Chương 31: Ngày vui

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Trời bắt đầu bước vào giữa tháng 7, mưa dầm cũng bắt đầu nhiều hơn. Có nhiều trận mưa kéo dài cả ngày trời mới dứt hạt, nhưng cũng có hôm trời mưa chỉ lất phất có vài hạt rồi tạnh, sau đó lại mưa tiếp. Làm nhiều người nông dân trong huyện rầu rĩ, sợ năm nay thất mùa. Lúa bán không được giá.

Mới sáng sớm, mà bà Lợi lại tìm trong tủ quần áo lục lọi tìm mấy bộ bà ba đã cũ lấy ra ướm thử lên trên người xem mình mặt có còn vừa vặn không.

Thế nhưng, hai mươi mấy năm nay làm dâu nhà ông Lợi tủ đồ của bà Lợi toàn là áo dài vải lụa, không thôi thì toàn những chiếc áo dài may bằng vải gấm. Tìm mãi mà chẳng thấy bộ bà ba nào gọi là hòa đồng với người bình dân.

Ông Lợi ngồi ngâm chân, thấy bà Lợi cứ đứng trước tủ quần áo than bộ này không được, bộ kia thì quá phô trương. Ông Lợi nheo mắt, rồi với tay lấy cây gậy khều bà Lợi:

- Mần cái gì mà bà cứ đứng lẩm bẩm hoài vậy? Đi gặp sui gia thì mặc bộ nào đơn giản, mà đẹp là được rồi. Mắc cái gì rồi bà cứ lục tung cái tủ này lên vậy hông biết.

Bà Lợi lấy bừa một bộ đồ dược xem là cũ nhất của mình đưa cho ông Lợi nhìn:

- Bữa nay đi gặp bà Mai để xin cưới vợ cho thằng Kiệt, gia đình người ta như vậy, mà tui quất cái bộ đồ phi bóng này lên hông khác gì đang nói gia đình người ta nghèo, rồi thiên hạ chửi vô trong mặt mình nghe.

Ông Lợi tình thiệt:

- Ai mà chửi mình bà ơi. Mình hông làm chuyện xấu, thì cần gì sợ người ta chửi mình. Bà lo xa quá à.

Bà Lợi bĩu môi một cái rồi cà khịa chồng:

- Nói hay quá. Vậy tui hỏi ông nghe, là ai hồi ngày hôm qua nhờ thằng Tài đi xuống nhà cụ Xuân cuối xóm mượn áo dài của cụ hả? Ông có dám nói với tui là hông có đi. Ông còn nôn có dâu hơn tui.

Thấy 'nóc nhà' cao ba mét bẻ đôi của mình cau có, ông Lợi cũng hông dám nói ăng thêm câu nào. Cái đi-vang ở trước bàn thờ, vừa đủ lớn để cả ba cha con cùng nằm, nên ông Lợi không dại mà chọc giận thêm đâu.

Mùa này muỗi lắm, ra ngoài trước ngủ dễ bị muỗi đốt lắm. Thôi, ông hông dại như vậy đâu.

Ông Lợi thật sự xứng danh đi lên huyện tôi hét ra lửa, nhưng về nhà tôi chỉ là chồng của bà Thơm con ông phủ Hương ở Bến Tre mà thôi.

Bà Lợi lục lọi trong tủ một hồi cũng tìm được một bộ đồ bà ba còn mới, nhưng chất vải khá bình thường, nên bà cũng không cảm thấy ngại khi đến nhà dì Mai hỏi cưới Chiến cho Kiệt.

Trước đây, bà Lợi từng bị cái tư tưởng 'xướng ca là phường vô loài', nên khi nghe Chiến nói mình là một ca sĩ vũ trường, thì bà không đồng ý và bắt cậu phải khuyên Kiệt đi cưới vợ. Hoàn toàn không hề thông cảm cho hoàn cảnh của cậu lúc đó.

Với suy nghĩ của khi đó của bà Lợi, bốn chữ môn đăng hộ đối nó quan trọng lắm. Nó quyết định gia giáo của nhà họ Vương, nên bà mặc kệ Kiệt có năn nỉ thế nào, thuyết phục mình ra sao. Bà vẫn cương quyết bắt anh đi sang làng bên xem mắt con bá hộ Nghi.

Thế nhưng, khi chính tai bà nghe Phi kể lại rằng. Khi Kiệt ngã bệnh, những người mà bà ưng ý về cái gọi là gia giáo đều viện cớ này nọ để không tới thăm anh, chỉ có một mình Chiến không quan tâm bệnh của anh như thế nào. Ngày nào cậu cũng túc trực bên anh cả một ngày, tận tình chăm sóc cho anh đến khi anh khỏi bệnh mới thôi không gặp anh nữa.

Lúc nghe lại mọi chuyện, bà Lợi mới thực sự hiểu rằng hai chữ gia giáo nó không quan trọng ở giai câp, mà nó phụ thuộc vào nhân cách của từng người.

Người xưa có câu, một lời nói ra là không thể nào rút lại, bà Lợi không thể nào nói lời khác được. Mà nhìn Kiệt ngày nào cũng buồn bã, bà cũng chịu không nổi, nên bà đành chọn im lặng hết ngày này sang ngày khác.

Không biết là có phải do cưới nhau đã lâu và có với nhau ba mặt con, nên ông Lợi đã chủ động nói giúp cho Kiệt. Vô tình cho bà một cái thang để leo xuống, nhưng cái giá phải trả cho sự cố chấp của bà lúc đó. Là Kiệt bị tai nạn, không liên lạc được với hậu phương, khiến cho bà nghĩ rằng anh đã hy sinh.

Ngay lúc mà bà Lợi đau khổ vì nghĩ rằng mình vừa mất đi một đứa con trai, thì Phi đã cho bà hay một tin vui khác là Chiến đang có thai được ba tháng. Bà dựa vào kinh nghiệm của mình tính toán một hồi, thì mới biết thời gian hoàn toàn khớp với thời gian Kiệt đi.

Bà Lợi lại có thêm một bậc thang nữa để bước xuống.

Lúc đó, do không nỡ nhìn Chiến vất vả một mình, nên bà Lợi quyết định ngõ ý nhận cháu trước, rồi nhận dâu sau. Mục đích của bà là để cho mình có một bàn đạp, tạo ra một lý do để Chiến ra mắt những người trong nhà họ Vương.

Kết quả, mọi chuyện đều nằm trong sắp xếp của bà Lợi.

Chiến được ông Lợi đứng giữa nhà lên tiếng bênh vực. Tạo thêm một sự chắc chắn cho cậu tin rằng mình không phải là kẻ hư đốn, bé Khò không phải là con hoang. Chỉ là một chuyện không may, mà bé không biết mặt ba mình mà thôi.

Ngồi uống trà, bà Lợi nhớ lại mọi chuyện quả thật giống như là một trận mưa dầm kéo dài nhiều ngày vậy. Ngày hôm đó, không có ông chồng cao bằng cây tre miễu giúp đỡ. Chắc bây giờ, bà được nghe bé Khò gọi hai tiếng 'bà nội' rồi.

Ông Lợi ngồi uống trà, thấy bà Lợi ngồi đăm chiêu suy nghĩ. Ông nhướng mày một cái, rồi rít một hơi thuốc lào, sau đó chậm rãi lên tiếng:

- Bà tự trách cái gì? Bây giờ con nó về rồi, thằng Khò cũng kêu bà là bà nội rồi. Chỉ còn thiếu cái đám cưới cho tụi nó thôi, chút xíu nữa mình theo bác Tám qua đó thưa chuyện với anh chị, rồi kiếm ngày cho tụi nó là xong rồi.

Bà Lợi cầm cây quạt phe phẩy:

- Ông nói sao thì tui nghe vậy, nhưng mà tui cũng áy náy lắm chứ ông. Nè, ông nghĩ đi, mình bắt con người ta kêu con mình cưới vợ cho đã đời rồi, bây giờ xách trầu cau qua hỏi cưới con người ta. Như vậy khác nào mình miễn cưỡng cưới con nhỏ về. Làm vậy coi sao được.

Ông Lợi bĩu môi:

- Bà mới là hông biết. Mình không cưới con nhỏ về cho thằng Kiệt, người ta mới chửi mình ác độc đó. Còn mình đem trầu cau, đồ cưới qua tận nơi tổ chức đám tiệc đàng hoàng, mà con nhỏ cũng đi thẳng vào từ cửa lớn chứ có đi vô bằng cửa sau đâu mà bà sợ. Với lại, ngay từ đầu là mình đã đi coi thầy, coi bà hết rồi. Chẳng qua là thằng Kiệt nó đi lính, nên tụi nó mới có con trước. Thành thử ra, bà đừng có nghĩ gì hết á. Tụi nhỏ hổng có trách hờn gì bà đâu.

Bà Lợi thở phào nhẹ nhõm:

- Ông nói vậy thì tui yên tâm rồi. Tui chỉ sợ tụi nhỏ buồn thôi, mà sao giờ này chưa thấy thằng Kiệt nữa ta. Bữa nay đi hỏi vợ, là đi hỏi cho nó, chứ hông có hỏi cho ai đâu à.

Ông Lợi cười lớn:

- Trời ơi! Nó qua bển với vợ con nó rồi. Tại mình ngồi chờ bác Tám nên hông để ý tới nó thôi. Chứ nó thức sớm còn hơn tui với bà nữa. Gà chưa gáy là nó vọt rồi.

Bà Lợi nghe xong chỉ biết lắc đầu chịu thua độ dính vợ của con trai mình. Mới sáng sớm, mà đã chạy qua nhà người ta rồi.

Ghiền hơi gì mà ghiền dữ.

Ông tám qua tới, cả nhà ông Lợi đều kéo nhau đi sang nhà Chiến để tính chuyện cưới xin cho hai người.

Đáng ra, đám cưới của hai người đã được tổ chức trước khi có sự chào đời của bé Khò, nhưng vì Kiệt yêu quê hương, đã đăng ký đi bộ đội. Thành ra, đám cưới của hai người mới tới ngày hôm nay mới tổ chức được.

Ngồi trong nhà phụ chị Thi ngắt rau, Chiến thấy bóng dáng của bé Khò đi lạch bạch xuống bếp, thì cậu lại bắt đầu thở dài não nề. Cậu thầm mong bé đừng có nói tới chuyện muốn có em nữa. Sức khỏe của cậu, chưa cho phép cậu sinh thêm một nhóc nữa đâu.

Một tuần lễ nay, ngày nào Kiệt cũng qua thăm Chiến. Hai người đang nói chuyện, thì bé Khò lại leo vào lòng anh đòi em, làm cho Chiến ngượng đỏ cả mặt.

Không biết hôm nay bé Khò có đòi em nữa không. Một lát ông bà hội đồng qua tới, mà ngay lúc bé đòi em, thì Chiến không biết phải đào cái lỗ nào để trốn đâu.

Xấu hổ lắm.

Ngồi canh lửa giúp Chiến, thấy bé Khò đi vào, mà mặt của cậu xám ngoét. Kiệt liền ngoắc bé lại gần:

- Con ở ngoài trước chơi với bà hai đi. Vô đây chi vậy. Trong này lửa củi không à. Nguy hiểm lắm.

Bé Khò leo vào lòng Kiệt ngồi, rồi ngước cặp mắt to tròn như hai hạt nhãn nhìn anh:

- Ba ơi! Chừng nào ba mẹ mới mua nhà mới vậy?

Kiệt trả lời:

- Con hỏi chi vậy?

Bé Khò thật thà trả lời:

- Vì ba mẹ mua nhà rồi, con mới có em để chơi cùng với con.

Chiến thở dài não nề. Vẫn là điều ước có em để chơi cùng.

Kiệt thì lấy tay đập trán, rồi thở dài bất lực. Cái suy nghĩ muốn có em đã in sâu vào đầu bé Khò rồi. Tình hình này là ngày nào bé cũng sẽ đeo theo anh và hỏi khi nào mới có nhà mới đây.

Thật ra, Kiệt và Chiến đã có dự tính sinh thêm một bé gái nữa để bé Khò có em chơi cùng. Nhưng mà công việc ở bệnh viện thì anh đang có nhiều thay đổi, nên anh cần thời gian để làm quen.

Cộng thêm, từ lúc lọt lòng tới giờ, bé Khò thiếu vắng tình thương của một người ba, nên Kiệt muốn dành trọn tình thương cho bé. Khi nào bé lớn hơn một chút rồi, thì anh và Chiến mới nghĩ đến chuyện sinh thêm em cho bé Khò chơi cùng.

Bây giờ Kiệt chỉ muốn bé Khò được vui thôi.

Kiệt chưa kịp lên tiếng trả lời, thì Ông bà hội đồng cùng với ông Tám qua tới.

Kiệt liền nói với bé Khò:

- Con ra thưa ông bà nội đi. Ba mẹ ra liền.

Bé Khò ngước mặt lên hôn má Kiệt một cái, rồi ôm cái gối ôm chạy ra ngoài trước thưa ông bà hội đồng.

Nhìn theo bóng dáng tròn tròn của bé Khò chạy ra ngoài, Kiệt và Chiến mới nhìn nhau rồi thở phào nhẹ nhõm.

Hồi nãy bé Khò lại đề cập tới chuyện khi nào bé mới có em. Kiệt không biết phải nói làm sao để bé quên chuyện này đi.

Bé Khò muốn có em, thì không có gì là xấu, nhưng mà Kiệt sợ mình và Chiến cứ lo chăm sóc cho bé nhỏ, rồi lại quên bé Khò. Như vậy sẽ làm bé buồn, rồi suy nghĩ rằng ba mẹ không còn thương bé nữa.

Chiến quay sang nói với Kiệt:

- Hồi lúc có bầu bé Khò, là đi khám tới tháng giêng mới đẻ, nhưng mà mới tám tháng là đau bụng, rồi sinh nó tại nhà luôn. Hên là lúc đó có cô hai, nên Chiến mới ngồi đây nè. Hông thôi là Chiến hông ngồi đây được đâu. Bởi vậy, đợi Khò nó lớn chút đi, rồi tính nữa.

Kiệt gật đầu:

- Chiến có nói với anh rồi, bởi vậy anh cũng sợ Khò nó đòi em hoài, mà mình hông nói thì nó buồn tội nghiệp nó.

Chiến thở dài, rồi đứng lên đi ra lu nước rửa tay, sau đó đi ra ngoài trước nhà chào hỏi ông bà hội đồng. Kiệt thấy vậy cũng đứng lên đi theo cậu ra ngoài trước trình diện người lớn.

Đáng ra là Kiệt phải đi chung với ông bà hội đồng, nhưng mà anh nhớ Chiến và bé Khò quá, nên qua trước.

Thấy Kiệt và Chiến đi ra, nhưng mà mắt cậu thì đỏ hoe. Ông bà hội đồng tưởng hai người cãi nhau, nên định lên tiếng mắng cho anh một trận.

Thế nhưng, khi ông bà hội đồng thấy Kiệt thổi mắt cho Chiến, thì ông bà Lợi mới biết là hai người không hề có chuyện gì cả, nên ông bà tiếp tục bàn chuyện cưới xin cho hai người.

Thế nhưng, đang ngồi bàn chuyện, thì cả nhà nghe tiếng ồn ào ngoài sân.

Giống hệt như tiếng quát tháo.

Ông hội đồng nghe kĩ lại thì là tiếng của một người phụ nữ:

- Con nói nhà này phải không? Hừ...nhà nghèo kiết xác thế này, được con trai của mẹ để mắt là phúc ba đời nhà nó rồi. Vậy mà dám chê bai con của mẹ, còn đánh con ra nông nỗi này nữa. Bữa nay mẹ sẽ bắt nó lên quan.

Hai mẹ con hùng hổ bước vào trong nhà, thấy ông bà hội đồng đang ngồi nói chuyện với gia đình dì Mai. Kiệt thì đứng sau lưng ông Lợi.

Vừa nhìn thấy Kiệt, con trai của người đàn bà liền chỉ tay vào mặt anh:

- Là nó. Là nó đánh con đó mẹ.

Ông hội đồng ngước mặt nhìn Kiệt:

- Kiệt! Sao lại đánh cậu hai này?

Kiệt chậm rãi kể lại đầu đuôi nguyên nhân tại sao mình đánh thằng út Thừa. Thậm chí, anh còn nói rõ số đấm mà mình tặng cho nó.

Nghe Kiệt nói xong, ông Lợi gật đầu mấy cái rồi đứng lên đi ra gặp bà Rách- mẹ của thằng út Thừa.

Trông thấy ông hội đồng, mặt mẹ con bà Rách xám ngoét lại:

- Ông hội đồng! Thì ra...thì ra...thì ra cậu đây là con trai của ông sao?

Ông hội đồng gật đầu:

- Đúng vậy. Còn người mà con trai bà buông lời chọc ghẹo là con dâu và cháu nội của tui.

Mặt bà Rách càng xám hơn, khi biết thằng con của mình đụng vô ổ kiến lửa rồi.

Tuy rằng quan lại ở huyện Đông Hải đều phải nể sợ gia đình bá hộ Rách, nhưng mà gia đình ông Lợi đáng nể hơn. Nếu như không muốn dùng từ là hét ra lửa.

Thấy thằng út Thừa gây họa, bà Rách vội xin lỗi ông Lợi, rồi lôi thằng con chuyên gây họa của mình về. Mặc kệ nó liên tục kêu gào bắt bà Rách phải thưa Kiệt lên quan.

Bà Rách biết thằng út Thừa chọc ghẹo ngay người không nên chọc, đã đánh một cái vô đầu nó:

- Đi về ngay. Không làm ồn nữa.

Nghe thấy thằng út Thừa vẫn chưa bỏ cái thói ỷ lại vô cha mẹ, ông Lợi nói với theo:

- À...hai mẹ con của bà nhớ chờ giấy gọi đi quân dịch nghe.

Nói xong rồi, ông Lợi quay trở vào bàn bạc tìm ngày làm đám cưới và sính lễ.

Thông cảm cho gia cảnh của gia đình dì Mai, nên ông bà Lợi không yêu cầu gì nhiều. Chỉ cần ngày hôm đó đám cưới được diễn ra thuận lợi, như vậy thì vui cả làng rồi.

Tránh cho đêm dài lắm mộng, nên ông bà hội đồng quyết định một tuần nữa sẽ đem trầu cau qua đón Chiến. Như vậy thì gia đình dì Mai sẽ có thời gian để chuẩn bị những chuyện cần thiết cho tươm tất, những chuyện khác ông bà Lợi sẽ lo hết.

Đến ngày cưới, Chiến khoác lên người bộ áo dài năm xưa cô Lệ mặc về nhà chồng và đây cũng là của hồi môn duy nhất cô để lại cho cậu.

Buổi lễ gia tiên diễn ra vô cùng đơn giản, Kiệt chỉ lạy bàn thờ cô Lệ và chú Tiến, cùng một vài người trong nhà dì Mai mà thôi, sau đó anh có thể đón cậu về nhà mình rồi.

Sau khi làm lễ ra mắt, Kiệt liền nắm tay Chiến đi từng bàn tiệc uống rượu mừng:

- Khò nó thấy thương quá à. Cứ đòi em suốt.

Chiến hỏi nhỏ Kiệt:

- Nó mới hỏi nữa hả? Rồi anh trả lời sao?

Kiệt trêu Chiến:

- Chiến đồng ý thì Khò mới có em.

Nghe Kiệt nói xong, Chiến đánh vai anh một cái, rồi quay lưng trở vào trong nhà đi tìm ông bà Lợi nói là mình không khỏe muốn vô phòng nằm một chút. Cậu sợ ở ngoài này một hồi sẽ bị anh trêu nữa.

Thấy Chiến bỏ vào phòng, Kiệt cũng đi theo sau lưng cậu.

Bé Khò đang ngồi trong lòng của ông Lợi, thấy Kiệt đi vào phòng với Chiến. Bé liền leo xuống đi đến gần nắm áo anh:

- Ba ơi! Chừng nào con mới có em vậy ba?

Kiệt phì cười, xoa đầu bé Khò:

- Bây giờ mẹ đang giận ba, nên tạm thời con chưa có em được đâu. Đợi ba năn nỉ được mẹ rồi, lúc đó ba mẹ sẽ sinh em cho con chơi cùng chịu hông.

Thấy bé Khò gật đầu, Kiệt mới thở phào nhẹ nhõm mở cửa phòng đi vào năn nỉ Chiến.

Chuyện bé Khò muốn có em chơi cùng Kiệt sẽ thuyết phục Chiến sau, bây giờ anh phải năn nỉ cậu trước mới được. Không thôi là tối hôm nay anh ngủ ngoài đi- văng thật đấy.

Người xưa có câu một bước sa chân là ngàn đời ân hận chẳng sai chút nào.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro