2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

           Sau bữa tối hôm trước, tôi có nói chuyện với dì Reiko một lúc. 

        Dì dùng một căn phòng nhỏ phía sau gian nhà chính làm phòng ngủ lẫn thư phòng, và thường tự nhốt mình trong đó mỗi khi đi làm về. Nhưng dĩ nhiên cũng có lúc dì ở nhà ngoài. Vào đêm tôi phát bệnh, dì đang xem tivi ở phòng khách. Chỉ hiếm khi chúng tôi hầu như chẳng có lúc nào tề tựu quanh mâm cơm như một gia đình.

         " Cháu muốn nghe về ' Bảy điều kỳ bí ở trường Bắc Yomi' không?" Dì Reiko biết ngày mai tôi sẽ đi học sau thời gian dài nghỉ dưỡng. Có lẽ vì thế nên dì nhớ lại lời hứa hôm đến thăm tôi.

        " Dì đã bảo ở Bắc Yomi có chút khác biệt nhỉ?"

         " Ừm, dì từng nói thế."

     Dọn dẹp xong chén bát buổi tối, bà ngoại đem cà phê đến cho chúng tôi. Dì Reiko uống một hơi hết cốc cà phê đen không đường rồi hỏi, " Thế nào? Cháu có muốn nghe không?"

     Nhìn tôi từ phía bên kia bàn, dì khẽ mỉm cười. Tôi vẫn bối rối như thường lệ, nhưng chấp nhận thử thách của dì. " Vâng... cũng được ạ, nhưng nghe hết một lượng sẽ không hay."

     Dù dì đã bảo ở Bắc Yomi khác biệt, nhưng tôi nghĩ nó là một dị bản của cùng một dạng truyện ma. Như cầu thang đâu đó trong trường có thêm hay bớt đi một bậc, hoặc tượng thạch cao trong phòng Mỹ thuật đột nhiên khóc ra máu.

       " Tạm thời, cháu chỉ cần khoảng một hay hai truyện thôi."

     Dù sao, nếu nắm được những nội dung này, tôi sẽ dễ bắt chuyện với các bạn mới hơn.

        " Rồi, vậy dì sẽ kể câu chuyện đầu tiên ngày xưa dì nghe được."

     Câu chuyện đầu tiên dì Reiko kể là về những " bí ẩn " xung quanh chuồng nuôi thú từng ở phía sau nhà thể chất.

    Một sáng nọ, toàn bộ đàn thỏ và chuột lang  đang được nuôi nhốt trong chuồng đều biến mất. Cửa chuồng bị phá, bên trong loang lổ rất nhiều máu. Nhà trường bèn báo với cảnh sát và gây nên một phen xôn xao, nhưng kết cục chẳng thể tìm được dù một con thỏ hay chuột lang, cũng chẳng biết được ai là thủ phạm. Không lâu sau chuồng nuôi bị tháo dỡ, nhưng người ta vẫn thường thấy những con vật vấy máu ( hoặc là hồn ma của chúng?) xuất hiện ở đó.

      " Câu chuyện này còn được thêm vào một tình tiết kỳ dị," dì Reiko nghiêm nghị kể tiếp. "Khi cảnh sát cho xét nghiệm vết máu trong chuồng, họ nhận ra đó không phải máu thỏ hay chuột, mà là máu người. Nhóm AB, Rh âm tính..."

    Nghe đến đây, tôi bỗng buột miệng hỏi lại, "Có ai trong vùng bị thương hay mất tích không ạ?"

        " Không ai cả."

        "Hừm."

         " Coi nào, không lạ sao?"

        "Nhưng phần thêm thắt kia nghe như truyện trinh thám hơn là truyện ma. Hẳn phải có lời giải thích xác đáng chứ ạ."

        "Dì không rõ nữa."

   Sau đó, như đã hứa, dì Reiko tiếp tục kể cho tôi nghe " Những quy tắc cơ bản ở Bác Yomi".

   Thứ nhất : Nếu bạn ở trên sân thượng và nghe tiếng quạ kêu, khi xuống hãy bước chân trái vào trước.

   Thứ hai : Khi học đến lớp Chín, không được ngã xuống con dốc chỗ cổng sau.

   Hai quy tắc đầu tiên có lẽ là những điềm xui đã được truyền miệng lại từ lâu. Nếu làm trái điều thứ nhất, bước vào bằng chân phải, trong vòng một tháng sau đó bạn cũng sẽ bị thương. Nếu làm trái điều thứ hai, ngã xuống dốc, bạn sẽ thi trượt kỳ thi phổ thông. Mọi người thường được cảnh báo như thế.

    Tiếp theo, điều thứ ba không giống hai điều trước và là một quy tắc cơ bản thực tiễn đến lạ.

          " Phải tuân theo mọi điều cả lớp quyết định ." Vậy giữ vẻ nghiêm nghị, dì Reiko nói. " Koichi này, trường K*** cháu học ở Tokyo ấy, dù là trường tư nhưng cũng có không khí rất thoải mái, phải không? Ở những trường như vậy, họ coi trọng mong muốn cá nhân của từng học sinh. Nhưng ở trường công vùng quê như Bắc Yomi thì hãy nghĩ đến điều ngược lại. Ích lợi của tập thể quan trọng hơn cá nhân . Vì vậy..."

    Nói tóm lại, vấn đề chỉ đơn giản là gặp điều gì đó không bằng lòng, tôi vẫn phải nhắm mắt làm theo mọi người? Nghe chừng cũng không khó lắm. Tôi từng có đôi lần phải làm như thế ở trường cũ...

    Tôi hơi cúi xuống để uống cà phê. Dì Reiko nói tiếp, vẫn giữ gương mặt nghiêm nghị, "Điều cơ bản thứ tư ở Bắc Yomi là..." 

       "Koichi!" Tiếng gọi đầy sức sống của bà ngoại kéo tôi khỏi dòng hồi tưởng.

     Tôi vẫn mặc nguyên bộ quần áo ngủ, ngồi bó gối trên hiên nhà. Khí trời ban sáng trong lành cùng những tia nắng ấm áp đúng là dễ chịu , làm tôi ngồi ngẩn ra từ lúc nào không hay.

        " Bữa sáng xong rồi đấy, Koichi!" Hình như là ngoại đang ở chân thang, gọi với lên tầng hai.

    Đến giờ ăn sáng rồi sao? Tôi giật mình nhìn lên đồng hồ treo tường. Vừa đúng 7 giờ... Đợi, đợi đã? Nghĩa là tôi đã ngồi đây thơ thẩn cả tiếng đồng hồ? Mình bị con gì nhập thế này? 

        " Ăn sáng đi cháu". Lần này không phải là tiếng của bà, mà là giọng nói khàn khàn của ông ở đâu đó gần đây.

    Giật mình, tôi quay người lại.

    Giọng nói cất lên từ căn phòng rộng 8 chiếu  ở bên kia tấm rèm ngăn cách với hành lang. Ông ngoại đã đi vào từ lúc nào không hay. Tôi khẽ nâng rèm, và thấy ông đang ngồi trước bàn thờ Phật bên trong, vận chuyển áo len mỏng màu nâu bên ngoài đồ ngủ. 

      "Ồ, cháu chào ông."

      "Ừ, ừ, chào cháu," ông đáp lại chậm rãi. " Hôm nay đến bệnh viện nữa hả , Koichi?"

      "Đâu nào, cháu xuất viện rồi ông ạ. Hôm nay cháu đến trường. Trường học,"

   Ông ngoại có dáng người thấp bé, ngồi trên chiếu trong còng còng, như bày đồ hình con khỉ già nhăn nhúm. Ông đã ngoài bảy mươi tuổi. Khoảng hai năm gần đây, ông ngoại già hẳn đi và bắt đầu có triệu chứng lẩn thẩn.

      "Cháu học trung học rồi à, Koichi?"

      "Dạ, lớp Chín ạ. Năm sau cháu lên phổ thông."

      "Chà chà. Không biết Yosuke có khỏe không?"

      "Bố cháu đang ở Ấn Độ. Bố vừa gọi ban nãy, có vẫn khỏe lắm."

       "Sức khỏe là thứ quý giá hơn hết. Giá mà Ritsuko tội nghiệp không phải... "

   Đột nhiên ông nhắc tên mẹ tôi, rồi đưa những ngón tay lên dụi những giọt nước mắt chực trào ra. Phải chăng ký ức về cái chết của cô con gái mười lăm năm trước lại hiện về? Việc này rất thường xảy ra ở những người già cả, chỉ là tôi bối rối chẳng biết xử trí thế nào, vì trừ trong ảnh ra tôi chưa một lần nào nhìn thấy mẹ.

       "A, cháu đây rồi." Rốt cuộc bà ngoại cũng tìm đến và cứu tôi khỏi thế khó xử. "Ăn sáng thôi, Koichi. Đi thay đồ và chuẩn bị trước đi cháu."

      "Dạ. Dì Reiko đâu ạ?"

       "Dì đi rồi."

      "Ồ. Dì đi làm sớm vậy ạ?"

      "Con bé đó vốn tính chỉn chu mà."

  Tôi ngồi dậy và đóng cửa kính ở hành lang.

      "Hôm nay để bà chở cháu đi," bà ngoại bảo.

     "Ơ? Bà không cần chở cháu đâu..."

  Tôi đã tra thử đường đến trường. Đi bộ sẽ mất độ một tiếng, nhưng nếu tôi đón xe buýt thì chỉ mất khoảng hai mươi đến ba mươi phút.

      "Bữa nay là ngày đầu tiên đi học, hơn nữa cháu còn đang dưỡng bệnh. Ông nó thấy có nên không?"

      "Hể? À, ờ, đúng đấy."

     "Nhưng..."

    "Cháu không phải khách sáo. Thôi mau chuẩn bị đi. Còn phải ăn sáng nữa mà."

    "Dạ."

  Tôi rời khỏi hành lang, không quên cầm theo chiếc điện thoại để lăn lóc một bên. Con chim chim nhồng im ắng nảy giờ bỗng dưng hét lên the thé, "Tại sao? Rei? Tại sao?"


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro