Câu 2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Câu 2: Quan điểm của chủ nghĩa Mác về vật chất (Định nghĩa, ý nghĩa)

* Quan điểm trước Mác về vật chất:

- Chủ nghĩa duy tâm:

  + Thừa nhân sự tồn tại của sự vật, hiện tượng trong thế giới 

  + Phủ nhận đặc trưng" tự thân tồn tại" của sự vật hiện tượng

- Chủ nghĩa duy vật cho rằng:

  +Thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất lấy bản thân thế giới tự nhiên để giải thích cho thế giới tự nhiên.

  +Vật chất là một hay một số chất tự có, đầu tiên sản sinh ra toàn bộ thế giới như nước, lửa, nguyên tử.

=> Chủ nghĩa duy vật trước Mác đã đúng khi xuất phát từ thế giới vật chất để giải thích về TG vật chất là tiền đề cho chủ nghĩa duy vật biện chứng sau này kế thừa và phát triển. Tuy nhiên, CNDV trước Mác có hạn chế là đồng nhất vật chất với vật thể, quan sát TG bằng trực quan cảm tính.

- Hoàn cảnh xuất hiện CN Mác: CN Mác ra đời vào những năm 40 TK XIX, khi mà CN tư bản ở Châu Âu đang trên đà phát mạnh mẽ đã tạo ra những điều kiện kinh tế-chinh trị-xã hội thuận lợi cho sự ra đời của CN Mác. Đặc biệt, sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử và cuộc đấu tranh mạnh mẽ của giai cấp này.

* Định nghĩa : Vật chất là 1 phạm trù của triết học dùng để chỉ thực tại khác quan được đem lại cho con người trong cảm giác , được cảm giác của chúng ta chép lại , chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.

-Thứ nhất, cần phân biệt vật chất với tư cách là phạm trù triết học với những dạng biểu hiện cụ thể của vật chất:

  + Vật chất với tư cách là phạm trù triết học là kết quả của sự khái quát hóa , trừu tượng hóa những thuộc tỉnh, những mối liên hệ vốn có của các sự vật, hiện tượng nên nó phản ánh cái chung, vô hạn, vô tận, ko sinh ra, ko mất đi.

  + Còn tất cả những sự vật hiện tượng chỉ là những dụng biểu hiện cụ thể của vật chất nên nó có quá trình phát sinh, phát triển và chuyển hóa

-Thứ hai, thuộc tính cơ bản, phổ biến nhất của mọi dạng vật chất là tồn tại khách quan với ý thức, tức là tồn tại độc lập với ý thức, không phụ thuộc vào ý thức con người dù con người có nhận thức được nó hay không (giải quyết mặt thứ nhất trong nội dung vấn đề cơ ban của triết học)

-Thứ ba,vật chất, dưới những dụng tồn tại cụ thể của nó là cái có thể gây nên cảm giác ở con người khi nó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến giác quan của con người Hay nói cách khác ,nhờ có thuộc tính phản ánh mà thông qua các giác quan con người có thể nhận thức được thể giưới vật chất( giải quyết mặt thủ 2 trong nội dung vấn đề cơ bản của triết học )

*Ý nghĩa:

- Khắc phục được những hạn chế trong quan niệm về vật chất của triết học duy vật trước. Mặc để đưa ra quan niệm đúng đắn, khoa học về vật chất( tránh đồng nhất vật chất với các dạng tồn tại cụ thể của nó).

- Chỉ ra những thuộc tỉnh cơ bản của vật chất: Tồn tại khách quan và tỉnh phản ánh, đồng thời giải quyết được cả hai mặt trong nội dung vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường duy vật biện chứng

- Đưa ra chủ nghĩa duy vật và vật lí học thoát ra khỏi cuộc khủng hoàng về thế giới quan những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, cho phép khắc phục những cuộc khủng hoảng tương tự có thể xảy ra trong tương lai), cổ vũ cho các nhà khoa học tiếp tục đi sâu nghiên cứu để khám phủ ra những cấu trúc mới của vật chất

- Đặt cơ sở nền tảng thế giới quan và phương pháp luận khoa học cho sự phát triển của các khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, trong đó có quan điểm duy vật về lịch sử.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro