cau 8

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 8/ Quan điểm và chủ trương xây dựng hệ thống chính trị của Đảng trong thời kỳ đổi mới

1.                  Mục tiêu

Mục tiêu chủ yếu của đổi mới hệ thống chính trị là nhằm thực hiện tốt hơn dân chủ XHCN, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân.Toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.

2.                  Quan điểm(4 ý)

-                      Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị.

-                      Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, làm cho hệ thống chính trị hoạt động năng động hơn, có hiệu quả hơn, phù hợp với đường lối đổi mới toàn diện, đồng bộ đất nước; đặc biệt là phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thi trường định hướng XHCN, của sự nghiệp CNH,HĐH gắn với kinh tế tri thức, với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

-                      Đổi mới hệ thống chính trị một cách toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp.

-                      Đổi mới mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị với nhau và với xã hội, tạo ra sự vận động cùng chiều của cả hệ thống để thúc đẩy xã hội phát triển.

3.                  Chủ trương xây dựng hệ thống chính trị

·                     Xây dựng Đảng trong hệ thống chính trị

-                      Đại hội X xác định : “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc”.   

-                      Trong quá trình đổi mới, Đảng ta luôn coi trọng việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị. Nghị quyết trung ương 5 khoá X về “Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị” đã chỉ rõ các mục tiêu giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo, nâng cao tính khoa học, năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và toànxã hội, sự gắn bó mật thiết giữa Đảng và nhân dân; nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước, chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; phát huy dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và trong XH; làm cho nước ta phát triển nhanh và bền vững theo định hướng XHCN.

-                      Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị phải trên cở sở kiên định các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; thực hiện dân chủ rộng rãi trong Đảng và trong xã hội, đẩy nhanh phân cấp, tăng cường chế độ trách nhiệm cá nhân, nhất là cá nhân người đứng đầu.

-                      Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị ở mỗi cấp, mỗi ngành vừa phải quán triệt các nguyên tắc chung, vừa phải phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ của từng cấp, từng ngành.

·                     Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN

-                      Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền.

-                      Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội. Hoàn thiện cơ chế bầu cử nhằm nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội.

-                      Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng cơ quan hành pháp thống nhất, thông suốt, hiện đại.

-                       Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người.

-                      Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiêm của chính quyền địa phương trong phạm vi được phân cấp.

·                     Xây dựng mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị.

-                      Nhà nước ban hành cơ chế để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội  thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội.

-                       Đổi mới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức CT- XH, khắc  phục tình trạng hành chính hoá, nhà nước hoá, phô trương, hình thức; nâng cao chất lượng hoạt động; làm tốt công tác dân vận theo phong cách trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân, nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro