ntac thống nhất quyền lực và phân công phối hợp

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

a. Quyền lực nhà nước là thống nhất :

Điều 2 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) đã xác định "Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân". Tuy nhiên, khi xác định quyền lực nhà nước thuộc nhân dân, điều đó không có nghĩa là mỗi người dân đều tự hành xử theo ý chí riêng của mình mà quyền lực đó phải được tổ chức để nhân dân thông qua tổ chức mà sử dụng quyền lực nhà nước. Tổ chức quyền lực nhà nước đó là cơ quan đại biểu nhân dân. Cơ quan đại biểu nhân dân được hình thành từ sự tập họp các đại biểu nhân dân do nhân dân bầu ra, đại diện cho ý chí nguyện vọng của nhân dân, được nhân dân ủy nhiệm quyền lực nhà nước của mình và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Đến lượt mình các cơ quan đại biểu nhân dân, thay mặt nhân dân và vì lợi ích của nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước. Nói cách khác, cơ quan nhà nước các cấp chỉ là người chấp hành mệnh lệnh của quốc dân, chấp hành ý chí của nhân dân. Cán bộ công chức phải là công bộc của dân, chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân.

Con đường, biện pháp mà nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước được ghi nhận ở điều 6 của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) : "Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là cơ quan đại biểu cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân". Đồng thời chính nhân dân thực hiện quyền giám sát tối cao đối với các cơ quan nhà nước trong việc sử dụng quyền lực mà nhân dân ủy nhiệm. Quyền giám sát đó được thực hiện bằng cơ chế hợp lý và công cụ pháp lý có hiệu quả nhất

Tóm lại, từ những phân tích trên cho thấy, ở nước ta, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Bằng con đường đó, nhân dân mới thật sự quyết định công việc của đất nước mình vì lợi ích của chính mình

b. Sự phân công và phối hợp :.

Do tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, vì thế quyền lực nhà nước là luôn luôn thống nhất, không "tam quyền phân lập" vì nếu phân chia quyền lực thì sẽ dẫn đến kiềm chế và triệt tiêu lẫn nhau, làm cho quyền lực của nhân dân bị phân tán, không bảo đảm được tính thống nhất. Vì vậy, để bảo đảm sự thống nhất quyền lực nhà nước phải tập trung vào cơ quan đại diện quyền lực nhà nước duy nhất và cao nhất do nhân dân bầu ra đó là Quốc hội. Về mặt pháp lý, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất do nhân dân bầu ra thông qua phổ thông đầu phiếu bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Bằng cuộc bầu cử dân chủ như vậy, nhân dân trao cho Quốc hội thực hiện quyền lực nhà nước của mình.

Tuy quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công rành mạch và phối chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, trong đó sự thống nhất là nền tảng, sự phân công và phối hợp là phương thức để đạt được sự thống nhất của quyền lực.

Sự phân công quyền lực giữa các cơ quan nhà nước thể hiện ở sự phân định chức năng, nhiệm vụ của mỗi loại hình cơ quan nhà nước. Sự phân định này càng rõ ràng, cụ thể thì hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước càng được nâng cao, không một cơ quan nhà nước nào có thể thâu tóm toàn bộ quyền lực nhà nước vào tay mình và cũng không cho phép lấn át chức năng giữa chúng. Tuy vậy, sự phân công quyền lực là cơ sở để thực hiện tốt quyền lực nhà nước thống nhất.

Sự phân công quyền lực nhà nước còn bao hàm cả sự phối hợp quyền lực. Sự phân công 3 loại quyền lực : lập pháp, hành pháp và tư pháp trong nhà nước pháp quyền thể hiện ở chổ : quyền lực nhà nước là thống nhất, là sự thể hiện ý chí của nhân dân và dựa trên chủ quyền của nhân dân. Nhưng mỗi loại quyền lực được phân công thực hiện các dạng hoạt động độc lập là : quyền lập pháp - hoạt động là làm luật, quyền hành pháp, hoạt động là thi hành luật, quyền tư pháp - hoạt động xét xử nhằm bảo vệ pháp luật, bảo vệ các quyền tự do của công dân, các lợi ích của nhà nước và xã hội.

Cách tổ chức này nhằm vừa bảo đảm tính độc lập chủ động, tính trách nhiệm cao của từng cơ quan nhà nước trong việc thực thi quyền lực được nhân dân giao cho, vừa đảm bảo tính thống nhất, khách quan hiệu quả, tránh tình trạng lạm quyền, chuyên quyền của hệ thống cơ quan nhà nước, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân.

Sự phân công và phối hợp của các cơ quan nhà nước thể hiện trong vị trí, tính chất, chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan nhà nước trên cả 3 mặt : lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Tuy có sự phân công rành mạch, cụ thể nhưng trong hoạt động cụ thể các cơ quan nhà nước còn có sự phối hợp hoạt động nhằm bảo đảm cho quyền lực nhà nước của nhân dân được thực thiện một cách có hiệu quả và thống nhất. Cụ thể như :

- Phối hợp giữa hoạt động lập pháp và hành pháp, tư pháp : thể hiện ở chổ trong hoạt động hành pháp và tư pháp, hàng năm các cơ quan này phải xây dựng chương trình chỉnh sửa pháp luật để trình Quốc hội xem xét. Các cơ quan này cũng phát hiện những vấn đề không phù hợp trong pháp luật hiện hành để kiến nghị Quốc hội xem xét, sửa đổi. Đối với công tác tư pháp, hành pháp : Quốc hội không chỉ lập pháp mà còn tham gia phối hợp các hoạt động hành pháp, tư pháp : đình chỉ và hủy bỏ các văn bản pháp luật của cơ quan hành pháp, tư pháp, thực hiện một số nhiệm vụ thuộc quyền hành pháp và tư pháp như : Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản, những nhiệm vụ trọng yếu, quyết định về bộ máy tổ chức và bố trí nhân sự chủ chốt trong bộ máy nhà nước. Các chức vụ chủ chốt trong cơ quan nhà nước như : Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, Chánh tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đều do Quốc hội cử ra và chịu trách nhiệm trước Quốc hội.

- Phối hợp giữa hoạt động hành pháp và tư pháp : các cơ quan hành pháp có quyền kiến nghị những điều vi phạm pháp luật chuyển Toà án xem xét hoặc thông qua hoạt động công an điều tra xong thì phải chuyển sang Tòa án, Viện kiểm sát xem xét, truy tố, xét xử. Cơ quan tư pháp cũng có quyền kiến nghị sang bên cơ quan hành pháp sửa đổi những quy định, quyết định trái pháp luật.

d. Phương pháp xây dựng và hoàn thiện nhà nước ta.

Trong những năm đổi mới vừa qua, nhà nước ta đã trưởng thành về nhiều mặt, để thể hiện rõ bản chất của một nhà nước pháp quyền của dân do dân và vì dân. Nổi bật nhất là những thành tựu về xây dựng hệ thống pháp luật để quản lý đất nước, về xây dựng nền dân chủ XHCN, nhất là dân chủ ở cơ sở. Hoạt động của nhà nước thể hiện được tư tưởng lấy dân làm gốc, biết dựa vào dân, thể hiện việc "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Nhà nước ta luôn có sự đổi mới tổ chức và hoạt động (như xác định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của bộ máy cơ quan nhà nước) để đáp ứng những yêu cầu được đặt ra trong từng thời kỳ lịch sử, nhất là trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Nhà nước ta cũng dần dần hoàn thiện cơ chế thu hút sự tham gia của nhân dân ngày càng nhiều vào việc xây dựng chính quyền nhà nước các cấp.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải thừa nhận rằng bộ máy Nhà nước ta chưa thực sự trong sạch, vững mạnh: tệ tham nhũng, quan liêu, lãng phí của công, tình trạng mất dân chủ, phép nước, kỷ cương xã hội rải rác ở nhiều nơi còn buông lỏng... Mặt khác, quản lý Nhà nước chưa ngang tầm với nhiệm vụ của thời kỳ đổi mới. Đó là: chưa phát huy được những mặt tích cực, chưa khắc phục những hạn chế làm cho tình trạng bất công, bất bình đẳng có xu hướng gia tăng... Viêc xây dựng luật pháp vừa qua tuy đã có nhiều có gắng nhưng luật pháp vẫn chưa bao trùm hết các lĩnh vực hoạt động của XH. Việc' quản lý thực hiện pháp luật phải chặt chẽ, xử lý các vi phạm phải nghiêm, việc ngăn chặn các tệ nạn xã hội kém hiệu quả lại chính là do thiếu sót chủ quan của bộ máy nhà nước. Đó là do luật pháp chưa đầy đủ, cơ chế có nhiều sơ hở, ngay cả những vấn đề đã có luật pháp nhưng chưa quản lý việc thi hành luật pháp không chặt chẽ và xử lý những vụ vi phạm luật pháp không nghiêm, thậm chí còn có cả tiêu cực trong việc xử lý các vi phạm luật pháp

Trong môi trường kinh tế xã hội hiện nay, chủ nghĩa cá nhân trong hàng ngũ cán bộ viên chức nhà nước đang có cơ hội phát triển. Tình trạng tham nhũng trong bộ máy Đảng, nhà nước đang trở nên bức xúc. Tham nhũng đã được Đảng đánh giá là quốc nạn. Nó lại gắn liền với quan liêu, cửa quyền, hách dịch, lãng phí ... Vấn đề xây dựng đạo đức đang trở thành vấn đề hàng đâu của công cuộc xây dựng bộ máy nhà nước. Phải hết sức coi trọng giáo dục đạo đức nhưng cũng không biến quá trình giáo dục thành một quá trình đạo đức đơn thuần mà đi đôi với với giáo dục phải xứ lý nghiêm minh mọi dựa vi phạm luật pháp của bất cứ ai.

Để khắc phục những hạn chế trên, việc hoàn thiện bộ máy nhà nước được Đảng xác định bao gồm một số công tác như sau :

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng và quản lý nhà nước : mở rộng, đa dạng hóa thông tin, nâng cao chất lượng thông tin làm cơ sở cho dân bàn bạc, tham gia xây dựng các chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước, thực hiện quyền làm chủ của mình ở địa phương, cơ sở. Xây dựng cơ chế và các hình thức thích hợp để nhân dân, cán bộ, công chức được bàn bạc, tham gia ý kiến, lấy ý kiến của nhân dân đối với các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và nhà nước.

- Đổi mới nâng cao chất lượng công tác lập pháp và giám sát tối cao của quốc hội đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước.

- Cải cách nền hành chính nhà nước : là trọng tâm của việc xây dựng, hoàn thiện nhà nước, trước mắt tập trung những nhiệm vụ cơ bản : Về cải cách thể chế hành chính: đẩy mạnh cải cách thể chế và thủ tục hành chính trên những lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân, giảm tối đa cơ chế "xin-cho"; tổng kết kinh nghiệm thực hiện cơ chế thực hiện cơ chế một cửa để chỉ đạo áp dụng rộng rãi trên toàn quốc. Đồng thời với việc xắp xếp tinh gọn, cắt bỏ khâu trung gian những bộ phận chéo chức năng, nhiệm vụ, ngăn chặn tệ cửa quyền, tham nhũng, hối lộ, vi phạm pháp luật. Về tổ chức bộ máy: chấn chỉnh cơ cấu tổ chức, biên chế, quy chế hoạt động của bộ máy hành chính các cấp làm cho bộ máy tinh gọn và thực thi có hiệu lực từ TW đến địa phương, cơ sở. Xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của mỗi cấp nhằm tạo điều kiện thuận lợi giải quyết kịp thời những vấn đề đặt ra mà nhân dân đòi hỏi.

- Cải cách tổ chức và hoạt động tư pháp: các cơ quan tư pháp phải là mẫu mực trong việc tuân thủ pháp luật, phải thể hiện công lý, tính dân chủ, công khai trong hoạt động, hình thành các toà án chuyên nghành và nâng cao năng lực xét xử. Phân định rõ chức năng công tố và kiểm sát của VKSND, nâng cao chất lượng công tố (điều tra, luận tội) tránh những chồng chéo giữa thanh tra nhà nước và Viện kiểm sát. Đồng thời với việc khắc phục tình trạnh tồn đọng án quá nhiều, quá lâu hoặc dây dưa kéo dài thời gian thi hành án.

- Kiên quyết đấu tranh thường xuyên và có hiệu quả tệ nạn tham nhũng trong bộ máy nhà nước các cấp nhằm xây dựng một nhà nước trong sạch, vững mạnh.

- Nâng cao chất lượng và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có chất lượng chính trị và chất lượng chuyên môn "xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo và quản lý ở các cấp, vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức, năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với nhân dân".

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước trong tình hình mới trên cơ sở xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết ĐH VIII, NQ TW3, NQ TW6 (lần 2), Nghị quyết TW 7 khoá VIII nhằm chấn chỉnh kịp thời cán bộ, Đảng viên làm trong sạch các tổ chức Đảng từ TW đến cơ sở, nâng cao năng lực và sức chiến đấu cùa Đảng trong tình hình mới.


t




Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro