Những câu đối của Cơ Mật Viện Đại Thần Đào Tấn (1845-1907)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Đào Tấn, tự là Chỉ Thúc, hiệu là Tô Giang và Mộng Mai, biệt hiệu là Tiểu Linh Phong Mai Tăng hoặc Mai Tăng. Ông tên thật là Đào Đăng Tấn, sinh tại thôn Vinh Thạnh, tổng Thời Tú, huyện Tuy Phước, phủ An Nhơn, tỉnh Bình Định (nay thuộc thôn Vinh Thạnh, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định). Năm 23 tuổi, ông đỗ thứ 8 Cử nhân khoa Đinh Mão (1867) tại trường thi Bình Định. Năm 1874, ông làm quan kinh qua các chức vụ Tham biện, Tổng đốc An Tĩnh, Tổng đốc Nam Ngãi, Thượng thư Bộ Hình, Thượng thư Bộ Binh, Thượng thư Bộ Công, quan hàm nhất phẩm, được phong Hiệp biện Đại học sĩ, tước Vinh Quang tử. Năm 1904, ông bị cách chức rồi lui về quê nhà ở ẩn cho đến lúc qua đời.

Những câu đối viết tặng Chùa Linh Phong:
Thạch thất thiên niên hoàng hổ ngọa (Nhà đá cọp vàng nghìn thuở nghỉ)
Hoa trì thập nguyệt bạch liên khai (Ao hoa sen trắng tháng mười đơm)
十 年 湖 海 歸 來 夢 Thập niên hồ hải quy lai mộng (Khói hoa một mớ trời dành sẵn)
一 境 湮 花 自 在 天 Nhất kỉnh yên hoa tự tại thiên (Ao biển mười năm mộng trở về)
Ở câu đối thứ nhất, Đào Tấn (người sáng lập bộ môn hát bội ở Bình Định) đã ghi lại một vài nét về hiện tượng lạ nơi, ngôi danh lam ấy : hoặc tương truyền (vế 1) hoặc chính mắt ông trông thấy (vế 2). Còn với câu đối thứ nhì thì đây chính là một khám phá phải đánh đổi cả đời người mới có được, cùng nói lên cái tâm đắc của ông Đào với cửa Thiền.
Câu đối viết trước của rạp nhà Hát:
Thiên bất dữ nhàn, thả hướng mang trung tầm tiểu hạ (Thời chẳng cho nhàn, tìm chút thảnh thơi trong bận rộn)
Sự đô như hý, hà tu giả xứ tiếu phi chơn (Việc như đùa cợt, lọ cười chỗ giả chẳng là chơn)
Một hôm, Đào Tấn ngủ dậy thấy trước cổng nhà có câu đối (có ý chê bai) do ai đó dán sẵn từ tối hôm trước không rõ:
Hát hay
Học dở
Ông điềm nhiên viết thêm năm chữ vào sau mỗi câu làm thay đổi hẳn ý nghĩa (từ bị chế diễu thành tự hào):
Hát hay, chính kép Qui Nhơn thiệt
Học dở, làm quan Quảng Ngãi chơi
Câu đối viếng Lãnh Tụ Nghĩa Quân Hương Khê Phan Đình Phùng (1847 - 1895):
Phan Đình Phùng sinh tại làng Đông Thái (nay là xã Tùng Ảnh), huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1885, Phan Đình Phùng đã đứng ra chiêu tập quân sĩ chống Pháp. Nghĩa quân xây dựng căn cứ tại vùng núi rừng Hương Sơn, Hương Khê (Vụ Quang) hiểm trở, nhằm tiến hành cuộc kháng chiến lâu dài. Đến cuối năm 1895, trong một trận giao tranh ác liệt, Phan bị thương và sau đó đã hy sinh tại quân doanh vào ngày 28-12-1895. Đào Tấn có viết đôi câu đối (được cho là dài nhất Việt Nam với 160 chữ) phúng điếu như sau:

Thành bại anh hùng mạc luận, thử cô trung, thử đại nghĩa, thệ dữ chư quân tử thủy chung; Châu chi anh, Mặc chi linh, độc thư mỗi niệm cương thường trọng; Khả hận giả thùy điên đại hạ, nhất mộc nan chi, cung lãnh yên tiêu, thùy nhân bất tác thâm sơn oán; Huống đương nhật long phi vân ám; cộng ta nhân sự vô thường, khả liên La Việt giang sơn, bách niên văn hiến phiền nhung mã (Anh hùng thành bại kể chi? Dạ sắt son, lòng vàng đá, thề cùng các bạn giữ trước sau; Son mực đúc khí tinh anh, trung hiếu hẹn hò cùng sử sách; ngao ngán nhẻ, lầu cao sắp đổ, một cột khó nâng; phòng vắng khói tan, liếc mắt non xanh thêm tức tối. Và bây giờ rồng bay mây ám, xót xa việc thế không lường; Thương thay La Việt giang sơn, văn hiến trăm năm thành trận mạc)
Cổ kim thiên địa vô cùng, nhị lưu thủy, nhi cao phong, đồng thử đại trượng phu vũ trụ; Làm chỉ phong, Hồng chi tuyết, xung hàn vô nại bá tùng điêu; Vị hà tại hội quyết đồi bà, trung lưu để trụ, tinh di vật hoán, hà nhân bất khởi cố viên tình? Cập thử lời nhạn tán phong xuy, kham thán thiên tâm mạc trợ, độc thử tùng mai khí tiết nhất tử tinh thần quán Đẩu Ngưu (Trời đất xưa nay thế mãi, đá dựng ngược, nước chảy xuôi, đó vẫn non sông phương tuấn kiệt; Làm Hồng nổi cơn bão tuyết, bách tùng úa rụng luống xông pha. Đau đớn thay! Đê vỡ sóng vồ, giữa dòng trụ đứng; sao dời vật đổi, ngảnh đầu người cũ phải bôn chôn. Đương lúc này gió thổi nhạn lìa, căm giận lòng trời cay nghiệt; riêng cảm Tùng Mai khí tiết, tinh thần một thác rạng trăng sao)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro