thế rồi chú ý bỏ súng xuống.. Chú Uy vẫn khóc, chú  để lại tiền trên bàn rồi rảo bước đi. Lúc chú Uy quay mặt đi xa dần, người thanh niên kia nói vọng theo:

- Thiếu tướng Uy! Ai cũng xứng đáng có được một cơ hội, nhưng chỉ có điều, liệu họ có đón nhận lấy cái cơ hội đó mà không thôi.

Chú Uy vẫn lặng lẽ lấy xe máy, rồi phóng đi không quay đầu lại.

Sau cái sự việc ngày hôm đó, chú Uy đã tự giả lại súng và gửi đơn từ chức. Nhưng xét thấy tình hình an ninh đang diễn biến phức tạp, nên cấp trên quyết định dữ chú Uy lại. Sau cái hôm ở quán bia, chú Uy đã suy nghĩ rất nhiều, chú ta đã có phần nghi ngờ bạn thân, và chú đã nghĩ, có lẽ những gì mình đang làm là sai hoàn toàn. Tối hôm đó, chú Uy cùng đồng đội đóng trốt tại một ngã tư đường đông đúc. Có hai mẹ con đèo nhau bằng xe spacy đi ngang qua ngã tư, chợt hai thanh niên đi xe way từ đằng sau vượt lên khiến cho cả hai mẹ con ngã lộn nhào xuống đất. Như một chuyện lạ, chú Uy phân công hai người kia đuổi theo bọn cướp giật, còn chú thì gọi chi viện, đồng thời kêu xe cứu thương và chạy ra coi coi hai mẹ con có sao không. Ra đến nơi, thì chú Uy dường như không cầm được nước mắt khi mà đứa bé thì đang gào khóc thảm thiết vì đau, người mẹ thì nằm trên một vũng mãu không nhúc nhích. Chú Uy vỗ về cô bế tầm sáu tuổi này, rồi chú đưa tay kiểm tra mạch đập của người mẹ ở cổ, không có mạnh, người mẹ đã chết.

Suốt đêm đó chú Úy túc trực bên bệnh viện, tiếng đứa bé gái khóc gọi mẹ cứ vang vọng. Cuối cùng hai tên cướp giật đã bị bắt, nhưng đều dưới tuổi vị thành niên, nên không thể tử hình, không thể tù trung thân. Còn đứa bé gái, đứa bé gãi thì vĩnh viễn mồ côi mẹ. Lại một lần nữa, công lý không được thực thi, chú Uy thì sau hôm đó lúc nào cũng trách móc bản thân mình, chú khóc lóc trong tuyệt vọng, trong lòng thì đau đơn vô cùng khi nghĩ đến đứa bé gái mồ côi mẹ, đứa bé đó có khác gì chú ý mất đi đứa con gái thân yêu đâu. Và thế rồi, chú Uy cứ ngồi trong phòng làm việc của mình mà khóc, khóc cho cái sự đời, khóc cho cái mà người ta vẫn gọi là công lý.

Sau sự việc đó, chú Uy đã thay đổi hẳn. Chú ý lại hết lòng vì công việc với hi vọng rằng sẽ không phải chứng kiến cái cảnh đau thương mà chú phải trải qua nữa. Đồng nghiệp thấy chú đã thay đổi như vậy thì rất vui mừng, vì họ nghĩ rằng cuối cùng chú Uy cũng đã vượt qua được nỗi đau mất con. Chú Uy vẫn thường quay lại quán bia hôm nào để tìm kiếm người thanh niên xăm trổ đầy mình để nói lời cám ơn, vì có lẽ chính cậu ta đã chỉ ra được cái lý lẽ sống cho chú. Nhưng mặc cho chú hỏi cả quán, không ai biết người thanh niên hôm nào. Định mệnh một khi đã sắp đặt thì con người ta khó có thể cưỡng lại được. Chú Uy một đêm lái xe từ chỗ làm về trên tuyến đường chính thì chợt có một vụ ẩu đả, sáu thanh niên cầm kiếm với tông đuổi đánh một người thanh niên. Chú Uy đi từ từ lại nhìn thì nhận ra người thanh niên bị đuổi chém kia chính là người thiếu niên đã đâm chết con gái mình ngày nào. Đáng lẽ chú Uy sẽ phóng xe đi thẳng, bỏ mặc cho thằng đó bị chém chết, nhưng chính tiếng van xin, la hét cầu cứu của người thanh niên đó đã đánh thức thâm tâm, hay như cái phần thiện trong con người chú. Rồi không hiểu chuyện gì xảy ra, chú Uy dựng xe chạy lại cứu người thanh niên bị chém tới tấp kia. Do đã trả lại súng, nên giờ chú Uy tay không đánh nhau với sau thằng thanh niên tay kiếm với tông. Do từng là lính đặc nhiệm, nên chú Uy dễ dàng đối phó với chúng. Chỉ duy có một điều là trong lúc sơ hở, một thằng từ sau tiến lại đâm mạnh lưỡi kiếm vô bụng chú. Chú Uy đổ gục trên đường cũng là lúc bọn nó chạy trốn. Người thanh niên kia bị chém cố gắng tiến lại lay chú mà nói:

- Chú ơi, chú có sao không… con cám ơn chú.

Có lẽ người thanh niên này đã quên gương mặt của chú Uy, nhưng chú thì không bao giờ quên được gương mặt của người đã giết con gái mình. Chú Uy nhìn người thanh niên chỉ mỉm cười, thế rồi người thanh niên này rút điện thoại ra gọi xe cứu thương.  Chú Uy trong lúc gần như bất tỉnh, chú ta nhìn thấy người thanh niên xăm trổ ngày nào từ từ tiến lại về phía mình. Người thanh niên này quỳ xuống bên cạnh chú Uy, chú Uy đưa tay về hương người thanh niên này. Người thanh niên này mặt vẫn lạnh lùng vô cảm, thế rồi cậu ta nói:

- Thiếu tương Uy quả là người chí công vô tư, thiếu tướng đã đón nhận lấy cái cơ hội duy nhất trong đời. Thiếu tướng hãy nghỉ ngơi đi, vì thiếu tướng còn có việc quan trọng phải làm đó.

Chú Uy nghe người này nói thì không hiểu gì, nhưung vừa lúc chú nghe thấy tiếng xe cứu thương vang vọng thì cũng là lúc chú nhắm mắt bất tỉnh. 

Chú Uy mở mắt tỉnh dậy trong phòng cấp cứu, chú nhìn qua bên cạnh thì thấy vợ mình đã ngủ gục trên giường mình từ lúc nào. Chú Uy đưa tay lên xoa đầu vợ mình, thế rồi chợt người thanh niên hôm nào tiến tới, anh ta kéo ghế xuống ngồi cạnh chú. Chú Uy như định nói gì đó thì người thanh niên này ra dấu yên lặng. Rồi người thanh niên với bộ mặt vô cảm nói:

- Thiếu tướng Uy sẽ không sao đâu, vết đâm chỉ vào phần mềm, không hề chạm đến dạ dày, rồi thiếu tướng sẽ hồi phục thôi.

Chú Uy nói khe khẽ:

- Cám ơn cậu rất nhiều.

Người thanh niên nhìn chú Uy nói:

- Cám ơn tôi? Tôi có làm gì để thiếu tướng cám ơn đâu. Mọi sự đều là ở thiếu tướng, ở nội tâm và con người thiếu tướng mà thôi.

Chú Uy hai dòng nước mắt rưng rưng. Thế rồi người thanh niên này tiếp lời:

- Cuộc sống của thiếu tướng Uy từ bây giờ sẽ thay đổi. Tuy nhiên, bây giờ tôi có chuyện cần nói với thiếu tướng Uy. Sắp tới, cảnh sát Hà Nội sẽ lập một nhóm mới gọi là liên ngành 141, họ bao gồm cảnh sát 113, cảnh sát cơ động, dân phòng, cảnh sát hình sự, cảnh sát giao thông. Lập ra liên ngành 141 nói là để giữ gìn chật tự an ninh, nhưng thực chất là để làm việc khác …

Không ai biết cuộc nói chuyện đó ra làm sao. Nhưng quả như lời người thanh niên này nói, sau khi ra viện, thiếu tướng Uy liên tục lập được chiến công, và kể từ đó con đường công danh và sự nghiệp của chú ý thẳng tiến. Riêng chỉ có một điều, chú Uy luôn ghi nhớ lời căn dặn của người thanh niên ngày nào trong viện, và chú Uy quyết tâm luôn là một con người thiết diện vô tư, luôn sẵn sàng cho một cuộc chiến, một cuộc chiến đãm máu sắp diễn ra tại thành phố Hà Nội thân yêu, cuộc chiến dữa thiện và ác.

*** Chắc hẳn bạn đọc đang nghĩ rằng, trên cái cõi đời này, có mấy ai mà “lấy ơn báo oán” được như thiếu tướng Uy cơ chứ, nhất là khi người ta lại phải trải qua cái nỗi đau mất đi người thân. Các bạn nghĩ đúng, con người chúng ta thường hay “trái tim nhầm chỗ để trên đầu”, mấy ai có đủ tấm lòng bao dung và cao thượng cơ chứ. Nhưng chắc hẳn các bạn đọc còn nhớ, cách đây không lâu, trên các mặt báo Việt Nam, đã có một số bài viết về những con người có tấm lòng bao la, rộng lượng, hay nói cách khác là những con người “lấy ơn báo oán”. Tôi xin tóm tắt nội dung các bài báo đó như sau, họ là những bậc làm cha, làm mẹ, hay như ông bà. Còn có cái nỗi đau nào lớn hơn khi phải tận mắt chứng kiến người con, người cháu thân thương của mình phải chết khi mà chúng còn quá trẻ, và kẻ gây nên cái chết đó cũng khôgn thể nào chịu án tử hình hay như tù trung thân khi mà chúng cũng chỉ ở độ tuổi con, tuổi cháu của gia đình nạn nhân mà thôi. Theo các bạn, thì người thân của gia đình sẽ phản ứng ra sao khi mà cũng như trong truyện “công lý không được thực thi”?

Tất nhiên một số người thân trong gia đình sẽ lên tiếng, phản ánh và đòi những kẻ gây án phải chịu hình phạt nặng nhất, thậm chí kể cả là “mạng đền mạng”. Nhưng, những người gần gũi và gắn bó nhất với nạn nhân thì lại có cách phản ứng khác. Ví dụ như một gia đình chỉ còn ông và cháu nuôi sống lẫn nhau, đứa cháu bị bọn thanh niên cùng tuổi do xích mích nhỏ mà đâm chết. Họ hàng và bà con thì lên tiếng đòi những người thanh niên kia phải chết, chết để mà xuống hầu đứa cháu đáng thương kia. Người ông thì sao? Ông ta đòi hỏi gì ở công lý? Tôi còn nhớ như in đoạn trích của tờ báo về người đàn ông đứng trước phiên tòa: “ Tôi thành khẩn xin quý tòa xem xét và giảm nhẹ tội cho các bị cáo. Vì suy cho cùng, dù các bị cáo có chịu hình phạt gì đi chăng nữa, thì cháu tôi cũng không thể nào sống lại được. Mà ngẫm lại, các bị cáo cũng chỉ bằng tuổi cháu tôi, nên nhìn các bị cáo phải chịu hình phạt nặng, tôi không cam lòng”.

Dù biết báo chí Việt Nam thường điêu toa bịa đặt, nên có thể những lời nói trên là không hoàn toàn chính xác. Nhưng tôi vẫn tin, tôi tin rằng trên đời này tuy nói con người ta đạo đức càng ngày càng suy đồi, nhưng ít ra vẫn còn có những con người rộng lượng lắm, họ chả phải là những tấm gương để ta noi theo, để ta còn có một chút niềm tin vào cái cuộc sống này, để chúng ta can đảm và sống tiếp với niềm tin rằng ít ra trên đời này không phải ai cũng xấu xa và gian ác hết hay sao? Không biết các bạn đọc thế nào, chứ tôi thực sự cảm phục những con người có thể “lấy ơn báo oán” được như họ, vì suy cho cùng, tôi sẽ không bao giờ làm được như họ cả, còn bạn thì sao? Liệu bạn đọc có làm được như họ không?

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro