Chữ Đề Trên Tảng Phiêu Nham

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Niềm vui trọn vẹn chỉtới với nhà văn khi nào anh ta tin chắc rằng lương tâm mình không có gì trái ngược với lương tâm của những người xung quanh.

Saltưkov Shedrin

Tôiởtrong một ngôi nhà nhỏdựng trên vùng cồn cát. Cảmột vùng ven biển Riga ngập trong tuyết. Từnhững ngọn thông vòi vọi, tuyết không ngừng bay xuống như những món tóc dài và tan ra thành bụi.

Tuyết bay xuống vì gió và vì trên ngọn thông có những con sóc nhảy. Khi trời thật yên lặng, có thểnghe rõ tiếng sóc gặm nhấm bóc vỏquả thông.

Ngôi nhà tôiởnằm sát bờbiển. Chỉcần ra ngòai cửa rào vàđi vài bước theo một conđường nhỏdo chân người dẫm tuyết lên mà thành, băng ngang một biệt thự đóng im ỉm, là đã nhìn thấy biển rồi.

Ởnhững khung cửa sổbiệt thựnày vẫn còn lại những bức rèm cửa từ mùa hè. Những bức rèm layđộng mỗi khi có gió thổi nhẹ. Chắc gióđã lọt qua những khe hởkínđáo nàođó vào trong cái biệt thựbỏtrốngấy, nhưng nếu nhìn từxa anh sẽtưởng có aiđóđang kéo chúng lên và canh chừng theo dõi anh.

Biển khôngđóng băng. Tuyết nằm dàiđến tận mép nước. Trên tuyết trông rõ những dấu chân thỏ rừng.

Khi ngòai biển có một con sóng lớn cất lên, ta không nghe thấy tiếng sóngđập vào bờmà lại nghe tiếng băng vỡvà tiếng lạo xạo của tuyết già.

Biển Baltic mùa đông hoang vắng và sầu tư.

Người Latvya gọi Baltic là "Biển lạp phách" (Zintarayura). Người ta gọi thếcó lẽchẳng phải chỉvì Baltic ném lên bờnhiều lạp phách mà còn vì nước biển hơi nhuốm sắc vàng của thứ đá nọ.

Suốt ngày chân trời nặng chịch những tầng u ám.Đường nét những bờ biển thấp biếnđi trong cái u ámấy. Chỉ ở đôi nơi có những dải trắng rũ rượi sà xuống trên mặt biển: tuyết rơi.

Đôi khi, những con ngỗng trời năm nay bay vềquá sớm hạcánh xuống nước và kêuầmỹ. Tiếng kêu hoảng hốt của chúng lan rất xa trên bờ biển nhưng không có tiếngđáp lại: mùađông trong những khu rừng ven biển hầu như không còn chim chóc.

Ban ngày trong ngôi nhà tôiở, cuộc sống quen thuộc vẫn tiếp diễn. Củi nổtí tách trong những lò sưởiốp gạch men sặc sỡ, máy chữ đập rào rào, chịphục vụít lời Lilya ngồi trong tiền phòngấm áp và làm ren. Mọi cái đều bình thường và giản dị.

Nhưng tốiđến thì bóngđêmđen kịt lại vây chặt ngôi nhà. Những cây thông sáp lại gần và khi rời gian phòng rực sáng ánhđèn bước ra ngòai, ta sẽngập trong cảm giác hoàn toàn côđộc khi chỉcó mình tađối mặt với mùa đông, biển cả và đêm tối.

Biển lùi ra hàng trăm dặm vềnhững phía xa có màu chì xám. Không có lấy một ánh lửa trên mặt nước. Và không có lấy một tiếng sóng vỗ.

Ngôi nhà nhỏbé giống nhưngọn hảiđăng cuối cùng bên bờvực thẳm vô tận của sương mù.Đấtđếnđây là hết. Vì thếta phải ngạc nhiên khi thấyđèn vẫn bình thản sáng trong nhà, máy thu thanh vẫn ca hát, những tấm thảm mềm mại nuốt mất tiếng bướcđi, trên bàn có những cuốn sách để ngỏ và những tập bản thảo.

Đằng kia, vềphía tây, hướng Venspins, sau bức màn tối là một thôn chài nhỏbé. Một thôn chài bình thường với những tấm lưới phơi trong gió, với những ngôi nhà thấp tè và khói lađà bay ra từnhữngống khói, những chiếc thuyền máyđenđúađược lôi lên bãi cát và lũchó cảtin lông xù rũ rượi.

Những ngườiđánh cá Latvyađã sống hàng trăm năm trong thôn chài

ấy. Thếhệnày nối thếhệkhác. Những cô gái tóc vàngươm với cặp mắt

e thẹn và giọng nói thánh thótđã trởthành những bà lão da sạm nắng gió, già khọm, quấn mình trong những tấm khăn nặng nề. Những chàng trai hồng hào diện những chiếc mũkê-piđiệuđàngđã trởthành những ông già râu ria tua tủa với cặp mắt trầm tĩnh.

Cũng nhưhàng trăm năm vềtrước, những người dân chài ra khơiđánh cá trích. Và cũng nhưhàng trăm năm vềtrước, không phải tất cảnhững người trong bọn họ đều trởvề. Nhất là vềmùa thu, khi biển Baltic gầm thét trong phong ba và sủi lên bọt sóng lạnh giá nhưtrong vạc dầu của quỷ sứ.

Nhưng dù có xảy ra chuyện gìđi nữa, dùđã bao lần phải ngảmũnghe tin bạn chài thiệt mạng, người ta vẫn cứtiếp tục công việc của mình, cái công việc nguy hiểm và nhọc nhằn của cha ôngđểlại. Không thểlùi bước trước biển cả.

Ngòai biển, gần thôn chài, có một tảng phiêu nham lớn. Trênđó,đã lâu lắm rồi, những người dân chài khắc một hàng chữ"Đểtưởng niệm những aiđã bỏmình và sẽbỏmình trên biển cả". Từxa có thểtrông rõ hàng chữ ấy.

Khi tôiđược biết vềhàng chữ ấy, tôi cảm thấy nó cũng buồn thảm như hết thảy các mộchí. Nhưng anh bạn nhà văn Latvya, người kểcho tôi nghe chuyện tảng phiêu nham đó, không đồng ý với tôi. Anh nói:

- Trái lại.Đó là một hàng chữdũng mãnh. Nó nói rằng con người không bao giờchịu hàng phục và bất chấp tất cả, nó vẫn cứtiếp tục công việc của mình. Tôi muốnđặt hàng chữ ấy nhưmộtđềtừcho bất cứcuốn sách nào nói vềlaođộng và sựbền bỉcủa con người.Đối với tôi hàng chữ ấy có nghĩađại khái nhưsau: "Đểtưởng niệm những aiđã thắng và sẽ thắng biển này.

Tôiđồng ý với anh bạn và nghĩrằngđềtừ ấy có lẽcũng thích hợp cho cả cuốn sách bàn về lao động của nhà văn.

Nhà văn không thểhàng phục, dù chỉtrong giây lát, trước những dập vùi và không thểlùi bước trước trởngại. Dù có thếnàođi chăng nữa, nhà văn cũng khôngđược ngừng công việc của mình, công việc do những bậc tiền bốiđểlại vàđược ngườiđương thờiủy thác. Chảthếmà Saltưkov Shedrinđã nói rằng nếu nhưvăn học chỉim tiếng trong một phút thôi, thì điều đó cũng chẳng kém gì cái chết của cả một dân tộc.

Nghềvăn không phải là một nghềthủcông và cũng không phải là một thứcông việc. Nghềvăn là sứmệnh.Đi sâu vào một sốtừ, vào cội nguồn âm hưởng của chúng, ta sẽbắt gặp nghĩa banđầu của chúng. Từ "sứ mệnh" có chung một gốc với từ "tiếng gọi"

[1].

Không ai hô hào con ngườiđi làm chuyện vặt. Người ta chỉkêu gọi con người làm tròn bổn phận và thực hiện những nhiệm vụ khó khăn.

Vậy thì cái gì thôi thúc nhà vănđến với cái laođộng tuyệt mỹnhưng

đôi khi cay cực kia?

Trước tiên là tiếng gọi của trái tim. Tiếng gọi của lương tâm và lòng tin ởtương lai không cho phép nhà vănđích thực sống trên tráiđất như một bông hoađiếc và không truyềnđạt hết mình chođồng lọai tất cảcái phong phú của tưtưởng và tình cảmđang tràn ngập chính tâm hồn nhà văn.

Nếu anh không làm cho nhãn quan của con người tinh tường thêm, dù chỉ là một phút, anh không phải là nhà văn.

Con người trởthành nhà văn không phải chỉdo tiếng gọi của trái tim. Chúng ta nghe tiếng gọi của trái tim nhiều hơn hết vào lúc thiếu thời, khi chưa có gì lấn át và đập nát thế giới tình cảm tươi mát của chúng ta.

Nhưng rồi tuổi trưởng thànhđến và ngòai tiếng gọi của trái tim ta, ta còn nghe rành rọt một tiếng gọi mạnh mẽkhác: tiếng gọi của thờiđại ta đang sống và của nhân dân ta, của nhân lọai.

Theo lệnh truyền của sứmệnh, do sựthôi thúc tựbản thân, con người có thểlàm nên nhữngđiều kỳdiệu và có thểchịuđựng những thử thách gay go nhất.

Số mệnh của nhà văn Hà Lan Eduard Dekker [2]

là một trong những dẫn chứng về điềuđó. Ông ký dưới bút hiệu "Multatuli". Theo tiếng la-tinh tênđó có nghĩa là "Người chịu nhiềuđau khổ".

Có thểlà chínhở đây, trên bờbiển Baltic u tối, tôiđã nghĩ đến Dekker, bởi vì cũng một biển phương Bắc nhợt nhạt nhưthếbao quanh tổquốc Hà Lan của ông. Ôngđauđớn và hổthẹn nói về đất nước mình: "Tôi là đứa con của Hà Lan,đứa con của xứsởnhững tênăn cướp nằm giữa Frisian Islands và Scotland."

Tất nhiên, Hà Lan chẳng phải làđất nước của những tênăn cướp văn minh. Những tênăn cướp này chỉlà một nhúm và chẳng ai coi chúng là ngườiđại diện cho nhân dân. Hà Lan làđất nước của những con người cần cù laođộng, con cháu của những "gez" dũng mãnh và của Til Ulenshpigel

[3]. Đến nay "nắm tro tàn của Klaas" [4]

vẫn lên tiếng trong tim rất nhiều người Hà Lan. Nó cũng lên tiếng trong trái tim của Multatuli.

Xuất thân từmột giađình thủy thủ, Multatuli tòng sự ởJava và sau một thời gian ngắn, ông thậm chíđược bổlàm công sứtại một trong những tỉnh trênđảo này. Trước mắt ông là quyền cao, chức trọng, lợi lộc, giàu sang, cảghếphó vương nữa cũng nên, nhưng... "nắm tro tàn của Klaas lên tiếng" trong tim ông và Multatuli đã coi khinh những bổng lộc đó.

Với lòng dũng cảm hiếm có và chí kiên nhẫn, ông rắp tâm phá từtrong phá ra mưu toan vĩnh viễn nô lệhóa dân Java mà nhà cầm quyền Hà Lan và bọn lái buôn đang tiến hành.

Ông luônđứng ra bảo vệngười Java, không cho phép kẻnào làm nhục họ. Ông thẳng tay trừng trịbọnăn hối lộ. Ông giễu cợt phó vương và những cận thần của ông ta- tất nhiên bọn họ đều là những con chiên ngoanđạo- và ông giải thích hànhđộng của mình bằng thuyết bác ái của chúa Giêsu. Họ không thể phản đối ông. Nhưng họ có thể khử ông.

Khi cuộc khởi nghĩa của dân Java bùng nổ, Multatuliđãđứng vềphía quân khởi nghĩa, vì "nắm tro tàn của Klaas vẫn lên tiếng trong tim ông". Ông viết vềnhững người Java, vềnhững con người cảtin nhưcon trẻ ấy với một tình yêuđằm thắm, và ông viết về đồng bào mình với tất cảnỗi căm giận.

Ông vạch trần cái mưu mẹo bỉ ổi trong chiếnđấu của bọn tướng lĩnh Hà Lan.

Người Javaănởrất sạch sẽvà không chịu nổi nhơbẩn. Lợi dụngđặc tính ấy của họ, đám tướng lĩnh Hà Lan tính độc kế.

Quân lính Hà Lanđược lệnh ném cứt vào người Java trong khi giao

chiến. Và người Java không run sợtrước lửađạn bão táp của quân thù không chịu nổi cái lối đánh nhau đê tiện như vậy, đã phải tháo lui.

Multatuli bị cách chức và bị đuổi về châu Âu.

Mấy năm trời ròng rã ôngđòi quốc hội Hà Lan trảlại lẽcông bằng cho người Java.Điđâu ông cũng nói tới chuyệnđó. Ông viết kiến nghịgửi các bộ trưởng, trình lên nhà vua.

Nhưng vô ích. Người ta nghe ông, miễn cưỡng và vội vã, cho qua chuyện. Họgọi ông là một tên gàn dởnguy hiểm, thậm chí một thằng điên. Ông không tìm đâu ra việc làm. Gia đình ông đói khổ.

Lúcấy, theo tiếng gọi của trái tim, nói cách khác, nghe theo cái sứmệnh vốn vẫn sống trong lòng ông, tuy trướcđó chưa rõ rệt, Multatuli bắtđầu viết. Ông viết một cuốn tiểu thuyết vạch trần bộmặt thật của người Hà Lan trênđảo Java, cuốn Max Havelaar, Hay Là Những Tên Lái Buôn Cà Phê". Nhưngđó chỉlà lần thửbútđầu tiên. Trong cuốnđó hình nhưông chỉmới chạm chân vào mảnhđất nghệthuật văn chương còn chưa vững chắc đối với ông.

Nhưng bù vàođó, cuốn tiếp "Những Bức ThưTình" thì lạiđược viết bằng một sức mạnh ghê gớm. Lòng tin mãnh liệt vào lẽphải của mình đã cho ông sức mạnh đó.

Từng chương trong cuốn sách, lúc thì nhưtiếng kêu cayđắng của con người tuyệt vọng hoàn toàn trước nỗi bất công kinh khủng, lúc thì như những bài ngụngôn châm biếm sắc sảo và chua cay, lúc thì lại như những lời anủi nhẹnhàng,đượm màu hài hước buồn rượi nhằm anủi người thân, lúc thì giống nhưnhững mưu toan cuối cùng muốn làm sống lại niềm tin của tuổi ấu thơ.

"Không có Trời, mà nếu có Trời thì Trời phải tốt - Multatuli viết - Biết

đến bao giờ người ta mới thôi bóc lột những kẻ ăn mày!"

Ông rời Hà Lan với hy vọng kiếmănởphương xa. Vợcon ôngởlại Amsterdam. Ông không có lấy một xu thừa để đưa vợ con đi cùng.

Con người bất tiệnđối với cái xã hộiđứngđắn, con người bịgiễu cợt, bị hành hạ ấy,điăn xin qua các thành phốchâu Âu và viết, viết không ngừng. Ông không nhận được thư vợ, vì đến tiền tem bà cũng chẳng có.

Ông nhớvợ, nhớcon, nhất làđứa con trai bé bỏng mắt xanh của ông. Ông lo thằng bé sẽkhông còn biết mỉm cười tin cậy với mọi người và ông cầu xin người lớnđừng bắt nó phải nhỏnhững giọt nước mắt trước tuổi.

Không ai muốn xuất bản sách của Multatuli.

Nhưng sựlạ đã xảy ra. Một nhà xuất bản lớn của Hà Lan bằng lòng mua bản thảo của ông, vớiđiều kiện ông khôngđược phép cho xuất bản cuốn sách ở bất cứ nơi nào khác.

Multatuli, mệt mỏiđến rã rời,đành nhận lời. Ông trởvềtổquốc. Người

ta thậm chí còn cho ông một ít tiền. Nhưng họmua bản thảo của ông chỉ cốtđểtước vũkhí ông. Cuốn sáchđược in ra với một sốlượng nhỏnhoi

và bán với giáđắtđến nỗi chẳng khác gì chúng bịthiêu hủy. Bọn lái buôn và chính quyền Hà Lan không thể ăn ngon ngủyên chừng nào cái thùng thuốc súng kia chưa ở trong tay của chúng.

Chưađược thấy lẽcông bằng, Multatuliđã quađời. Mà lẽra ông còn có thểviết nhiều cuốn tuyệt hay nữa, những cuốn sách, nhưngười ta thường nói, được viết không phải bằng mực mà bằng máu của trái tim.

Ôngđãđấu tranh hết mình vàđã hy sinh. Nhưng ôngđã "thắng biển cả". Và rất có thể, trong một ngày gầnđây, trênđảo Javađộc lập,ở Jakarta, người ta sẽdựng tượng con ngườiđau khổ đã vì người quên mình kia.

Đó là cuộc đời của con người đã hợp hai sứ mệnh vĩ đại lại làm một.

Multatuli có một bạnđồng nghiệp cũng trung thành hết mựcđối với sự nghiệp của mình nhưông; một người Hà Lan cùng thời với ông: họa sỹ Vincent Van Gogh

[5]

Khó mà tìmđược một tấm gương sáng về đức hy sinh vì nghệthuật nhưcuộcđời Van Gogh. Ông mơ ước thành lậpởPháp một "Liên minh huynhđệcác họa sỹ"- một thứcông xã, trongđó các họa sỹcó thểdốc toàn tâm toàn lực vào việc phụng sự hội họa.

Van Goghđau khổrất nhiều. Ôngđã rơi xuống tậnđáy vực tuyệt vọng của con người trong bức "Những NgườiĂn Khoai" và "Giờ Đi Dạo Của

Tù Nhân". Ông cho rằng sựnghiệp của họa sỹlà phải dốc toàn lực và

đem hết tài năng chống lại đau khổ.

Sựnghiệp của họa sỹlà sáng tạo niềm vui. Và ôngđã tạo ra nó bằng những phương tiện mà ông nắm vững hơn hết: màu sắc.

Trên nền vải ông thayđổi bộmặt của tráiđất. Nhưthểôngđã rửađất

đai bằng một thứnước thần, làm cho nó sáng chói lên những màu trong sáng vàđậmđặcđến nỗi mỗi gốc cây già cũng trởthành một tác phẩm điêu khắc, mỗi cánhđồng cỏxa trục cũng biến thành ánh sáng mặt trời hiển hiện trong muôn vàn nhị hoa bình dị.

Ông lấy ý chí của mình mà hãm sự đổi thay không ngừng của màu sắc

để ta có thể nhập thân vào cái đẹp của chúng.

Nhưng chẳng lẽvì thếmà có thểnói rằng Van Gogh thờ ơvới con người? Ôngđã tặng cho con người cái tốt nhất mà ông có -đó là khả năng sống trên mặtđất, cái mặtđất chói lọi muôn màu muôn sắc với những trung độ vô cùng tế nhị của chúng.

Van Gogh là một người cùng khổ, kiêu hãnh và không thực tế. Ông chia sẻvới những kẻvô gia cưmẩu bánh cuối cùng và biết rất rõ, bằng kinh nghiệm bản thân, thếnào là bất công xã hội. Ông coi khinh những thành công rẻ tiền.

Tất nhiên, Van Gogh không phải là chiến sỹ. Chất anh hùng của ông nằm trong lòng tin hết sức mãnh liệtởtương lai tuyệtđẹp của người lao động- dân cày và thợ, nhà thơvà nhà bác học. Ông không thểtrởthành chiến sỹ, nhưng ông muốnđóng góp vàđãđóng góp phần của mình vào kho báu của tương lai: đó là những bức tranh ca ngợi đất đai.

Trong mọi hình thức của cáiđẹp, Van Gogh chọn một: màu sắc. Ông không ngớt ngạc nhiên trước thuộc tính của thiên nhiên là trong nó không bao giờcó sựsai lầm trong quan hệtươngứng giữa các màu với nhau, trước muôn vànđộchuyển tiếp của màu sắc, cái nước sơn luôn luôn thay đổi của trái đất, mà mùa nào cũng đẹp, ở đâu cũng đẹp.

Đãđến lúc phải lấy lại lẽcông bằng cho Van Gogh và các họa sỹkhác như Vrubel, Borisov, Musatov, Gauguin

[6]

và nhiều người khác nữa.

Chúng ta cần tất cảnhững gì làm phong phú thêm thếgiới bên trong của con người xã hội chủnghĩa, tất cảnhững gì nâng caođời sống tình cảm của họ. Cái chân lýđương nhiênấy chẳng lẽlại cần phải chứng minh?!

Lẽhiển nhiên là chúng ta phải trởthành chủnhân ông của nghệthuật mọi thờiđại và mọi nước. Chúng ta phải tống cổkhỏiđất nước ta bọn đạođức giả đangđiên cuồng chống lại cáiđẹp chỉvì nó tồn tạiđộc lập ngòai ý muốn của chúng.

Xin các bạn tha lỗi cho tôi vì những dòng tùy bút nhảy từlĩnh vực văn học vào hội họa này. Tôi cho rằng mọi lọai hình nghệthuậtđều giúp nhà văn hoàn thiện nghềviết. Nhưng vềcáiđó chúng ta sẽcó một cuộc nói chuyện riêng biệt.

Không thể đểmất cảm giác vềsứmệnh. Nó không thểnào thay thế được bằng sự tính toán sáng suốt cũng như bằng kinh nghiệm văn học.

Trong quan niệmđúngđắn vềsứmệnh nhà văn hoàn toàn không có những cái mà bọn hòai nghi rẻtiền cốtình gán ghép cho nó, cũng không có cái nhiệt tình rởm, cũng nhưkhông có quan niệm thổi phồng nhà văn về vai trò đặc biệt của anh ta.

Prishvin [7]

hiển nhiên là người mang sứmệnh nhà văn. Ông gắn cả đời ông vào sứ mệnhấy. Nhưng chính ông lại là người nói ra những lời tuyệtđẹp rằng "hạnh phúc lớn nhất của nhà văn là không tựcoi mình nhưmột người đặc biệt, một người cô độc, mà là một người như những người khác".

Chú thích:

[1]

Dịch theo nghĩa gốc của từzov (tiếng gọi) và từprizvanie (sứmệnh). Từ prizvanie có từ căn zov bị mất nguyên âm o.

[2]

Dekker, Eduard Douwes (1820-1887), nhà văn Hà Lan, viết dưới bút hiệu Multatuli. Ông là viên chức phục vụcho chính quyền thuộcđịa Hà Lan từ1838. Năm 1857 ông ký tên dưới bản tuyên bốphảnđối chính sách thuộcđịa của Hà Lan tại Java. Năm 1860 ông xuất bản một phần cuốn tựtruyện Max Havelaar, là một tập của cuốn Uncle Tom's Cabin (?), cuốn sách tốcáo nhữngđiều kiện sống tồi tệcủa dân bản xứtrong các thuộcđịa của Hà Lan. Những tác phẩm của ôngđã mang lại một số điều cải cách trong hệ thống hành chính thuộc địa.

[3]

Người dịch không tìmđược xuất xứcủa hai từ"gez" và "Til Ulenshpigel". Chắc nó thuộc về một nhân vật văn học dân gian.

[2]

Nhân vật trong các chuyện dân gian Hà Lan. [5]

Vincent Willem Van Gogh (1853-1890), họa sỹtrường phái HậuẤn tượng, người Hà Lan. Phiên âm chođúng tiếng Hà Lan là Phinxen Phan Khôôc.

[6]

Vrubel, Borisov, Musatov - các họa sỹNga thếkỷ19 vàđầu thếkỷ20. (Eugène Henri) Paul Gauguin (1848-1903), họa sỹhậuấn tượng chủ nghĩa, người Pháp.

[7]

Nhà văn Nga, nổi tiếng về miêu tả thiên nhiên.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro