Chương 62

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cha Sông Hương bắt đầu. Giọng ông trầm hẳn và tha thiết:


- Mấy năm trời ni, nói thiệt, tui ăn ngủ không được. Trong bụng tui cứ canh cánh lo một việc, là làm răng tìm cho ra dòng dõi của vua Quang Trung, hoàn thành lời thề của tổ tiên tui. Tuổi tác ngảy càng lớn, sức khỏe ngày càng yếu. Nếu tui không gấp rút lên thì vài năm nữa, tui ngã bịnh nằm xuống, ai sẽ thay tui lo đại sự? Con gái tui còn quá nhỏ, mả hắn lại là "nữ nhi ngoại tộc", răng tui dám ủy thác cho hắn được?


Thủy kín đáo liếc sang nhìn Sông Hương, thấy cô gái khẽ nhíu mày tỏ vẻ không "tâm phục khẩu phục" trước nhận xét đó. Thùy nín cười. Chuyện "trọng nam khinh nữ" thì đời nào cũng có, nhưng trong chế độ phong kiến của một trăm năm trước, hẳn vấn đề này nghiêm trọng hơn nhiều.


Giọng ông Trầm vẫn đều đều vang khắp căn phòng nhỏ đang ấm lên, vì bà Trầm đã thắp sáng thêm hai cây đèn cầy nữa:


- Năm ngoái, tui liều mạng đi một chuyến trở ra Bình Định, truy tìm quê quán của vua Quang Trung. Theo sử sách đã ghi chép, cha mẹ của các ông Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ cư ngụ tại thôn Phú Lạc, ấp Kiên Thành. Tổ tiên bên nội có nguồn gốc là người Nghệ An. Còn tổ tiên bên ngoại có nguồn gốc là người Bình Định. Tui cứ truy theo sử sách mà đi tìm gia phả của tiên đế.


Ông Quang Học gật gù, như khen ngợi cách suy nghĩ sáng suốt của ông Trâm. Bốn bạn trẻ thì không rời mắt khỏi khuôn mặt ông Trầm, tai họ dỏng lên như nuốt hết từng chữ từng lời:


- Ra tới ngoài nớ, tui may mắn gặp được đúng người. Đó là ôn Nguyễn Văn Chượi, 96 tuổi, người gốc địa phương, là con cháu chi chi đó xa lắc xa lơ của bên ngoại của vua Quang Trung. Tuy lớn tuổi, ôn Chượi còn minh mắn lắm, chuyện chi ôn cũng nhớ ra hết. Ôn Chượi không nắm rõ cuốn gia phả của tiên đế ghi những điều gì, nhưng sau khi nghe tui xưng danh, ôn biết ngay tui là ai. Rồi, vì chỗ thân tình của đời trước, ôn kể chuyện gia đình tiên đế cho tui nghe.


Ông Trầm ngước lên, đảo mắt nhìn hết thảy mọi người trong phòng:


- Đúng là có những chuyện mà sử sách không hề nhắc tới, không hề viết ra. Có những chuyện bí ẩn mà nếu dân gian nghe được, họ sẽ kinh ngạc lắm.


Ông Quang Học nhìn thẳng vào mắt ông Trầm:


- Chuyện của tổ tiên tui?


Ông Trầm nhẹ mỉm cười:


- Chuyện của tổ tiên anh.


Ông Quang Học sửa lại bộ ngồi, đôi mắt ông sáng rực và long lanh dưới ánh đến, giọng phấn khích hẳn:


- Vậy thì tui cũng rất muốn nghe anh kể ra. Vì nói thiệt, tui không am hiểu gì mấy về chuyện cung cấm và cả chuyện thế sự nữa.


Ông Trầm gật đầu, tiếp tục câu chuyện...


Thôn Kiên Mỹ. Ấp Kiên Thành. Năm 1780 Buổi sáng của một ngày tháng 9 năm đó, trong khi phu nhân họ Phạm đang ngồi cắm cúi thêu thùa, thi mụ vú già từ nhà dưới chạy lên, hốt hoảng nói với phu nhân:


- Bẩm bà, cậu Hai ấm đầu quá. Cậu Hai khóc suốt từ sáng tới giờ, ai dỗ mấy cũng không nín


Phạm phu nhân ngồi bên cửa sổ để đón lấy ánh sáng mặt trời. Bà vội vàng đẩy khung thêu sang bên và đứng dậy:

- Được rồi. Cứ để tui. Vú cho người đi gọi thầy lang đi.

Vú già cúi đầu và bước nhanh ra ngoài. Phu nhân rảo bước xuống nhà dưới, nơi cậu Hai thường được người ăn kẻ ở chăm bẳm nưng niu ở đây. Tiếng khóc của cậu Hai khản đặc nghe thật tội Phu nhân lại gân chiếc giường nhỏ, cúi xuống đứa trẻ nhỏ xíu mới 14 tháng, ẵm nó lên Giọng phu nhân thảng thốt:

- Trời ơi, sao người nó nóng hổi vậy? Nó bị bịnh thiệt rồi! Gái ơi, vú già đi gọi thầy lang đã về chưa?

Một thiếu nữ nhanh chân chạy ra hè nhà, nhìn ngóng ra đầu ngõ, rồi chạy vô báo với phu nhân:

- Bẩm bà, vú già và thầy lang đã về Họ đang vô tới.

Thầy lang cầm lấy tay cậu Hai, bắt mạch rồi sờ trán cậu Hai vài lần. Thầy lang lắc đầu, nói với phu nhân:

- Bẩm bà, cậu Hai chơi giỡn sao đó nên bị ông bà quở phạt. Ông bà hành cậu Hai nóng mình ba ngày ba đêm mới dứt. Tui sẽ cho cậu hai uống thang thuốc gia truyền để trấn an tinh thần cậu Hai.

Phạm phu nhân gật đâu. Bả thẫn thờ đứng nhìn thầy lang sắc thuốc trong cái siêu đất ở đằng sau hè. Bụng bà như có lửa đốt. Chồng thi đi chính chiến lâu ngày. Con thị bịnh hoạn. Thân phận đàn bà tay yếu chưn mềm, bà không biết làm gì khác hơn là thầm khấn trời khấn phật, xin trời xin phật phù hộ cho chông bà bình yên, con bà mạnh khỏe.

Thấy thầy lang sắp sửa quay vô, bà kín đáo dùng mu bàn tay chùi nước mắt để ông ta không để ý. Thầy lang dặn đò bà:

- Cậu Hai còn nhỏ, mỗi ngày bà cho cậu Hai uống ba lần, môi lần nửa chén thuốc thôi.

Phu nhân gật đâu, đưa mắt nhìn thiếu nữ tên Gái. Gái chìa tay cầm lấy bọc thuốc mà thầy lang đưa, nói với thầy lang:

- Dạ, con nhớ rồi. Mỗi ngày sắc ba lần. Mỗi lần còn nửa chén thuốc.

Thầy lang hài lòng:

- Ừ. Chén nhỏ thôi nghe.

Rồi thầy lang quày quả ra về.

Gái bắt đầu lấy muỗng cho cậu Hai uống thuốc. Thuốc đắng làm cậu Hai nhăn mặt, phun phèo phèo. Và khóc túc khóc tưởi. Thêm mấy người giúp việc chạy tới dỗ dành. Ép mãi, cậu Hai mới chịu uống hết nửa chén thuốc. Và sau đó, có lẽ vì quá mệt, cậu Hai ngủ thiếp đi với cái miệng vẫn còn méo xệch vì khóc.

Ba ngày sau, uống đủ chín thang thuốc của thầy lang, cậu Hai bớt bịnh, bắt đầu đòi ăn đòi chơi trở lại. Phu nhân mừng rỡ lắm. Nhưng niềm vui kéo dài không được bao lâu thi nỗi buồn ập tới. Hai chân cậu Hai teo dần một cách kỳ lạ và cậu Hai không còn đi chập chững như trước được nữa. Cậu Hai di chuyển bằng cách lết đi trên nên đất. Phu nhân nhìn con mà ruột đau như cắt. Bả chỉ còn nước oán trách trời phật mà thôi...

Giọng Thùy vút lên, cắt ngang câu chuyện của ông Trầm:

- Cháu biết rồi. Đó là sốt bại liệt!

Ông Quang Học ngạc nhiên,nhắc lại:

- Sốt bại liệt?

Sông Hương đỡ lời:

- Dạ. Các bạn con học trường Tây nên họ biết nhiều về các chứng bịnh.

Phan chen vào:

- Bác cho phép con hỏi, bà phu nhân có phải là vợ của vua Quang Trung?

Ông Trầm gật đầu:

- Phải. Nhưng năm đó ôn Nguyễn Huệ chưa lên ngôi vua mô. Năm 1778, ôn Nguyễn Nhạc lên ngôi Hoàng Đế, đặt niên hiệu là Thái Đức, đóng đô ở thành Đồ Bàn. Còn ôn Nguyễn Huệ chỉ được phong là Long Nhương tướng quân mà thôi. Thành ra, dân gian chi gọi bà là Phạm phu nhân, chớ không gọi bà là Hoàng hậu.

Châu lên tiếng:

- Còn cậu Hai là ai?

- Cậu Hai là Nguyên Quang Dương, con trai trưởng của tướng quân Nguyễn Huệ và Phạm phu nhân.

Ông Quang Học thủng thỉnh chen vào:

- Và đó là ông nội của tui. Thấy bốn bạn trẻ trố mắt ngơ ngác nhìn, cha Sông Hương mỉm cười:

- Được rồi. Để tui kể tiếp cho nghe...

Ba năm sau, năm 1763.

Đó là một ngày cuối năm, Long Nhương tướng quân vui mừng khi nghe bà mụ vườn báo tin Phạm phu nhân hạ sinh đứa con trai thứ hai Ông đứng ngắm nghía khuôn mặt đứa trẻ sơ sinh một lúc lâu, rồi quay sang nói với phu nhân:

- Tui đặt tên cho nó là Quang Toản. Bà thấy có được không?

Phu nhân tuy còn mệt mỏi nhưng mỉm cười hài lỏng:

- Tướng quân nói sao thị tui nghe vậy. Cái tên Quang Toản hay lắm đó.

Đứa trẻ nhấp nháy đôi mắt rồi mở miệng ọ e vài tiếng. Tướng quân cười khà khà, ẳm đứa trẻ lên và ông nói nựng với nó:

- Quang Toản, con trai của cha. Con ngoan lắm. Cha mong con lớn lên được khỏe mạnh và thành người.

Cậu bé Quang Toản lớn lên từng ngày. Cậu được cha mẹ dạy dỗ kỹ lưỡng. Không những khỏe hơn, cậu còn thông minh hơn anh Hai. Cậu là niềm hy vọng thầm kín của tướng quân Nguyên Huệ.


Phan chợt giơ bàn tay lên như muốn xin phép, rồi nói:

- Cháu có thắc mắc. Tại sao sử sách sau này chỉ nhắc tới người con thứ Quang Toản, mà không hề nhắc tới người con trưởng Quang Dương?

Cha Sông Hương chưa vội trả lời, ông đưa mắt nhìn sang ông Quang Học. Vị khách quý thở dài, giọng nói trầm hẳn:

- Bởi vì ông nội tui không có gì để người khác phải nhắc tới. Trong gia phả, ông nội tui chỉ được bà con trong họ tộc biết tới qua một cái tên. Vậy thôi.

Cha Sông Hương cẩm lấy tách trà, nâng lên và hớp một ngụm nhỏ:

- Phải. Cuộc sống của người con trưởng thật thầm lặng. Năm 1788, khi Lê Chiêu Thống hèn nhát cầu cứu nhà Thanh, để quy tụ lực lượng vào sự nghiệp chống xâm lăng, tướng quân Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế, đặt niên hiệu là Quang Trung. Được mang danh hoàng tử, nhưng vì mặc cảm tật nguyền, cậu bé Quang Dương tám tuổi không giao du với ai, không kết bạn với ai. Cậu đi đứng rất khó khăn, thường di chuyển bằng cách bám theo vách tường, hoặc dựa người trên hai cây tre ngà. Bởi thế, bản tính cậu chỉ thích ngồi yên hơn là hiếu động...

Trái ngược anh trai, hòang tử Quang Toản (còn - có tên nôm là Trác, nên được gọi là hoảng tử Tráo) chỉ mới năm tuổi nhưng thông mình và anh lợi. Cậu thường đi theo các vị tướng quân tới thao trường, chăm chú quan sát cảnh luyện tập võ nghệ và cũng học lỏm được một số chiêu thức.

Mặc dù Quang Trung Hoàng Đế cố tỏ ra đối xử công bằng với hai vị hoảng tử, nhưng rõ ràng ngài quan tâm tới hoàng tử Trác nhiều hơn. Sau khi đại phá quân Thanh trong trận Ngọc Hồi - Đống Đa lịch sử (1789), ngài tiến thẳng vào Thăng Long và ngự lại kinh thành một thời gian.

Trong thời gian đó, ngài cử một vị tướng quân tâm phúc trở về Bình Định đón phu nhân và hai hoàng tử ra Bắc chơi. Phu nhân khó ở trong người nên bà từ chối không đi. Hoàng tử Quang Dương cũng muốn ở nhà với mẹ, chỉ có hoàng tử Trác vốn thích đi chơi nên gật đâu ngay. Tiéc rằng sau khi hoàng tử Trác đi được mấy tuần lễ thì phu nhân mát. Nghe tin dữ, hoảng tử Trác khóc sưng cả mắt. Cậu đòi về nhà với anh trai Hoàng Đế thương con út, muốn giữ lại cũng không được, đành nhờ vị tướng quân tâm phúc đó dân hoàng tử Trác về quê hương.

Năm 1792, Quang Trung Hoàng Đế bệnh nặng và đột ngột qua đời ở tuổi 39, lứa tuổi còn rất trẻ với nhiều hoài bão to lớn mà ngài còn ôm ấp ở trong lòng. Người đất Bình Định thương tiếc ngài đã đành, mà thiên hạ khắp nơi cũng tỏ ra hết sức đau xót. Họ tiếc cho một nhân tài yếu mệnh. Giá ngài sống thêm một chục năm nữa, thì tương lai của đất nước ta có thể sẽ đối khác...

Cha Sông Hương im lặng trong giây lát. Mọi người không ai dám hó hé gì. Họ biết ông đang xúc động. Họ cũng biết ông là một chí sĩ yêu nước, khát khao muốn làm một điều gì đó thật sự có ích cho đất nước. Nhưng triều đình nhà Nguyễn quá mạnh. Khó có một người nào khác dám đương đầu với thế lực của triều đình nhà Nguyễn. Đặc biệt khi ở sau lưng các ông vua bù nhìn nảy có bàn tay của bọn thực dân Pháp nhúng vào.

Triều đình Tây Sơn hoảng loạn trước sự kiện vua Quang Trung băng hà. Đất nước một ngày không thể không có vua, họ quyết định tôn hoàng tử Quang Toản lên nối ngôi. Năm đó, vị vua trẻ chỉ mới chín tuổi nhưng phải gánh vận mệnh của đất nước trên đôi vai nhỏ của mình. Ngài lo sợ, ăn không được ngủ không được. Ngài năn nỉ anh trai cùng vô cung điện với mình cho có anh có em. Nhưng hoàng tử Quang Dương chỉ lắc đầu. Cậu không muốn rời xa ngôi nhà yêu dấu, nơi cậu cất tiếng khóc chào đời. Cậu chỉ muốn ở lại, chăm sóc mồ mả ông bà và ngôi mộ mới vừa xanh cỏ của Phạm phu nhân.

Biết không lay chuyển được anh trai, vua Quang Toản gạt nước mắt ra đi...

Một lần nữa, không khí im lặng lại bao trùm cả căn phòng. Ánh sáng của hai cây đèn cầy lung linh, làm những cái bóng đen in trên tường có hình dáng huyền ảo. Sông Hương lặng lẽ châm thêm nước sôi vào bình trà nhỏ trước mặt vị khách quý. Ông gật đầu và tự tay rót trà ra tách.

Thùy trầm ngâm nhìn bóng mình lay động trên bức vách. Cô cảm thấy tội nghiệp vị tiểu vương. Nếu như ở thời đại cô, trẻ em như những búp non trên cành, được ăn ngủ, được học hành thi trẻ em sống trong chế độ phong kiến thiếu thốn đủ mọi bề...

Những năm tháng cai trị đất nước làm vị vua trẻ chững chạc hơn, nghiêm nghị hơn. Tình hình chính sự quá rối ren. Người anh họ Nguyên Bảo (con trai Hoàng Đế Thái Đức muốn thu tóm quyên hành - Ngài phải cho quân đi đánh một trận dẫn mặt. Rồi ngài phong Nguyễn Bảo là Hiếu Công, giao hẳn huyện Phù Ly cho Hiếu Công, để người anh họ hàng năm thu thuế làm lương ăn.

Chuyện trong nhà giải quyết chưa xong thi chuyện bên ngoài bắt đầu rối rắm. Nguyên Ánh tập trung mọi quyền lực để chống lại Tây Sơn. Sức lực nhà Nguyễn càng lúc càng mạnh thì sức lực Tây Sơn càng lúc cảng suy yếu. Vị vua trẻ Quang Toản hết lòng chèo chống con thuyền đất nước, nhưng "lực bất tòng tâm".

Tháng 5 năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long, đóng đô ở kinh thành Huế.

Tháng 6 năm 1802, đại quân Gia Long kéo ra Bình Định đánh nhau với quân Tây Sơn Hai bên đánh nhau suốt bôn tháng trời ròng rã. Cuối cùng, tháng 10 năm 1802, vua Quang Toản bị quân Gia Long bắt được và giết chết lúc ngài mới mười chín tuổi...

Thùy cúi gằm mặt, giấu đi cặp mắt rưng rưng lệ.

Ông Quang Học thở dài, thay cha Sông Hương kể tiếp:

- Để phần tiếp theo tui kể cho, vì phần này tui được nghe kể đi kể lại nhiều lần. Sau khi ông chú tui bị giết, cảnh gia đình tan nát làm ông nội tui buồn bã và bịnh một trận, tưởng đâu cũng chết theo em trai ông rồi. Bà con lối xóm lo sợ ông nội tui sẽ bị quân Gia Long truy tìm, bèn tìm cách che giấu ông. Họ giúp đỡ và khuyên bảo. Cuối cùng, ông nội tui khăn gói đi theo một người anh họ ngoại về quê sinh sống. Ông ẩn dật, sống cuộc đời bần hàn nhưng thanh bạch. Ông bịt mắt, bưng tai trước thế sự xoay vần. Từ đó, không có ai nhắc tới ông nội tui nữa...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro