Vòng Quanh Thế Giới : Ý (4)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Vài lời nhảm nhí của tác giả: Mình đang sìn Thăng Bình x Kiến Huy các bạn ạ ToT. Huhu, muốn có đồng râm sìn chung quớ ;;v;;
Chưa bị dí fic thì có đến đ*t cũng chả thèm làm :)))
____________________________________
Tôi đang trầm ngâm nhìn đống giấy tờ trước mặt, không khỏi bàng hoàng. Tôi sắp hết thời gian ở Ý rồi. Thời tiết nó âm u, lạnh lẽo lạ lùng.

Nhìn ra ngoài cửa sổ, tôi nhìn đám mây mù xám xịt bai trùm cả thành phố Naples. Mưa lắc rắc rơi bám lên từng mảng kính khu chung cư.

Tôi liên hệ với Feliciano và Lovino qua tin nhắn. Họ nói nếu trời đẹp họ sẽ ghé qua chung cư của tôi, tiện thể tiễn tôi về Nhật trở lại. Nhưng với thời tiết như thế thì khó lòng mà về được rồi, còn khó hơn là họ tới để nói chuyện với tôi.

Có một cô nhân viên của khu chung cư gửi một đoạn tin nhỏ lên phòng tôi, cô ta bảo rằng có hai người nào đó muốn gặp tôi. Tôi bần thần, định hình chờ người lên.

- Tôi không thất hứa với cô đâu, Mizuku! - Feliciano vui tươi mở cửa phòng tôi bước vào, ngồi xuống cái giường tôi ngủ được mấy ngày nay kia.

- Cô sắp rời Ý đúng không? - Lovino nhẹ nhàng kéo ghế ngồi xuống, ngước mặt lên nhìn thẳng vào mắt tôi.

Tôi chỉ ậm ừ gật đầu, tôi chán lắm, tôi muốn ở đây nhiều hơn. Nhưng tôi lại sắp phải quay về Nhật rồi. Thật là tiếc...

Feliciano và cả Lovino, họ đến gần chỗ tôi ngồi. Feliciano nhìn tôi, một cách buồn bã và rầu rĩ. Còn Lovino, chỉ thấy sự tiếc nuối nào đó, dành cho cô gái họ gặp suốt mấy ngày nay.

- Cậu qua Nhật rồi, nhớ gửi cho Kiku chút quà mọn của tớ, được chứ? - Feliciano đưa cho tôi một cái túi nhỏ. Tôi không xem, vì đó là quà của Kiku. À, tôi nhớ rồi, Ludwig và Gilbert cũng gửi cho tôi quà để tặng Kiku.

- Tặng cho cô đống lịch sử của chúng tôi cho nốt, được chứ? - Lovino đã đề xuất như thế. Tôi ậm ừ gật đầu mỉm cười nhận lời Lovino.

Tôi kéo bàn để giữa phòng, rồi đem bộ trà ra, chế ra ba tách rồi bắt đầu ngồi xuống.

Mở đầu câu chuyện của cậu ấy là về Phát Xít...

- Tôi nhớ nó như thế này. Kích động xã hội diễn ra sau những tàn phá của chiến tranh, lấy cảm hứng từ Cách mạng Nga, dẫn đến các hành động phản cách mạng và đàn áp trên khắp nước Ý. Tổ chức tự do lo ngại một cuộc cách mạng kiểu Xô viết, họ bắt đầu tán thành Đảng Phát xít Ý có quy mô nhỏ của Benito Mussolini. Trong tháng 10 năm 1922, quân Áo đen của Đảng Phát xít quốc gia cố gắng tiến hành đảo chính ("Hành quân đến Roma"), hành động này thất bại song vào phút chót Quốc vương Vittorio Emanuele III của Ý từ chối tuyên bố tình trạng bao vây và bổ nhiệm Mussolini làm thủ tướng. Trong vài năm sau đó, Mussolini cấm chỉ toàn bộ các chính đảng và tước đoạt các quyền tự do cá nhân, do đó hình thành một chế độ độc tài. Các hành động này thu hút sự chú ý của quốc tế và cuối cùng truyền cảm hứng cho các chế độ độc tài tương tự như Đức Quốc xã hay Tây Ban Nha dưới quyền Franco.

Feliciano gật gật tỏ vẻ đồng ý. Cậu còn chêm thêm một số thông tin quan trọng nữa.

- Năm 1935, Mussolini xâm chiếm Ethiopia, khiến quốc tế xa lánh Ý và nước này rút khỏi Hội Quốc Liên. Ý liên minh với Đức Quốc xã và Đế quốc Nhật Bản, cũng như ủng hộ mạnh mẽ Francisco Franco trong nội chiến Tây Ban Nha. Năm 1939, Ý sáp nhập Albania, sau khi nắm quyền bảo hộ thực tế nước này trong nhiều thập niên. Ý tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai bên Phe Trục vào ngày 10 tháng 6 năm 1940. Dù có tiến bộ bước đầu tại Somaliland thuộc Anh và Ai Cập, song về sau người Ý chiến bại tại Đông Phi, Hy Lạp, Nga và Bắc Phi. Sau khi Đức cùng Ý tấn công vào Nam Tư, việc đàn áp kháng cự của du kích Nam Tư và các nỗ lực nhằm Ý hoá đã dẫn đến các tội ác chiến tranh của Ý. Và tôi cảm thấy thật khó chịu về điều đó ve!~

Tôi mỉm cười, viết vài cuốn sổ tay độc nhất của tôi. Nó rất dày, nó lưu trữ nhưng câu chuyện họ kể cho tôi nghe.

-
Đồng Minh bắt đầu xâm chiếm Sicilia vào tháng 7 năm 1943, dẫn đến chế độ phát xít sụp đổ và Mussolini bị hạ bệ vào ngày 25 tháng 7, Ý đầu hàng Đồng Minh. Người Đức nhanh chóng đoạt quyền kiểm soát miền bắc và miền trung Ý. Quốc gia này duy trì là một chiến trường trong giai đoạn còn lại của chiến tranh, do Đồng Minh tiến chậm từ phía nam. Tại phía bắc, người Đức lập ra nhà nước bù nhìn Cộng hòa Xã hội Ý (RSI) và lập Mussolini làm lãnh đạo. Thời kỳ sau đình chiến chứng kiến việc nổi lên một phong trào kháng chiến chống phát xít có quy mô lớn, mang tên Resistenza. Đến cuối tháng 4 năm 1945, khi thất bại hoàn toàn đang dần hiện rõ, Mussolini cố đào thoát về phía bắc, song bị du kích Ý bắt giữ và hành quyết. Tình trạng thù địch kết thúc vào ngày 29 tháng 4 năm 1945, khi lực lượng Đức tại Ý đầu hàng. Gần nửa triệu người Ý thiệt mạng trong xung đột, và kinh tế Ý gần như bị phá huỷ, thu nhập bình quân vào năm 1944 ở mức thấp nhất kể từ khi bắt đầu thế kỷ XX.

- Đồng Minh ư!? Để tôi sẽ đề cập về Đồng Minh sau! - Tôi cười tươi trước mặt hai người, hai người gật đầu vui vẻ cùng theo tôi.

"Còn mà còn mà!" Lovino bất ngờ lên tiếng. "Đâu có chuyện Phát Xít là hết đâu."

Feliciano cười tươi, nhìn nhìn tôi. "Tiếp tục cho đến hết đi, được mà, ve?"

- Cô biết chúng tôi bây giờ là gì chứ?

Tôi đoán ngay, vì nó cực kì dễ "Cực kì dễ, Cộng Hòa Ý!"

- Ve! Đúng rồi đấy. Ý trở thành nước cộng hoà sau một cuộc trưng cầu dân Ý được tổ chức vào ngày 2 tháng 6 năm 1946, từ đó ngày này được kỷ niệm với tên gọi là ngày Cộng hoà. Đây cũng là lần đầu tiên phụ nữ Ý được trao quyền bỏ phiếu. Con trai của Vittorio Emanuele III là Umberto II buộc phải thoái vị và lưu vong. Hiến pháp Cộng hoà được phê chuẩn vào ngày 1 tháng 1 năm 1948. Theo hiệp định hoà bình với Ý năm 1947, hầu hết Venezia Giulia bị mất cho Nam Tư, và sau đó Lãnh thổ tự do Trieste bị phân chia giữa Ý và Nam Tư. Ý cũng mất toàn bộ tài sản thuộc địa, chính thức kết thúc Đế quốc Ý.

- Tôi kể tiếp nhá. Cử tri Ý lo ngại về khả năng thế lực cộng sản tiếp quản, điều này tỏ ra là mang tính quyết định trong cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu lần đầu vào ngày 18 tháng 4 năm 1948, khi Đảng Dân chủ Cơ Đốc giáo dưới quyền Alcide De Gasperigiành được chiến thắng lớn. Đến năm 1949, Ý trở thành một thành viên của NATO. Kế hoạch Marshall giúp phục hồi kinh tế Ý, Ý có một giai đoạn tăng trưởng kinh tế duy trì liên tục và thường được gọi là "kỳ tích kinh tế" đến cuối thập niên 1960. Năm 1957, Ý là một thành viên sáng lập của Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC), tiền thân của Liên minh châu Âu (EU).

"Chúng ta còn gì nữa không?" Tôi mới bắt đầu hỏi tiếp.

- Từ cuối thập niên 1960 cho đến đầu thập niên 1980, Ý trải qua giai đoạn náo động, có đặc trưng là khủng hoảng kinh tế (đặc biệt là sau khủng hoảng dầu mỏ 1973), xung đột xã hội lan rộng và các vụ tàn sát khủng bố do các nhóm cực đoan đối lập tiến hành, với cáo buộc có sự tham gia của tình báo Hoa Kỳ và Liên Xô.

- Tôi nhớ Hoa Kỳ và Liên Xô ghét nhau mà. - Tôi cười khoái chí cùng với hai người anh em đại diện nhà Ý kia.

- Trong thập niên 1980, lần đầu tiên kể từ năm 1945 có hai chính phủ nằm dưới quyền lãnh đạo của các thủ tướng không thuộc Đảng Dân chủ Cơ Đốc giáo: Một của những người cộng hoà (Giovanni Spadolini) và một của những người xã hội (Bettino Craxi); tuy nhiên Dân chủ Cơ Đốc giáo vẫn là đảng thống trị chính. Dưới thời chính phủ của Bettino Craxi, kinh tế hồi phục và Ý trở thành quốc gia công nghiệp hoá lớn thứ năm thế giới, được quyền gia nhập nhóm G7. Tuy nhiên, hậu quả từ chính sách chi tiêu của ông là nợ quốc gia tăng vọt.

Tôi ghi chép lại toàn bộ những gì cậu ta nói. Dường như là sắp hết rồi...

- Vào đầu thập niên 1990, Ý đối diện với các thách thức trọng đại, khi cử tri yêu cầu cải cách cấp tiến do thất vọng với tình trạng tê liệt chính trị, nợ công khổng lồ và tham nhũng lan tràn (gọi là Tangentopoli) được vạch trần trong điều tra 'Mani pulite' (bàn tay sạch). Các vụ bê bối liên quan đến toàn bộ các đảng lớn, song đặc biệt là trong liên minh chính phủ: Đảng Dân chủ Cơ Đốc giáo từng cầm quyền gần 50 năm song đến lúc này trải qua một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng và cuối cùng phải giải tán vào năm 1994, phân ly thành một vài phe phái. Những người cộng sản tái tổ chức thành một lực lượng dân chủ xã hội. Trong thập niên 1990 và 2000, các liên minh trung-hữu (do ông trùm truyền thông Silvio Berlusconi chi phối) và trung-tả (do giáo sư Romano Prodi lãnh đạo) thay nhau quản lý đất nước.

- Đến cuối thập niên 2000, Ý chịu tác động nghiêm trọng do Đại khủng hoảng, trải qua 42 tháng suy giảm GDP từ năm 2008 đến năm 2013. Khủng hoảng kinh tế là một trong các vấn đề chính buộc Berlusconi phải từ chức vào năm 2011. Chính phủ bảo thủ được thay thế bằng nội các kỹ trị của Mario Monti. Sau tổng tuyển cử năm 2013, Phó bí thư của Đảng Dân chủ là Enrico Letta lập chính phủ mới, đứng đầu một đại liên minh hữu-tả. Năm 2014, gặp thách thức từ tân Bí thư Đảng Dân chủ Matteo Renzi, Letta từ chức và người thay thế là Renzi. Tân chính phủ khởi đầu các cải cách hiến pháp quan trọng như giải tán nghị viện và một luật bầu cử mới. Đến ngày 4 tháng 12 năm 2016, các cải cách hiến pháp bị bác bỏ trong trưng cầu dân ý và Renzi từ chức sau đó vài ngày; Bộ trưởng Ngoại giao Paolo Gentiloni được bổ nhiệm làm thủ tướng mới.

"Hết rồi đó!!" Feliciano ôm cổ tôi lại, chúc mừng tôi đã hoàn thành câu chuyện của mình. Lovino đặt tách trà xuống nhìn tôi.

Tôi ngước đầu ra nhìn cửa sổ. Trời trưa nhưng vẫn có mây mù che lại. Naples không có mưa...nhưng mây vẫn mù. Thể hiện chút vấn vương nào đó với vùng đất Ý hiền hòa duyên dáng...

_________________
~^O^~ rốt cuộc toi vẫn xong trong 1 tiếng nè!!!!!
Vừa sìn hàng vừa viết, vô cực cmnr :3!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro