456

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CÂU 4: Chẩn đoán và điều trị bệnh Parvo virus trên chó?

CHẨN ĐOÁN

•            - Chẩn đoán lâm sàng: chẩn đoán bệnh trước tiên phải là khám lâm sàng, xác định độ tuổi, giống và tình trạng tiêm chủng đề loại trừ.

- Lấy mẫu phân để làm phản ứng ELISA: các phương pháp ELISA có thể thực hiện ở ngày đầu tiên của bệnh cho đến 3 hoặc 4 ngày sau đó. Các phương pháp ELISA có thể là âm tính giả nếu chạy quá sớm trong quá trình bệnh.

- chẩn đoán máu: Giảm bạch cầu hoặc lympho bào thường biểu hiện trong hầu hết các chó bị bệnh này. Trong đó, giảm bạch cầu là một gợi ý quan trọng. Ngoài ra hạ albumine, natri, kali và clo máu cũng có thể biểu hiện.

ĐIỀU TRỊ BỆNH

•            Sự thành công phụ thuộc vào sự phát hiện và can thiệp sớm

•            Việc điều trị nhằm tăng cường sức chống chọi với bệnh, chữa triệu chứng và chống những vi trùng kế phát

•            Chưa có thuốc đặc trị

•            Nên có chế độ chăm sóc, theo dõi tốt

•            Khi có những triệu chứng nghi ngờ thú nhiễm bệnh nên ngừng cho ăn, uống cho đến khi hết triệu chứng rối loạn tiêu hóa,song song với việc bù đắp nước

•            Trong thời gian hồi phục, nên cho thức ăn dễ tiêu hóa.

•            Sử dụng kháng sinh nhằm hạn chế sự xâm lấn của vi trùng đường ruột

•            Nên sử dùng kháng sinh phổ rộng

•            Chóng ói: Dùng Primperan (Metoclopramide): 0,5-1mg/kg thể trọng.

•            Bảo vệ niêm mạc dạ dày-ruột: Dùng 1 trong 3 lọai sau:

. Phosphalugel: 1gói/10kg thể trọng, ngày 2 lần.

. Actapulgite: 1gói/10kg thể trọng, ngày 2 lần.

. Smecta: 1gói/20kg thể trọng, ngày 3 lần.

+ Chống tiêu chảy: Dùng Imodium: 1 viên/ 15kg thể trọng, ngày 2 lần, dùng 3 ngày.

Câu 5: Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm gan truyền nhiễm:

1/Chẩn đoán:

a)Chẩn đoán phân biệt:

Chẩn đoán phân biệt với bệnh carre’ , Lepto:

·           Bệnh lepto: viêm dạ dày ruột chảy máu, viêm lở loét miệng, vàng da và niêm mạc tăng số lượng bạch cầu.

·           Bệnh Carre’: xáo trộn hô hấp, tiêu chảy, xáo trộn thần kinh,triệu chứng sừng hóa ở mõm và bàn chân.

Ngoài ra, cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác gây thương tổn ở gan do vi trùng, do độc chất, do giun sán …

b)Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm:

ü  Phân lập virus từ những mô bi nhiễm( gan, lách,thận), nước tiểu  và dịch tiết. virus mọc dễ dàng trên tế bào nguyên thủy thận chó và tạo thể vùi trong nhân ( tiêu biểu của Adenovirus).

Bệnh phẩm gan thận

                       Nghiền 1/10 trong dd đệm PBS + kháng sinh       

         Qua lọc

Cấy tế bào thận chó

                     Sau 10 ngày

Gây bệnh tích tế bào                  giám định virus từ dịch phù nổi và so với virus chuẩn nhờ p.ứng trung hòa

ü  Có thể tiến hành phản ứng huyết thanh học ngăn trở ngưng kết hồng cầu, kết hợp bổ thể ,trung hòa virus với cặp huyết thanh.(một lấy vào giai đoạn bắt đầu bệnh, một lấy vào khoảng 10 ngày sau khi bắt đầu bệnh).

ü  Phản ứng huỳnh quang (FA) đặc biệt dùng để giám định virus trong tiêu bản từ bệnh phẩm được  đông lạnh.

2/Điều trị: Bệnh do virus gây ra , ta không thể diệt được virus. Trong trường hợp này ta dùng các biện pháp sau:

Tăng sức đề kháng bằng các vitamine nhóm B và vitamine C.

Truyền dung dịch Dextrose , trường hợp bệnh nặng có thể truyền máu.

Dùng kháng sinh chống phụ nhiễm như: gentamycine, oxytetracycline…

Dùng thuốc làm tái tạo tế bào gan, phục hồi chức năng gan như: Hepatol B12, Catosal…

Câu 6: Chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa chó nhiễm giun móc

A.       Chẩn đoán

1.         Dựa vào triệu chứng bệnh tích

1.1.   Triệu chứng

Chó bị bệnh giun móc có hai thể: cấp tính và mãn tính.

a.         Thể cấp tính

Chó con 2 -4 tháng bị bệnh nặng hơn chó trưởng thành. Biểu hiện: chó nôn mữa lien tục, nôn ra máu, ăn ít hoặc bỏ ăn, tiêu chảy máu, phân có màu nâu sẫm như bã cà phê do giun móc gây chảy máu ruột. Chó thường chết do mất máu, mất nước dẫn đến trụy tim mạch, sau 3 -5 ngày hành bệnh,

b.         Thể mãn tính

Triệu chứng cũng giống như thể cấp tính, nhưng nhẹ hơn và kéo dài trong suốt thời gian ký sinh của giun móc. Trong thời gian này thấy rõ nhất là chó gầy còm, thiếu máu, phân có lẫn máu, có màu sẫm như bã cà phê. Thỉnh thoảng còn thấy có hiện tượng nôn khan, hoặc nôn ra máu, chó suy nhược, thiếu máu và chết do kiệt sức, nếu không được điều trị.

1.2.   Bệnh tích

Mổ khám chó nhiễm giun, thấy giun bám chắc vào niêm mạc ruột non bằng đôi rang kitin sắc nhọn, tạo ra các vết loét trên niêm mạc, làm tróc niêm mạc và chảy máu. Nếu có viêm ruột kế phát do vi khuẩn (Salmonella spp, E.coli) thì niêm mạc bong tróc từng mảng và bị chảy máu ruột rất nặng

2.         Chẩn đoán xét nghiệm

Chủ yếu là dựa vào kết quả kiểm tra phân theo phương pháp phù nổi (Fulleborn) tìm trứng giun. Nếu trong phân có trứng giun móc thì chắc chắn chó bị nhiễm giun móc.

B.       Điều trị

Điều trị nguyên nhân: tẩy giun móc bằng Mebendazol (Vermox)

 Điều trị triệu chứng và trợ tim mạch

-            Chữa viêm ruột bằng một trong các kháng sinh sau:

Oxytetracylcin:

Kanamycine:

-            Chữa chảy máu đường tiêu hóa:

Vitamin C, Vitamin K

-            Trợ tim mạch: cafein

-            Hồi sức: huyết thanh mặn ngọt

-            Hộ lý: cho chó ăn cháo cho tới khi khỏi bệnh.

C.       Phòng bệnh

Thực hiện đầy đủ các biện pháp sau:

Định kỳ tẩy giun móc cho chó  bằng Mebendazol

Cần quy định chổ cho chó phóng uế, phân phải ủ (ở nông thôn) hoặc cho vào hố xí tự tiêu (ờ thành phố) để diệt trứng giun, ngăn ngừa không chó trứng không phát triển thành ấu trùng cảm nhiễm.

Đảm bảo vệ sinh chuồng trại và nơi tập luyện chó,cần định kỳ tẩy uế.

Thực hiện cho chó ăn uống sạch sẽ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro