Chương 2. Hạn Hán Thời Tam Dao

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

"Hạt ngọc trời ban, gắn chặt tam quan, đương trang sử sách, chia thành hai trang. Có trang ân oán, đoán trang lầm than, trang ba đương dở, đến giờ chẳng than".

Cái Hoa sách trên vai guồng nhỏ, vừa đi vừa lầm bầm bài vè xưa của A Dao.

Bài này không ai ở làng A Dao là không biết, bình thường mỗi khi đi gặt lúa trên ruộng mọi người hay nhẩm bài vè này để ghi nhớ công ơn thần linh.

Tuân hái khế ngang qua nghe thấy liền trêu "Có một bài mà em cứ đọc miết, trông cứ như bà Giãy nhà bác Xín ấy".

"Anh chẳng biết gì hết, mẹ em bảo đây là bài biết ơn thần linh. Ngày nào em cũng đọc, thần linh chắc chắn sẽ phù hộ cho nhà em" Hoa lườm Tuân một cái rồi bỏ đi.

Tuân chẳng theo đạo nào, bình thường cũng chỉ đọc vè góp vui chứ nào tin.

"Ờ, em đọc đi, đọc mãi khờ luôn cho xem. Mọi người nói thế mà em cũng tin à, cái bài này có ý nghĩa gì liên quan đâu mà biết với chả ơn" Tuân nói với theo.

Bác Liêu Niên đang hái rau cạnh dốc thấy thế mới rầy "Con đừng có nói lung tung, bài vè này có cả một câu chuyện đấy".

Bà đứng dậy, đấm đấm lưng rồi bảo "Sẵn tối nay cụ Khâu Sắc kể chuyện, con đến hỏi cụ xem. Giờ thì về đi, khi nãy bà thấy mẹ con đi tìm con đó, chắc kêu về ăn cơm".

Tối đấy, vẫn đến hẹn cũ, cả làng xúm nhau xách đèn dò dẫm từng bước trong đêm đến nhà ông Sắc Khâu.

Vẫn món bánh lựu ấy, vẫn ly trà thơm ấy, mọi thứ được lặp lại hàng trăm năm nay nhưng chẳng ai ngán ngẩm kêu than, vì nó đổi, nó thay đổi trong từng câu chuyện. Nó thay đổi từng người, từng người một từ bên trong cho đến ngoài đời.

"Ông ơi, ông nói cho anh Tuân nghe về câu chuyện bài vè A Dao đi ông. Ảnh cứ suốt ngày khoa học gì đó, nghe mà đau hết cả đầu ông ạ"

Tuân không vui phản bác "Đấy là tri thức cao, em làm sao biết được.Ông ơi, con không tin là đọc bài vè đó sẽ được phù hộ đâu".

Năm đó nhà cậu nghèo, vào cái lúc đói khổ nhất, ngày nào, cậu cũng thành tâm quỳ gối đọc bài vè trước ruộng để mong có thêm chút gạo để ăn. Vậy mà, đến cuối cùng, chẳng có sự kì tích nào chiếu cố đến gia đình cậu.

Ông Sắc Khâu nheo đôi mắt vẫn đục "Vậy thì hôm nay chúng ta nói về hạn hán thời Dao Tam đi"

Mọi người phía dưới reo hò, các cụ gật gù vì sắp được nghe lại câu chuyện tâm đắc.

"Hạn hán thời Dao Tam........"

Hạn hán thời Dao Tam bắt nguồn từ năm Dao Tam Cử Trị thứ 3, sau khi đánh tan bọn xâm lược, nước ta, cũng lâm vào cảnh lầm than.

Lúa gạo không ai chăm nên thành ra đất cát khô cằn, mẫu điền điều hiêu, không một hạt lúa giống, quan trên bắt đầu xảy ra mâu thuẫn nội bộ. Nạn đói nó ăn sâu vào xương máu, khiến con người ta điên cuồng, thối rửa.

Bấy giờ, nhà thống lý giàu nhất vùng bỗng loan tin tìm ở đợ, nghe đâu là để chăm vườn dưa quý nhập từ phương Tây về. Đắt và quý lắm, nên phải chọn người chăm nom chúng cho thật kỹ.

Thế rồi Bảy Nhạo vượt qua biết bao người đã trúng tuyển. Hắn mừng điên, có được việc làm thì cha mẹ ở nhà sẽ không còn đói, con hắn cũng có miếng ăn.

Bảy Nhạo nổi ở làng vì thân hình vạm vỡ, gương mặt hung dữ, tuy nhiên ngược với ngoại hình, hắn chăm làm và cũng hiền lành, chỉ có điều số khổ. Nhà thì nghèo xác xơ, cô vợ cũng vì thế bỏ đi, để lại đứa con thơ cho cho hắn gà trống nuôi con.

"Cha ơi, cha đi khi nào cha về" Đứa nhỏ gầy xộc, đen nhẻm bấu lấy ống quần Bảy Nhạo hỏi gặn.

Nó trưởng thành sớm so với bạn cùng tuổi, nó biết nhà nó nghèo, chỉ mỗi ba là kiếm ra tiền nhưng lại có tới bốn miệng ăn, cứ thế thì có khi lại chết sớm vì đói như thằng Khằng nhà bác Xíu, hay lại như mấy cái xác nằm vất vưởng ngoài đường ruộng. Nó cũng biết nó là gánh nặng cho cha, vậy nên, nó càng sợ lỡ một ngày cha bỏ nó mà đi như cái cách mẹ từng ruồng rẫy nó.

Mấy hôm nghe tin ba tìm được việc làm, nó vui lắm, nhưng càng hoảng, tối đến nó giật mình thức giấc mấy lần. Nhìn sang thấy cha còn ngủ thì nó mới yên tâm.

Bảy Nhạo bế con lên đùi, ôm lấy nó đung đưa nói "Cha đi làm, sáng đi chiều về. Con ở nhà ngoan, nghe lời, phụ đỡ ông bà nha con, chiều con ra ruộng hái mấy lá khoai về cho bà luộc ăn cơm" .

Nghe được ba nói chắc chiều về, nó mới luyến tiếc tiễn ba đi. Nó thầm nghĩ sẽ ngoan thật ngoan, nghe lời ba dặn để ba về sẽ khen nó. Như vậy thì ba mới không thấy nó là gánh nặng cho cả nhà. Nó không muốn làm đứa trẻ hư, bị cha bỏ, bị trời phạt, chết đói như mấy cái xác khô mà nó hay thấy ngoài kia.






Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro