Những Cái Tưởng Chừng Vặt Vãnh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Hầu nhưnhà văn nào cũng có người cổvũmình, thần hộmệnh của mình và thường người đó cũng là một nhà văn.

Chỉcầnđọc lấy vài dòng trong cuốn sách của người cổvũta, thếlà tức khắc tađã muốn viết rồi. Tưởng chừng từmấy cuốn sáchấy, một thứ nước cốt của men rượuđã bắn ra, lây sang ta, làm ta say, và bắt ta cầm bút.

Lạmộtđiều là không hiếm những trường hợp vịthần hộmệnh của ta lại khác xa ta về phong cách sáng tác cũng như về bút pháp và đề tài.

Tôi biết một nhà văn - một nhà hiện thực rõ ràng, một cây bútđời thường, một con người tỉnh táo và trầm tĩnh. Thếmà thần hộmệnh của ông ta lại chính là nhà văn có trí tưởng tượng bất kham Aleksandr Grin.

Gaidar gọi Dickens là người cổvũcủa anh. Cònđối với tôi thì bất cứ trang nào trong cuốn "Những Bức ThưTừLa Mã " của Stendhal cũng làm tôi nổi hứng viết, nhưng tôi lại viết những truyện khác hẳn Stendhalđến nỗi chính tôi cũng phải ngạc nhiên. Một lần vào mùa thu, khiđọc Stendhal tôiđã viết truyện ngắn "Lâm Trường 273" vềnhững khu rừng cấm bên sông Pre. Trong truyện ngắnđó hoàn toàn không thể tìm thấy một chút gì giống Stendhal.

Thú thực, tôi cũng chẳng nghĩngợi bao nhiêu vềchuyệnấy. Tất nhiên, ta cũng có thểtìmđược cách giải thích nó. Tôi nhắcđến chuyệnấy chẳng qua chỉ đểnóiđến rất nhiều hoàn cảnh và thói quen mới nhìn qua thì có vẻchẳng mấy quan trọng, nhưng chúng lại giúp cho nhà văn làm việc.

Mọi ngườiđều biết mùa thu là thời gian Pushkin viếtđược nhiều nhất. Chảthếmà bài thơ"Mùa ThuỞBondin" của ôngđã trởthànhđồng nghĩa với sự được mùa sáng tác trong ông.

"Mùa thuđang tới gần - Pushkin viết cho Pletnev -Đấy là mùa mà tôi

thích nhất. Thường vào mùa này tôi khỏe ra. Thời sáng tác của tôiđã

đến".

Đoán xem tại sao lại như vậy thật dễ dàng.

Mùa thu là cái trong suốt và cái giá lạnh, là "màu biệt ly" với nét cắt phân minh của những chân trời xa và hơi thởtươi mát. Mùa thuđưa vào thiên nhiên một bức vẽhà tiện nét. Màuđỏthắm và màu vàng óng của rừng lớn và rừng nhỏmất dầnđi từng giờ, làm cho nhữngđường nét sắc thêm và để lại những cành cây trụi lá.

Con mắt cứquen dần với cái trong sáng của cảnh thu. Cái trong sángấy từtừchiếm lấy tri thức, sức tưởng tượng và cánh tay nhà văn. Mạch thơ văn phụt lên nhưmột dòng nước trong suốt và giá lạnh, trongđó chỉcó những hạt băng mới thỉnh thoảng kêu lanh tanh khe khẽ.Đầu óc sáng suốt, tim đập mạnh và đều. Chỉ có tay là hơi cóng.

Vụmùa tưduy của con người chín vào mùa thu. Baratynskyđã nói về chuyệnđó rất hay: "Khi sốmệnh nhân quần ngươi hiểu hết, sẽchín mọng một vụ mùa thân thiết, cho ngươi về hái gặt hạt tư duy".

Theo lời Pushkin thì cứmỗi mùa thu ông lại tươi nở. Ông trẻlại cùng với thu. Rõ ràng Goetheđãđúng khi ông quảquyết rằng trongđời những thiên tài thường có mấy lần trở lại tuổi xuân.

Vào một trong những ngày thu nhưthếPushkinđã sáng tác những vần thơ nói lên hết sức sáng rõ quá trình sáng tạo phức tạp của nhà thơ.

Thế giới tôi quên - im lặng ngọt ngào... Tưởng tượng à ơi đưa vào cõi mông Nàng Thơ thức giấc trong tôi

E ấp hồn tôi xúc cảm trữ tình

Run rẩy, ngân vang, dò tìm trong mộng Rồi trong hình tượng tuôn trôi

Ập đến với tôi đám khách vô hình - Những bạn ngày xưa, đàn con mộng ước

Sục sôi ngang dọc trong đầu Vần điệu thênh thang chảy tới Ngón tay đòi bút giấy... thơ tuôn

Đây là một sựphân tích sáng tỏlạthường vềsáng tác. Người ta chỉcó thể tạo ra nó trong cơn phấn hứng cao độ của tâm hồn.

ỞPushkin còn có mộtđiểmđặc biệt nữa. Trong tác phẩm của mình, nhữngđoạn mà ông thấy khôngđạt là ông bỏqua ngay, không khi nào dừng lại, cứthếtiếp tục viết. Sau ông mới quay vềvới nhữngđoạn ông đã bỏqua trước kia, nhưng cũng chỉquay vềkhi nào trong ông có cái hưng phấn của tâm hồn, mà ông gọi là cảm hứng. Không bao giờông cố gắng bức bách cảm hứng phải xuất hiện.

Tôiđã thấy cách làm việc của Gaidar. Anh làm việc khác hẳn cách làm việc thông thường ở các nhà văn.

Hồiấy chúng tôiởmột làng trong những khu rừng Mesher. Gaidarở trong một ngôi nhà lớn trông ra phốlàng, còn tôi thìởtrong một nhà khác, trước kia là nhà tắm công cộng nằm sâu trong một khu vườn.

Gaidarđang viết cuốn "Sốphận chú béđánh trống". Chúng tôi giaoước với nhau làm việc cho ra trò từsáng chođến bữa trưa và trong khoảng thời gian đó không rủ rê nhau đi câu.

Một hôm, tôiđang ngồi viết trong nhà tắm bên cửa sổbỏngỏ, nhưng chưa viếtđược lấy một phần tưtrang, thìđã thấy Gaidar từtrong ngôi nhà lớnđi ra. Anhđi ngang qua cửa sổ, chỗtôi ngồi, coi bộhết sức ung dung và thản nhiên.

Tôi vờkhông trông thấy anh. Gaidarđiđi lại lại trong vườn, càu nhàu một mình, rồi lạiđi ngang qua cửa sổ, nhưng lần này thì rõ ràng anh muốn làm tôi phải chú ý tới anh. Anh huýt sáo miệng và vờ ho.

Tôi im lặng. Tức thì Gaidar lạiđi qua lần thứba và bực bội nhìn tôi. Tôi một mực im lặng.

Gaidar không chịu nổi nữa.

- Này, - anh ta nói -đừng có ra cáiđiều. Dù sao thì cậu viết cũng nhanh nhưgió, có dừng lại tí chút cũng chẳng chết ai. Boborykin mới gớm chứ!

Nếu tớmà viếtđược nhưhắn ta thì tớ đã có một toàn tập gồm một trăm mười tám cuốn.

Gaidar rất thú cái con số ấy và nhắc lại một cách khoái trá:

- Một trăm mười tám cuốn! Không kém một cuốn nào! Tôi nói:

- Này, thôi, cậu nói đi: cậu cần gì?

- Tớ cần cậu nghe xem tớ đã nghĩ được một câu hay đến như thế nào.

- Câu gì?

- Cậu ngheđây: "Ông giàđau khổ, thậtđau khổ- hành khách nói".

Được không?

- Làm sao tớbiếtđược. Còn phải xem câuấyđượcđặtở đâu và liên quan đến cái gì đã chứ - tôi trả lời.

Gaidar nổi khùng:

- "Liên quanđến cái gì!", "Liên quanđến cái gì"! - anh nhại lại - Liên quanđến cái cần phải liên quan chứcòn liên quanđến cái chó gì! Thôi, mặc xác cậu! Ngồiđi, ngồi mà chép tác phẩm của cậu. Tớ đi tớviết câu ấy.

Nhưng anh không chịuđược lâu. Sauđó hai mươi phút anh lạiđiđi lại lại dưới cửa sổ buồng tôi.

- Thếnào, cậu còn nghĩrađược câu văn tuyệt diệu nào nữa khôngđấy?

- tôi hỏi.

- Này, - Gaidar nói - Trước kia mình chỉmới ngờngợcậu là một thằng trí thức hết hơi và hay giễu cợt người khác. Bây giờthì tớtin chắc như vậy. Hơn nữa, tớ cay đắng mà tin như vậy.

- Thôi, xin cậu cuốn xéođi cho! - tôi nói. - Tớxin cậuđấy,đừng có quấy nữa.

- Này, thằng cha Lazhechnikov mới cừ chứ! Gaidar nói, nhưng rồi anh cũng bỏ đi.

Năm phút sau anh trởlại và từ đàng xađã kêuầm lên cho tôi nghe một câu mới. Câuđó, nói củađáng tội, thật bất ngờvà hay. Tôi khen anh. Gaidar cũng chỉ cần có thế.

- Có vậy chứ! - anh nói - Giờthì tớcũng thôi không bao giờ đến cậu nữa. Không bao giờ! Tớ sẽ kiếm cách viết không cần đến sự giúp đỡ của cậu.

Và bất thình lình anh nói thêm bằng một thứ tiếng Pháp hết sức quái gở:

- O revoa mosio lekrivan rus sovietic [1]

Hồi đó anh đang mê tiếng Pháp và mới bắt đầu học.

Gaidar trởra vườn mấy lần nữa nhưng không quấy rầy tôi mà chỉ điđi lại lại trên con đường nhỏ ở xa và lẩm bẩm điều gì.

Cách làm việc của anh là nhưvậy: vừađi vừa nghĩra những câu văn, ghi lại, rồi lại tiếp tục nghĩ. Suốt ngày anh hếtởtrong nhà lại ra ngoài vườn. Tôi lấy làm ngạc nhiên và tin chắc rằng Gaidar viết cuốn truyện dài của anh rất chậm. Nhưng sau mới biếtđấy là anh bịp tôi và anh ghi chép được nhiều hơn rất nhiều, chứ không phải chỉ từng câu một.

Hai tuần sau anh hoàn thành cuốn "Sốphận chú béđánh trống". Anh lại cái nhà tắm của tôi, vui vẻ và thỏa mãn. Anh hỏi tôi:

- Cậu có muốn tớ đọc cậu nghe truyện dài của tớ không? Tất nhiên, tôi rất muốn nghe.

- Thếthì cậu ngheđây! - Gaidar dừng lạiởgiữa phòng,đút hai tay vào túi quần, nói.

Tôi hỏi:

- Thế bản thảo đâu?

Gaidar lên giọng kẻ cả trả lời:

- Chỉcó thứnhạc trưởng quèn mớiđặt bản hợp tấu lên giá nhạc trước mặt mình. Tớcần gìđến bản thảo! Nóđang nằm nghỉ ởtrên bàn. Cậu có muốn nghe hay không đã?

Và anhđọc thuộc lòng cho tôi nghe hết cuốn truyện dài, từcâuđầuđến câu cuối.

- Thếnào cậu cũng lẫn lộn ra tròởmột số đoạn nàođó. - tôi nói với một vẻ hoài nghi.

- Tớ đánh cuộc với cậu này! - Gaidar nói lớn - Không thểcó quá mười lỗi! Nếu cậu thua thì maiđi ngay Ryazan mua cho tớcái phong vũbiểu cổ ởchợGiời. Tớ đãđểý nó rồi!Ởchỗcái bà lãoấy mà, cậu nhớkhông,

cái bà lão mà khi trời mưa cứlấy chụpđènđội lênđầuấy. Tớsẽmang bản thảo lại ngay bây giờ.

Anh mang bản thảođến vàđọc lại cho tôi nghe lần thứhai. Tôi theo dõi bản thảo. Anh chỉnhầm mất vài chỗ, nhưng là những chỗkhông quan trọng lắm. Vì câu chuyệnđó, chúng tôi cãi vã mấy ngày liền xem Gaidar cóđược cuộc hay không. Nhưng cáiđó không liên quan trực tiếpđến truyện ngắn này.

Rốt cuộc tôi phải mua cho anh cái phong vũ biểu.

Gaidar rất mừng. Chúng tôi quyếtđịnh tổchức những cuộcđi câu theo lời chỉdẫn của cái thiết bịbằngđồng cồng kềnh nọ. Nhưng chúng tôiđã mắc lừa một cách thảm hại và bị ướt từ đầuđến chân vì cái phong vũ biểu tiênđoán "cực khô ráo" mà trong thực tếtrời lại mưa cho ba ngày liền.

Đó là khoảng thời gianđẹpđẽvô cùng của những câu nóiđùa bất tận, những cuộcđấu "bất phân thắng bại", những trận khẩu chiến vềvăn học và những buổiđi câuởcác ao hồvà lòng sông cạn. Tất cảnhững cáiđó, bằng một cách khó hiểu, đã giúp chúng tôi sáng tác.

Tôi được ở gần Fedin khi ông bắt đầu viết cuốn "Một Mùa Hè Kỳ Lạ".

Xin Fedin tha lỗi cho tôi vềchuyện tôi viết vềcách làm việc của ông. Nhưng tôi nghĩrằng cách làm việc của mỗi nhà văn, nhất là những nhà văn bậc thầy nhưFedin,đều thú vịvà có ích không riêngđối với các nhà văn, mà với hết thảy những ai yêu văn học.

Chúng tôiởtrong một ngôi nhà nhỏngay bên cạnh bờbiển vùng Gagry. Ngôi nhà giống nhưnhững "meblirashki" trước cách mạng, một thứnhà ổ chuột không hơn không kém.

Khi có bão, nó run cầm cập trước những cơn gió và những ngọn sóng đập vào bờ. Nó kêu cọt kẹt, nó kêu răng rắc, tưởng chừng nó sẽsụp xuống ngayđấy. Những cánh cửa không cònổkhóa mỗi lần có gió lùa là tự động mởra, chậm chạp và dọa nạt. Thếrồi chúng dừng lại, bất động trong vài giây, và sau khiđã suy nghĩ, bất thình lìnhđóng sầm lại và gây ra một tiếng động mạnh đến nỗi vữa trên trần rơi lả tả.

Hết thảy những con chó lang thangởTân Gagry và Cựu Gagryđều ngủ ởngay bên dưới sân trời ngôi nhà này.Đôi khi, lợi dụng người trong nhà đi vắng, chúng chui vào phòng, nằm trên giường và ngáy yên lành.

Bước vào phòng mình anh phải coi chừng, bất kểtính nết của con chó đã chiếm giường anh là thếnào. Con nào biếtđiều và nhút nhát thìđã vội nhảy ra, kêuăngẳng tuyệt vọng, rồi chuồn thẳng. Nếu anh giẫm phải chân nó thì nó có thể đớp ngay cho anh một miếng vì sợ hãi.

Gặp phải con càn rỡvà giàu kinh nghiệm, nó sẽcứnằm nguyên trên giường mà nhìn anh bằngđôi mắt căm hờn, rồi bắtđầu gầm gừ đáng sợ đến nỗi anh buộc lòng phải gọi hàng xóm đến giúp.

Cửa sổbuồng Fedin trông ra sân trời ngay trên mặt biển. Trong những ngày biểnđộng, người ta xếp tất cảghếmây ngoài sân trời lại thành đống bên cạnh cửa sổ đểkhỏi bịnước biển hắt vào. Lũchó ngồi suốt buổi trênđống ghế ấy và nhìn xuống Fedinđang lúi húi viết. Chúng rền rĩ vì muốn được vào trong căn phòng ấm cúng, có đèn sáng của ông.

Lúcđầu Fedin phàn nàn rằng lũchó làm ông rùng mình. Cứvừa rời bản thảo ra mà suy nghĩmột tí, nhìn ra cửa sổlà thấy hàng chục con mắt rực lửa căm hờn của chúng bám chặt lấy ông. Cáiđó thậm chí làm cho ông cảm thấy ngượng ngùng, nhưthểông có lỗi vìđược sốngởnơiấm áp

và làm một công việc rõ ràng vô tích sự là ngoáy bút trên mặt giấy.

Tất nhiên, lối xửsự ấy của lũchó cũng có cản trởFedin làm việc thật, nhưng riết rồi ông cũng quen và thôi không để ý đến chúng nữa.

Đa sốnhà văn thường viết vềsáng, sốít viết ban ngày và một sốrất ít viết đêm.

Fedin có thểlàm việc và thường làm việc vào bất cứgiờnào. Chỉthỉnh thoảng ông mới rời công việc để nghỉ ngơi đôi chút.

Ông viếtđêm trong tiếngồn không bao giờngừng của biển. Cái tiếng

động quen thuộcấy không những không cản trởmà còn giúp cho Fedin viết tốt. Ngược lại, chính cái yên lặng mới làm phiền ông.

Một hôm, giữađêm khuya Fedin dựng tôi dậy và nói bằng giọng xúc

động:

- Này anh, biển im lặng. Ta đi ra sân trời nghe đi.

Hình nhưcảcái imắng sâu thẳm của thếgiới ngưngđọng trên bờbiển. Chúng tôi lặngđi, cố đón bắt trong bóng tối dù chỉmột tiếng sóng vỗ nhẹ, nhưng chẳng nghe thấy gì hết ngoài tiếng vo vo khe khẽnơi tai.Đó là máu của chúng tôiđang reođấy. Trong bóng tối trên cao, cũng một thứbóng tối của cảvà thếgiới, những ngôi sao sáng mờmờ.Đã quen với tiếngồn không dứt của biển, cái yên lặngấyđè nặng lên chúng tôi. Đêm hôm đó Fedin bỏ không làm việc.

Tất cảnhững gì tôi kểtrên là câu chuyện vềcái hoàn cảnh không quen thuộcđối với Fedin, trong hoàn cảnhấy ôngđã buộc phải làm việc. Tôi nghĩrằng cáiđơn giản và cái luộm thuộm của cuộc sốngđã nhắc ông đến tuổi trẻ, khi chúng tôi có thểviếtởtrên bệcửa sổ, dưới ánh sáng của một ngọnđèn dầu không chao trong một căn phòng mà mực viếtđóng băng vì giá lạnh, tóm lại, trong bất cứ điều kiện nào.

Vô tình quan sát cách làm việc của Fedin, tôiđược biết rằng ông chỉ ngồi xuốngđểviết khi nàođã nghĩthật chín chương sách ông sắp viết, chỉnh lý nó thật cẩn thận, làm cho nó phong phú thêm bằng những suy nghĩsâu sắc và những hồiức, cho tới khi nó thành hình trong tri thức một cách hoàn toàn, từng câu một.

Trước khi viết, Fedin bao giờcũng quan sát rất kỹcái mà ông sẽviết, ngắm nghía nó dướiđủmọi gócđộvà chỉviết những gì ông nhìnđược rõ, hơn nữa, viết trong mối liên quan trọn vẹn với toàn bộ tác phẩm.

Khối óc sáng suốt, cứng rắn và con mắt nghiêm khắc của Fedin không bao giờchịu bằng lòng với cái bấp bênh của chủ đềvà cách thểhiện.

Theo ông, văn phảiđược làmđi làm lại chođến khi không có một lỗi và phải được tôi luyện cho đến lúc rắn như kim cương.

Suốtđời ông, Flaubert sống trong cuộc chạyđuổi khốn khổkhốn nạn rượt theo cái hoàn mỹcủa bút pháp. Trong cuộcđi tìm cái trong sáng cho văn xuôi, ông không sao dừng lạiđược. Trong một sốtrường hợp,

việc sửa chữa bản thảođối với ông chẳng còn là conđường hoàn thiện văn ông, mà chỉlà làmđểmà làm. Ông không còn biếtđánh giá nữa, ông mệt mỏi, tuyệt vọng và rõ ràng ôngđã làm cho tác phẩm của ông khô héo, mất sức sống hay là nhưGogol từng nói: "Vẽ, vẽ, vẽmãi thành vẽ vời vớ vẩn".

Fedin biết lúc nào nên dừng lại trong thời gian gọt giũa tác phẩm. Nhà phê bình trong người ông không bao giờbiết mệt, nhưng khôngđè bẹp nhà văn.

Trong con người Flaubert biểu lộ ởmứcđộcao một thuộc tính của nhà văn mà những nhà lý luận văn học gọi là "nhân vật hóa". Nói một cách giản dịhơn, nó là cái tài nhập thân vào nhân vật với một sức mạnhđến nỗi chính nhà văn cảm nghiệm mãnh liệt mọi việc xảy ra với nhân vật (mà xảy ra theo ý muốn của nhà văn).

Ai cũng biết khi mô tảcái chết vì thuốcđộc của Emma Bovary, Flaubert cảm thấyđủmọi triệu chứng ngộ độc và ôngđã phải chạyđi tìm thầy thuốc.

Flaubert là một ngườiđau khổ. Ông viết chậmđến nỗi phải tuyệt vọng kêu lên: "Đáng phải vả vào mặt mình vì cái lối làm việc rề rề như thế?".

Ông sốngởCroitre, trên bờsông Seine, gần tỉnh Rouen. Cửa sổphòng làm việc của ông trông ra sông.

Suốtđêm, một ngọnđèn chụp xanh cháy sáng trong căn phòngđầy nhữngđồvật lạmắt của Flaubert. Flaubert làm việc về đêm. Ngọnđèn chỉ tắt khi trời bắt đầu sáng.

Ngọnđèn lúc nào cũng cháy sáng nhưmột ngọn hảiđăng. Thực vậy, trong nhữngđêm tối trời, cửa sổphòng Flaubertđã trởthành ngọn hải đăng cho dân chài sông Seine và cho cảnhững thuyền trưởng của những con tàu biểnđi ngược dòng từcửa Le Havre vào Rouen. Những viên thuyền trưởng biết rằngởkhúc sông này muốn khỏiđi chệch luồng thì phải "nhắm hướng cửa sổ nhà ông Flaubert".

Thỉnh thoảng họtrông thấy một ngườiđàn ông vạm vỡtrong chiếc áo choàng phươngĐông sặc sỡ. Ngườiđóđiđến bên cửa sổ, gụcđầu vào thành cửa và nhìn ra sông Seine.Đó làđiệu bộcủa một người mệt mỏi đến rã rời. Nhưng vịtất những người thủy thủkia biếtđược rằng người

đứng sau cửa lại là một nhà văn vĩ đại của nước Pháp, một người khổsở vì cuộc vật lộnđể đạt tới sựhoàn mỹvăn xuôi, cái "thểlỏngđáng nguyền rủa nhất định không chấp nhận một hình thức cố định nào".

Đối với Balzac, mọi nhân vật của ôngđều là những con người sống và là những người thân thuộc của ông. Lúc thì ông hầm hè gọi họlà quân khốn nạn vàđồngốc, lúc thì cười tủm tỉm, hài lòng vỗvai họ, lúc thì vụng về an ủi họ trong cơn hoạn nạn.

Trong con người Balzac lòng tinởsựsống thật của các nhân vật của mình vàởsựthật không ai chối cãiđược rằng ôngđang viết vềhọ, thật là kỳquặc. Có thểchứng minhđiềuđó bằng một câu chuyện lý thú trong đời ông.

Trong một truyện ngắn của Balzac có một cô tu kín trẻtuổi (tôi không nhớtên cô, nhưng ta cứgọi tạm cô là cô Jeanne). Bà Nhất coi nhà tu cử cô Jeanne ngoanđạo kiađi Parisđểlàm một sốcông chuyện cho tu viện.

Cuộc sống hào nhoáng, ngược xuôi, lóa mắt của thủ đô làm cho cô sửng sốt, bàng hoàng. Trong ánh sáng của những ngọnđèn loađốt bằng hơi, côđứng hàng giờngắm nghía nhữngđồvật sang trọng chưa từng thấy bày trong tủkính các cửa hàng. Cô nhìn thấy những ngườiđàn bà mặc áo váy mỏng tang và thơm phức. Những bộquần áoấy nhưlột trần thân thểcủa những ngườiđẹp kia, làm nổi bật toàn bộvẻkiều diễm của những cái lưng thon, những cặp đùi cao, những đôi vú nhỏ và nhọn.

Côđược nghe những lời tỏtìnhđường mật lạlùng, những câu bóng gió, giọng nói ngọt ngào của những ngườiđàn ông. Cô trẻvàđẹp. Người ta theo côởngoài phố. Tim côđập rộn ràng. Cái hônđầu ép buộc trong bóng cây tiêu huyền mộc dàyđặcởmột vườn hoa nọlàm cho cô choáng váng như nghe một tiếng sấm và làm cô mất hết lý trí.

Côởlại Paris. Tiền nhà tu giao cho, cô tiêu hếtđể được biến thành một cô gái Paris đầy quyến rũ.

Một tháng sau cuộc đời ném cô ra vỉa hè.

Trong truyện ngắn Balzac có nhắcđến tên một trong những tu viện có thật thời đó.

Sách của Balzacđến tay bà Nhất của tu việnđó. Trong nhà tu lại cũng có một cô Jeanne trẻ tuổi. Bà Nhất gọi cô lại và hỏi bằng giọng dọa nạt:

- Con có biết ông Balzacđã viết những gì vềcon không? Ông ta làm nhục conđấy, conạ! Ông ta bôi nhọdanh dựdòng tu ta! Ông ta là kẻvu khống, là kẻ báng bổ Chúa. Con đọc đi!

Cô gái đọc hết truyện ngắn và khóc nức nở.

- Ngay lập tức! - bà Nhất nói hét lên - Con thu xếp ngay lập tức, rồiđi Paris tìm cho bằngđược cái ông Balzacấy, bắt ông ta phải cao rao cho cảnước Pháp này biết rằng nhữngđiều ông ta viết là vu khống, rằng ông tađã bôi nhọphẩm giá một người con gái trong sạch chưa từngđặt chânđến Paris bao giờ. Ông tađã nhục mạnhà tu và hết thảy giới tu hành chúng ta. Ông ta phảiăn năn vì tội lỗiđiên rồcủa mình. Con phải làm như thế cho bằng được. Nếu không thì đừng có vác mặt về đây nữa.

Jeanneđi Paris. Nàng tìmđược Balzac và chật vật lắm mớiđược ông tiếp.

Balzac mặc chiếc áo choàng cũ, ngồi thởhổn hển nhưngười mắc bệnh suyễn. Khói thuốc mù mịt trong phòng. Trên bàn ngổn ngang từng đống giấy viết vội vã.

Balzac cau mày. Ông không có thời giờ- ôngđã tính trước chođời mình ít nhất năm mươi cuốn tiểu thuyết. Nhưng mắt Balzac sáng lên, long lanh. Ông chăm chăm nhìn Jeanne.

Cô gái cúi xuống,đỏmặt lên và kêu tên Chúa. Rồi cô kểcho Balzac nghe câu chuyện xảy raởtu viện và yêu cầu ông hãy xóa cho cô vết nhơnhục nhã, mà không hiểu vì lẽgì mơxiơBalzacđã bôi lên tiết hạnh và sự thánh thiện của cô.

Rõ ràng Balzac không hiểu cái cô tu sĩ đẹp và hiền dịu này muốn gìở ông.

- Cái vết nhơnhục nhã nào kia, hảcô? - ông hỏi - Tất cảnhữngđiều tôi viết bao giờ cũng là sự thật thiêng liêng.

Jeanne nhắc lại lời yêu cầu và nói thêm:

- Thưa ông Balzac, xin ông hãy thương lấy kẻmọn này. Nếu ông không bằng lòng giúp em thì em thật chẳng còn biết làm thế nào.

Balzac đứng phắt dậy. Mắt ông long lên vì tức giận.

- Sao? - ông hét lên - Cô không biết làm thếnàoư? Tôiđã viết hết sức rõ ràng những chuyện xảy ra với cô! Hết sức rõ ràng! Cô còn nghi ngờgì nữa?

- Chẳng lẽ ông muốn nói rằng em sẽ ở lại Paris? - cô gái hỏi.

- Phải! - Balzac hét lên - Phải! Mẹ kiếp!

- Và ông muốn em sẽ...

- Không! Mẹkiếp! - Balzac lại hét lên. - Tôi chỉmuốn cô trút bỏcái bộ quần áođen lùng thùng nàyđi. Tôi muốn tấm thânđangđộxuân xanh, tuyệt mỹnhưmột viên ngọc quý của côđược biết thếnào là niềm vui và tình yêu. Đi đi, cô. Đi đi! Nhưng đừng có ra vỉa hè!

Balzac nắm lấy tay Jeanne và kéo ra cửa...

- Tôiđã viết tất cảtrong truyện rồi mà - ông nói - Côđiđi! Cô rấtđáng yêu, nhưng vì cô tôiđã mấtđứt ba trang tác phẩm rồiđấy. Mà là tác phẩm thế nào, cô có biết không?

Jeanne không thểquay vềtu viện vì ông Balzacđã không xóa cho cô cái vết nhơnhục nhã. Côởlại Paris. Nghe nói một năm sau người ta gặp cô trongđám thanh niên tại quán rượu sinh viên "Kiện Hàng Bạc". Cô vui tươi, duyên dáng và hạnh phúc.

°

° °

Có bao nhiêu nhà văn thì có bấy nhiêu thói quen làm việc.

Trong ngôi nhà gỗgần Ryazan mà tôiđã có nói tới trên kia, tôi tìmđược những bức thưcủa nhà khắc gỗnổi tiếng Jordan gửi cho nhà khắc gỗ Pozhalostin (tôi cũng đã nói đến những bức thư đó).

Trong một bức thư, Jordan viết rằng ôngđã bỏra hai năm trờiđểkhắc phiên bản một trong những bức họa Ý. Suốt thời gian làm việc ông cứ đi quanh chiếc bàn kê bản khắc và để lại một vệt mòn rất rõ trên sàn gạch.

Jordan viết:

"Tôi mệt. Nhưng tôi dù sao cũng vẫn cònđi lại, còn cử động. ChứGogol

quen viếtđứng bên chiếc bàn mặt nghiêng thì còn mệtđến thếnào!Đó mới thật là một người đau khổ vì công việc của mình".

Lev Tolstoy chỉlàm việc vềsáng. Ông nói rằng trong mỗi nhà văn có một nhà phê bình riêng. Nhà phê bìnhấy vềbuổi sáng bao giờcũng nghiêm khắc hơn cả. Banđêm hắn ta ngủ, thành thửbanđêm nhà văn được thảlỏng hoàn toàn, anh ta làm việc không bịai dọa nạt và vì lẽ đó mà anh ta viết rất nhiều cái thừa thãi và tầm bậy. Tolstoy lấy Rousseau và Dickens là những người chỉlàm việc vềsáng ra dẫn chứng rằng vì Đostoevsky và Byron thích làm việcđêm mà tài năng của hai ông bịtổn hại.

Gánh nặng trong việc viết văn củaĐostoevsky tất nhiên không phải chỉ riêngởchỗông làm việcđêm và trong khi làm việc lại uống trà luôn miệng. Cáiđó, xét cho cùng, chẳngảnh hưởng bao nhiêuđến chất lượng công việc của ông.

Gánh nặngấy chính làởchỗ Đostoevsky không sao thoát khỏi cảnh túng thiếu và công nợ, vì thếông buộc lòng phải viết rất nhiều và lúc nào cũng vội vã.

Khi thời gianđã gấp lắm ông mới ngồi vào bàn viết. Không một tác phẩm nào của ôngđược viết một cách bình tĩnh, với tất cảtâm lực. Ông làm nhầu nát những cuốn tiểu thuyết của mình (không phải tính theo số lượng những trangđã viết mà theo cái chiều rộng của câu chuyện). Vì thếnhững tác phẩm của Dosroevsky bao giờcũngởdưới mức mà ông

có thể đạtđược, và tồi hơn so với dự định của ông. "Mơ ước vềmột cuốn tiểu thuyết thú hơn nhiều so với việc viết nó ra",Đostoevsky nói như vậy.

Ông bao giờcũng muốn kéo dài thời gian chung sống với cuốn tiểu thuyết viết dở, luôn luôn thayđổi nó và làm cho nó phong phú thêm. Vì thếông cốhết sức kéo dài việc viết - chảlà mỗi ngày, mỗi giờ đều có thể xuất hiện một ý mới mà tất nhiên không ai có thểviết trướcđược vào tiểu thuyết.

Công nợbuộc ông phải làm nhưthế, mặc dầu ông vẫn ý thứcđược rằng cuốn tiểu thuyết của ông còn chưa chín khi ông ngồi vào bàn viết. Biết bao ý nghĩ, hình tượng, chi tiết phí hoài chỉvì chúngđến quá muộn trongđầu nhà văn, khi tác phẩm hoặcđã xong hoặc theo ý ôngđã hỏng hẳn, không cách nào sửa chữa nổi.

Đostoevsky nói về mình:

"Vì nghèo túng tôi buộc phải làm việc vội vã, tôi viếtđểkiếm tiền, dođó nhất định tôi phải làm hỏng tác phẩm".

Lúc còn trẻ, Chekhov có thểviết ngay trên bệcửa sổtrong một căn phòng chật hẹp vàồn àoởMoskva. Truyện ngắn "Người ThợSăn" ông viết trong buồng tắm. Nhưng cùng với năm tháng, cung cách làm việc dễ dàng ấy cũng mất đi.

Lermontov sáng tác thơtrên bất cứvật gì. Hình nhưnhững bài thơ ấy hình thành tức khắc trong não bộông, ca hát trong tâm hồn ông,đểrồi ông chỉ có việc vội vã ghi chúng lại, không cần sửa nữa.

Chỉcần trước mặt có một chồng giấy sạch sẽvàđẹp, thếlà Aleksey Tolstoy đã có thể viết được.

Ông thú thực rằng khi ngồi vào bàn, ông thường chưa biết mình sẽviết gì. Trongđầu ông lúcấy mới chỉcó một tình tiếtđẹpđẽ. Từtình tiếtấy sáng tác của ông bắtđầu và dần dà nó kéo ra cảmột câu chuyện như kéo một sợi chỉ thần.

ẠTolstoy gọi trạng thái laođộng, hay cảm hứng, là "bốc", theo cách của ông. "Nếuđã "bốc" - ông nói - thì viếtđược nhanh lắm. Nếu không, tôi phải vứt đấy cái đã".

Tất nhiênẠTolstoy là một người có tài sáng tác tức thờiởmứcđộcao. Tay ông không chạy theo kịp ý nghĩ của ông.

Chắc chắn là hết thảy các nhà vănđều biết cái trạng thái tuyệt diệu trong lúc làm việc, khi một ý mới hoặc một cảnh mới bất thần hiện ra, nhưthểchúng từtrongđáy sâu của tâm thức bật mạnh ra ngoài, tựa những tia chớp. Nếu không ghi lại ngay lúcấy, chúng có thểbiến mất không để lại dấu vết gì, như cách chúng đã hiện ra.

Trong chúng có ánh sáng, có sựrungđộng, nhưng chúng mong manh nhưnhững giấc mơ. Những giấc mơmà chúng ta chỉnhớtrong khoảng khắc khi vừa tỉnh dậy và lại quên ngay. Sauđó dù chúng ta có tựdằn vặt cốnhớlạiđến mấy, chúng ta không bao giờnhớlạiđược. Những giấy vở ấy chỉcònđểlại một cảm giác vềmột cái gì khác thường bíẩn, một cái gì "huyền diệu" như cách nói của Gogol.

Cần phải ghi cho kịp. Chỉtrù trừmột chút là ý nghĩkia vừa lóe lênđã biến mất.

Có lẽvì thếmà nhiều nhà văn không thểviết trên những tờgiấy nhỏ, những băng giấy, nhưcác nhà báo thường làm. Chớcó rời tay khỏi giấy quá nhiều, bởi vì chỉdừng lại một chút thôi, một khoảng khắc rất nhỏ thôi, thì cáiđó cũng có thểnguy hại rồi. Rõ ràng hoạtđộng của ý thức diễn ra đến độ hoang đường.

Nhà thơPháp Béranger có thểviết những bài ca của ông trong những tiệm cà phê rẻtiền. CảEhrenburg, theo chỗtôi biết, cũng thích viết trong những tiệm cà phê.

Điềuđó dễhiểu. Bởi vì không có sựcôđộc nào tốt hơn làởgiữađám đông náo nhiệt, tất nhiên, nếu nhưkhông ai trực tiếp kéo anh ra khỏi suy tư và không xâm phạm đến sự tập trung tư tưởng của anh.

Andersen thích nghĩra những truyện thần tiên của ôngởtrong rừng. Ông có một cặp mắt rất tốt, gần nhưlà một cái kính hiển vi. Vì thếông có thểngắm nghía một miếng vỏcây hay một chiếc lá thông già và thấy ởtrongđó những chi tiết nhưqua một máy phóngđại, từnhững chi tiết ấy có thể dựng nên những câu chuyện cổ tích một cách dễ dàng.

Nói chung hết thảy mọi vật trong rừng - mỗi gốc cây cụt, mỗi con kiến càng hung hungđỏ đang tha một con ruồi con vớiđôi cánh xanh tí xíu trong suốt nhưtha một nàng công chúa diễm kiều bịbắt cóc - tất cả những cái đó đều có thể biến thành truyện thần tiên.

Tôi không muốn nóiđến kinh nghiệm văn học của bản thân. Cáiđó chưa chắcđã cung cấp thêmđiều gì quan trọng vào những cái mà tôiđã nói trên kia. Nhưng dù sao tôi cũng thấy cần nói vài lời.

Nếu chúng ta muốn cho nền văn học nước tađạt tớiđỉnh cao nhất của sựphồn vinh thì chúng ta cần phải hiểu rằng hình thức hoạtđộng xã hội hữu ích nhất của nhà văn chính là công việc sáng tác của họ. Công việc âm thầm của nhà văn trước khi cuốn sách rađời sẽbiến thành của chung nhân loại sau khi sách đã được in.

Cần phải giữgìn thời gian, sức lực và tài năng của nhà văn, chứkhông nênđổi chúng lấy những công việc tất tảngược xuôi, mất sức ngoài lề văn học và những cuộc họp.

Trong khi làm việc, nhà văn cần có sựyên tĩnh và không phải lo lắng. Nếu nhưcó chuyện gì bực mình, cho dù nó chưa tới, thì tốt nhất làđừng viết. Bút sẽrời khỏi tay hoặc dưới ngòi bút chỉbò ra những dòng chữ cực nhọc và trống rỗng.

Trongđời tôiđã có vài lần tôiđược viết thoải mái, tập trung tưtưởng và không hấp tấp.

Một lần, vào mùađông, tôiđáp chuyến tàu thủy vắng tanh từBatum đến Ôđessa. Biển xám, lạnh và yên tĩnh. Bờbiển ngập trong bóng tối màu tro. Nhữngđám mâyđen nặng nềnằm dài trên những dãy núi xa như đang chìm trong giấc ngủ mê mệt.

Tôi viết trong một buồng ngủtrên tàu, thỉnh thoảng lạiđứng dậy,đến gần cửa húp-lô và nhìn vềphía bờ. Những cỗmáy cực mạnh khe khẽ hát trong cái bụng bằng sắt của con tàu. Không ai có thểlôi tôi ra khỏi những ý nghĩmà tôi yêu mến. Tôi không nghĩ đến gì khác, hoàn toàn không nghĩ đến gì khác, ngoài truyện ngắn mà tôiđang viết. Tôi cảm thấyđiềuđó nhưmột hạnh phúc vô cùng to lớn. Biển khơi che chởcho tôi khỏi bị bất cứ cái gì quấy rối.

Ý thức vềxê dịch trong không gian, sựchờ đợi mơhồnhững hải cảng mà tôi sẽrẽvào, và rất có thể, những cuộc gặp gỡnhẹnhàng và ngắn ngủi, giúp cho tôi làm việc rất nhiều.

Và tôi cũng còn nhớcái trạng thái làm việc sao mà dễdàng trên gác xép một ngôi nhà gỗvào mùa thu trong cảnh côđộc và tiếng nổlép bép của ngọn nến.

Đêm tháng chín tối trời và lặng gió bao bọc lấy tôi và cũng nhưbiển, nó che chở tôi khỏi mọi quấy rối.

Giải thích vì sao thì khó, nhưng cái ý thức rằng bên kia bức tường, khu vườn quê cũkỹ đang rụng lá suốtđêm, vẫn giúp cho tôi viết rất nhiều. Tôi nghĩvềkhu vườn nhưnghĩvềmột sinh vật. Nó im lặng và nhẫn nại đợiđến lúc tôi ra giếng lấy nước choấm trà khi trời khuya. Có lẽnó sẽ dễdàng chịuđựng cáiđêm dài bất tận kia hơn, khi nghe tiếng gàuđập lanh canh vào thành giếng và bước chân người.

Nhưng dù sao thì cảm giác vềkhu vườn cô quạnh và những cánh rừng lạnh lẽo kéo dài suốt từcổng làng ra xa hàng chục cây số, vềnhững ao

hồtrong rừng, nơi mà trong mộtđêm nhưthếnày tất nhiên không thể có và không có lấy một bóng người mà chỉcó những vì sao soi bóng trên mặt nước nhưchúngđã soi bóng hàng trăm, hàng nghìn năm vềtrước - cái cảm giácấyđã giúp tôi. Tôi dám nói rằng trong những buổi tối mùa thu như thế tôi thực là hạnh phúc.

Khi nào có một cái gì thú vị, vui sướng, thân yêuđang chờ đợi ta, dù cho nó là một cái gì vặt vãnh nhưcuộcđi câu dưới những cây liễuđen trên một lòng sông cạn ở xa, lúc đó mà viết thì rất tốt.

Chú thích:

[1]

Au revoir, monsieur l'écrivain russe-soviétique (Xin từbiệt ông, ông nhà văn Nga xô-viết, tiếng Pháp)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro