Hồi I : Một tang gia

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Ở hội đồng Nguyễn khéo sanh khéo dưỡng, có được cả 8 đứa con trai với hai con vịt trời nhưng ai nấy đều lanh lợi và có tài.

Chỉ trừ cậu Tư con bà Hai mắc bệnh lạ, cậu sợ ánh sáng hễ cứ ra ngoài nắng là cậu lại la hét như ai thiêu ai đốt da thịt. Cậu cũng không thể đi học giống các anh em khác, chỉ ru rú ở nhà.

Đã 17 tuổi – đến cái tuổi thanh niên bẻ gãy sừng trâu thì cậu chỉ là một đứa trẻ tự kỷ.  Kể ra cũng đã 10 năm kể từ ngày bà Hai ăn chay niệm phật chỉ để cầu phước cho con sớm hết bệnh.

Năm cậu Tư 15 tuổi, thấy con cứ khờ khờ dại dại ông Nguyễn cũng xót. Vì thương con nên Cậu Tư được ông hội đồng cho mướn thầy ở phố về dạy học, tưởng chừng cuộc đời cậu cũng đã có chút khởi sắc nhưng bi kịch từ đó mới thật sự bắt đầu.

Thầy ấy tên là An , con của một nhà Giáo rất nổi tiếng ở thành phố. Khi xưa, ông Nguyễn từng là bạn của cha thầy An, hai người là bạn học chung một lớp nhưng ông Lê – cha thầy An lại giỏi giang hơn ông Nguyễn , lại còn có vẻ ngoài khôi ngô tuấn tú nên ông được đem ra là tiêu chuẩn vẻ đẹp của bọn con gái trong trường. Hai người chơi thân với nhau sau một cơn mưa mùa Hạ, hai người cùng đánh nhau với bọn bắt nạt trong trường nên từ đó cũng qua lại với nhau nhiều hơn. Sau này, ông Lê đạt điểm cao nên lên thành phố học tiếp cái nghề " trồng người " . Ông Nguyễn ở lại quê để nối nghiệp gia tộc. Hai người vẫn giữ liên lạc và thăm nhau thường xuyên.

Thầy An là con của ông Lê với người vợ trước, ông Lê từng vướng phải nhiều lời hàm oan từ bọn nhà báo hàm hồ , có người nói rằng ông cưới vợ về chỉ để làm bức bình phong cho mối tình thanh mai trúc mã của mình với bà Trinh – người bạn từ thời thơ ấu của ông. Họ đồn thổi người thầy trẻ đã tra tấn tinh thần vợ mình trong lúc mang thai dẫn đến bà bị trầm cảm sau khi sinh cho An một người em gái. Lời đồn ấy ngày càng quá đáng , ảnh hưởng nhiều đến người trong cuộc. Bà Trinh vì chịu không nổi cũng treo cổ tự vẫn. Tang lễ diễn ra trong im lặng.

Lời đồn ấy cũng lắng xuống.

Ngày 15/7 năm 1902 ( 2 năm sau khi sanh cô Dung) bà My – vợ của ông Lê treo cổ tự tử . Bà My mặc chiếc áo dài đỏ như trong ngày cưới của mình, tóc búi cao, trang điểm lộng lẫy và đeo trang sức . Thông tin ấy được in trên các tờ báo lớn nhỏ thời bấy giờ. Ông Lê vốn là người đã có tiếng tăm trong Sài Gòn, lại còn thêm sự kiện chấn động này nên đi đến đâu nhắc tới cái danh " thầy Lê " ai nấy đều biết.

Người ta vây quanh nhà ông , công kích bằng đủ mọi cách. Dẫn đến, ông Lê phải xin nghỉ dạy ở trường một thời gian và xin cho An nghỉ ở trường. Trong khoảng thời gian này, vô số câu chuyện kinh dị được thêu dệt nên bởi nước bọt của bọn người chung xóm. Chúng nó đi qua nhà ông Tổ Trưởng, than phiền dạo gần đây cứ nghe tiếng than ai oán phát ra từ căn biệt phủ Lê gia, còn có mùi lạ nồng nặc phảng phất trong làn sương đêm, nghe nói đâu còn bóng người đàn bà mặc áo đỏ lẩn quẩn trong cái sân gần bờ ao, vừa đi vừa hát những bản tình ca hễ ai bắt gặp bà ta là bị giết. Nhưng lời đồn cũng chỉ là lời đồn, cũng là đám người ăn không ngồi rồi, " nhàn cư vi bất thiện " không làm sao nhãn tâm trí người đường hoàng. Cũng chỉ là vài ba lời nói lại của ông Tổ Trưởng, cái phất tay đóng cửa đuổi họ về yên phận. Cũng lại im lặng không tập trung buôn chuyện cứ như câm như điếc mấy ngày liền, chắc lại ở nhà suy nghĩ thêm " lời hay ý đẹp" để thêu thêm mấy bức màn nhung nữa.

Lúc 49 ngày của bà My, An nằm mơ thấy mẹ về ôm cậu vào lòng. Hát cho cậu nghe những bài khi nhỏ cậu vẫn nghe. An quay mặt lên, chạm vào bầu sữa nóng của mẹ mà nhõng nhẽo như mới sanh. Bà My đưa cho con trai một chiếc vòng tay rồi cười. Tiếng cười đùa chỉ vang lên trong tích tắc, An tỉnh lại sau cơn mơ đẹp lúc 3h sáng. Trên tay là chiếc vòng ban nãy, xem ra bà My về thật! Từ sau hôm ấy, bà My cũng biến mất không còn xuất hiện trong nhà nữa không về cho An thấy mặt thêm lần nào, cứ lẳng lặng mà đi.

Ngày giỗ đầu của bà My, ông Lê mời khách khứa đến đông đủ ( trong đoàn người ấy có cả ông Nguyễn và một số nhà báo ) cũng coi như an ủi sự cô độc của bà khi mất song cũng là dịp ông công bố bức di thư dài vỏn vẹn nửa trang giấy đã cất giữ lâu năm của bà My. Tờ giấy màu vàng bám bụi được lấy ra khỏi cái hộp gỗ bọc vải đỏ, giọng ông Lê lướt qua vang lên từng chữ:

" Gửi mình và các con!

Em không phải là một người vợ tốt khi nhẫn tâm bỏ mình và con ở lại căn nhà cô đơn , hiu quạnh này. Căn bệnh lao phổi đã níu chân em , không cho em lại gần để ôm con vào lòng. Em không làm trọn thiên chức của mình mà đã nhắm mắt xuôi tay ,mong anh và con bỏ qua cho em. Em vẫn luôn nhớ cái ngày chúng ta kết hôn ấy, anh đã ân cần với em thế nào. Em mong anh sẽ được hạnh phúc, đừng vì em mà quá tuyệt vọng.

Mẹ thương các con nhiều lắm, các con là linh hồn còn xót lại của mẹ . Tuy không thể trực tiếp quan sát các con đi tới chặng cuối của con đường trưởng thành nhưng ở nơi xa xôi kia, người mẹ này của các con vẫn luôn chúc phúc cho các con , " ủng hộ mọi quyết định của các con". 

Yêu các con !"

Ông Lê được minh oan, mọi sự thật mới dần được hé lộ. Bà My mắc bệnh lao sau khi sinh cô Dung một năm . Suốt khoảng thời gian năm 1901 ấy, bà phải chịu sự dằn vặt khi không được gặp con , cả ngày chỉ ở trong phòng để vẽ tranh và làm thơ. Bà không thể tự tay dắt con của mình đến trường để học, cũng không thể đưa An đi du ngoạn như trước. Sự tiêu cực lên đến đỉnh điểm. Năm 1902, sau một cuộc nói chuyện với chồng. Bà My chọn buông xuôi, bà đã chọn cách nhẹ nhàng nhất là treo cổ để chấm dứt quãng đời còn lại " thay vì lọ thuốc ngủ đã được người chồng của mình đặt ở trên giường ".

Ông Lê cùng hai đứa con dự định dọn đi nơi khác nhưng cả cái đất Sài Gòn ai mà không biết đến cái xác treo cổ ở căn nhà đó, bán ra ắt chỉ có người âm kí hợp đồng.

Ông Lê trang hoàng lại căn nhà, xây thêm cho cậu An và cô Dung mỗi người một phòng. Thuê thêm người giúp việc để con mình khỏi chịu cực.
Ông cũng chọn đi thêm một bước nữa, ông cưới một người phụ nữ kém hơn mình 5 tuổi từ sau cuộc mai mối của một người bạn , lúc ấy ông cũng sắp tròn 30 tuổi. Hai người tổ chức đám cưới linh đình. Châu vẫn mặc chiếc áo dài đỏ, tóc vẫn búi cao như My chỉ khác là họa tiết trên chiếc áo dài của Châu tinh xảo hơn bà My năm ấy.

Đám cưới diễn ra suông sẻ, nói suông sẻ cũng không hẳn vì một số người vẫn còn đay nghiến ông Lê từng ngày. Họ vẫn còn truyền miệng An không phải con ruột ông Lê. Nhưng ai lại đi quan tâm đám tiểu nhân ấy.

Năm 1904

Ngày qua ngày,  chớp mắt cũng đến ngày giỗ của bà My. Giỗ năm nay vì ông An đi công tác ở Bắc nên giao việc lại cho bà Châu lo liệu. Châu vẫn tổ chức đầy đủ, nấu món chay như lời ông Lê đã dặn. Bát hương của bàn thờ năm nay cũng thiếu vắng chút nhang khói, ông Nguyễn bận việc nên không lên Sài Gòn, bạn bè hai bên cũng ít ai đến chỉ vỏn vẹn vài người. Giỗ năm nay bà My chắc buồn lắm. Nến được bà Châu đốt lên, tiếng kinh vang lên cùng với tiếng chuông. Bức di ảnh của người đàn bà xấu số nằm im trên bàn bỗng ngã về phía trước, hướng về phía mặt bàn mà nằm úp xuống. Bà Châu đứng dậy đi lại, lật tấm hình lên lẩm nhẩm vài câu trong miệng:

" Nguyệt My, tên đẹp lắm cả người cũng đẹp, tiếc cho cô cái chết của cô lại ảnh hưởng người chồng thân yêu của mình. Nhưng không sao cả, cô chết thì lòng tôi mới vui được!"

Châu cười thầm, lật tấm hình lên để lại trên bàn thờ. Nhìn người phụ nữ kia thật sâu, rồi quay trở về chỗ ngồi.

  




Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro