ntac pháp chế xa hội

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


a) Cơ sở pháp lý

Ðây là nguyên tắc thể hiện một nguyên lý căn bản của tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Bởi vì trước hết việc tổ chức và hoạt động hành chính phải hợp pháp, tức là phải tuân theo pháp luật. Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa vì vậy là một biện pháp để phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa. "Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa". (Ðiều 12- Hiến pháp 1992)

b) Nội dung nguyên tắc

Biểu hiện của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý hành chính nhà nước như sau:

1. Trong lĩnh vực lập quy

Khi ban hành quy phạm pháp luật thuộc phạm vi thẩm quyền của mình, các cơ quan hành chính nhà nước phải tôn trọng pháp chế xã hội chủ nghĩa, phải tôn trọng vị trí cao nhất của hiến pháp và luật, nội dung văn bản pháp luật ban hành không được trái với hiến pháp và văn bản luật, chỉ được ban hành những văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi thẩm quyền và hình thức, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

2. Trong lĩnh vực thực hiện pháp luật

Việc áp dụng quy phạm pháp luật phải tuân theo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, tức là phải phù hợp với yêu cầu của luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác, phải thiết lập trách nhiệm pháp lý đối với các chủ thể áp dụng quy phạm pháp luật, mọi vi phạm phải xử lý theo pháp luật, áp dụng pháp luật phải đúng nội dung, thẩm quyền và phải tôn trọng những văn bản quy phạm pháp luật do chính cơ quan ấy ban hành.

3. Trong lĩnh vực tổ chức

Ðể đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước đòi hỏi việc thực hiện pháp chế phải trở thành chức năng quan trọng của mọi cơ quan quản lý và ngay trong bộ máy quản lý cũng phải có những tổ chức chuyên môn thực hiện chức năng này. Vi phạm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực tổ chức là vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính nhà nước, vi phạm mối quan hệ giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau.

4. Trong việc quản lý nói chung

Mở rộng, bảo đảm các quyền dân chủ của công dân. Mọi quyết định hành chính và hành vi hành chính đều phải dựa trên quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trực tiếp hoặc gián tiếp. Ngược lại, việc hạn chế quyền công dân chỉ được áp dụng trên cơ sở hiến định.

5. Phải chịu trách nhiệm trước xã hội và pháp luật

Các chủ thể quản lý hành chính nhà nước phải chịu trách nhiệm do những sai phạm của mình trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, xâm phạm đến lợi ích tới quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và phải bồi thường cho công dân. Chính vì vậy, hoạt động quản lý gắn liền với một chế độ trách nhiệm nghiêm ngặt đối với một chủ thể quản lý. Chế độ trách nhiệm ấy thông qua pháp luật và các hệ thống kỷ luật nhà nước. Cụ thể hơn, yêu cầu của quản lý đặt dưới sự thanh tra, kiểm tra giám sát và tài phán hành chính để pháp chế được tuân thủ thống nhất, mọi vi phạm đều bị phát hiện và xử lý theo đúng pháp luật. Sự kiểm tra và giám sát ấy, trước hết phải được bảo đảm thực hiện chính từ chủ thể quản lý. Tự kiểm tra với tư cách tổ chức chuyên môn vì thế cũng rất cần thiết như sự kiểm tra, giám sát từ phía các cơ qaun nhà nước tương ứng, các tổ chức xã hội và công dân.

Thực trạng:

Quản lý hành chính nhà nước là công việc phức tạp bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau:

Trong hoạt động ban hành văn bản pháp luật

Ban hành văn bản pháp luật là hoạt đông cơ bản và chủ yếu của hoạt đông quản lí hành chính nhà nước. Thông qua hoạt động này, các vấn đề liên quan tới quản lí hành chính nhà nướcđược xác diịnh và đó chính là cơ sở pháp lí để các chủ thể thực hiện công việc của mình trong quan lí hành chính nhà nước. Đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động này đòi hỏi:

- Các văn bản pháp luật trong quản lí hành chính nhà nước phải được ban hành đúng thẩm quyền. Pháp luật quy định cho mỗi chủ thể quản lí hành chính nhà nước có những thẩm quyền nhất định để giải quyết công việc khác nhau của quản lí hành chính nhà nước. Để cho những văn bản pháp luật do các chủ thể quản lí hành chính nhà nước ban hành đúng thẩm quyền thì yêu cầu nội dung của văn bản đó chỉ chỉ quy định hoặc giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của chủ thể đã được pháp luật quy định. Yêu cầu này buộc chủ thể quản lí hành chính nhà nước khi ban hành văn bản pháp luật cần phải xem xét, nghiên cứu hệ thống pháp luật hiện hành để xem mình có thẩm quyền quyết định công việc đó hay không. Việc cơ quan, địa phương này giải quyết can thiệp vào công việc của cơ quan, địa phương khác, ngành này giải quyết công việc của ngành khác, địa phương vi phạm thẩm quyền của trung ương và ngược lại, đều là những việc làm vi phạm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lí hành chính nhà nước.

- Các văn bản pháp luật trong quản lí hành chính nhà nước phải có nội dung hợp pháp và thống nhất. Trong quá trình thực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà nước, các chủ thể quản lí hành chính nhà nước thực hiện việc ban hành các văn bản pháp luật với những nội dung khác nhau. Các văn bản dùng để ban ành các quy định áp dụng trong quản lí hành chính nhà nước phải đảm bảo phù hợp với các văn bản pháp luật của chủ thể quản lí hành chính cấp trên và các văn bản pháp luật do cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp ban hành. Các văn bản dùng để giải quyết công việc cụ thể của quản lí hành chính nhà nước phải có nội dung phù hợp với pháp luật, hình thành trên cơ sở pháp luật và để thi hành hay chỉ đạo thưc hiện pháp luật.

- Các văn bản pháp luật trong quản lí hành chính nhà nước phải ban hành đúng tên gọi và hình thức được pháp luật quy định. Tên gọi, hình thức, thẩm quyền ban hành những loại văn bản này được quy định trong Hiến pháp và các luật tổ chức nhà nước, đặc biệt được quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật do quốc hội thông qua ngày 12/11/1996. Đây là cơ sở pháp lí quan trọng để các chủ thể quản lí hành chính nhà nước tuân thủ khi ban hành văn bản đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về tên gọi, hình thức văn bản. - Các văn bản trong quản lí hành chính nhà nước phải được ban hành theo trình tự, thủ tục do luật định.

2.Trong hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật.

Tổ chức thưc hiện pháp luật trong quản lí hành chính nhà nước thực chất là hoạt động tổ chức thực hiện nội dung các văn bản pháp luật do các chủ thể quản lí hành chính nhà nước ban hành cũng như thực hiện các hành vi quản lí hành chính nhà nước khác thông qua hình thức, pương pháp nhất định, Thông qua hàng loạt các công việc cụ thể, hoạt động này đảm bảo cho pháp luật trở thành hiện thực trong thực tiễn quản lí hnàh chính nhà nước, làm cho hoạt động quản kí hành chính nhà nước thực sự phát huy hiệu lực. Pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi:

- Triệt để tôn trọng các văn bản pháp luật về thẩm quyền và nội dung ban hành. Các bên chủ thể quản lí hành chính nhà nước lẫn đối tượng bị quản lí khi thưc hiện các hoạt động của mình đều phải tuân thủ yêu cầu này. Tình trang lạm quyền, không tuân thủ các nghĩa vụ được pháp luật quy định phải được loại trừ khỏi hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Các quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức cá nhân trong quản lí hành chính nhà nước phải đuợc tôn trọng và đảm bảo thực hiện.

- Hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật trong quản lí hành chính nhà nước, công tác giải quyết khiếu nại tố cáo phải thực hiện một cách nghiêm ngặt theo đúng quy định của pháp luật nhằm ngăn chặn, phát hiện kịp thời các việc làm vi phạm pháp luật, đảm bảo cho pháp luật được thi hành nghiêm chỉnhvà thống nhất.

- Phải xử lí nghiêm minh, kịp thời, đúng luật các hành vi vi phạm pháp luật trong quản lí hành chính nhà nước, Các cơ quan có thẩm quyền xử lí những vi phạm này có trách nhiệm phát hiện, xử lí kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong quản lí hành chính nhà nước.

Giải pháp:

- Giải pháp về chinh trị:

Một là, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH. Độc lập dân tộc là mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc, là tiền đề và điều kiện để xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta. Đồng thời CNXH bảo đảm chắc chắn và bền vững nhất cho nền độc lập của dân tộc. Hiện nay cũng như về sau, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH đồng nghĩa với việc phấn đấu cho sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, x. hội công bằng,dân chủ, văn minh. Bởi dân có giàu thì nước mới mạnh, sự phồn vinh của đất nước không thể tách rời tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân, không thể tách rời xây dựng x. hội công bằng, dân chủ và văn minh.

Hai là, kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mac - Lenin, tư tưởng Hồ Chi Minh. Chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân Việt Nam. Đó cũng chính là một nội dung chủ yếu thể hiện bản chất giai cấp công nhân của Đảng. Đảng ta khẳng định chủ nghĩa Mác-Lê nin,tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng.

- Những giải pháp pháp lý:

+ Về xây dựng pháp luật

Thứ nhất cần xây dựng cơ chế pháp lý đảm bảo thực hiện các quyền tự do, dân chủ, quyền con người và quyền công dân, xây dựng x. hội công dân, tiến tới thực hiện nguyên tắc công dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm.

Thứ hai, thể chế hoá mối quan hệ giữa trách nhiệm của Nhà nước nói chung, của cơ quan và cá nhân có thẩm quyền nói riêng với cá nhân công dân theo hướng đề cao nhân tố con người, tạo điều kiện cho con người thực hiện đầy đủ các quyền con người, quyền công dân về dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa - x. hội.

Thứ ba, cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật hình sự nhằm đề cao tính nhân đạo, bảo vệ quyền con người.

+Về tổ chức thực hiện pháp luật.

Một là, đối với công tác tuyên truyền, phổ biến, giải thích, giáo dục pháp luật, Nhà nước cần sử dụng toàn bộ các phương tiện thông tin đại chúng và cán bộ pháp luật có năng lực; sử dụng nhiều hình thức khác nhau, cần phát triển hệ thống thống thông tin pháp luật và phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân đối với hệ thống pháp luật.

Hai là, vận động, thuyết phục, tổ chức công nhân, các tầng lớp nhân dân tham gia đông đảo và tích cực vào công tác tổ chức thực hiện pháp luật.

Ba là, cần tăng cường cung cấp sách báo pháp l. cho đối tượng là công nhân, nhân dân, đặc biệt là công nhân và nhân dân ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.

Bốn là, cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật đặc biệt là luật lao động, luật công đoàn, bảo hộ lao động và các chính sách pháp luật khác.

+Về bảo vệ phap luật: huy động và tổ chức giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân tham gia tích cực và có hiệu quả vào công tác phòng, chống vi phạm pháp luật. Cần xử lý nghiêm minh, kịp thời, nhanh chóng mọi hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là những hành vi xâm hại đến các quyền, lợi ích cơ bản của con người: quyền sống, quyền tự do, quyền bất khả xâm phạm về thân thể..



Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro