Phần 11

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Khưu Hạ Phong cũng không tin lời ông cụ nói cho lắm. Nào ngờ, một tháng sau người hầu A Tỏa nhà họ Ấn đột nhiên tới tìm ông, nói là ông chủ cho mời. Khưu Hạ Phong giật mình không hiểu ra sao. Sau khi tới nhà họ Ấn cùng A Tỏa, chủ nhân – chính là con trai lớn nhất của cụ Ấn là ông Ấn làm kỹ sư ở cục đường sắt mới nói, có một ông Mã là họ hàng của họ đến từ quê nhà An Huy muốn đầu tư một xưởng sửa chữa và đóng thuyền ở Trấn Giang, nhờ nhà họ Ấn giúp tìm một người quản lý rành việc lại đáng tin. Cụ Ấn bèn đề cử ông Khưu đây. Cứ như vậy, Khưu Hạ Phong bắt đầu làm xưởng trưởng của xưởng sửa chữa và đóng thuyền.
Khưu Hạ Phong và ông Mã kia hợp tác theo kiểu nhận lương cứng thêm hoa hồng. Có hai cách rút tiền ra, một là lấy tiền mặt, hai là quy thành cổ phần. Khưu Hạ Phong chọn cách sau. Đến năm 1945, Khưu Hạ Phong đã nắm giữ 20% cổ phần của xưởng tàu. Sau khi kháng chiến thắng lợi hồi đầu thu, ông Mã mới bàn với ông ta chuyện mở rộng quy mô của xưởng tàu, ông ta cũng đồng ý và đưa cổ phần của mình ra mua một miếng đất, định dùng nó để nhập cổ phần. tiếp theo, ông ta lại viết thư cho ông Mã ở Vu Hồ, bảo ông ta đến làm thủ tục giao nhận đất, bởi vì lỡ hẹn nên ông Mã không kịp tới Trấn Giang. Khưu Hạ Phong thầm nghĩ, dù sao cũng phải thanh lý mấy ngôi nhà tranh rách nát trên mảnh đất đó, sao không thuê người làm trước luôn cho nhẹ việc.
Nhưng có nằm mơ Khưu Hạ Phong cũng không ngờ vừa gọi vài người đến dọn dẹp thì lại đào được một hủ sứ ở bãi đất hoang sau mấy ngôi nhà tranh, bên trong có ba mươi lượng vàng và năm trăm lượng bạc. Thời dân quốc thực hành chế độ ruộng đất tư hữu, thứ chôn dưới đất sẽ thuộc về chủ đất. Như vậy, khoản tài sản khổng lồ này lập tức trở thành tài sản hợp pháp của Khưu Hạ Phong. Sau khi ông Mã hay tin thì hối hận vì mình không thể đúng hẹn tới làm thủ tục giao nhận đất đai, bằng không hơn phân nửa chỗ tài sản đó đã là của ông ta. Thế là ông Mã bực bội bèn hủy việc hợp tác với Khưu Hạ Phong.
Khưu Hạ Phong cũng mở xưởng tàu riêng của mình, đặt tên là Bảo Cố.
Không lâu sau, ông Mã đột nhiên đến thăm. Hóa ra kỹ sư Ấn đã kể việc năm xưa cha mình xem tướng cho Khưu Hạ Phong, ông Mã cuối cùng cũng chấp nhận sự thật rằng việc ông Khưu phát tài là do ý trời, nên muốn hợp tác lần nữa. Khưu Hạ Phong lại sợ đối phương có ý đồ không tốt với mình nên đã uyển chuyển từ chối. Nhưng nhớ tới chuyện cũng nhờ đối phương mời mình làm việc nên mới có ngày phát tài thế này, ông ta bèn hứa rằng nếu như sau này ông Mã có khó khăn gì cần giúp thì ông ta nhất định sẽ ra tay giúp đỡ, quyết không nuốt lời!
Ba năm sau, Trấn Giang giải phóng. Lúc này ông Mã đã đóng cửa xưởng tàu, định cư hẳn ở Vu Hồ. Ba ngày trước khi Trấn Giang giải phóng, ông Mã đúng lúc phải đến đây làm việc, cũng do chiến sự nên đành ở lại. Tối ngày 25 tháng 4, ông Mã đột nhiên đến thăm hỏi Khưu Hạ Phong, nói là có chuyện cần nhờ.
Sẽ là chuyện gì đây? Ông nói ban ngày đã gặp thủy tặc Trường Giang "Chuột Chín Đầu" đang ăn cơm với người ta ở Yến Vân Các, xem ra người này đã định cư ở Trấn Giang, hơn nữa cũng có quan hệ không tệ chút nào. Ông Mã nói ngày mai ông ta sẽ trở lại Vu Hồ, lần sau không biết phải tới lúc nào mới quay lại Trấn Giang, nhờ Khưu Hạ Phong chờ đảng cộng sản ổn định nơi này, chính phủ nhân treo biển thì thay mặt ông tố cáo với đảng cộng sản.
Khưu Hạ Phong lập tức đồng ý. Chẳng bao lâu sau thì kể hết chuyện này cho kế toán trong xưởng là Phùng Diệu Lãng nghe, còn nói: "Anh Phùng là người có học, văn hay chữ tốt, nhờ anh chắp bút viết bức thư tố giác thay cho ông Mã vậy."
Kế toán Phùng đương nhiên đồng ý, còn hỏi: "Cuối thư đề tên của ông Mã hay là ghi tên xưởng tàu của chúng đây?"
Khưu Hạ Phong thầm nghĩ việc này chẳng liên quan gì đến xưởng tàu, lại càng không liên quan gì đến Khâu mỗ, tôi cũng chưa từng nghe tên "Chuột Chín Đầu" gì cả, thôi thì đừng ghi tên chi hết.
Phùng Diệu Lãng hơn năm mươi tuổi, từng là thầy giáo, tính tình cố chấp, làm việc chỉn chu. Nghe ông chủ mình nói Chuột Chín Đầu là thủy tặc Trường Giang, đoán được nếu như sa lưới thì ắt hẳn sẽ là một tin tức oanh động ở đất Trấn Giang này, nhật báo Tiền Tiến (Cơ quan ngôn luận của Trung cộng ở Trấn Giang, ra đời ngày 26 tháng 5 năm 1949, đến ngày 31 tháng 12 cùng năm thì ngừng xuất bản) nhất định sẽ đăng tin, bảng tuyên truyền ở cửa chính phủ tất nhiên cũng sẽ có nói về nó. Nhưng sau khi ông gửi thư tố giác đi thì lại không thấy tăm hơi gì. Ông ta lại bàn bạc với vợ mình là Hà Cúc Hương, vợ ông nói không chừng cái tên Chuột Chín Đầu kia đã trà trộn vào chính phủ nhân dân rồi ấy chứ. Hoặc là có người trong chính phủ bao che cho hắn? Xem ra chỉ có thể viết thêm vài bức thư tố giác nữa, chia ra gửi đến cục công an thành phố, phân cục và các đồn công an khác. Cô ta không tin mỗi cảnh sát nhân dân nhận được thư tố giác đều là anh em của tên này!
Phùng Diệu Lãng cảm thấy vợ mình nói có lý nên chấp nhận đề nghị này. Hà Cúc Phương rất cởi mở, bụng dạ thẳng đuột, dám nói mà cũng dám làm. Cô mới nói với chồng mình: "Tôi rảnh rỗi ngồi mãi trong nhà cũng vậy, thế này đi, tôi giúp mình gửi thêm vài bức thư tố giác, cùng lắm thì tốn thêm ít tiền nhờ người viết thuê là được."
Nên từ cuối tháng 5 đến hôm trước, hai vợ chồng này đã gửi tổng cộng 38 bức thư tố giác Chuột Chín Đầu. Nếu như hôm nay không bị thầy Trâu nhận ra thì bọn họ vẫn sẽ tiếp tục viết.
Mục Dung Hán hỏi rõ địa chỉ của xưởng đóng tàu Bảo Cố, sau đó phải Từ Tử Sơn và Hồ Chân Lực đến đó mời Khưu Hạ phong và Phùng Diệu Lãng.
Chỉ lát sau thì hai người đã đến phân cục đường Đại Tây. Các điều tra viên chia nhau nói chuyện cùng hai người, tình tiết đưa ra cũng trùng khớp với những lời Hà Cúc Hương đã nói. Đương nhiên, đây chỉ là lời nói của ba người bọn họ, còn phải giám định bút tích của Phùng Diệu Lãng có trùng khớp với chữ trong các bức thư kia hay không. Cục công anh trấn Giang tiếp quản nguyên phòng cảnh sát tỉnh Giang Tô của đảng quốc dân, nên vẫn có lực lượng chuyên giám định bút tích, đây là điểm độc nhất vô nhị của họ trong cả nước lúc bấy giờ. Kết quả giám định cho thấy bức thư còn lại đúng là xuất phát từ tay của Phùng Diệu Lãng.
Chuyện thư tố giác đã rõ, nhưng nguồn gốc của ngội dung trong thư tố giác thì cần phải tiếp tục điều tra.
Ngày 6 tháng 11, Tống Bỉnh Quân ở lại văn phòng tổ chuyên án. Ba người Mục Dung Hán, Từ Tử Sơn và Hồ Chân Lực thì đến Vu Hồ tìm ông Mã để điều tra.
Ông Mã tên thật là Mã Cử Vận, người dân tộc Hồi. Ông cố của ông Mã nguyên là quan quân cấp thấp của quân đội Tây Bắc nhà Thanh. Về sau tòng quân đến Vu Hồ trú đóng, trong lúc tác chiến thì bị thương tàn phế, sau này lĩnh tiền trợ cấp xong thì cưới vợ an cư ngay tại địa phương, từ đó về sau đều sống đời đời ở Vu Hồ. Nhà họ Mã và nhà họ Ấn ở Trấn Giang có quan hệ thân thích, cô của Mã Cử Vận là Mã Tú Mai gả vào nhà họ Ấn, làm vợ lẻ cho quan viên lục phẩm là cụ Ấn.
Cụ Ấn xưa kia rất yêu bà, mấy năm sau bà Ấn bệnh nặng qua đời bèn nâng bà lên làm vợ cả. Nhưng Mã Tú Mai phận bạc, dường như không có số làm quan phu nhân nên mới một năm đã đổ bệnh qua đời. Nhà họ Ấn trọng tình nghĩa, dù Mã Tú Mai đã qua đời nhưng vẫn giữ quan hệ với nhà họ Mã, hai nhà cũng thường xuyên qua lại.
Kể từ sau khi ông cố của Mã Cử Vận rời khỏi quân đội thì bắt đầu làm ăn. Vu Hồ nằm gần Trường Giang, lại là phúc địa Giang Nam, bản thân ông ta cũng có chút quan hệ với quân đội nên chuyên bán quân lương là chính. Làm qua hai đời, đến khi ông nội của Mã Cử Vận già đi thì họ đã là một trong những phú hào ở địa phương. Nhưng đến đời cha của Mã Cử Vận là Mã Chi Qúy thì gia đạo dần suy sụp. Đến đời Mã Cử Vận thì mới đỡ hơn phần nào. Lúc này Mã Cử Vận đã dẹp cửa hàng bán lương thực ba đời, đổi thành buôn bán ngũ kim (kim khí). Lần gặp mặt đầy nguy hiểm của ông ta và Chuột Chín Đầu chính là lúc ông ta mang theo cả khoản tiền đến Thượng Hải nhập hàng.
Một ngày cuối xuân khi kháng chiến vừa nổ ra, Mã Cử Vận nhận được một bức điện báo khẩn cấp từ Thượng Hải, báo rằng chuyến hàng ngũ kim ông ta đặt từ Anh Quốc đã về đến nơi, bảo ông ta mau đến nhận hàng.
Bọn họ vốn đã ký hợp đồng và đặt cọc trước, cung hàng hẳn là sẽ không thành vấn đề, nhưng tình hình khi đó vô cùng căng thẳng. Chính phủ quốc dân đã bắt đầu xây dựng phòng ngự quy mô lớn thật kín kẽ từ Thượng Hải đến Nam Kinh, cần một lượng lớn linh kiện kim loại. Trong tình huống này, quân đội có thể dùng danh nghĩa "trưng dụng" để chở hết lô hàng ngũ kim vừa tới kho đi, tiền bạc đương nhiên sẽ trả theo giá thị trường. Nhưng như vậy thì chữ tín của chủ buôn và các khách hàng lại có vấn đề. Nên bên đó mới đánh điện báo gấp, giục Mã Cử Vận mau đến nhận hàng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro