Phần 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Lâm gặp Khang trong chuyến đi tình nguyện hè vào cuối năm ba đại học, đến một vùng biển nghèo của miền Tây Nam bộ.

Trong ký ức của Lâm đó là một khoảng thời gian thật cực nhọc nhưng mà cũng lắm chuyện buồn cười. Hồi ấy đội tình nguyện của Lâm được phân công đến làm công tác cộng đồng tại một xóm chài ven biển, nơi mà gần như không bao giờ gió ngừng thổi. Không có điện nên cứ mỗi lần tối đến là cả bọn lại kéo nhau ra ngoài bãi biển cùng đốt lửa ca hát. Quan trọng hơn là ở đây không một nơi nào có nhà vệ sinh nên hễ có đứa nào bị chột bụng là y như rằng lại được "chỉ" đi vào bụi chuối hay bụi cây.

Trong đội đa phần là các cô cậu sinh viên học năm hai năm ba chỉ một số ít là học năm nhất.

Hôm cùng nhau lên xe đi trong số các sinh viên học năm nhất, Lâm chú ý ngay cậu sinh viên đi cuối cùng. Cậu ta dong dỏng cao, da rất trắng, dáng đi khá mềm mại, cái ba lô khoát sau lưng đã to vậy mà còn khoác bên hông một cái túi da lớn, không biết là đựng những gì.

Phải mất gần 4 tiếng đồng hồ, cả đám mới đến được nơi cần đến. Lúc này, Lâm có dịp nhìn kỷ cậu sinh viên năm nhất ấy.

Phải công nhận là cậu ta đẹp thật, khuôn mặt được mái tóc hơi dài ôm lấy rất hài hòa, da thì trắng như sứ, đôi mắt to dài đen láy, tận trong đôi mắt ấy ẩn náu một cái nhìn vừa ngây thơ vừa kiêu kỳ.

Thật trùng hợp là ngay sau đó hai người lại được sắp xếp ở cùng một chỗ và cùng ở tại một nhà dân gần sát biển. Đó là một căn nhà lá nhỏ. Chủ nhà là một đôi vợ chồng khoảng ngoài năm mươi và có một đứa cháu gái khoảng bốn, năm tuổi. Có lẽ vì là dân miền biển nên cả ba điều có làng da rám nắng chất phát và thân thiện.

– Hai con tên gì? – Vừa đưa tay mời hai chàng trai vào nhà, người đàn ông cởi mở hỏi.

– Con tên Lâm – Lâm trả lời xong rồi đưa mắt nhìn sang người bạn đi cùng ánh mắt như ra hiệu cho cậu ta.

– Dạ con tên Khang!

Cả hai được ông "cho" một cái giường ở phía sau nhà nơi mà gió biển mặc tình thổi vào mọi lúc. Nhưng cả hai đều không tỏ ra phàn nàn gì, vì xét cho cùng thì ở đây chỗ nào cũng vậy. Lâm vốn cao to, khỏe mạnh nên anh không có gì lo ngại. Bỗng Lâm hỏi Khang với vẻ lạnh nhạt:

– Thấy có ngủ đây được không, tối chắc sẽ lạnh?

– Không sao tôi khỏe lắm!

Im lặng một lúc, sau khi đã sắp xếp xong đồ đạc. Họ cùng ngồi xuống giường, Lâm rút cái điện thoại di động trong túi ra bấm vài cái rồi thốt lên:

– Chết chưa ở đây không có điện lấy cái gì mà sạc pin.

Khang cũng rút cái của mình ra, vừa bấm vừa chậm rì rì nói:

– Cũng chẳng có chút sóng nào, thôi rồi mẹ gọi mà không được chắc sẽ lo lắm!

Cái gì? "Mẹ"... Lớn như vậy rồi còn phải báo cáo với mẹ sao? Thằng này công tử bột chắc luôn! Lâm nghĩ thầm nhưng không nói, anh hỏi Khang:

– Nhà cậu ở thành phố hả?

– Không, mình ở tỉnh K, còn Lâm?

– Tôi ở tỉnh G

– Xa thế à! – Giọng Khang có vẻ khá thích thú.

Trong cái túi da lớn của chàng sinh viên năm nhất ấy nhét gọn một bộ đồ vẽ, một vài cuốn tiểu thuyết và truyện tranh. Khang tỏa ra hiểu biết rộng nhưng "tám" cũng khiếp, hễ rà trúng đài là y như rằng nói nghe không hết. Cậu rất hay cười, hay hát, cười hát chán lại kêu ầm lên nhớ nhà đến không chịu được. Những lúc ấy Khang lại lôi ra bộ đồ vẽ rồi chăm chú họa lại một cái gì đó. Cậu đã có khá nhiều tác phẩm được "bà con" đánh giá cao, phần nhiều là những bức tranh vẽ cảnh biển và cảnh sinh hoạt của người dân nơi đây. Khang còn tranh thủ đưa luôn cả cháu gái của chủ nhà, một cô bé rất dễ thương vào tranh của mình. Lâm nhớ là trước khi chia tay gia đình họ, Khang đã tặng bức tranh lại cho cô bé để làm kỷ niệm. Con bé còn ôm chặt cậu ta khóc nức làm mọi người ai cũng sụt sùi theo, bắt Khang hứa là phải quay lại thăm con bé mới chịu thả tay ra.

"Khang đúng là rất giỏi lấy lòng người khác" – Lâm thật lòng đã nghĩ như thế.

Trước đó, khi mọi người điều tỏ ra quý mến Khang thì Lâm lại nhìn cậu với cái nhìn lạnh lẻo hết sức. Khang cũng cảm thấy thế. Những lúc làm việc cùng nhau, Khang thường bắt gặp ánh mắt người anh khóa trước nhìn mình không lấy làm ưa thích cho lắm.

"Sao thế nhỉ?" Khang tự hỏi "mình có làm gì sai không ta?" nhưng rồi cậu cũng chỉ biết cho qua.

Cậu vẫn cư sử vui vẻ với Lâm như với mọi người, trong khi Lâm vẫn tỏ ra lạnh nhạt. Thật ra là Lâm không thích cái kiểu cách của Khang, con trai gì mà cứ như con gái lúc nào cũng nhắc đến mẹ:

"Nó lớn rồi là sinh viên đại học rồi chứ có phải trẻ con đâu, mà làm như chỉ mỗi nó có mẹ. Lại còn suốt ngày cứ nghe thang nhớ nhà... nếu nhớ nhà quá thì còn đi tình nguyện hè làm gì chi bằng ở nhà với mẹ đi!".

Nhưng ghét nhất là cái kiểu cậu ta ngủ. Nhiều lúc nửa đêm, Lâm đang say giấc đột nhiên một cái "hự"... nguyên cái chân Khang vắt ngang cổ họng anh, thật thiếu điều muốn tắt thở! Lại còn cái tật "chuyên" cướp mền vào cái lúc mà gió thổi "nhiệt tình" nhất. Thế mà sáng ra lại tỉnh veo chẳng hề hay biết chuyện gì cả... "Hỏi có tức không chứ?"

Những ngày đầu Lâm đều nghĩ về Khang như vậy...

Họ ở với nhau hơn một tuần gần như ngày nào cũng có việc để làm, hết đấp đê, trồng cây phòng hộ lại giúp người dân sửa lại mái nhà.

Một hôm.

Lâm đã thốt lên một câu rồi vỗ thật mạnh vào vai Khang: "Giỏi lắm!"

Đó là khi Khang cởi toạt chiếc áo khoác vứt "phẹt" trên cát, rồi lao như một cơn lốc về phía những cơn sống biển đang đập dữ dội, để cứu một thằng nhóc sắp chết đuối vì chuột rút. Trong khi cả đám gồm sáu thằng con trai to lớn chỉ biết đứng đực tại chỗ – sáu thằng đó có cả Lâm.

Nhìn Khang cứu đứa bé lên, cuống quýt làm động tác sơ cứu cho nó rồi nó tỉnh lại, trong niềm vui của tất cả mọi người... Lâm mới thay đổi cách nhìn về cậu hoàn toàn. Thế là bắt đầu mối tình bạn.

Nhiều lúc Lâm nghĩ nếu không có chuyến đi mùa hè năm ấy thì có lẽ không có hoàn cảnh nào mà anh có thể gặp được Khang, được cùng ngủ chung trên một cái giường đặt ở nơi lộng gió, cùng tranh nhau một cái mền, cùng chia nhau một cái áo khoác, cùng trồng một cái cây, lợp một mái nhà, đấp một con đê... rồi trở nên thân thiết lúc nào không hay.

Vào cái đêm cuối cùng trước ngày kết thúc đợt tình nguyện trở về lại thành phố, cả bọn đã có một buổi tiệc chia tay nhỏ cùng với các thanh niên ở trong xóm chài. Mọi người vui ka nhảy múa ở ngoài biển cho đến tận khuya, nếu không vì ngày mai phải tập chung sớm thì cũng không một ai muốn rời khỏi.

Dù cả Lâm và Khang đều đã nằm dài trên giường nhưng dư âm từ buổi tiệc vẫn khiến họ không sao ngủ được. Hai người mắt vẫn sáng như đèn pha cùng nhau nói chuyện phiếm rất hăng say. Từ chuyện thời sự nóng hổi như chuyện khủng hoảng kinh tế, tình hình thế giới, thảm họa động đất sóng thần,... cho đến mấy chuyên xưa lơ xưa lắc hai đứa cũng "lôi" ra như: Mỹ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật, tàu Titanic bị chìm, Tần Thủy Hoàng xây Vạn lý trường thành... ngay cả chuyện về Hiro, con chó cưng ở nhà của Khang cũng bị mổ xẻ nốt.

Và nếu như

Lâm không tự nhiên hỏi Khang một câu hỏi mà không biết ở đâu ra bỗng lướt qua đầu anh thì không chừng họ lại nói chuyện tới sáng:

– Tại sao cậu lại tham gia mùa hè tình nguyện trong khi lúc nào cũng nghe cậu rên là nhớ nhà?

Lâm không ngờ, câu hỏi mà anh nghĩ là rất bình thường, người ta có thể chỉ dùng đầu ngón chân thôi là cũng có thể nghĩ ra cả tá lý do nghe thật oách như: vì muốn mở rộng tầm hiểu biết, góp sức giúp đỡ đồng bào khó khăn, để có dịp quen biết nhiều người hay "romantic" một chút là muốn để lại một kỷ niệm cho đời sinh viên, hoặc thực tế hơn là vì điểm rèn luyện cho học kỳ tới... thế nhưng khi nghe xong câu hỏi ấy, Khang lại rất lạ, nụ cười trên môi cậu tắt phụt, đôi mắt lúc nào cũng trong vắt ấy bỗng mờ đi bởi một ánh nhìn xa xăm.

Điều đó không hiểu sao lại khiến Lâm cảm thấy không thoải mái. Hàng loạt những thắc mắc cứ liên tục xuất hiện trong đầu anh, còn Khang thì vẫn im lặng không trả lời.

Lúc đó Lâm tưởng chừng như thời gian đang dừng lại, không khí cũng thật nặng nề:

– Bởi vì... – Khang nói với vẻ trầm ngâm và đôi mắt vẫn mờ đục trong nỗi buồn– ... một người.

– Ai? Người yêu à?

Lâm hỏi tiếp nhưng trong lòng anh lại nấn ná một cảm giác khó tả nổi. Trong người anh đang có hai mặt tư tưởng đấu tranh kịch liệt với nhau. Một bên thì nói rằng anh phải dừng lại ngay nhưng một bên thì lại muốn biết thêm điều gì đó, vì cái gì không rõ. Tại sao? Tại sao anh muốn biết? Có bao giờ anh nhiều chuyện thế?

Khang cười nhạt:

– Không phải – Tiếng cậu nghe thật loãng. Xong Khang xoay mình đưa lưng về phía Lâm, kéo chăn trùm lên người – Ngủ thôi sáng còn tập hợp sớm!

Mọi thứ nhanh chống chìm vào im lặng có lẽ chỉ mỗi gió là còn làm cho biển cứ ồn ào mãi không thôi.

Dù rất khó Lâm cũng tự ép mình nặng nề đi vào giấc ngủ. Anh nhớ là mình đã mơ thấy cái gì đó không "hay ho" nên đã giật mình thức giấc khi trời còn chưa sáng hẳn. Ngay lập tức anh nhận ra hai điều lạ: điều thứ nhất là cái mền vẫn trùm nguyên trên người của anh, hình như là có ai đó đã kéo lên giùm (còn ai ngoài Khang), điều thứ hai là chỗ Khang nằm trống trơn.

"Khang đâu?" Lâm hoang mang tự hỏi.

Lại nữa...

Đột nhiên trong lòng anh dâng lên một sự thôi thúc, nó khiến anh bước xuống giường và đi ra ngoài "đi tìm Khang!".

Bên ngoài

Màng đêm vây kín lấy mọi thứ, gió thổi thật mạnh, anh chẳng nghe thấy gì ngoài tiếng sóng biển. Ánh trăng mờ mờ rọi xuống cát lấp lánh từng hạt. cảnh vật kỳ ảo và có cái gì đó tịch mịch khiến Lâm rùng mình muốn quay trở vào. Thế nhưng chân anh lại bước về phía trước và chẳng mấy chốc nó đã đưa anh ra đến biển.

"Sao lại ra đây?" anh thắc mắc "Khang có ở đây à?" rồi cảm giác như khẳng định rằng "phải" đã khiến Lâm đưa mắt tìm kiếm xung quanh.

Quả nhiên!

Khang đang ngồi ở đằng kia, co gối ôm trước ngực mắt hướng về vùng biển trước mặt, cậu suy tư thấy rõ. Trông dáng điệu ấy của cậu, Lâm nhận thấy một sự mềm yếu đến mỏng manh gần như có thể bị gió biển thổi tung và tan biến bất cứ lúc nào.

Và...

Anh đã không bước đến bên cậu.

Có một cái gì đó vô hình đã ngăn anh lại.

Anh không biết.

Anh đứng yên một lúc rồi lặng lẽ ngồi xuống, ở một khoảng cách đủ để Khang không nhận ra sự có mặt của anh, cũng đủ để chắc rằng cậu vẫn nằm trong tầm quan sát của anh.

Nhưng không lâu lắm đâu!

Ít nhất là Lâm tự nghĩ thế, anh chợt thấy mình "lạ":

"Mình đang làm gì ở đây? Hóng gió à? Rõ ràng là không!"

"Oh my god!" anh đang hành động như một kẻ mắc phải cái bệnh mà con người ta hay gặp khi quá tuổi thanh xuân:

– Dở hơi! – Có vẻ bị "chấn động", anh rủa thầm mình rồi nhanh chống đứng lên quay vào trong, hơi bực tức bản thân. "Sao có thể mình mới 21 tuổi?!".

Nằm lại lên giường, Lâm nhấm nghiền mắt, lại một lần nữa anh cố ép bản thân đi vào giấc ngủ.

Nhưng anh nào có thể ngủ nổi.

Đối với Lâm đó là "khoảng lặng" đầu tiên trong đời anh mà ngày ấy anh làm sao cũng không tài nào hiểu được. Mãi cho đến sau này khi bản thân "vô tình" chạm tay vào câu trả lời thì dù cho có "muốn hay không" cũng đã quá trễ để "tất cả" còn có thể dừng lại!

Mùa hè năm ấy kết thúc.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro