Chương 65: Mai sẽ rõ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tôi ngoài mặt tỏ vẻ bình tĩnh nhưng đầu óc đang loạn cào cào lên, cổ họng khô khốc cố nặn ra giọng nói tự nhiên nhất có thể:

- Dạ, cháu xuống lấy nước cho Khang.

Rồi tôi giơ chiếc bình nước gần cạn đáy kia lên. Bố Khang áp sát từ sau lưng tôi:

- Đi lấy nước sau cháu vòng vào chỗ này?

- Cháu lỡ đi nhầm.- Tôi thật thà trả lời.

- Cháu có nghe cô chú nói gì trong phòng không?

Bố Khang hạ thấp tông giọng xuống để hỏi tôi, và tôi hiểu, không phải lúc nào thật thà cũng là lựa chọn đúng đắn. Tôi lắc đầu, tỏ vẻ ngây thơ trái ngược với giao diện bên ngoài:

- Cháu nhận ra mình đi nhầm đường nên cháu định quay đầu đi luôn, rồi cháu gặp mẹ Khang chỗ này ạ.

Lí do của tôi hợp lí đến mức này rồi, mà hình như bố Khang và hai cô chú đứng sau chú kia cứ cảnh giác nhìn tôi ấy. Tôi sợ cái gia đình này thật rồi. Bỗng nhiên, mẹ Khang đẩy lưng tôi vào căn phòng trước mặt kia, bà hiền hậu nói:

- Để cô mang nước lên cho Khang. Cháu vào đây đã, mọi người có chuyện muốn nói.

Lường trước chuyện này sẽ xảy ra, nhưng khi nó tới rồi, tôi vẫn không tài nào bình tĩnh lại nổi. Tôi miễn cưỡng bước vào phòng cùng bố Khang và hai cô chú kia, còn mẹ Khang cầm lấy bình nước, bước về phía nhà bếp. Khó xử  thật! Bố Khang vừa kéo tôi vào phòng, vừa giới thiệu:

- Hai người này là cô chú bạn Khang. Chú này là em trai chú.

Bố Khang giới thiệu qua loa vậy thôi, gọi là giới thiệu cho tôi biết vai vế trong nhà. Tôi gượng cười nhìn ba người trước mặt, muốn phi ra khỏi cái nhà này lắm rồi. Ban đầu ấn tượng của tôi đối với gia đình Khang cũng rất bình thường, nhưng từ lúc thấy họ chỉ coi Khang như công cụ để bòn rút tiền, tôi bắt đầu tởn. Cùng bị bắt nạt nhưng so với Khang, Hiền còn ổn chán. Ít nhất gia đình Hiền không vô tâm đến mức độ này. Tôi nhìn bố Khang đặt trước mặt tôi cốc trà bằng con mắt không mấy thiện cảm. Thấy tôi nhìn như vậy, bố Khang khẽ rùng mình, bối rối hỏi tôi:

- Cháu thấy không thoải mái à?

- Cháu muốn về.- Tôi nói thẳng toẹt ra luôn.

Giờ có bất lịch sự tôi cũng kệ, tôi cần gì phải lịch sự trong thời điểm này nữa? Ngồi trong phòng mát mà chẳng khác nào bị giam cầm, trước mặt là ba viên cảnh sát hỏi như hỏi cung, áp lực lắm chứ đùa!

- Chú có vài điều muốn hỏi về Khang thôi. Ở lớp Khang có ít bạn lắm à cháu?- Bố Khang hỏi tôi.

Nó không có bạn chú ạ.

- Bạn Khang hướng nội nên không tiếp xúc nhiều với lớp ạ.

- Cháu học cùng lớp, lại thân với Kahng, hẳn phải nắm rõ tình hình nó chứ?- Lần này đến lượt chú Khang hỏi- Ở lớp Khang bị hai thằng bạn cùng lớp bắt nạt như nào, nghiêm trọng lắm không? Hoặc cháu kể từng chi tiết ra càng tốt!

Tôi chưa kịp trả lời, cô Khang đã đặt một đĩa bánh xuống trước mặt tôi, cô quay sang nhìn tôi đầy kì vọng:

- Các cô chú đều muốn biết tình hình của Khang và một chút thông tin về hai thằng đã bắt nạt Khang nữa. Cháu kể xem ở lớp Khang như nào?

- Cháu không quan tâm!- Tôi dứt khoát trả lời- Cháu có phải giám hộ của bạn ấy đâu, cháu cũng chẳng thân với bạn ấy, làm sao nắm rõ tình hình Khang được?

Tôi cố nghĩ theo hướng tích cực nhất, rằng việc gia đình Khang bảo tôi kể về tình hình nó trên lớp là chuyện quá đỗi bình thường, xuất phát từ sự lo lắng của người thân trong gia đình thôi. Tôi cố ép mình nghĩ vậy, mà thực tế phải vậy không, tôi không rõ.

Lát sau, mẹ Khang bước vào căn phòng này. Cô tiếp tục mỉm cười hiền hậu nhìn tôi, hỏi xem nãy mọi người đã trò chuyện những gì. Tôi nhìn mẹ Khang một lúc, rồi cau mày hỏi:

- Cô đưa nước cho Khang chưa ạ?

- Rồi, con.

- Khang có vẻ đang mệt, sao cô không lên chăm sóc nó ạ?

- Cứ để nó một mình đi, không sao đâu, nó lớn rồi.

Mẹ Khang thản nhiên đáp lại câu hỏi của tôi như vậy. Tôi cảm giác... gia đình này... không thật sự lo cho Khang ấy. Dĩ nhiên tôi chẳng thoải mái với cái suy nghĩ ấy tẹo nào, nhưng, do tôi nghĩ quá thôi phải không? Phải không? Tôi vội nhảy ra khỏi bàn, đi thật nhanh về phía cửa phòng, không quên ngoái đầu lại nói với bốn con người trong phòng kia:

- Để Khang một mình tội lắm! Cháu lên chơi với bạn ạ!

Nói rồi, tôi chạy tót lên tầng hai, không để ai có cơ hội gọi mình lại. Nói chuyện với Khang xong, tôi sẽ về. Không khí trong căn nhà này ngột ngạt, gượng gạo muốn điên người lên, ở lại làm gì nữa? Để bị sự tiêu cực trong cái nhà này phủ lấy à? Không biết giờ thằng Khang thế nào? Và nếu nó biết gia đình nó mải nghĩ tới tiền hơn là tinh thần, sức khỏe của nó, nó sẽ overthinking đến thế nào đây?

Tôi gõ cửa rồi bước vào phòng Khang. Nó đang nằm trên giường bấm điện thoại, khuôn mặt vẫn như khi nãy, như bị ai đó vắt sạch những giọt tích cực cuối cùng. Tôi muốn tưới lên nó chút nước an ủi, nên tôi tiến tới gần giường nó, cất giọng nói:

- Nhà trường đang kiên quyết buộc tội tụi Việt Hiệp mày ạ. Tao nghĩ chuyện mày lấy lại được công bằng không còn xa đâ...

- Thì?

Khang khó chịu nói, và tiếp tục dán mắt vào điện thoại. Tôi nhìn nó một lúc, rồi cụp mắt lại, quay đầu sang chỗ khác, nhún vai một cách thản nhiên:

- Tốt thôi, tao về.

- Cả cái trường Dream school...- Khang lẩm bẩm- Toàn một lũ mất dạy. Học sinh như cái d*i, nhà trường như cái l**, hi vọng đ*o gì nữa.

- Ừ, hi vọng cái con mẹ mày ý Khang. Ăn ngủ đủ giấc  cho mau khỏe lại và kéo khóa mồm hộ bố mày cái! Ăn nói ngứa cả đi't!

- Tao nói sai à? Mày coi tao tàn tạ như này chưa đủ à?- Khang vứt điện thoại lên bàn- Để bắt nạt diễn ra nhan nhản, để học sinh bị bạo lực tới mức này, trường như con c...

- Mày tin nói thêm từ nữa bố vứt mày từ ban công xuống không?

- Tao lại sợ quá!

Nhìn cái cách Khang gồng lên đáp trả, giọng thì khàn đặc, thân thể mềm oặt như sợi bún, tôi muốn phì cười một cái. Tôi nhìn xung quanh phòng nó: căn phòng tẻ nhạt rỗng tuếch, chẳng có mẹ gì hay ho sất. Trên chiếc bàn bên cạnh giường Khang là mấy cái hộp nhựa, mất cái hộp thường đựng cơm hộp ấy. Phòng khá là luộm thuộm, chắc chẳng ai dọn rồi. Nhìn căn phòng như vvậy, tôi không nghĩ đây là phòng dành cho người bệnh đâu. Nãy tôi mải chú ý đến Khang nên không để ý chi tiết xung quanh căn phòng này, giờ mới thấy, cái cách thằng Khang được chăm sóc phần nào được thể hiện qua căn phòng này.

- Mày suy sụp đến mức suýt tự tử à?

- Rõ ràng. Do cái trường như cứt mà mày tôn thờ đó.

- Chứ tao tưởng, còn lí do khác?

Khang ngây ra một lúc, rồi lập tức hỏi lại:

- Còn cái gì nữa?

- Do gia đình mày.

Bị tôi nói trúng tim đen hay sao ấy, mặt Khang đã thiếu sức sống, giờ càng trở nên tái mét hơn. Tôi chẳng nể nang gì thằng này nữa, tôi hỏi dồn dập:

- Gia đình có đối xử tốt với mày không? Họ có quan tâm hỏi han về tinh thần mày không? Họ chăm sóc mày chu đáo không? Họ... có làm gì khiến mày tiêu cực không?

Khang ngoảnh mặt đi chỗ khác, xua tay. Khó trả lời lắm à Khang? Tao biết mà, nhưng tao chỉ muốn thử vậy để coi mày phản ứng như nào thôi. Có vẻ, với mày, nơi này không phải là tổ ấm, nơi mày có thể xua đi nỗi bất hạnh trên trường, nơi có dòng suối hạnh phúc chảy vào tâm hồn gần như héo tàn của mày kia. Với mày, nhà không phải nơi để về nữa, phải không? Tôi giơ tay chào tạm biệt Khang, rồi đóng cửa lại. Tôi bước xuống cầu thang, nhanh thoăn thoắt, không có gì cản được tôi lúc này nữa. Tôi cần không gian để suy nghĩ chuyện vừa nãy, và cái không gian tôi cần ấy, dĩ nhiên không nằm trong căn nhà này.

- Dm sao chuyện cứ càng ngày càng rối thế nhỉ?

Tôi đứng hóng mát ở cạnh một hồ nước xanh một màu xanh thực vật, mùi hơi tanh tanh nhưng bù lại, đứng đây dễ đón được gió mát, thích hợp cho tâm trạng lúc này của tôi. Nghĩ kĩ lại, thấy tội tội thằng Khang kiểu gì ấy! Ờ, ở trường bị bắt nạt, ở nhà bị ghẻ lạnh. Tôi nghĩ vì không còn niềm tin vào cuộc sống, hoặc có thể vì không còn nơi nào tốt đẹp để đến nữa, trong một phút dại dột, Khang đã gieo mình từ tầng hai xuống.

Đứng chửi thề một lúc, tôi bình tĩnh đè cảm xúc hiện tại xuống lòng. Tôi rút điện thoại ra, bắt đầu nhắn tin cho Hiền. Tôi nghĩ Hiền là người dễ đồng cảm với Khang nhất lúc này. Mặc dù bất hạnh em ấy gặp phải không lớn bằng Khang, nhưng chí ít, Hiền hiểu nỗi khổ khi bị bắt nạt hơn ai hết. Lúc đấy tâm trạng đang đến đoạn cao trào, tôi nhắn một tràng dài cho Hiền, mà hình như Hiền đang bận hay sao ấy. Tin nhắn tôi gửi chưa được seen.

*~*~

Lúc này đang thời điểm chiều muộn, hoàng hôn buông xuống nhấn chìm cả sân bóng trong biển vàng. Giống như bức tranh đủ sắc màu bị tay họa sĩ hậu đậu nào đó đổ ụp cốc nước cam lên ấy. Như thường lệ, tôi tới đây- sân bóng rổ- để chơi thể thao như một cách giải toả căng thẳng.

- Hải Minh đâu?- Tôi hỏi thằng Khôi.

Khôi chơi bóng từ đầu giờ chiều, nên người thằng bé nhễ nhại mồ hôi, mặt đỏ ửng lên. Tôi lơ đãng đập bóng xuống sàn gạch cứng, mắt nhìn vào khuôn mặt đẹp điên đảo của Khôi, tôi không biết đã có bao cô nàng đủ rạp trước nhan sắc trời phú này của nó nữa. Hình như chơi bóng rổ xong, nó còn tỏa ra sức hút gấp bội lần bình thường.

- Thằng Minh bỏ anh em theo bồ đấy anh!

- Anh mày đang hỏi thật đấy, trả lời tử tế coi!

- Em đùa tí. Chiều nay thằng Minh phải tới câu lạc bộ bóng rổ thành phố, gần tối mới xong, không ra chơi với anh em mình được.

Bây giờ muộn rồi, thường thì giờ này học sinh bọn tôi ai cũng phải về nhà. Tôi khác, tôi về lúc nào chẳng được. Đằng nào về sớm cũng chán chẳng có gì làm, chẳng ai quan tâm. Tôi bảo Khôi:

- Về nhà trước đi. Anh ở lại chơi thêm một lúc nữa.

Thằng bé khoác balo lên vai, tươi cười chào tôi rồi bước ra khỏi sân bóng rổ. Khôi tốt, nhưng tôi thấy nó cứ bị red flag là sao nhỉ?

Tôi không nhớ mình đã tiếp tục chơi bóng bao lâu nữa. Những lúc mệt mỏi, căng thẳng, hoặc đơn giản là chán chẳng có gì làm, tôi thường lui tới sân bóng rổ để vui chơi thư giãn. Chẳng phải tôi chơi bóng rổ vì sau này muốn làm cầu thủ hay gì đâu, chỉ đơn giản là coi bộ môn này như một thú vui tiêu khiển mà thôi.

Đến khi trời sầm tối, những ngọn đèn đường bắt đầu được thắp lên, biển vàng ngày càng nhạt dần rồi biến mất, tôi mới lặng lẽ ôm bóng đi về.

Tình cờ, vừa ra khỏi sân bóng, tôi đụng mặt Hải Minh. Vui ghê, tôi làm mặt lạnh với thằng bé:

- Câu lạc bộ vui nhỉ? Vui hơn chơi với anh nhiều đúng không? Lần sau cứ thế, thích chơi bóng rổ thì ra đấy chơi, léng phéng vào đây anh mày cạo đầu.

- Thôi mà anh, nào có dịp em chơi với anh cả ngày luôn.- Hải Minh khoác lấy vai tôi- Bỏ qua chuyện này đi! Anh biết không? Em hóng đến ngày mai lắm!

- Vụ gì?- Tôi hỏi.

Lúc đấy, Hải Minh chỉ cười cười bảo tôi "Mai là rõ", tôi cũng không để tâm lắm. Trong không gian chỉ leo lét một ít ánh đèn đường, tôi thấy đôi mắt trong veo, đen láy của thằng bé lấp lánh như đang phản quang lại thứ ánh sáng ít ỏi đó.

Tôi đâu thể ngờ, ngày mai đúng là một ngày đáng mong đợi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro