asad-lenghiabk05

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đêm trong rừng thẳm Pả Pa

sáng hôm sau chúng tôi dậy rất sớm,người thì chuẩn bị hành trang,đồ đạc lỉnh kỉnh như là xong nồi,chăn đệm,túi ngủ,cần câu...dầu ăn,chảo,gia vị mắm muối và không thể thiếu được đó là gạo và rượu ,ai cũng háo hức chuẩn bị một chuyến đi được trọn vẹn nhất...

A.Phòng thì đang chuẩn bị lại một trong những đồ vật cần thiết nhất,đó là cây súng kíp,một vật dụng không thể thiếu của bà con dân BảMọi thứ đã chuẩn bị xong,thống nhất đi ngược dòng Pả Pa,a.Phòng và a.Tâm đi trước vì đồ đạc của mấy anh em nặng nhất,tôi và Ân Béo chỉ có ít quần áo và đồ câu là chính,quan trọng nhất trong công cuộc đi câu bên Lào là Giun,làm có 3,4 loại Giun tất cả và làm thế nào cho chúng sống khỏe trong một thời gian dài như vậy...đấy là kinh nghiệm của những anh em đi câu suối và câu cá dã ngoạiA.Phòng và a.Tâm lên đường và có bảo chúng tôi rằng:"chúng em đi trước,đến chỗ nào phải rẽ,chúng em sẽ chặt cây rừng,và để ngả về hướng đó,các anh cứ đeo theo,sẽ gặp nhau ở đó,các anh cứ câu cá,chúng em xuống vũng sâu để đánh lưới...ok,thống nhất vậy đi,nhưng tôi hơi lo lo,vì lạ đường,súng ống đạn dược thì không,hai anh em có 4 cái cần câu tất cả,mà đi về hướng a.Miên bị Gấu vồ,nhỡ gặp Gấu thì chẳng nhẽ lại móc Giun vào câuĐêm trong rừng thẳm" là một cuốn truyện ngắn mà tôi đã được đọc từ ngày còn bé,tôi đã rất say mê và đọc đi đọc lại không biết bao nhiêu lần,giờ đã lâu quá rồi,tôi không còn nhớ tên tác giả nữa.Nó là những truyện ngắn,nói về những năm tháng ở trong rừng,những kinh nghiệm sương máu khi đi rừng,khi đối mặt với thú dữ và rất nhiều câu chuyện hay về cuộc sống cả ngày lẫn đêm trong rừng thẳm.Phải chăng những câu chuyện đó đã theo tôi mãi đến tận bây giờ,tôi cứ đam mê,cứ theo đuổi nó...

a.Phòng vác con TuPhan về,không khí quanh lán trại nhỏ của tôi náo nhiệt hẳn lên,mỗi người một việc,người thì chặt lá,người thì lấy dao...Sau khi chờ a.Phòng làm Lý thần rừng(đây là phong tục có từ ngàn đời của những người thợ săn trong rừng,tôi quan sát thất a.Phòng cắt một mẩu tai nhỏ,lấy một ít thịt,một ít nội tạng của con thú,sau đó miệng lẩm bẩm niệm thần chú,rồi để mỗi nơi một ít.Theo a.Phòng khi bắn được thì phải làm thế,vừa mời,vừa cảm ơn thần rừng đã cho con thú).a.Phòng bắt đầu mài dao,đúng là thợ có khác,thời gian làm con Tu Phan chỉ bằng chúng ta làm một con Gà.a.Phòng cắt ngay một miếng thịt mông,thái nhỏ,lấy lá gan,thái lát và một ít xách của con Tu Phan,để lên lá chuối,mời anh em chúng tôi.Thịt sống,vẫn bốc khói,thấy tôi có vẻ lưỡng lự,a.Phòng bảo:"ăn đi,ngon lắm đấy,không loại thịt nào ngon và tươi thế này đâu".Thấy vậy tôi cũng chả sợ nữa,làm ngay một miếng thịt mông,phải công nhận là ngon vô cùng,nó không tanh,không gây mà rất ngọt,Ân Béo đứng lè lưỡi lắc đầu:"anh chịu thôi",nhưng sau khi tôi mời thì cũng tặc lưỡi ăn vậy,sau khi Ân Béo ăn thử thì không ai cản được nữa...

Cả 4 anh em cùng ăn thịt sống,uống máu tươi con Tu Phan như uống nước ấmTiếng anh em chúng tôi cười nói râm ran một góc rừng.a.Phòng mang ít rượu quá,mồi ngon,cảnh đẹp như thế này mà mang có 2 chai lavie 0,5l,uống cái đã hết veo,chán ghê.Sau khi ăn xong,phải công nhận tôi chưa bao giờ được ăn một bữa vui và ngon đến vậy,anh em chúng tôi ăn bốc hết.Thịt Tu Phan cùng cơm Lam,quện với mùi oi khói,chả lời nào tả hết.Lúc này cũng hơn 9h,sương xuống lạnh thấu xương.Bốn anh em chúng tôi chui vào trong lều,nằm nói chuyện với nhau,trêu đùa nhau và lên kế hoạch cho sáng mai.Chương trình thế này là đạt yêu cầu 100% rồi,sáng mai ngủ dậy,thu đồ và túc tắc vừa câu vừa về,đến trưa đến Bản là ok rồi...Nằm co ro,sát cạnh nhau cho khỏi lạnh,a.Tâm có bảo rằng đêm hôm cẩn thận,lúc dậy đi vệ sinh các anh nhớ cầm theo đèn nhé,lửa ấm thế này rắn rết hay bò vào lắm...Nói vừa dứt câu thì tiếng xẻ gỗ quen thuộc của Ân Béo lại văng vẳng bên tai...

Tôi và a.Tâm ngủ không được trọn giấc,thi thoảng 2 anh em lại dậy,giảm bớt lửa cho thịt và cá khỏi bị cháy,rồi dậy uống nước,đi tiểu...Ân Béo nhà ta thì cứ chui trong túi ngủ ,gáy o o,chả cần biết trời đất gì sất

...sáng ngày hôm sau,chúng tôi dậy rất sớm,a.Tâm và a.Phòng lại chia nhau ra đi săn con Tu Họ,một lát sau về thấy 2 anh em mỗi người được một con

Chỗ thịt con Tu Phan đêm quabữa sáng ngon thế này mà không còn rượu để uống,ăn xong,tôi cùng a.Phòng,a.Tâm thu dọn hành lý,còn Ân Béo sáng ra thấy cá láng nhiều quá,lại tiếp tục buông câu,trong lúc anh em chúng tôi thu dọn,Ân Béo làm tầm 2kg Pa Khính

Ân Béo ham quá,bảo mọi người đi về trước đi,thuộc đường rồi,lát sẽ về sau,vậy là tôi ,a.Tâm cùng a.Phòng lên đường xuôi hướng Pả Pa trước

Vị trí a.Miên bị gấu vồ hồi đầu nămTôi lấy ngay cái bát,đựng số Ong trưởng thành vào rồi rửa sạch,lấy rượu để ngâm...

Chú Tu Ma(con chó) này,cũng theo đoàn người đi bắt Ong,chậm chân cũng bị nó đốt cho vài nốt vào chân và mặt,khi về thấy chân đi cà nhắc và mắt phải hơi sưng

Sau khi lấy hết ong,mọi người bắt đầu lấy sáp Ong cho lên đồ,như kiểu mình đồ xôi vậy.Phải công nhận là món nhộng Ong đồ ngon tuyệt trần,mùi thơm và vị ngậy,bùi của nó làm tôi ăn phải nhớ mãi.Nhưng cũng nên khuyến cáo ,ai mà không quen ăn vào dễ bị dị ứng,có thể là mẩn ngứa hoặc bị nôn,trong số người ăn hôm đó chỉ tội nhất a.Tâm,ai bảo ăn khẩu pái Tó(cơm nhân nhộng Ong) nhiều quá

DUYÊN RỪNG

Hôm nào cũng vậy, gã về đến căn gác của mình thì đã khuya lắc lơ. Chút tỉnh táo còn lại là bật được ti vi để xem bản tin cuối ngày. Thế rồi ti vi tự tâm sự một mình còn gã thì lăn ra ngủ. Mà mấy đứa độc thân như gã thì hôm nào cũng có cớ để nhậu. Từ kinh tế Mỹ suy thoái đến sàn chứng khoán tăng điểm, từ việc đứa này mua được mã chứng khoán nào đó thấp hơn đứa kia vài giá đến chuyện vui buồn ở cơ quan. Tất cả gặp ở các cuộc nhậu, nhậu chung vui, nhậu chia buồn giải đen.

Hôm nay gã cũng nhậu, uống nhiều hơn mọi khi nhưng về sớm hơn và quan trọng là gã tỉnh táo đến lạ kỳ. Lần đầu tiên sau cuộc nhậu gã thấy buồn, lần đầu tiên gã thấy trống vắng, mọi thứ xung quanh đều câm lặng và vô nghĩa. Có lẽ lâu lắm gã mới có cuộc nhậu theo đúng nghĩa của nó, không phải chuyện vui, chẳng phải chuyện buồn, chỉ là chuyện “tái hợp” của những con người đã từng gặp nhau trong quá khứ, gặp lại nhau bởi cuộc sống và định mệnh….

Ngày ấy, mỗi thí sinh được thi Đại học những bốn lần vì có tới bốn đợt thi. Ai cũng phải tìm ra cho mình một trường để “chống móm”. Tức là ngoài trường yêu thích phải thi thêm ít nhất một trường dễ hơn so với khả năng để khỏi trượt. Chẳng thiết tha gì nghề rừng nhưng có một ông anh họ là giám đốc một lâm trường, lại là trường dễ thi nên Duy Anh chọn Lâm nghiệp làm trường “chống móm”. Thế rồi không hiểu sao mà cậu ta “móm thật”. Phải nhập học Đại học Lâm nghiệp ở cách xa trung tâm Hà nội, lại xa cả mấy đứa bạn cùng học thời phổ thông nên Duy Anh rất buồn và tức. Cậu nhập học với quyết tâm “học tạm sang năm thi lại”.

Nhưng mọi chuyện lại bắt đầu không thuận lợi như Duy Anh đã nghĩ. Với số điểm thi tuyển vào Đại học Lâm nghiệp khá cao nên mới bắt đầu nhập học cậu đã phải gánh trách nhiệm “Lớp phó học tập”. Mà đã làm cán bộ lớp học không ra gì thì có mà mặt mo. Còn chuyện ôn thi Đại học để sang năm thi lại thì sao? Ký túc xá từ sáng sớm tinh mơ đến đêm khuya không bao giờ hết ồn ào. Lại còn sách vở tài liệu ôn thi nữa chứ, anh em sinh viên mà biết thì ăn nói làm sao với cô giáo chủ nhiệm.

Ở cùng phòng với Duy Anh là Thành, một gã béo mập nhưng có vẻ hiền lành, ít nói, lại là con nhà lao động nên chăm chỉ tận tuỵ. Thành rủ Duy Anh thuê nhà ở riêng để học.

- Tôi có xe đạp mà, lo quái gì chuyện đi lại.

Thành cố tình nhấn mạnh để khuyến khích Duy Anh. Hơn nữa hai tính tình hai đứa cũng tương đối hợp, lo học chứ ít tìm chuyện vui đùa ầm ỉ.

Thế là sau hôm chủ nhật dọn nhà, người ta nhìn thấy một thằng béo một thằng gầy sáng nào cũng chở nhau trên chiếc xe đạp cà tàng đi học. Không ít người cười ngặt nghẽo khi nhìn thấy cảnh tượng đó diễn ra hàng ngày trước mắt nhưng cũng có người tốt tính nhận xét:

- Đôi bạn điểm mười đấy, thằng gầy là số 1 còn thằng béo là số 0.

Gần nhà trọ của hai đứa có một cô bé mới vào học cấp ba. Đó là Thu Liên, cô gái vừa qua tuổi thiếu nhi để trở thành thanh niên. Dáng người cao, mái tóc dài óng ả, khuôn mặt khả ái với nụ cười luôn nở trên môi. Ai cũng cho rằng sau này lớn lên cô sẽ có hàng tá người chạy theo để trồng cây si. Duy Anh nghe người lớn tuổi nói vậy rồi biết vậy. Cậu không quan tâm mấy đến chuyện xấu đẹp mặc dù cả hai thằng đều trở thành gia sư miễn phí cho cô bé ngay từ khi mới chuyển đến. Môn nào biết thì cậu giảng giải cặn kẽ từng ly từng tý y như một người thầy, còn môn nào không biết thì ….

- Anh học khối A mà. Môn này hồi trước anh không ôn thi Đại học nên quên rồi.

Cô bé đón nhận tất cả các kiến thức được hai đứa chỉ bảo nhưng cũng không tỏ ra buồn hay trách móc đối với những câu hỏi mà hai cậu sinh viên năm thứ nhất không trả lời được. Cô coi họ như những người anh thân thiết, gần gũi để có thể hỏi bài và chia sẻ những điều mới được học cả ở trong sách giáo khoa lẫn ở cuộc sống.

Mọi chuyện cứ như vậy, bình yên trôi qua cho đến khi Duy Anh tạm biệt bạn bè trong lớp, tạm biệt mọi người trong xóm trọ “xách va ly” về Thủ đô để nhập học Học viện Ngân hàng, trường Đại học mới mà qua năm thứ hai cậu đã thi đỗ. Thu Liên ánh mắt ngấn lệ hỏi lúc chia tay?

- Anh không làm nghề rừng à! Tại sao anh thích ngân hàng. Có phải làm ngân hàng thì nhiều tiền không? Mà cô giáo nói tất cả những người thích tiền đều không phải người tốt.

Lần đầu tiên trong đời Duy Anh bị cho là xấu, cậu càng day dứt hơn bởi đó là lời nói của một cô bé còn chưa đủ khôn để tự mình đưa ra những kết luận xấu tốt trong cuộc sống. Hình ảnh đó dù có đôi chút nhạt phai theo năm tháng thời gian nhưng đó là tất cả những gì về “rừng” và những ngày theo đuổi nghề rừng của Duy Anh. Cậu rời xa tất cả những gì đã qua để về với khung trời ước mơ dù chưa biết tương lai của mình rồi sẽ ra sao. Cậu cũng cho rằng những con người trong quá khứ chỉ là những kẻ chung đường trong chốc lát, khó có thể gặp lại nhau. Nhưng rồi cuộc sống luôn có những quy luật riêng của nó, buồn, vui, đắng cay và cả những bất ngờ thú vị. Công việc đã cho ba con người ấy gặp lại nhau trong một hoàn cảnh khác hết sức bất ngờ và đầy cảm xúc.

Học xong Đại học, Duy Anh làm cho một chi nhánh của BIDV ở một tỉnh miền núi Tây Nguyên. Thế là suốt ngày cậu tiếp xúc với người dân trồng rừng, đọc những dự án trồng rừng, khai thác rừng. Một lần nữa anh lại bén duyên với rừng như định mệnh. Và Duy Anh, Thành, Liên đã gặp lại nhau với vai trò của ngân hàng cho vay những người thợ rừng.

- Ông nhớ Liên chứ! Tôi và Liên cưới rồi ông ạ!

Câu đầu tiên Thành tâm sự là như vậy khiến Duy Anh bất ngờ và bối rối.

- Thật không? Bây giờ cậu và Liên làm gì?

- Tớ sinh ra từ làng quê với gốc rạ bờ tre và sẽ nguyện ở lại với rừng cho đến hết cuộc đời.

- Ông nói lâm ly quá, y như tiểu thuyết.

- Tối nay mời cậu nghé nhà tớ, mà không phải là nhà đâu, rừng của tớ đấy.

Chạy hết con đường mòn phía sau đồi tỉnh đội, xuống những con dốc sâu hun hút có lẽ Duy Anh chỉ mới thấy ở trong mơ là một căn nhà nhỏ chen giữa bạt ngàn rừng cao su, cà phê và keo tai tượng.

- Ông thấy màu xanh thích không, hai chục hét ta đấy. Thành phấn khởi khoe.

- Nhưng tại sao vợ chồng cậu lại vào đây?

- Liên nhà mình cũng học Lâm nghiệp. Học xong ở đâu có rừng là ta cứ đi thôi.

- Chưa đúng! Cậu vào đây với quyết tâm làm giàu thì phải?

- Cậu vẫn là người hiểu tớ nhất. Đúng là tớ vào đây với quyết tâm làm

giàu thật. Bán hết của hồi môn của hai bên gia đình cho, tớ mua mảnh đất này từ hồi còn là đất trắng. Vừa làm vừa cải tạo mấy năm rồi mới được như vậy đấy!

- Và cho đến bây giờ mới cần vay vốn.

- Mấy ông ngân hàng nhà ông khó bỏ mẹ, chưa nhìn ra thu nhập đừng hòng các ông cho vay.

- Đừng nói tôi, chủ trương chung là như vậy chứ. Mà đó là quy luật muôn đời của người cho vay.

- Tớ cần phân bón, thuốc trừ sâu. Chỉ cần vụ cà phê bói này thì đảm bảo có dư để trả hết ngân hàng.

Liên vẫn vậy, cô bé ngày nào đã trở thành một bà mẹ trẻ nhưng vẫn giữ nguyên nét duyên dáng hồn nhiên ngày nào.

- Anh Thành nói anh cũng làm ở trong này. Có vẻ anh nặng duyên với rừng phải không?

Chiều tàn buông những giọt nắng cuối cùng phía sau những triền đồi, bóng tối lan dần, ngôi nhà nhỏ giữa rừng chỉ còn ánh điện cuối nguồn không soi rõ mặt người lúc mờ lúc tỏ.

- Xong rồi, nhậu thôi! tất cả của nhà làm ra không phải đi mua, trừ rượu.

Thành nói như để bù lại những thiếu thốn, tạm bợ của cuộc sống hiện tại. Anh biết Duy Anh không phải là người quan cách nhưng anh sợ rằng bạn sẽ ái ngại trước hoàn cảnh của mình.

Trong cái giá buốt và tĩnh lặng của núi rừng Tây Nguyên, mân cơm ấm áp và hơi men nồng nàn Duy Anh cảm nhận được hạnh phúc thực sự của vợ chồng Thành. Lần đầu tiên anh uống mà không phải nghe chuyện phởn phơ của mấy thằng thắng chứng khoán, chuyện tị nạnh của mấy người chanh chua hoặc chuyện bình phẩm xấu đẹp về một cô gái nào đó. Ở đây chỉ có những con người tri kỷ, ôn lại những kỷ niệm xưa ngọt ngào và những dự định trong tương lai. Đứa con nhỏ của Thành Liên mới hơn một tuổi cứ bi bô chạy đi chạy lại hết cụng ly với bố rồi cụng ly với chú càng lan toả niềm hạnh phúc đến với tất cả mọi người trong suốt bữa cơm.

Cuộc sống hiện tại của gia đình Thành có không ít những khó khăn nhưng hạnh phúc và tương lai của ngôi nhà nhỏ ấy cứ vương vấn mãi trong lòng Duy Anh. Dù hôm nay uống nhiều nhưng anh không say và bất chợt anh nhận ra rằng đừng cố cắt nghĩa hạnh phúc là gì, hãy biết trân trọng những gì mình đang có và xây đắp tương lai từ những gì đơn giản nhất. Trong giấc mơ êm đềm sau bữa cơm người bạn cũ, Duy Anh thấy hiện ra nụ cười tươi trẻ duyên dáng của cô bạn đồng nghiệp. Có lẽ hạnh phúc cũng đang đến với anh, rất gần giữa cuộc sống và công việc hàng ngày. Một ngày mới lại đang bắt đầu, lần đầu tiên Duy Anh mong trời mau sáng để được gặp cô đồng nghiệp đã hiện ra trong giấc mơ của anh.

Món thai nhi của Trung Quốc

Tin tức về người Trung Quốc ăn thịt trẻ em không phải chỉ một lần gây xôn xao dư luận, mới đây, trong nguyệt san HongKong Next Magazine có một bài viết về trẻ em và thai nhi được chế biến thành những món ăn "hảo hạng" có giá trị dinh dưỡng cao. Nhân chứng của bài báo là bà Liu, một công chức đang sống ở tỉnh Liêu Ninh, bà cho biết, thi thể trẻ em, gồm cả thai nhi, được chế thành những thức ăn rất tốt cho sức khoẻ cũng như sắc đẹp của người Trung Quốc.

Theo lời bà Liu, thì thai nhi chứa một hàm lượng dinh duỡng rất cao so với những thức ăn khác. Theo yêu cầu của nhà báo, bà Liu dẫn họ tới một nơi bảo quản thai nhi trước khi đem ra nấu nướng. Trước những con mắt ngạc nhiên và kinh hoàng của họ, bà Liu cầm trên tay một thai nhi rồi dùng con dao thái thịt ra từng mảnh nhỏ, rồi bỏ vào nồi nấu thành món canh thai nhi. Bà nói: "Đừng sợ, đây chỉ là những miếng thịt, chỉ khác một điều là thịt của một loài vật cao quý nhất là con người mà thôi".

Vào năm 2000, tại tỉnh Quảng Tây, cảnh sát bắt được một nhóm buôn lậu thai nhi khoảng từ 3 đến 6 tháng tuổi, nhét chồng lên nhau trong một cái bọc nylon.

Năm 2004, một cư dân ở Tiểu Tuyền, tỉnh Cam Túc đã phát hiện một cái bọc trong hố rác, bên trong có 2 cái đầu, 3 cái thân hết thịt, 4 cái tay và 6 cái chân. Tất cả những sự việc ghê rợn này được đưa lên các phương tiện truyền thông đại chúng. Thật sự, thai nhi là một món ăn mà nhiều người Trung Quốc rất ưa thích.

2. Tục ăn thịt người ở châu Phi

Ăn thịt đồng loại thường thấy ở loài nhện, bò cạp, đặc biệt là bọ ngựa và bò cạp, con cái ăn thịt con đực trong lúc giao phối. Loài ong cũng vậy, con ong chúa ăn thịt các con ong đực, ong đực được xem như thành phần "ăn không ngồi rồi", không tham gia "lao động sản xuất" mà chỉ chờ thực hiện công tác thụ tinh, giao phối với ong chúa mà thôi.

Ở châu Phi, tục ăn thịt người vẫn tồn tại ở một số bộ lạc, đã trở thành một tập quán xã hội, như bộ lạc Pygmie ở Congo chẳng hạn. Có những báo cáo về những thầy lang dùng một phần cơ thể của hài nhi trong các món thuốc của họ.

Bộ lạc Korowai ở đông Nam tỉnh Papua của Indonesia là bộ lạc vẫn còn tục ăn thịt người.

3. Lịch sử ăn thịt người của Trung Hoa

Nhà sử học người Nhật, Kuwabara Jitsuzo đã khẳng định rằng nền văn minh Trung Hoa có một lịch sử ăn thịt người.

Đời nhà Hán

"Nhà Hán học theo cái xấu của người Tần, chư hầu nổi dậy, dân mất việc làm, mất mùa to, người dân ăn thịt nhau, chết quá nửa" (Hán thư quyển nhị).

"Năm thứ hai, đời Cao Tổ (205 Trước Công Nguyên), tháng 7, vùng Quan Trung có nạn đói lớn, một đấu gạo giá vạn tiền, người dân ăn thịt nhau" (Sách Tư trị thông giám).

Sử ký Kinh Bố liệt truyện chép "Vua Hán giết Lương vương là Bành Việt, băm thịt, cất đựng rồi ban cho chư hầu".

Thời Vũ Đế (Năm 140 – 87 trước Công Nguyên), Vũ Đế có công đánh chiếm tứ di, mở rộng bờ cõi. Chiến tranh vắt cạn kiệt sức lực và của cải người dân, nạn châu chấu rợp trời, người thì ăn thịt lẫn nhau."

Năm đầu thời Hán Nguyên Đế (Năm 48 Trước Công Nguyên) Tháng 9. 11 quận ở vùng Quan Đông bị lụt to, mất mùa, nhiều người ăn thịt lẫn nhau."

"Năm Sở Nguyên thứ hai, Hán Nguyên Đế (Năm 47 trước Công Nguyên) Tháng 6. "Vùng Quan Đông, người Tề ăn thịt lẫn nhau".

Ngoài ra, còn hơn 10 năm nữa thời Nhà Hán, dân Tàu ăn thịt lẫn nhau trong những nạn đói xảy ra.

Thời Tam Quốc

Tào Tháo. Ở đất Thị, phía Tây Nam Cự Dã, đói to, dân chúng ăn thịt lẫn nhau. Thời Tam quốc đã có 5 năm, dân Tàu ăn thịt lẫn nhau.

Nguyễn Biểu với bữa tiệc đầu người

Quân nhà Minh đang chiếm nước ta. Tướng Minh là Trương Phụ đóng quân ở núi Nghĩa Liệt, Nghệ An. Con cháu nhà Trần là Trùng Quang sai Nguyễn Biểu làm sứ giả đến gặp Trương Phụ để xin cầu phong làm vua nước Nam. rương Phụ sai quân soạn một bữa tiệc đặc biệt. Thức ăn, đồ uống đựng trong một cái mâm màu nâu, khảm ốc xa cừ, đậy nắp cẩn thận.

Nguyễn Biểu vào tiệc. Mở nắp, thì là một cái đầu người luộc chín. Nguyễn Biểu sửng sốt nhưng sắc mặt không thay đổi, ông ung dung rót rượu, cắm đôi đũa ngà và con dao khoét lấy con mắt, chấm muối, nhắm với rượu một cách ngon lành. Sau khi nuốt xong một con mắt, tiếp tục khoét con mắt thứ hai. Ông nói cốt để cho Trương Phụ nghe: "Chẳng mấy khi, người Nam được nhắm rượu với đầu luộc của người phương Bắc".

Ông còn kiêu hãnh ngâm một bài thơ về tiệc đầu người. Để chứng tỏ mình cũng biết trọng người tài, Trương Phụ bèn tiễn đưa Nguyễn Biểu ra về. Khi Nguyễn Biểu đi rồi, tên Việt gian Phan Liêu ton hót với Trương Phụ là không nên thả hổ về rừng, Trương Phụ bèn ra lịnh cho quân lính đuổi theo bắt Nguyễn Biểu. Nguyễn Biểu biết trở lại là chết, ông bèn dừng chân, xuống ngựa, khắc vào cột cầu Lam hàng chữ: "Thất nguyệt, sơ nhất nhật, Nguyễn Biểu tử" (Dịch nghĩa: Tháng bảy, ngày mồng một, Nguyễn Biểu chết). Nguyễn Biểu chửi vào mặt Trương Phụ "Mày là thằng giặc tàn ác, bạo ngược". Trương Phụ giận tím gan, sai trói Nguyễn Biểu dưới cột cầu, chờ nước dâng lên sẽ chết.

Có phải món thịt người là món quen thuộc của Trương Phụ ?

Ở bên Tàu, ngày xưa cũng có những "Hắc điếm" là nhà trọ mà bọn bất lương trong đó thường bắt gái tơ để hãm hiếp và giết chết, lấy thịt làm nhân bánh bao cho khách ăn.

Người Tàu ăn thịt người trong Cách Mạng Văn Hoá của Mao Trạch Đông

Nhà văn Trịnh Nghĩa mô tả việc ăn thịt người trong cuộc Cách Mạng Văn Hoá của Mao Trạch Đông như sau. Các gia đình không nỡ ăn thịt con mình, nên trao đổi con cho nhau mà làm thịt. Ăn thịt những người mới bị giết hoặc những người từ các khu vực khác đến lánh nạn.

Hồng Vệ Binh ăn thịt người ở Quảng Tây

Những nông dân trong đội ngũ Hồng Vệ Binh được mô tả như sau: những tên đã từng có kinh nghiệm giết người dạy lại những người khác. Chỉ cần dùng dao bén cắt chéo trên bụng nạn nhân, rồi lên gối vào bụng dưới thì tất nhiên tim và gan lòi ra ngoài. Trường hợp nạn nhân bị trói nằm ngửa thì đạp chân lên bụng dưới là xong ngay. Tim, gan và bộ phận sinh dục được ưa chuộng nhất.

Khi một "kẻ phản động" nằm xuống thì nhiều người thủ sẵn dao bén trong mình, nhào đến cắt những bộ phận nào có thể giành được, thứ tự ưu tiên là tim, gan, bộ phận sinh dục đàn ông... Thức ăn dưới các hình thức luộc, xào, hấp, nướng trên lửa, chiên... với gia vị.

Năm 1992, cặp vợ chồng tác giả Nicholas D. Kristof và Sheryl Wudunn của tờ New York Times, dịch giả Vĩnh Như, cho biết họ đã tìm được hồ sơ của đảng Cộng Sản Trung Quốc, tiết lộ những chuyện rùng rợn liên hệ đến việc ăn thịt người tập thể của đảng trong cuộc Cách Mạng Văn Hoá ở tỉng Quảng Tây vào cuối năm 1960.

Tài liệu cho biết ít nhất đã có 137 người và có thể nhiều hơn nữa đã bị ăn thịt. Mỗi nạn nhân đã có cả chục người cùng ăn. Ước đoán là có thể có hàng ngàn người bị giết và ăn thịt trong cuộc Cách Mạng Văn Hoá của Cộng Sản Trung Quốc.

Động cơ ăn thịt người ở đây là có ý thức, chớ không phải vì đói hoặc vì điên loạn.

Các vụ ăn thịt người diễn ra ở những nơi công cộng, thường do các cán bộ Cộng Sản Trung Quốc chủ trì. Mọi người tham gia ăn thịt người để chứng tỏ nhiệt tình cách mạng và thái độ chính trị của mình. Người xẻo và ăn miếng thịt đầu tiên của vị hiệu trưởng nạn nhân, chính là bạn gái của người con trai của ông hiệu trưởng. Cô ta muốn chứng minh rằng, đã cắt đứt quan hệ tình cảm với họ, và cô ta cũng "hồng" chẳng kém ai vậy.

Tại một số trường học, học sinh đã cắt tiết và thui các giáo viên và hiệu trưởng tại sân trường. Ăn thịt các nạn nhân để mừng thắng lợi, như phương châm “thề ăn gan uống máu quân thù”. Các nhà hàng quốc doanh treo xác người lủng lẳng trên các móc thịt và dọn thịt người cho các viên chức chính phủ.

Có một tài liệu được soạn thảo năm 1980 để chỉ trích sự tàn bạo xảy ra tại Quý Châu hồi Cách Mạng Văn Hoá. Trong cuộc míttinh tại một trường trung học cấp 3, ở Shang Shi, có 12 người bị giết. Một số gan bị móc ra đưa về nhà hàng quốc doanh. Cũng tại xã Shang Shi, vị giám đốc quân ủy giết ông Deng Yang Xion và moi gan ra luộc ăn. Ngày hôm sau, ông giết thêm 4 người nữa và moi gan ra phân phối cho 3 đội sản xuất cùng ăn để chứng tỏ sự chuyên chế tập thể. Xác chết còn bị làm nhục và hủy diệt: Lu Lu tại công xã Siyang, Huang Shaoping là cô giáo trường tiểu học Guanging và Chen Guolian, thuộc thị xã Shikang, sau khi bị đánh chết, bị lột trần truồng, lấy que đâm vào âm hộ, phơi xác bên đường.

Ở xã Pu Bei, 10 người trong đoàn lao động Bo Xue trói Zheng Jian cùng với một cô gái 17 tuổi. Bọn này đánh chết Zheng Jian và hiếp dâm tập thể cô gái. Sau đó, đánh chết cô gái rồi moi gan, xẻ vú và âm hộ cô ta.

Tại xã Dong Xing, đoàn lao động Na Bo xử tử Zhang Yueye, nhưng thấy ông ta chưa chết, viên cán bộ đặt chất nổ vào miệng ông ta, làm máu thịt văng tung tóe.

Trong cuộc đấu tố tại Qinzhou, một nữ xướng ngôn viên tên Lu Jeizhen bị bắt và bị đâm chết. Sau đó, bị lột quần và nhét quả pháo vào âm hộ rồi châm ngòi nổ. Phần lớn những người bị giết là trí thức hoặc con cháu của các địa chủ đã bị đấu tố và giết chết trước kia trong "Cải Cách Ruông Đất".

Một phụ nữ bị bắt phải nhận diện và đấu tố cái xác chết của chồng đã bị lóc thịt gần hết. Đã vậy, để trị tội bà đã lấy tên phản cách mạng, bà phải ngủ gần cái đầu lâu của chồng.

4. Món canh thai nhi

Những tờ báo Anh ngữ ở Hồng Kông như East Week, Eastern Express vào tháng 4 năm 1995, đã tường thuật việc phỏng vấn một nữ bác sĩ ở Thẩm Trấn (Shenzhen) gần sát Hong Kong, đã gây chấn động trong quần chúng.

Bác sĩ Zou Qin nói rõ cách tốt nhất để chọn thai nhi để ăn, là sản phụ còn trẻ, thai con so, con trai. Chính bà đã ăn 100 thai nhi trong 6 tháng. Trong một bịnh viện có 7.000 vụ phá thai trong một năm, "nếu không ăn mà bỏ đi rất phí".

Một nữ bác sĩ khác ở Sin Hua Clinic còn ca ngợi khía cạnh bổ dưỡng của món hàn-nàm, (thai nhi) làm cho làn da phụ nữ mịn đẹp, thân thể cường tráng và bổ thận.

Trước những tin tức trên, nổi lên nhiều tranh cãi như là man rợ, ăn thịt người (cannibalism) và vi phạm nhân quyền, khiến cho bà Mary Senander đòi Hoa Kỳ phải giới hạn giao thương với Trung Cộng.

Nhóm phản bác cho rằng đây là chiến dịch bôi nhọ Trung Quốc, có ý đồ làm sụp đổ mối bang giao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Nhưng những lời tường thuật không gây xúc động bằng hình ảnh. Channel 4 của đài TV Hong Kong tung ra những hình ảnh mà người yếu bóng vía không dám nhìn. Thật là ghê tởm và gây xúc động mạnh mẽ.

Đó là hình ảnh của thai nhi trong quá trình thực hiện món ăn. Bà Jess Search, giám đốc Kênh TV 4 lên tiếng: "Hình ảnh chiếu lên sẽ gây khó chịu, nhưng chúng tôi cam đoan rằng quý vị sẽ được biết rõ những sự thật mong đợi".

Năm 2001, một tờ báo Mã Lai in ra vài tấm hình kèm theo lời tường thuật về món ăn thai nhi của người Tàu.

Các thương gia ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc gần đây lan truyền một trào lưu bồi dưỡng sức khoẻ thấy rởn tóc gáy. Đó là món canh thai nhi. Thương gia họ Vương, chủ một nhà máy ở Đông Hoàn (Dongwan) đã khoe rằng ông thường dùng món canh thai nhi được thực hiện theo phương thức như sau.

Hài nhi chừng vài tháng, rửa bằng rượu cho khỏi tanh mùi máu, bỏ thêm những vị thuốc Bắc như Ba kích, Đảng Sâm, Đương Qui, Kỳ Tử, gừng xắt lát rồi đem chưng cách thủy trong 8 tiếng đồng hồ. Công dụng vô cùng. Bổ khí, dưỡng huyết, cường dương... Họ Vương ôm cô vợ 19 tuổi, người Hà Nam và khoe: "Với tuổi 62 như tôi, mỗi đêm làm tình một lần, chính là nhờ công dụng của món thai nhi đấy". Thai nhi không nên để đông lạnh, ăn tươi mới bổ dưỡng.

Một ông chủ nhà hàng ở Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông cho biết, hiện nay thai nhi rất hiếm, nhưng nếu khách thực sự muốn ăn, thì có một cặp vợ chồng ở ngoài tỉnh mới đến làm thuê ở đây. Vợ có bầu 8 tháng, vì đã có 2 con gái, nhưng nếu kỳ này sanh thêm con gái nữa thì có món ăn.

Tại một nhà hàng ở Đài Sơn, ông chủ họ Cao chỉ cái xác thai nhi nhỏ bằng con mèo còn nằm trên thớt, cho biết: "5 tháng tuổi thì hơi nhỏ một chút, xác thai nhi nữ này do một người bạn kiếm được ở nông thôn. Giá tiền thì tùy thuộc vào số tháng tuổi, sống hay chết, trai hay gái. Thai nhi sống, đẻ thiếu tháng thì giá 2.000 tệ (khoảng 285 USD). Tất cả thai nhi đến nhà hàng thì đã chết. Món canh thai nhi giá từ 3 đến 4 ngàn tệ (khoảng 400 USD).

5. Chế độ gia đình một con

Chế độ gia đình một con đưa đến việc mỗi năm có 12 triệu trẻ em gái bị biến mất. Nghĩa là, đã được sinh ra nhưng không đăng ký làm giấy khai sanh. Đó là số liệu mà nữ giáo sư Lu Binbin thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu về Dân Cư, đưa ra.

Chính quyền đã đưa ra những biện pháp như sau:

- Cấm tiết lộ giới tính thai nhi thông qua siêu âm.

- Cấm phá thai sau 14 tuần lễ.

Thế nhưng những lịnh cấm này trên thực tế không được thi hành triệt để. Chế độ gia đình một con hiện tại, năm 2009 thì cứ 117 con trai chào đời, thì song song cùng thời gian, có 100 bé gái lọt lòng mẹ. Tỷ lệ này đưa tới năm 2020, thì tại Trung Quốc sẽ có từ 30 đến 40 triệu đàn ông gặp khó khăn là không tìm được vợ.

LỊCH SỬ VỀ ĐỒ HỘP

Có thể bạn sẽ ngạc nhiên, nhưng chính những cuộc chiến tranh, bắt đầu cuối thế kỷ XVIII, đã góp phần tạo ra thực phẩm đồ hộp và ngày càng hoàn thiện như hiện nay.

Cuộc chiến tranh cách mạng Pháp bắt đầu diễn ra vào cuối thế kỷ XVIII. Từ những năm đầu của cuộc chiến này, Le Monde, tờ báo danh tiếng của Pháp, được sự hậu thuẫn của chính phủ Pháp, đã ra giải thưởng lên đến 12.000 francs cho bất kỳ ai phát minh ra phương pháp rẻ tiền, nhưng hữu ích cất trữ một lượng lớn thực phẩm.

Quân đội thời kỳ này ngày càng lớn mạnh, đòi hỏi phải cung cấp lượng lớn lương thực chất lượng tốt. Hạn chế về lương thực có sẵn là một trong những nhân tố làm giảm hiệu quả chiến dịch hành quân trong những tháng mùa hè và mùa thu.

Một thợ làm bánh kẹo phát minh ra đồ hộp

Nicolas Francois Appert, một người thợ làm bánh kẹo vô danh, nhận ra rằng nếu giữ thực phẩm tươi sống trong thùng kín khí và cung cấp nhiệt lượng đầy đủ thì sẽ không bị hư.

Appert đã phát triển ý tưởng này bằng cách trữ thực phẩm vào trong lọ. Ông cho thức ăn vào lọ, đậy kín nút và thả vào nước đang đun sôi.

Sau 14 năm thử nghiệm, năm 1809, phương pháp trữ thức ăn của Appert đã được hoàng đế Napoleon công nhận và trao giải thưởng. Nicolas Francois Appert chính thức trở thành anh hùng của quân đội Pháp. Và ông cũng là cha đẻ của thực phẩm đồ hộp.

Lúc bấy giờ, bản thân Nicolas Francois Appert cũng chẳng hiểu tại sao thức ăn lại không bị hỏng nếu được bảo quản bằng cách này. Mãi đến 50 năm sau, nhà bác học Louis Pasteur mới chứng minh vi khuẩn chính là nguyên nhân làm thức ăn bị hư. Tuy nhiên, chai, lọ thủy tinh dùng trữ thức ăn gặp rất nhiều khó khăn khi vận chuyển.

Dựa trên những phương pháp bảo quản thức ăn của Nicolas Francois Appert, năm 1801, Peter Durand, một người Anh, đã đưa công nghệ trữ thức ăn tiến một bước xa hơn bằng cách để thức ăn trong những chiếc hộp bằng kim loại có hình trụ rồi bịt kín.

Những chiếc hộp kim loại này có ưu điểm là rẻ tiền, chế tạo nhanh hơn và bền hơn so với thủy tinh dễ vỡ. Thế nhưng, chúng lại có một nhược điểm rất khó chịu, đó là muốn mở, bạn phải dùng một cái búa hoặc chiếc đục.

Những người lính có thể sử dụng bất kỳ cái gì như nĩa, lưỡi lê, thậm chí cả đá vào đôi khi họ phải chứng kiến cảnh đồng đội bị thương vì mở đồ hộp. Mãi đến 43 năm sau, khi cuộc chiến tranh Napoleon đã kết thúc, người ta mới phát minh ra dụng cụ khui đồ hộp.

Thời gian chế biến đồ hộp còn 30 phút

Năm 1814, quân đồng minh đổ bộ lên nước Pháp. Thật không may cho Nicolas Francois Appert, nhà máy thực phẩm đóng hộp mà ông gây dựng nên bằng tiền thưởng đã bị cháy rụi vào năm này.

Thế nhưng, điều may mắn là năm 1812, cuốn sách về nghệ thuật trữ thực phẩm của Nicolas Francois Appert đã được dịch ra và xuất bản tại New York.

Năm 1824, William Edward Parry đã mang theo thực phẩm đóng hộp được làm theo phương pháp của Appert trong hành trình đi tìm Ấn Độ của mình.

Đến giữa thế kỷ XIX, thực phẩm đóng hộp vẫn là mặt hàng cực kỳ xa xỉ đối với người dân vì việc sản xuất rất mất thời gian và công sức. Lúc bấy giờ, loại thực phẩm này chỉ xuất hiện trong những gia đình trung lưu ở châu Âu và trở thành thứ hàng hoá phù phiếm. Nhu cầu cung cấp thực phẩm cũng tăng cao hơn, buộc các nhà máy phải cải tiến việc sản xuất.

Đến khoảng những năm 1860, thời gian chế biến thức ăn trong hộp đã giảm từ 6 giờ xuống còn 30 phút. Thực phẩm đóng hộp bắt đầu vượt ra ngoài lãnh thổ châu Âu.

Robert Ayars được xem là người Mỹ đầu tiên có nhà máy đóng hộp ở New York vào năm 1812. Ông cải tiến những chiếc hộp bằng sắt tráng thiếc để bảo quản nhiều loại thức ăn như: hàu, thịt, trái cây và rau củ.

Nhu cầu thực phẩm đóng hộp cũng tăng mạnh trong suốt thời kỳ chiến tranh. Phạm vi rộng lớn của các cuộc chiến ở thế kỷ XIX như chiến tranh Crimea, nội chiến Mỹ và chiến tranh Pháp- Phổ đã khiến số lượng công nhân làm việc trong các nhà máy thực phẩm đóng hộp tăng lên.

Vào thời kỳ này, những tên tuổi lớn của ngành thực phẩm đóng hộp cũng ra đời như: Nestlé, Heinz cùng vô số cửa hàng bán thức ăn đóng hộp.

Đến cuối thế kỷ XIX, thực phẩm đóng hộp trở nên phổ biến. Các công ty liên tục đưa ra những loại thực phẩm đóng hộp mới lạ, nhãn hiệu được chăm chút và giá thành rẻ.

Chiến tranh Thế giới thứ Nhất bùng nổ, những người lãnh đạo bắt đầu tìm kiếm những loại thức ăn có hàm lượng clorie cao và giá thành rẻ để phục vụ cho hàng triệu binh lính. Thức ăn phải đảm bảo các yếu tố an toàn, có thể bảo quản khi để dưới hầm và không hư hỏng khi chuyển từ nhà máy ra đến chiến trường.

Vì được phục vụ thức ăn đóng hộp kém chất lượng, những người lính liên tục kêu ca, phàn nàn. Họ buộc những người lãnh đạo phải đặt thực phẩm chất lượng hơn để vực dậy tinh thần lính của mình. Bữa ăn hoàn chỉnh trong một chiếc hộp xuất hiện.

Năm 1917, quân đội Pháp được phục vụ bữa ăn Pháp trong hộp với món Coq au vin (gà nấu rượu). Quân đội Ý được thưởng thức món bánh ravioli hay mì spaghetti bolognese. Vì thiếu hụt thực phẩm, quân đội Anh còn được cung cấp thêm thuốc lá và thuốc kích thích dể trấn áp cơn thèm ăn.

Sau khi chiến tranh kết thúc, các công ty cung cấp thực phẩm đóng hộp cho quân đội quốc gia đã cải tiến chất lượng thực phẩm để bán cho người dân.

Kể từ đó đến nay, thực phẩm đóng hộp chưa bao giờ ngừng phát triển với những cột mốc riêng.

Năm 1940, nước ngọt cũng được đóng hộp. Thậm chí năm 1955, người Mỹ đã tiến hành thử nghiệm bằng cách cho nổ bom A để kiểm tra thực phẩm đóng hộp có thể ăn được sau khi bom nổ hay không.

Năm 1957, người ta sử dụng nhôm để đựng thức ăn đóng hộp.

Năm 1960, chúng ta có thể dễ dàng mở hộp thức ăn mà không cần dụng cụ khui…

Có bao nhiêu loại thực phẩm, thức uống đóng hộp trên thị trường thế giới?

Câu trả lời là không thể đếm hết, vì hầu như loại thức ăn, thức uống nào cũng có thể đóng hộp. Thực phẩm đóng hộp đã hiện diện trong đời sống của chúng ta ở khắp mọi nơi, dù giàu hay nghèo, bạn đều có thể sử dụng chúng.

Không chỉ giới hạn trong chất liệu sắt, nhôm, giờ đây người ta cũng sử dụng nhựa, giấy để đóng hộp thức ăn, thức uống.

Đã có rất nhiều người bị thương khi mở đồ hộp bằng dao, đục và búa. Vì thế nếu bạn đang mở một hộp cá không có khóa bật, hãy cẩn thận nhé.

nhac chuong mignon mignon rene la taupe

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro