D - Defeat, Dance.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Couple: FranceViet

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Năm 1954 tại Genevè (Giơ-ne-vơ) Thụy Sĩ tôi đã để thua em.

Tôi chưa bao giờ ngờ rằng mình có thể thua đau đớn như thế, ít nhất là khi kế hoạch Navarre được đặt ra tôi đã trông chờ vào nó, ít nhất tôi có thể thắng hoặc thua nhưng phải đỡ chút thiệt hại.

Nhưng không, em không chừa cho tôi một con đường sống nào, em huy động lực lượng đông nhất có thể, tiến thẳng lên Điện Biên Phủ sau khi dụ tôi điều binh đi những nơi khác để giữ những cứ điểm. Em thẳng thắn chĩa súng vào cổ của tôi như thể chỉ cần tôi nói ra một điều gì ngu ngốc dù chỉ một từ em cũng sẽ bắn tôi ngay lập tức.

Đôi mắt màu hổ phách khẽ chuyển động, đó là điều khiến tôi có thể ngậm họng khi em chĩa súng vào tôi. Tôi đã để mặc cho America gọi tới cháy bộ điện đàm. Em ép tôi nhận cuộc gọi đó và thông báo cho phía America rằng kế hoạch thứ ba mà hắn ra sức viện trợ cho tôi một lần nữa thất bại hoàn toàn.

Tiếng America gầm lên trong bộ điện đàm, cậu ta lập tức chửi thề và dập máy xuống, một tiếng đập bàn dữ dội vang thẳng đến ống nghe nhưng điều đó hoàn toàn không khiến tôi cảm thấy giật mình. Vì bao nhiêu sự chú ý của tôi hiện giờ đều đổ dồn lên em, một cô gái với bụi đất lấm lem trên mặt, ánh mắt đăm đăm nhìn về phía tôi.

"Tôi không ngờ là anh cũng có tham gia vào vụ này Francis."

Em nhỏ nhẹ nói. Giọng nói của em vẫn như lần đầu tiên tôi nhìn thấy em trong một sảnh tiệc, lúc ấy em mặc trên người một cái váy màu đỏ và đi một đôi găng tay đen, nhìn em không khác gì những quý cô người Pháp lúc bấy giờ hiện hữu ở Sài Gòn. Em đi cùng Bửu Đảo ( vua Khải Định ) nhưng chẳng có mấy tia vui vẻ hiện lên trên khuôn mặt của em. Hơn nữa, chỉ cần người Pháp nói với em một hai câu về đất nước của em, em sẽ lập tức nhìn họ với một thứ ánh mắt đe dọa và những hình ảnh của các lãnh chúa, tăng lữ thời xưa của tôi cũng phát ra từ miệng em, không một chút nào gọi là kiêng nể.

Hồi ấy tôi nghĩ em chỉ là một cô gái trẻ, nóng nảy bộp chộp nên mới nói những điều ấy ra đối với tướng Pháp của tôi, nhưng em thẳng thắn đến mức rút cây trâm ngọc cài trên tóc mình mà chĩa thẳng vào giữa trán của hắn như một lời cảnh cáo khi hắn định chạm vào tay của em, thì tôi đã biết rằng mình khó lòng mà thắng em được. Em ăn mặc như quý cô Pháp nhưng khuôn mặt em lại không giống, em đi đứng trên đôi giày cao gót rất thuần thục nhưng em lại chẳng có hứng thú gì với những thứ ấy.

Em vừa mới ra khỏi sảnh tiệc, đôi găng tay đã bị em tháo ra và vứt vào thùng rác bé nhỏ ở trên đường đi ra xe kéo của em, đôi giày cao gót màu đỏ mà thương buôn Pháp có mối hảo hữu với triều đình tặng em, em cũng cởi ra và đá nó đi. Còn đối với ông vua vô dụng của em, em còn có thể gọi thẳng tên húy của hắn, nói kháy hắn nhưng tôi biết em chẳng mong chờ gì ở hắn và đứa con trai Bảo Đại của hắn cả.

Tôi si mê em từ sảnh tiệc, từ bước đi của em, từ nụ cười mỉa mai của em. Giọng nói của em giống như thuốc phiện của thực dân Anh đối với tôi. Em đã từng nói rằng em không ghét tôi nhưng cũng chẳng thích tôi, tuy vậy nếu tôi đề xuất việc hai chúng ta có thể làm bạn, em đồng ý chứ?

"Nếu như đó chỉ là một mối quan hệ bình thường, thì cứ làm điều ngài muốn."

Được cái gật đầu của em, tôi sung sướng như điên, đến lúc áy tôi mới được biết tên của em - Liên. Em nói rằng tên của em được đặt theo tên quốc hoa Việt Nam, trong phủ của em cũng có một đầm sen nhỏ, em chỉ cho tôi một bông hoa sen chuẩn bị nở, tôi nhìn nó đến ngây ngất.

Nhưng Chính Phủ của tôi chẳng bao giờ để tôi yên cả, từ những cuộc dẹp loạn, đàn áp phong trào công nhân, phong trào công nhân, sếp của tôi đều bắt tôi nhúng tay vào. Từ đó mà hình ảnh của tôi trong mắt em vốn đã không cao lại càng thêm trầm trọng.

Mỗi lần em nhìn thấy tôi ở một góc phố nào đó trên bất cứ tỉnh thành nào em cũng chỉ ném cho tôi một cái nhìn như người lạ, thậm chí còn nhìn tôi như một kẻ biến thái mà chạy thoát khỏi tôi.

Tôi muốn giải thích, em không cho tôi cơ hội. Mỗi lần tôi làm việc trong những cuộc dẹp loạn đều nhìn thấy ánh mắt màu mật ong của em chĩa thẳng về phía tôi giống như em đã biết ai là chủ của cuộc đàn áp lần này vậy. Lâu dần, ánh mắt của em là thứ khiến tôi có cảm giác như mình có thể nhìn thấy nó ở bất cứ đâu, ngay cả trong căn phòng làm việc của tôi.

Năm 1947, em phá tan kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của tôi khi tôi tiến quân lên Việt Bắc, ép tôi phải lui binh về, xoay chuyển cục diện giữa tôi và em.

Sau ba năm, năm 1950 em chủ động đưa quân lên Biên Giới, phá vỡ thế bao vây của chính phủ tôi với miền Bắc của em, đảo lộn thế chủ động bị động giữa Pháp và Việt Nam.

Năm 1953 - 1954, chính phủ của em đi một nước cờ cao tay hơn, khi mà tôi đã huy động lực lượng thật lớn, có sự trợ giúp của America, tôi đã tin mình có thể thắng em và có thể đưa em đến đất nước của tôi. Em sẽ không bị lưu đày như những nhân vật chủ chốt khác bởi đối với tôi em không giống họ. Nhưng dự định đó của tôi chẳng thành được khi quân đội của em lần lượt đánh chiếm các cứ điểm quan trọng, lợi dụng sơ hở trong kế hoạch của Navarre mà tiến công, ép cả tôi và hắn phải điều binh đến đó hòng chiếm lại. Tôi không ngờ rằng em ép tôi san bớt lực lượng ở Điện Biên Phủ đi rồi em cùng quân chủ lực tiến thẳng lên ấy, giống như một nhát búa trời giáng khiến tôi không kịp trở tay.

Tôi bước ra từ căn hầm trú ẩn, bộ đội của em tiến lên địa điểm cao nhất ở nơi xảy ra trận đánh, lá cờ đỏ cùng ngôi sao vàng chính giữa bay phấp phới hiện ra trước mắt tôi, phải, em đi theo con đường cộng sản giống Liên Xô nên ngôi sao đó không có gì là lạ, em từng nói với tôi, năm cánh của ngôi sao cũng là đại diện cho năm tầng lớp trong xã hội của em lúc ấy. Ngày trận đánh đó diễn ra là một ngày lộng gió, lá cờ tung bay, mái tóc em cũng bay.

Em từ từ tiến về phía tôi với khẩu súng trường trong tay. Chắc thứ đó là của Yao, hoặc Ivan đưa cho em, đúng không? Năm 1950 họ đã công nhận em là một nước độc lập nhưng tôi chắc rằng Yao chẳng thật sự muốn công nhận em đâu, cậu ta vẫn muốn em trở lại về nhà với cậu ta đấy, nhưng biết sao được văn bản pháp lý đã đề rõ ràng về quyền độc lập của em rồi mà?

"Tôi không ngờ anh cũng có tham gia vào vụ này, Francis"

Sau bao nhiêu lần cố gắng giải thích trong suốt ngần ấy năm đủ để biết hiện giờ em sẽ chẳng bao giờ tin tôi một lần nào nữa. Tôi tự động giơ hai tay đầu hàng trước nòng súng của em đang chĩa vào cổ của tôi.

Khi một đội trưởng tiến lên định giải tôi đi thì em lại ngăn cậu ta lại.

"Cậu ta cũng như tôi thôi, cũng là một quốc gia, cứ để tôi làm là được."

Trận đánh ở Điện Biên Phủ cũng đã giúp em thắng tôi trên bàn đàm phán ở Genevè, America cay cú vụ đó lắm, em biết chứ?

Sứ đoàn của em trở về Việt Nam, tôi cũng về đó thể thực hiện việc chuyển giao khu vực. Mặc dù thua cả quân sự lẫn ngoại giao nhưng không hiểu vì lí do gì mà tôi lại thấy thoải mái hơn trước khi gặp em, mà em cũng phần nào bớt gay gắt khi nhìn thấy tôi.

Tôi lại thấy em trong khu Phủ Toàn Quyền của Pháp, nhưng em không mặc áo Nhật Bình, Ngũ Thân hay bộ váy dạ hội nhung màu đỏ mà là áo dài - trang phục truyền thống của em, nó mang màu xanh như màu của đóm mạ mới cấy xuống ruộng. Em tiến vào bên trong phủ, không một người lính gác nào dám ngăn cản em cả.

Em tới gặp một ông sếp của tôi, thẳng thắn yêu cầu ông ta trong vòng tám mươi ngày phải rút quân ra khỏi Hà Nội, trong vòng hai năm là phải rút toàn bộ quân ra khỏi miền Bắc và miền Nam của em và em cam kết rằng sẽ không có một trận đánh nào diễn ra khi thực dân Pháp tiến hành rút quân, hiển nhiên sếp tôi đã đồng ý.

Em xoay người trở ra, tôi đứng đợi em ở trước cổng phủ. Em ngạc nhiên khi thấy tôi đứng ở đó, tôi mặc trang phục giống như ngày thường - với cái áo khoác dài màu xanh có cài cúc, một đôi giày da cao cổ dành cho nam giới ở nước tôi. Sau bao nhiêu năm toàn nói về chính trị và những lời cảnh cáo sắc lạnh thì em cũng nói một câu tương đối nhẹ nhàng với tôi.

"Tối hôm qua ngài ngủ ngon chứ?"

"Có, nó là giấc ngủ khiến anh cảm thấy thoải mái nhất suốt từ năm 1946 đến nay."

Nhưng cuộc đối thoại này của tôi và em nhanh chóng rơi vào im lặng.

Không, tôi không muốn chuyện đó kết thúc ở đây. Tôi phải tìm cách nào đó để kéo dài nó!

"Tối ngày mai ở nhà hàng kiểu Pháp mới lập có một buổi tiệc nhỏ, em có thể cùng anh đến đó không Liên?"

Em định rời đi nhưng nghe thấy câu nói đó của tôi thì liền khựng lại. Như vậy là em đã để tâm đến lời mời của tôi rồi đúng không?

Liên quay người lại, đôi mắt vàng của em nhìn tôi, tôi khẽ ngây người mất một hai giây, em chớp mắt vài cái rồi phì cười, đó là kiểu cười mỉm, tôi có thể nhìn thấy khóe môi của em đang từ từ giãn ra tuy không rõ nét hay rạng rỡ như tôi mong đợi nhưng tôi cũng biết đó không phải là một nụ cười mỉa mai.

"Với một đôi giày cao gót, một bộ váy nhung và để xõa tóc?"

Liên tiếp tục nhìn tôi, tôi tự nhiên lại có cảm giác như em nhìn tôi với ánh mắt nhìn một kẻ yêu cái đẹp đến mức biến thái.

"Vì sau tối mai thì đến hai ngày sau tôi rời khỏi đây rồi."

Liên lúc này đã rời ánh mắt đi chỗ khác sau đó lại cụp mắt xuống, cuối cùng là thở dài. Em lại ngước lên nhìn tôi, đôi mắt em mang vẻ dịu dàng khác hẳn với những lần trước - khi mà em đứng giữa đám đông nhìn tôi.

"Được rồi, dù sao tôi cũng không nên quá gay gắt với ngài lúc này làm gì."

Nhận được câu trả lời như ngầm đồng ý của em, tôi sung sướng cười. Đó là nụ cười thật lòng của tôi, thật nhất trong thời gian mà tôi đến Việt Nam tới giờ. Với việc em không nhìn tôi với ý thù địch đã đủ làm tôi vui vẻ rồi.

Nhưng sau câu trả lời của em và em xoay người rời đi thì tôi mới nhận thấy trong lòng mình dâng lên một thứ cảm xúc khác ngoài vui vẻ - là mất mát. Tôi chẳng hiểu sao thứ cảm xúc ấy lại dâng lên trong lúc này, Arthur từng nói với tôi khi mà cảm xúc con người nghiêng về một bên tích cực thì đại não sẽ gửi đi một cảm xúc đối lập để cân bằng lại. Chắc vì sự khoa học ấy của đại não mà tôi cảm thấy mất mát? Hay vì tôi thấy rằng em đồng ý lời mời của tôi là do em biết được tôi sắp rời đi nên em miễn cưỡng đồng ý?

Đây lại là một phản ứng rất khoa học,  cảm xúc tiêu cực luôn thắng trong một khoảng thời gian ngắn. Phải tôi đã nghĩ như thế và lâm vào lo lắng. Liên à, chưa có người phụ nữ nào làm tôi phải hao tâm tổn sức như em cả!

Nhưng rất nhanh cảm xúc tiêu cực của tôi dịu đi khi nhớ lại nụ cười mỉm của em vừa rồi. Quả nhiên hạnh phúc và năng lượng tích cực sẽ chiến thắng theo thời gian, giống như Chính phủ của tôi và của em vậy, có thể trong thời gian ngắn Pháp có thể đàn áp dân của em nhưng đến cuối cùng chẳng phải chúng tôi đã thua đấy sao? Điều này sẽ trở thành chân lý trong một ngày nào đó thôi và tôi tin chắc là vậy.
Và Liên à, em biết tại sao tôi lại mời em tới một nhà hàng mới mở thay vì những nhà hàng có tiếng khác không? Mặc dù chúng luôn được thiết kế theo kiểu của người Pháp? Tôi đã nói rồi, em là người phụ nữ đầu tiên khiến tôi hao tâm tổn sức nhiều đến vậy. Tôi chọn nhà hàng mới này vì chỉ duy nhất nó có những bài nhạc Valse(*) nhẹ nhàng.

Tôi không muốn em nhảy những điệu truyền thống của đất nước tôi - điệu Cancan(*), nó hoàn toàn không phù hợp với một cô gái hay ngại ngùng, đứng đắn như em. Thay vào đó những điệu nhảy nhẹ nhàng du dương có nguồn gốc từ Áo hoặc Anh sẽ phù hợp với em hơn. Hơn nữa, tôi muốn nhìn thấy em đi trên đôi giày cao gót như một quý tiểu thư lần nữa, với bộ váy nhiều lớp nhẹ nhàng mà em có thể tìm thấy trong bất cứ cửa hàng nào trên con phố mà em sống.

Tôi đi ngang qua một cửa hàng buôn bán giày cao gót, đập vào mắt tôi là đôi giày màu kem nhẹ nhàng thanh lịch đúng kiểu Pháp, chắc chắn sẽ hợp với em. Thú thật, tôi không giỏi chọn giày bởi tôi chưa làm điều này bao giờ cả, nếu có thì em là người phụ nữ đầu tiên mà có thể khiến tôi làm điều này đó.

Không nghĩ thêm điều gì, tôi lập tức mua nó. Tôi đã hỏi nhân viên xem có cách nào làm cho người đi đôi giày này có thể đỡ đau chân không, vì trước đây tôi thấy ót chân của em rơm rớm máu vì di chuyển trong rừng nhiều. Cậu nhân viên ấy đã dán hai miếng băng cá nhân vào ót cho tôi và đặt đôi giày vào trong một chiếc hộp xinh xắn. Trước khi bỏ vào đó tôi đã yêu cầu rằng anh ta lót vào đó một miếng đệm, những thứ để làm đẹp cho phụ nữ thì phải nâng niu và một quý ông như tôi đương nhiên sẽ biết rất rõ điều ấy.

Em đi đôi giày ấy thật.

Tôi bất ngờ ra mặt, em mặc bộ váy trắng nhiều lớp vải voan bồng bềnh, tôi đoán được đó là bộ váy mà bà Hồ Thị Chỉ(*) đã tặng cho, em thật xinh đẹp trong bộ váy ấy và đôi giày em đi dưới chân vang lên vài tiếng cộp cộp nhẹ.

Ánh đèn vàng ấm chiếu vào sàn nhảy, tôi nhẹ nhàng dẫn em tới, hướng dẫn em bằng giọng thầm thì, nhiều từ tôi không thể nói bằng tiếng của em nên đành nói bằng tiếng Pháp. Nhưng hình như em thấy điều đó là hài hước nên thỉnh thoảng em cười khúc khích, em nói rằng nhiều từ em cũng phải mượn của tôi để gọi vật dụng như bánh xà phòng tẩy rửa chẳng hạn. Tôi nghe em nói thế cũng cười theo em.

Cứ thế tôi và em nói chuyện thầm thì, có lẽ nhiều người còn nhầm tôi và em là một cặp tình nhân, mà tôi cũng muốn để họ nhầm lẫn như thế.

Em nói với tôi, quả thật trong lúc đánh trận, nhìn thấy tôi đứng trên cao, em chỉ muốn nhắm ống ngắm và cho tôi một viên đạn. Nhưng có một ngày đặc công thân cận bên cạnh em mang về một trang giấy trong cuốn nhật ký của tôi trong những ngày tôi tới Việt Nam. Cậu ta nói rằng vì thấy tôi chăm chú viết nên cậu đã nghĩ rằng đó là một tờ giấy quan trọng và tuyệt mật, có thể vì sự nhầm lẫn ấy mà cậu ta đã lén xé về cho em.

Nhưng cũng nhờ sự nhầm lẫn ấy mà em biết được tôi đang ở hoàn cảnh nào và em cũng phần nào đỡ gay gắt và thù địch với tôi hơn, chẳng phải sếp của em cũng đã nói rằng "không có kẻ thù mãi mãi" sao? Tôi biết ơn sự nhầm lẫn đó lắm đấy, tuy hai chữ "nhầm lẫn" tuyệt đối không được phép xuất hiện trong quân sự nhưng trong tờ giấy hai mặt ấy tôi cũng nhắc đến một số thông tin quân sự có ích cho em nên sự nhầm lẫn đó chắc được bỏ qua nhỉ?

Em rời khỏi tay tôi và xoay tròn, mái tóc thẳng mượt như lụa của em khẽ đung đưa, tà váy voan xoay tròn để lộ bàn chân đi giày cao gót màu kem cũng đang xoay, quả thật em đi đôi giày đó và động tác của em đẹp lắm đấy.

Thấy chưa, em vẫn hợp với kiểu nhạc này nhất.

***

Tôi nhìn lên đồng hồ, gần đến giờ tàu thủy của tôi rời bến rồi. Lại mở nắp của chiếc đồng hồ quả quýt tôi hay bỏ trong túi áo, hình ảnh nửa trên của em mặc áo Nhật Bình hiện ra, dù là ảnh đen trắng nhưng tôi vẫn thấy cái nét màu vàng mật trong mắt của em. Chết mất thôi, tôi ám ảnh đôi mắt của em rồi.

Rời khỏi Phủ Toàn Quyền Pháp, hôm đó cũng là một ngày lộng gió, tôi tự nhủ trên đường tới bến cảng thì cũng phải tận hưởng từng giây một những gì ở nơi đây. Từ cơn gió lộng tháng năm ở Hà Nội rồi đến mùi đủ loại bánh ở mấy gánh hàng rong trên đường, tôi còn cảm nhận được cả mùi thơm sữa nhè nhẹ của cốm nữa đây này.

Sao vậy nhỉ? Tôi quá đắm chìm trên khung cảnh đường đi nên thời gian trôi nhanh hơn, con đường ngắn hơn rồi ư? Mới đó thôi đã tới cảng sông lớn rồi?

Đó có phải là em? Cô gái mặc áo dài xanh và đôi giày cao gót màu kem tôi đã tặng hôm trước?

Tôi xuống xe và lại gần nhìn cho kĩ, quả thật là em!

Liên đứng đó với mái tóc được tết lại chứ không buông xõa như tối hai hôm trước, em còn buộc gọn lại phần tóc thừa ra bằng một cái nơ hình hoa sen nho nhỏ. Đôi mắt của em chợt chạm tôi, cảm giác ngọt ngào nhanh chóng lan ra toàn thân thể của tôi như thể em đã xức lên tôi thứ nước hoa mùi ngọt như mật ong chỉ bằng đôi mắt vàng hiếm ấy.

Đừng hỏi tôi tại sao lại có cảm giác đó, trái tim của tôi giống như Paris lúc nào cũng ngập tràn tình yêu, chỉ cần một chút xúc tác thôi nó sẽ bùng nổ ngay lập tức.

"Em tới tiễn anh à?"

"Ừm, tôi tới tiễn anh."

"Em không còn gọi tôi là ngài nữa."

Liên không nói thêm, em chỉ cười và nhẹ gật đầu. Tôi có thể thấy nụ cười đó không giống như những cô gái hai bím tóc cười ngượng ngùng với một chàng dân quân nào đó, em cười nhẹ nhàng theo kiểu của một quý tiểu thư hay một quý phu nhân. Phải chăng cuộc sống của em ở trong cung đình đã luyện cho em cách nở nụ cười quá đỗi sang trọng như thế?

Nhưng đối với tôi dù em cười thế nào, vẫn là đẹp.

"Tôi còn sợ đôi giày đó em ít khi sử dụng tới chứ."

"Nó không đến nỗi khó đi, vả lại cũng khá hợp với bộ áo dài này. Chắc chỉ mươi năm nữa thì việc đi giày cao gót khi diện áo dài không còn là kỳ lạ nữa. Đến lúc ấy, anh tới Việt Nam thì sẽ có thể bắt gặp những cô gái Việt ở đây đi một đôi giày cao gót giống như các anh thôi."

Em nhẹ nhàng trả lời, tôi vui khi em nói câu ấy. Mà, ý của em tức là sẽ có một sự giao thoa giữa hai nền văn hóa phải không?

"Tôi xin lỗi vì những gì mà Chính phủ tôi làm trên đất nước của em, đương nhiên, cả tôi nữa."

"Bác của tôi đã nói rồi, không có kẻ thù mãi mãi. Tôi và anh vẫn có thể là bạn, tôi tới tiễn anh vừa là công việc ngoại giao vừa với tư cách một người bạn."

Tôi ôm em, em cũng để tôi ôm, em vỗ vai tôi như an ủi tôi. Em biết không, tôi suýt khóc đấy.

"Vậy tôi có thể trở lại không?"

Tôi hỏi, em nhìn tôi lại bật cười nửa đùa nửa thật.

"Vậy thì đừng đem ai theo nữa đấy, chỉ một mình anh thôi."

Tôi cười, nắm tay em và đặt lên đó một nụ hôn lịch sự của một quý ông dành cho một quý cô dễ thương, em đừng hiểu nhầm đó là văn hóa của nước tôi đó.

Em nhìn tôi bước lên tàu, không dám nói là em bịn rịn nhưng tôi vẫn cảm thấy có chút gì đó lưu luyến trong tận sâu đáy mắt của em.

Còn một lời mà tôi không đủ dũng khí nói với em: Tôi yêu em.

Nhưng tôi biết rằng đây chưa phải là lần gặp cuối và tôi còn vô số cơ hội khác tốt hơn để nói với em điều đó.

Và cho tới lúc đó thì...

Tạm biệt em, cô gái dễ thương.

-----------------------------------------------------------

Phần truyện tròn 4000 từ luôn nà :33

Chú thích:

(*) Valse (Tiếng Pháp): hay còn gọi là điệu Waltz (Tiếng Anh) thường thấy trong các bộ phim Âu cổ. Nhiều tài liệu cho rằng nó bắt đầu từ nước Áo hay nước Đức và được Hoàng gia Âu cổ ưa chuộng thường được xem là biểu tượng quý phái của các tiểu thư hay công chúa Âu cổ. Tiết tấu của nhạc thường tùy nơi nhưng điệu nhảy thì vô cùng nhẹ nhàng với điệu xoay tròn duyên dáng.

(*) Điệu Cancan: Điệu nhảy truyền thống của Pháp, nhưng có một thời nó được xem như là "thiếu đứng đắn" vì động tác đá chân cao đôi khi để lộ tất chân và "đồ bảo hộ" của vũ nữ. Nhưng dần dà điệu nhảy này lại được đón nhận và thu hút đông đảo mọi người trên thế giới. Các nàng có thể thấy điệu này trong vài bộ phim, các vũ nữ nắm tay nhau và đá chân cao cùng bộ váy dài sặc sỡ, đó là điệu Cancan của Pháp.

(*) Phủ Toàn Quyền Pháp: trong năm 1945 - 1949 do văn bản pháp lý của các nước Đồng Minh mà phủ này được thành lập (sau khi được thực dân Anh mở đường), thực dân Pháp đã dựa vào đây để gửi Tối Hậu thư bắt Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa phải giao thủ đô Hà Nội cho chúng tiếp quản nhưng thực chất âm mưu muốn đưa nước ta trở về với hình thức thuộc địa của chúng.

Đỉnh cao của cảm hứng thất thường, chương trước viết như kiểu trẻ con xong đùng cái chương này dài gấp đôi ;-;

P/s: Chương này được viết theo cảm nghĩ và lời của Francis nên sẽ KHÔNG KHÁCH QUAN tuy nhiên các sự kiện lịch sử Amemos không hề biến tấu hoặc nói sai, mong các nàng trước khi bình luận hãy đọc thật kỹ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro