Chương 5

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Ánh mắt Dương Thành lúc này mới đưa lên nhìn tôi. Gương mặt vô cùng đẹp, anh tuấn vô cùng, bên dưới mắt còn có cả nốt ruồi lệ nữa. Nhìn thôi mà đã có cảm giác uy hiếp như thế thì chắc chắn người này đầy khí chất rồi. Tôi ngồi xuống rồi thở phào bắt đầu nói những điều mà mình muốn nói.

“Tôi là Lam Nhiên, hôm qua là tôi vô tình gặp anh bị ‘ngất' ở trong rừng nên tôi mới cứu anh chứ đừng hiểu lầm là tôi bắt cóc anh nhé" - Tôi quơ quơ hai cánh tay lên diễn tả lại.

Dương Thành ngơ ra một chút rồi lấy lại vẻ nghiêm túc của mình.

“Được rồi tôi hiểu ý của của cô rồi, cảm ơn vì đã cứu ta" - Dương Thành nhìn tôi bằng ánh mắt chứa trong đó là một lời cảm ơn.

Nói chuyện được chút rồi thì Dương Thành được gọi lên triều nên đã đi, còn tôi thì quay về phòng. Ở phủ của y, tôi đi vòng vòng cũng đã thấy hơn ba cái ao sen, không biết vì sao y thích sen như thế nhỉ ? được rồi tôi nghĩ nhiều quá đi mất. 

Tôi biết hiện tại tôi cũng chỉ là vị “khách ven đường” mà thôi, tôi chỉ có thể tạm đây. Ở nhiều thì tôi thấy ngại lắm, với lại đây là nhà quan lỡ mà y làm gì sai hoặc đắc tội với ‘bề trên' thì những người ở trong phạm vi cũng dễ mà bay đầu. Tôi chưa muốn chết khi mà chuyện của mình còn chưa được giải quyết, với lại ước mơ làm giàu của tôi thì để đâu đây.

Ngồi xuống sàn, tôi ngước lên nhìn bầu trời xanh biếc, từng đám mây trôi đi trong cái ‘vùng nước’ vô tận ấy, nghĩ đến khoảng thời gian tiếp theo khi sống ở thế kỉ này phải làm sao, chính bản thân tôi còn mơ hồ về cách định hướng con đường tiếp theo của mình nên chỉ có thể mặc cho giời lo.

Mà tính ra thời này, yên bình quá, không khói bụi, không ồn ào của xe cộ chỉ có tiếng chim trên trời hoặc tiếng gió thổi qua làm thấy phiến lá xào xạc mà thôi. Nhưng mà ở thời này lại có nhược điểm lại dễ bị “anh Bắc” dòm ngó. Đây là thời Lý thì chắc tầm những năm đầu, có thể là mới đổi quốc hiệu từ Đại Cồ Việt (1) sang Đại Việt (2), nếu để chắc chắn hơn tôi nghĩ mình nên đi hỏi Tú. 

Đi xuống gian bếp thì không thấy cái Tú đâu, tôi lại tìm những chỗ khác nhưng chả thấy mãi khi đến ao sen thì thấy Tú đang làm gì đó khá mờ ám. Tôi đi chầm chậm đến chỗ con bé rồi đưa tay ra chạm vào vai Tú, thấy con bé đang ôm một cục bông nhỏ, tôi ngớ người ra.

“Tú g-!...” - Chưa kịp nói hết thì Tú đã thấy tay bịt mồm tôi lại trong sự bàng hoàng của mình.

“Chị đừng nói với ai biết nhé!” - Tú nhìn tôi, ánh mắt tròn xoe long lanh, cầu xin tôi.

Ơ, tôi còn chưa thấy cái cục bông mềm kia là gì cơ mà. Nắm lấy tay của Tú, tôi gỡ ra khỏi miệng mình.

“Chị còn chưa biết nó là gì cơ mà” - Mắt tôi nhìn xuống sinh vật trong lòng Tú.

Con bé đưa tay vuốt ve chầm chậm lấy nó như thể là một miếng thủy dễ vỡ vậy, rồi từ từ động vật nhỏ bé kia cũng mới thoát khỏi trạng thái cuộn tròn của mình. Là một con mèo tam thể, nhìn nó như Lèm vậy … tay tôi từ từ giơ ra xoa nhẹ con mèo. 

Tuy chỉ là một con mèo con nhưng nét của nó y như Lèm không thể lẫn, đã quá lâu rồi tôi không gặp con mèo của tôi, khi thấy có một con mèo giống nó như thế làm tôi nhớ nó quá, không biết sau khi tôi xuyên về đây thì nó có sao không nữa.

Lúc này tôi mới dứt ra khỏi dòng suy nghĩ của bản thân mà quay lại con mèo con trong lòng của Tú.

“Em đã đặt tên cho nó chưa?” - Tôi chỉ tay vào con mèo con.

Tú lắc đầu, thị khum người xuống thả con mèo đi rồi kéo tôi đi ra chỗ khác tránh bị người khác phát hiện. Ngồi xuống sàn gỗ gần đó.

“Chị định hỏi gì sao?” - Tú nhìn tôi.

Làm sao con bé có thể biết được khi tôi chưa nói lý do mình gặp con bé?. Tôi khá bất ngờ nhưng rồi cũng nói điều mình muốn nói.

“Không biết có phạm lỗi gì không nhưng năm nay là năm bao nhiêu vậy?” 

“Dạ là năm 1061 ạ” - Thị thật thà trả lời tôi.

Năm 1061, vậy đúng là triều Lý rồi nếu không nhầm thì đây là thời vua Lý Thánh Tông . Tôi cảm ơn Tú rồi con bé cũng tiếp tục đi làm việc.

✮✮✮✮✮✮✮✮


✮✮✮✮✮✮✮✮

Năm Tân Sửu, hiệu Chương Thánh Gia Khánh năm thứ 3 (1061)

Ngũ Huyện Giang ở Ái Châu làm phản (3)

___________

Điện Thiên An. Nơi được vua Lý Thái Tông dời từ điện Càn Nguyên sang. Là nơi thiết triều.(4)

Hay tin Ngũ Huyện Giang ở Ái Châu làm phản, bèn cho triệu quan văn và võ vào cung thiết triều bèn nghĩ kế sách để dẹp tan bọn phản tặc. Các quan văn võ đội mũ phác đầu và đi hia mới được chầu.(5)

Vua Lý Thánh Tông ngồi trên long ngai, mặc Bạch Bào (6). Mắt nhìn xuống, nhìn ban văn và võ xì xào to nhỏ như đang thắc mắc điều gì đó.

“Trẫm gọi các khanh đến để bàn về việc phản tặc ở Ngũ Huyện Giang nổi lên, cần tìm người để phái đi dẹp yên bọn chúng" - Lý Nhật Tôn vẻ mặt nghiêm túc, đôi hàng mày cau lại.

Cả điện Thiên An bắt đầu tràn ngập tiếng nói thảo luận của các bên văn và võ, mọi người cùng thảo luận. Vẻ mặt của Nhật Tôn lúc này cũng trầm tư đi vài phần. Mọi người suy xét để có thể chọn được người thích hợp để có thể cử đi Ái Châu. Không gian xung quanh càng lúc càng căng thẳng.

Mọi thứ dường như sắp đi vào bế tắc thì một giọng nói đầy sự kiên trung và mạnh mẽ vang lên, làm tất cả ánh mắt của mọi người dồn vào người vừa nói. Người ấy khuôn mặt mỹ mạo, dáng điệu dũng mạnh, môi đỏ, da trắng, đội mũ phác đầu. 

“Thần xin bệ hạ cho phép thần được đi dẹp yên phản tặc ở Ái Châu" - Thường Kiệt chấp tay, cung kính (cúi người chờ sự cho phép của Nhật Tôn.

Nhật Tôn lúc này hơi giãn lông mày ra, người cũng bớt đi phần nào đó sự căng thẳng.

Các bá quan cũng phần nào được xóa tan sự căng thẳng, ngột ngạt mà điện Thiên An đang mang. Lúc này ai nấy cũng thở phào lấy một hơi rồi tiếp tục nhìn lấy bệ hạ của mình, xem người có quyết định ra sao.

“Được, trẫm chấp thuận cho khanh đi đến Ái Châu dẹp phản tặc, nhưng sẽ có thêm Đô Chỉ Huy Sứ Dương Thành đi theo để phù trợ” - Giọng của Nhật Tôn lúc này cũng đã bình ổn trở lại.

Dương Thành được nhắc đến cũng có chút hơi hoang mang nhưng rồi cũng cùng Thường Kiệt chấp tay xin nhận lấy trách nhiệm đánh phản tặc lần này.

“Bãi Triều!” - Nhật Tôn đứng dậy rồi rời đi.

Cả điện Thiên An cũng đã bắt thưa thớt người, riêng chỉ có Thường Kiệt và Dương Thành đứng bàn thời gian để khởi hành giờ đi. Cuối cũng đồng ý với giờ Dần (3 giờ sáng - 5 giờ sáng) sẽ khởi hành sớm. Rồi chào nhau ra về.

✮✮✮✮✮✮✮✮

✮✮✮✮✮✮✮✮

Bây giờ là canh Mùi, mới thấy Dương Thành trở về từ điện Thiên An. Cả người y mệt mỏi, nhưng còn nhiều việc phải làm trong đêm nay, nên khi vừa về y đã vào phòng mà chẳng nói lấy một lời hay ăn bất cứ thứ gì.

*Chú thích:

(1): Quốc hiệu này do vua Đinh Tiên Hoàng đặt năm 968. “Đại” (大) theo nghĩa chữ Hán là lớn, “Cồ” (瞿) là âm Hán-Việt cổ của từ Cự hay Cừ (巨) cũng là lớn. Đinh Tiên Hoàng muốn ghép hai chữ để khẳng định nước Việt là nước lớn.

(2): Tên gọi này chính thức có từ thời trị vì của vua Lý Thánh Tông (1054 – 1072), vua thứ ba của nhà Lý. Trước đó, kể từ thời kỳ trị vì của Đinh Bộ Lĩnh, quốc hiệu là Đại Cồ Việt (大瞿越) gồm chữ Đại (大) nghĩa là lớn và chữ Cồ (𑚝) cũng cùng nghĩa là lớn.

(3): Năm 1061, người Man ở biên giới Tây Nam quấy rối. Sách Việt điện u linh, chuyện về Lý Thường Kiệt có chép như sau:"Gặp lúc trong nước, ở cõi Tây Nam, dân nổi lên chống các thuộc lại, dân Man Lào lại hay tới quấy rối. Vua thấy ông siêng năng, cẩn thận, khoan hồng bèn sai ông làm Kinh phỏng sứ vào thanh tra vùng Thanh Hóa, Nghệ An, vào trao quyền tiện nghi hành sự. Ông phủ dụ dân khôn khéo, nên tất cả năm châu, sáu huyện, ba nguồn, hai mươi bốn động đều quy phục và được yên ổn".

(4): Tháng 6, rồng hiện lên ở nền cũ điện Càn Nguyên. Vua bảo các quan hầu rằng: "Trẫm phá điện ấy, san phẳng nền rồi, mà rồng thần còn hiện, hay là chỗ ấy là đất tốt đức lớn dấy nghiệp ở chính giữa trời đất chăng?". Bèn sai quan theo quy mô rộng lớn hơn, nhắm lại phương hướng, làm lại mà đổi tên làm điện Thiên An.

(5):Mùa thu, tháng 8, vua ngự điện Thủy Tinh cho các quan chầu, truyền các quan đội mũ phác đầu và đi hia mới cho vào chầu. Đội mũ phác đầu và đi hia bắt đầu từ đây.

(6): Trong "An Nam Chí Lược", Lê Tắc có ghi chép: " Quốc chủ thường ngày đội mũ Đường Cân, thường phục coi màu trắng là màu sang quý. Người trong nước ai mặc màu trắng tức là tiếm chế, riêng phụ nữ không cấm".

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro