Chương 2: Đúng rồi. Tận hưởng

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

          Ông Khanh dáng vẻ suy sụp. Chợt ông nghĩ lại về hơn bốn mươi cái xuân qua bên bà, ông chưa thể cho bà trọn vẹn thứ gì ngoài "một túp lều tranh, hai trái tim vàng". Thời buổi nghèo khó ông cứ hay rượu chè, là bà Thương đặt lòng tin và vực ông dậy. Sau bao lần cãi vã song bà vẫn bao dung mà ở cùng ông đến ngày hôm nay. Đến khi còn cái trưởng thành, hai ông bà có của ăn của để thì ông lại suốt ngày đi bầu bạn với hội bạn già, có khi nào ở yên trong nhà, có khi nào cùng bà đi dạo hay chuyện trò gì đâu. Đến cả bệnh tình của bà đã nặng như thế vậy mà hôm nay ông mới biết.

          Bà Thương đã xuất viện rồi nhưng không phải vì bà đã khỏi bệnh. Bà, với căn bệnh ung thư đó thì đã hết thuốc chữa. Người ta chỉ đành cho bà ra viện vì biết chắc việc chạy chữa cho bà sẽ không nhận lại được một kết quả xứng đáng nào.

          Lúc này đây, ông mới thấy bản thân cần có trách nhiệm. Bà thấy ông ngồi suy tư như thế lại đâm ra áy náy, đành ngồi cạnh ông tâm sự. Thực ra con người chỉ là chưa rãi bày hết những uẩn khúc, những gì vướng mắc bên trong mà thôi. Còn nếu như để cho ai đó ngồi tâm tình, kể lể suy tư còn cất dấu thì khoảng thời gian một ngày chắc hẳn là không bao giờ đủ. Đặc biệt là những ai đã sống, đã yêu, đã một thời từng trẻ dại, đã đi qua bảy, qua tám hay qua chín thập kỉ. Và thậm chí là một thế kỉ. Họ là chứng nhân cho những đổi thay trông thấy của đất Hà thành.
- Ông già rồi, đừng nên lo lắng điều gì chứ.
- Bà bảo tôi không lo làm sao đc. Giờ nghĩ ngợi tôi mới biết làm đàn bà khổ quá. Tôi không hiểu cho bà nên ngày xưa còn bẩn tính, nóng nảy mãi. Tôi cứ tưởng mình tâm lí ra sao, hiện đại thế nào. Nhưng mà càng nhìn mới càng rõ, thấy tôi sao mà bảo thủ, sao mà lạc hậu thế.
- Đều là xưa cũ cả rồi. Ông bận tâm nhiều thế mà làm gì.
- Bà có sợ không?
- Nếu là cái chết thì tôi chẳng sợ nó nữa rồi. Hồi trẻ, tôi còn ước cái này, muốn cái kia thì mới sợ chết. Chứ tầm này tuổi thì có còn tiếc rẻ cái gì nữa đâu.
          Ông nhận ra bà đã thấy đổi nhiều lắm kể từ ngày bà bước vào lễ đường, kể từ khi bà chấp nhận cùng trở thành người bạn đời của ông. Ấy vậy mà hình như ông đã quên mất tình cảm bà dành cho ông khi tuổi trung niên vẫy chào. Nhiều lần ông muốn nói với bà, nhiều lần ông muốn thốt lên tình cảm dành cho bà thì bấy nhiêu lầm ông đâm ra ngại ngùng mà không dám cất tiếng. Nhưng hôm nay ông chẳng quan tâm mối ngại đó.
- Bà nó ơi.
- Tôi vẫn đang nghe đây.
- Bà nó không tiếc nhưng tôi còn tiếc lắm. Tôi còn thương bà nhiều.
- Cái ông này hôm nay bị làm sao đấy.
          Bà bật cười rồi nói. Ông Khanh cùng bà ngồi dưới hiên nhà. Bà trước kia từng rất xinh đẹp thì bây giờ, bà vẫn giữ vẻ đẹp của mình. Vẻ đẹp lão hiện lên qua những nếp nhăn tưởng chừng xâú xí. Ở tuổi nào nét mặt bà Thương cũng mang cái ánh sáng phúc hậu, hiền từ.

          Ông nhìn bà mà thêm hổ thẹn. Bà bị bệnh mà vẫn lạc quan như thế, còn ông chỉ biết suy sụp một cách yếu đuối. Phải rồi. Tâm hồn ông vốn dĩ không mạnh mẽ. Nhưng ông muốn chứng minh rằng không phải, ông có thể tự đứng lên. Vì bà ấy. Ông nhìn bà mà cười. Ông lặng lẽ cầm lấy đôi bàn tay bà, bàn tay mềm nhũn, nhăn nheo và đen xì. Ông hỏi:
- Bà có muốn đi du lịch không. Cuộc đời mà, chỉ ở một chỗ là phí đấy. Bây giờ mình có tiền rồi. Đi du lịch vài hôm. Còn gì sướng bằng.
- Còn con mình?
- Thằng Hiếu nó lớn rồi, bà phải để con tự sống chứ. Tôi sẽ bảo nó cho. Thằng bé làm ăn phát đạt, nuôi lại cả hai đứa mình mà bà còn lo gì nữa. Con trai bận rộn, không chăm sóc vợ chồng mình được, mình cũng không nên để con lo lắng. Mà nếu có biết bố mẹ đi du lịch thì nó càng muốn chứ sao. Không khéo lại đưa mình đi hẳn Ha-oai cũng nên.
- Ừ. Ông nói cũng phải. Thế ông định bao giờ đi?
- Cuối tuần mình đi nhé, bà nó thấy đk?
- Ừ. Khi nào chẳng được.
          Bà Thương cả đời chẳng đi đâu bao giờ, chỉ loanh quanh đất Hà Nội, rồi chồng, rồi con. Bây giờ, nhờ có chuyến đi này mà bảo nhiêu xúc cảm mong chờ, hồi hộp lại trở về bên bà. Rồi bà sẽ tận hưởng những ngày cuối đời ở nơi nào đó thật xinh đẹp, thật bình yên. Ông cũng chờ được thấy bà lộng lẫy nhất những ngày cuối cùng, những ngày còn lại.

          Ông Khanh lật lại vài tập ảnh. Những ngày mới lên Hà Nội hiện hữu trong ông như một cuốn phim lãng mạn, rồi ông lại thấy tiếc quá. Rõ ràng còn nhiều điều ông chưa cùng bà trải qua. Mà trong mấy tập ảnh, tấm hình chụp kỉ niệm ngày cưới của họ nhìn cũ kĩ, sờn xước làm sao. Ông muốn chụp lại cùng bà lần cuối. Ông muốn cùng bà đi du lịch, chỉ một lần thôi cũng được. Ông muốn sắm cho bà bộ quần áo đẹp nhất- trước giờ bà chỉ mặc áo đen. Ông muốn bà hạnh phúc trong những ngày duy nhất còn lại trên cuộc đời bà. Ông có kế hoạch cả rồi. Đời này của bà không hề lãng phí.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro