Lần gặp gỡ đầu.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

"Con tính khi nào sẽ lấy chồng vậy Ly ?" - bác Ngạn nheo mắt lại, rồi nở một nụ cười đôn hậu nhìn tôi. Ở bác toát lên một vẻ khắc khổ, rất đáng thương. Nơi đuôi mắt hằn những vết chân chim vì sự tần tảo khó nhọc nhưng đôi mắt bác vẫn chứa đựng nhiều hạnh phúc và sự ấm áp mà bất cứ ai cũng có thể cảm nhận được.

Bác Ngạn là người đàn ông gần 60, vì tế nhị nên tôi cũng ko dám hỏi về tuổi tác của bác nhưng nhấm chừng chắc bác lớn hơn ba tôi vài tuổi. Vóc dáng bác gầy, làn da sạm màu vì dầm sương dãi nắng, một chân bác hơi khập khiễng.

Tôi gặp bác một lần vào một buổi chiều mưa bất chợt ở Sài Gòn mà tôi thì lại không mang theo áo mưa.

Hôm đó tan giờ làm tôi lượn vòng ở khu quận 3 tôi thích không khí tấp nập và sầm uất dù là từ sáng sớm tinh mơ cũng như buổi khuya ở dọc con đường Nguyễn Đình Chiểu và Võ Văn Tần. Sài Gòn mà, dù chỉ mỗi hai mùa mưa nắng thôi mà cũng làm người ta không kịp chuẩn bị "hành trang" để ứng phó được với thời tiết và tôi cũng không ngoại lệ, mưa vừa đổ xuống các hàng quán bung dù ra các kiểu như chắc do tôi chậm chạp nên không tìm được chỗ trú mưa, sợ sẽ ướt balo ướt cả máy móc đựng trong ấy.

-"Con ơi qua đây đứng đỡ chờ tạnh mưa hãy đi" - Tôi còn đang loay hoay tìm chỗ trú thì giọng nói trầm thấp của một bác trung niên nhẹ nhàng cất gọi tôi. Xoay người lại tôi nhẹ cúi đầu cám ơn bác rồi chạy tới trú t vào chiếc ô của bác. Kế bên chiếc ô là một chiếc kệ nhỏ làm bằng kính được gắn trên yên xe sau của chiếc wave RS đời cũ, dưới cơn mưa tầm tã mà mùi thơm từ bì, thịt và cả mùi nước sốt ăn chung với bì thơm lừng. Thôi giảm cân gì đấy tính sau bây giờ lo cho cái bao tử trước đã.

-"Bác ơi, bác bán bánh mì hả, bác cho con một ổ nha" - tôi nhẹ nhàng nói với bác mà hai con mắt sáng rỡ nhìn dĩa bì hấp dẫn kia.

-"Con ăn cay được không ?" - giọng nói của bác thật hiền.

-"Dạ con ăn được." - tôi tít mắt hí hửng nhìn đôi bàn tay to lớn của bác gắp gắp chan chan một cách đầy chuyên nghiệp trên ổ bánh mì của tôi. -"Của con bao nhiêu vậy bác ?"

-"Mười lăm ngàn đó con" - mưa to quá làm rơi một vài giọt vào ổ bánh, bác rút vội tờ khăn giấy thấm vào cái vỏ bọc bên ngoài ổ bánh, thật sự có tâm lắm !!

-"Thôi xong rồi, con chưa kịp rút tiền mặt để vào ví mất rồi bác ơi" - cầm cái ví chỉ có thẻ ATM, CMND và giấy tờ khác tôi ngại không dám ngẩng mặt lên nhìn bác.

Mỗi ngày đi làm tôi chỉ rút vài trăm để dằn túi, tôi quên mất lúc nãy vừa ứng trước tiền cho con Ngọc em gái tôi để nhận quần áo cho nó. Bây giờ trong túi không có lấy 15.000 để trả bác. Mà trời thì mưa to tôi không thể chạy đi tới cây ATM rút tiền gửi bác được.

-"Con gái ơi, con cứ lấy bánh mì đi, nếu mai tiện đường con ghé đưa bác tiền sau cũng được" - Dường như bác nhìn ra tôi đang loay hoay vật lộn với sự hậu đậu của mình. Bác nhẹ nhàng nói với tôi rồi dúi ổ bánh mì vào tay tôi.

-"Bác ơi, con xin lỗi bác, con làm gần đây lắm mỗi ngày bác đều bán ở đây đúng không ạ ?? Chiều ngày mai cũng tầm giờ này con sẽ ghé lại gửi tiền cho bác nhé. Con xin lỗi bác nhiều lắm" - tôi áy náy mà tâm trạng thèm bánh mì bì lúc đó cũng vơi đi theo.

-"Không sao, bác bán ở đây mỗi ngày đó con"

-"Dạ vậy mai con ghé sang gửi bác nha" . Bác khẽ gật đầu tươi cười đưa ổ bánh cho tôi. Nhìn vẻ hiền lành của bác, tôi thấy đỡ ngại hơn.

-"Ôi ngon quá bác ơi, nước sốt riêng của bác phải không ạ" - Vị sốt trong bánh mì bì của bác rất ngon, thú thật thì tôi cũng thuốc tuýp đạo bánh mì, hầu như ăn mỗi ngày đều được nhất là bánh mì và bánh mì chả lụa.

-" Đúng rồi, vậy con cũng hay ăn bánh mì bì lắm rồi hả, loại nước sốt này là của vợ bác làm".

-"Vậy là bác gái ở nhà nấu ăn ngon lắm luôn ha bác" - thảo nào các tiệm bánh mì gần công ty tôi dù về hình thức rất bắt mắt, giá cũng cao nhưng không ngon được như vậy. Tôi thầm nghĩ chắc là công thức gia truyền của nhà bác rồi, thưởng thức vị ngon trong miệng dưới con mưa cứ to hoài không ngớt mà tôi vô tình thấy mắt bác thoáng buồn.

-" Vợ bác mất rồi con."

Nói đoạn tới đây bác xoay lại lấy chiếc điện thoại nokia nhỏ trong túi ra. Ôi, đối với tôi đây là chiếc điện thoại huyền thoại giữa trăm ngàn cái smartphone hiện nay. Tôi nghĩ chỉ có ba tôi mới còn xài mẫu điện thoại này thôi chứ, vì đơn giản ba tôi không thích xài điện thoại thông minh.

-" Ở nhà có mưa không con ? 6h30 rồi con ăn cơm chưa ?" - bác cất giọng hỏi con mình qia điện thoại. Tôi không tập trung vào cuộc hội thoại đó mà nhìn vào cơn mưa dai dẳng này. Không biết khi nào mới tạnh, tôi trú nhờ vào xe bác gần 20p luôn rồi đã thế còn thiếu tiền ổ bánh, thật ngại chết đi được. Còn một đống nội dung kịch bản cần phải chỉnh sửa.

-"Con là người Sài Gòn luôn hay là người ở nơi khác vào đây học ? - Bác tắt điện thoại rồi xoay lại hỏi tôi, vừa lúc tôi nhâm nhi xong ổ bánh mì.

-" Dạ con sinh ra và lớn lên ở đây, gia đình con đều ở đây hết ạ." - tôi lễ phép đáp lời bác.

-" Con chắc trạc tuổi con gái bác, nó tuổi tí đó con" - tuổi Tí là cách những người lớn tuổi ở địa phương họ nói về số tuổi của người khác còn thế hệ sau này họ sẽ nói trực tiếp năm sinh hoặc tuổi của mình.

-" Dạ con tuổi Tuất" - vâng, gọi hoa mỹ thì vậy còn nôm na ra như cách con Tú bạn thân tôi hay nói thì là tuổi "chó" đấy.

- "Con tên Ly, bánh mì của bác ngon lắm, hôm nào trời đẹp con sẽ ra đây chụp ảnh bánh mì do bác làm rồi về giới thiệu lại cho mọi người. Như vậy sẽ giúp bác có thêm nhiều lượt khách hơn nữa. Bác cho phép con chứ ạ ? - Bệnh nghề nghiệp trỗi lên trong tôi hay sao rồi dù công việc quảng cáo sản phẩm này lại phải hỏi tới bà chị Ngân của tôi.
Dù là lần đầu gặp bác nhưng nhìn dáng vẻ hiền lành chân chất và đặc biệt bì và nước sốt của bác ngon như vậy nếu không có nhiều khách thì hơi tiếc cho bác.

Nhìn qua chiếc ô và chiếc xe máy cũng đã cũ sờn đi hết. Thậm chí chiếc áo sơ mi bác mặc cũng đã sờn vai, ấy vậy mà mọi thứ của bác từ đồ ăn đến vật dụng đều sạch sẽ. Mà tôi thì lại là người thích sự ngăn nắp gọn gàng. Ngay từ lần đầu đối diện tôi đã ngỏ ý muốn giúp bác thì ko biết có là đường đột quá không.

-" Được vậy là bác vui lắm con ơi, nhưng bác...bác không điều kiện, tiền quảng cáo mắc không con ?" -  Nụ cười mừng rỡ của bác kèm sự ái ngại hiện rõ trên gương mặt, tôi khẽ lắc đầu rồi nói -" Con muốn giúp bác thôi, với lại con sẽ nhờ chị con giới thiệu đến bạn bè, con cũng không dám chắc sẽ thành công nhiều nhưng con tin sẽ có thêm nhiều khách ủng hộ bác."

-" Con có lòng vậy bác vui quá. Con ơi vậy giờ con lấy thêm mấy ổ nữa mang về nhà ăn nha. Trời mưa như thế này bác nghĩ lâu tạnh lắm, bác cũng còn vài ổ. Thôi bác cháu mình ăm chung."

Tôi dĩ nhiên là từ chối, nhìn bác đã lớn tuổi như vậy mà còn phải buôn bán cực khổ giữa cái thời tiết khi nắng khi mưa như thế này, làm sao tôi có thể nhận không của bác được. Tôi từ chối khéo rồi bắt sang chuyện về bác con gái bác và bánh mì một phần để có thêm thông tin về giới thiệu đến mọi người, phần có thể hiểu biết thêm cái nước sốt thần thánh đó.

Ngày đầu gặp bác bắt đầu câu chuyện rôm rả cho đến tầm 7h tối tôi xin phép bác về. Trước khi về tôi có hỏi xin tên và số điện thoại bác để tiện liên lạc, không vì còn đang thiếu tiền bánh mì tôi ngại rồi làm vậy, mà vì sự khắc khổ đáng thương và sự tốt bụng bác cho tôi chỗ trú mưa trong khi chiếc ô ấy không đủ che cho cả hai người, bác vẫn nhường tôi mặc kệ mưa to tạt vào ướt cánh tay áo của bác.

Ở một góc đường ồn ào náo nhiệt từ các hàng quán sang trọng, dưới bóng đèn đường vào buổi tối bác đứng lầm lũi bán từng ổ bánh mì để lo cho cuộc sống. Tôi thầm nghĩ vào tuổi xế chiều này cuộc sống khó khăn để lo cho cô con gái và cũng là người thân duy nhất trên đời, bác đã cố gắng rất nhiều. Nhìn vai áo sờn rách của bác, rồi phần bửng trước của chiếc xe cũ hình như đã từng có va chạm và bị nứt ra một khoảng, tôi thấy bác dùng kẽm để nối chúng lại, bằng tay. Tôi không thương hại bác mà tôi thấy được bác không bỏ cuộc, bác tận dụng thời gian của mình để gom góp từng chút một lo cho con gái. Tôi quý sự nghị lực ấy, rất nhiều.

Giữa một Sài Gòn rộng lớn, việc mọi người sống cho bản thân họ quá đỗi là quen thuộc nhưng việc nhận ra được lòng tốt của một ai đó. Thì đó là điều tôi luôn trân quý, dù chỉ là một hành động nhỏ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro