Chương 7

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Dọc theo con đường quen thuộc nguyên chủ thường đi, gặp người trong thôn vác nông cụ ra đồng nàng vẫn lên tiếng chào hỏi như mọi khi. Gặp đám trẻ con tốp năm tốp ba chơi đùa, nàng cũng lên tiếng nói với bọn họ mấy câu. Sau đó nàng vác gùi hướng về một phía ít người đi đến. Bình thường nàng cũng không theo chân người khác cùng nhau, bởi vì nàng có khu vực bí mật thuộc riêng nàng. Mà những nơi này với nàng mà nói là thu hoạch phong phú hơn rất nhiều.

Hiện tại mới là đầu hạ, cỏ cây xanh um, khắp nơi là bụi rậm. Du Gia đi một đường gặp được không ít thảo dược nhưng nàng không vội đào. Hôm nay chỉ là quan sát tình hình thôi. Đi xa hơn một chút đến dưới chân núi, nàng nhìn đến khá nhiều động vật nhỏ. Không chỉ sóc, thỏ rắn này nọ. Ngay cả chồn và hươu cũng gặp đến rồi. Nàng tự hỏi rõ ràng con mồi nơi này nhiều như vậy, sao thôn dân vẫn một bộ ăn không đến thịt thế chứ.
Nàng không hề biết rằng việc săn thú với nàng rất đơn giản, nhưng với người nơi này là cả một môn học vấn. Mặc dù cũng sẽ có người may mắn bắt được một vài con vật nhỏ nhưng không thường xuyên. Bởi vậy các thôn quanh đây mới chỉ có hai ba hộ là thợ săn, còn là đều là nông dân. Một phần vì muốn thành thợ săn yêu cầu khá cao. Không chỉ phải có chút công phu trong người phải có công văn của quan phủ mới có thể mua được vũ khí và dụng cụ đi săn. Mà một phần khác thì bởi vì bất kể một môn tay nghề kiếm cơm nào ở đây đều phải chú ý truyền thừa. Ngay cả đi săn cũng phải có sư phụ dạy. Có thể như Du Gia được ưu thế là linh hồn xuyên không mang sẵn tay nghề đâu phải ai cũng có.

Không đến nửa tiếng sau một gùi cỏ heo đã đầy, nàng lại bắt đầu nhặt củi lửa. Với thân thủ của nàng thì mấy cành khô lớn chừng bắp chân của nàng cũng bị nàng đạp gãy rất dễ dàng nên rất nhanh hai bó củi đã có. Lại đánh được một con thỏ hoang, nhặt thêm bốn quả trứng gà rừng và móc mấy quả trứng chim thấy thời gian cũng có tầm ba giờ chiều nàng mới mang theo chiến lợi phẩm về nhà. Đến nơi này không có đồng hồ có chút bất tiện, nhưng với người đã thói quen sinh tồn dã ngoại như nàng ở kiếp trước thì chuyện đoán biết canh giờ là một môn học bắt buộc trong huấn luyện.
Lúc này người trong thôn đều đã hầu hết ra ruộng còn chưa về. Mà ruộng là nằm ở phía bên kia. Bên này là đường vào núi nên giờ này hầu như không có người qua lại. Có thì cũng chỉ có mấy đứa trẻ con. Nhưng Du Gia từ ngày được bán cho Lê gia làm con dâu nuôi từ bé thì vẫn giống lúc ở nhà, hầu như không kết bạn với ai.

Suốt ngày chỉ biết cặm cụi làm việc. Vả lại Du Gia biết thân phận của mình không có quyền lợi vui chơi như con nít bình thường, nên trong thôn nàng cũng chỉ chào hỏi hoặc trò chuyện đôi câu với bọn nhỏ mà không phải kết bạn. Có lẽ từ trong tâm trí của nguyên chủ thì nàng đã không có quyền lợi đánh đồng với đám nhỏ. Trên đường về, có mấy đứa trẻ nhìn đến nàng sau lưng đeo một cái gùi chất toàn cỏ, hai bên nách còn xách theo hai bó củi to đều có vẻ kinh ngạc bội phục. Chỉ là trẻ con vẫn luôn là trẻ con sẽ không nghĩ nhiều.
Về đến trong nhà, thấy trong sân không có ai, biết lúc này bình thường mẹ chồng của nàng còn đang ở trong phòng thêu hoa nên nàng cũng không có muốn đi làm phiền. Uống một bát nước ấm xong, móc từ gùi cỏ ra con thỏ và số trứng gà trứng chim thu vào trong bếp. Sau đó nàng mang đồ đi giao. Cỏ heo là giao cho nhà thôn trưởng mà củi giao cho nhà lý chính.
Theo nàng biết thì hai nhà này là thường trả tiền nhất. Nàng cứ đánh ba gùi cỏ heo được trả một xu tiền, còn một bó củi có giá hai xu tiền. Vì thế hôm nay nàng thu vào bốn xu tiền. Còn đánh thêm một gùi cỏ heo nữa sẽ có thêm một xu. Nhân lúc trời chưa tối, nàng tranh thủ đi thêm một chuyến cắt thêm một gùi lại được thêm một xu tiền. Nơi này một xu tiền mua được một cái bánh bao chay, hai xu tiền là giá một cái bánh bao nhân thịt. Du Gia thế mới biết kiếm tiền mà như vậy không dễ dàng. Nàng vất vả cả ngày mới mua được hai cái banh bao thịt.
Mang theo tiền đến nhà Lương lão cha trong thôn để mua sọt, nhà bọn họ chuyên đan hàng tre nứa để bán vì thế luôn có sọt bán. Nàng bỏ ra hai xu tiền mua một cái sọt lớn và một cái sọt cỡ vừa như cái sọt nhà mình mới đi về. Trong nhà chỉ có ba cái sọt đều có vẻ đã lâu năm không quá chắc chắn. Hiện tại dùng đựng rau cỏ không sao, nhưng chờ tương lai nàng còn phải vào núi đào dược liệu, săn thú cõng con mồi, không có cái sọt chắc chắn một chút là không được.
Về đến nhà, nàng vào phòng chất đồ, bỏ xuống mấy thứ lỉnh kỉnh mới đi vào phòng của Lê Thẩm thị. Nhìn thấy nàng vào đến, bà nâng đầu lên nhìn nàng mỉm cười hỏi. "Đã về rồi à? Có mệt không? Uống ly nước rồi nghỉ ngơi một lát, nương thêu xong chỗ này sẽ đi nấu cơm ngay."
"Con không mệt đâu nương. Nhưng người thì hẳn là mệt muốn chết rồi. Cứ ngồi thêu cả ngày như vậy không tốt cho sức khỏe lại hại mắt. Nương thêu xong chỗ đó thì đứng dậy dắt Tiểu Thạch Đầu đi dạo một chút. Cơm cứ để con làm cho. Tiểu Thạch Đầu còn nhỏ cứ bắt thằng bé ở nhà mãi cũng không tốt."
Tiểu Thạch Đầu vì mới có ba tuổi lại là con một, trong nhà không có anh chị em gì nên hầu như mỗi ngày đều ngoan ngoãn ở nhà chơi không được cho phép đi ra ngoài. Bình thường thằng bé chỉ có thể lẽo đẽo đi cùng Du Gia đi cắt cỏ hoặc nhặt củi. Nhưng cũng chỉ là khi nào tiết trời râm mát mà thôi. Những ngày trời nắng nóng hoặc trở lạnh thì không thể. Mà lúc này là lúc buổi chiều, mát mẻ một chút là lúc có thể cho thằng bé ra ngoài dạo một vòng. Lê Thẩm Thị nghe nói vậy nghĩ cũng thấy có lý liền gật đầu đồng ý.
Nói xong Du Gia mới quan sát đến mấy thứ mà bà đang thêu. Lê Thẩm thị tay nghề may vá rất tốt, một đôi tay khéo thêu hoa vô cùng đẹp, đến nàng nhìn thấy cũng phải thán phục. Nàng sống hai đời còn chưa bao giờ đụng đến một mũi kim khâu.
"Nương, người thêu thật đẹp nha."
Lê Thẩm Thị:"Nếu Tiểu Gia thích thì nương dạy cho ngươi có được không?"
Du Gia: "Được nha, chờ ta có chút thời gian nhất định sẽ theo nương học thêu thùa. Nhưng mà nương, người thêu nhiều khăn tay như vậy bán tốt sao?"
Lê Thẩm Thị: "Cũng tạm được. Bởi vì thêu khăn tay cũng chỉ là vật tầm thường nên trừ bỏ phí tổn mỗi chiếc có thể kiếm ba xu tiền là cùng. Đó là tay nghề của ta cũng không kém. Nếu tay nghề kém chút cũng chỉ kiếm một xu rưỡi tiền mỗi chiếc thôi."
Du Gia: "Ít vậy sao?"
Lê Thẩm Thị: "Này đã là không ít. Ta một ngày có thể thêu sáu, bảy chiếc khăn, như vậy cũng đủ rồi."
Du Gia: "Nương có thể thêu thứ khác không? Như vậy có lẽ kiếm nhiều hơn."
Lê Thẩm Thị: "Muốn thêu để kiếm nhiều phải thêu mấy món lớn như bình phong, quạt hoặc tranh này nọ, nhưng muốn thêu mấy thứ đó cần có rất nhiều tiền đặt cọc vì nguyên liệu quý chứ không bình thường như thêu khăn." Lúc bà còn thiếu nữ, cũng từng thêu mấy thứ như vậy. Nhưng về sau muốn thêu cũng không có điều kiện để thêu. Nghĩ lại cũng thấy tiếc nuối.
"Như vậy a? Thôi chúng ta từ từ đến." Du Gia lật lật đám khăn tay có chút nghi hoặc. "Nương, ngươi sao không thêu đa dạng mà chỉ thêu có vài dạng đơn điệu thế này?"
Lê Thẩm Thị thở dài "Đây đã là nhiều rồi. Muốn thêu đa dạng phải mua mẫu thêu. Nhưng mẫu thêu cũng rất tốn kém. Mấy mẫu này đều là nương tích cóp từ lúc chưa gả chồng đến giờ đấy."
Nghe đến đây, Du Gia không khỏi tặc lưỡi. Quả nhiên không có cái gì là dễ kiếm tiền. Kiếp trước nàng làm kinh doanh không vốn lại không bao giờ thiếu tiền nên không nghĩ muốn kiếm một đồng lại khó đến vậy. Nghĩ một chút nàng nảy ra một ý tưởng liền hỏi mẹ chồng mình:"Nương, người cho con xem mẫu thêu của người được không?"
"Tất nhiên là được. Đều ở chỗ này con xem đi. Nếu có mẫu nào thích nương có thể giúp con thêu một cái khăn tay." Lê Thẩm thị tất nhiên là vui khi thấy con dâu mình có hứng thú với thêu thùa. Cô nương trong nhà, có thể thích nữ hồng mới thành được vợ hiền. Bà nhanh nhẹn lật trong rổ thêu đưa mẫu thêu cho Du Gia xem. Nhìn những bức vẽ này Du Gia chỉ cảm thấy thấm thía mà bội phục các thêu nương nơi này. Có thể nhìn mấy bức tranh này mà thêu ra được những tác phẩm đặc sắc xinh đẹp thế thì quả thực là rất giỏi. Tranh mẫu thêu thời này không giống với mẫu thêu kiếp trước nàng nhìn thấy. Đây hoàn toàn là tranh vẽ bút lông đơn giản. Thêu nương muốn thêu ra phải cấu tứ trong đầu bố cục của mẫu thêu, chọn màu phối màu này đó. Thực là không dễ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro