cho meo 123

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CÂU HỎI BỆNH CHÓ MÈO

CÂU 1.Cách chẩn đoán chó mắc bệnh Carre’và cách điều trị?

A.       Chẩn đoán

Dựa vào triệu chứng :

 Đường tiêu hoá

         - Con vật khát nước, nôn mửa, tiêu chảy, đi 5-7 lần/ ngày.

         - Phân: lỏng, màu xám vàng, trong phân có lẫn niêm mạc dạ dày, ruột có chất nhầy à chuyển sang màu café nhạt do lẫn máu à Giai đoạn cuối phân loãng có lẫn máu tươi, niêm mạc ruột bong ra, tanh, dính ở hậu môn.

         - Nôn là triệu chứng thường gặp

         - Gầy sút nhanh, mắt trũng, bụng hóp.

         - Đi lại không vững, nằm liệt một chỗ.

         - Nhiệt độ hạ, loạn nhịp tim.

         - Có thể chết trong vòng 5-7 ngày. 

         - Viêm niêm mạc miệng, viêm hạch hạnh nhân, giai đoạn cuối thân sau liệt bài tiết tiểu tiện và đại tiện không tự chủ được.

Đường hô hấp

     - Viêm mũi, viêm thanh quản, viêm phế quản dẫn đến viêm phổi.

     - Nước mũi chảy ra có màu xanh và dịch nhày, đôi khi có lẫn máu  

     - Lúc đầu ho khô sau ho ướt. 

     - Thở gấp, thở khò khè, thè lưỡi ra thở.

Biểu hiện ở mắt 

      Viêm niêm mạc mắt, lúc đầu nước mắt trong, sau đó đục dần như có mủ, có khi loét, niêm mạc mắt đục thậm trí có thể mù.

 Đường sinh dục

     Con đực viêm niêm mạc túi dương vật

     Con cái có chửa có thể dẫn đến sảy thai

Triệu chứng ngoài da

  - Vùng da mỏng và ít lông: Bụng, ngực, háng, trong đùi… nổi những chấm đỏ, sau đó biến thành những mụn có màu vàng có viền đỏ, gọi đó là nốt sài.

 - Có hiện tượng da tăng sinh: thường thấy ở gang bàn chân, mõm à gang bàn chân cứng lại, con vật đi đứng khó khăn, khập khiễng có khi gang bàn chân nứt ra.

Triệu chứng thần kinh

    - Xuất hiện khi bệnh kéo dài, tuỳ thuộc vào vùng não và tuỷ bị viêm

    - Con vật ủ rũ, buồn rầu có lúc hung dữ

    - Vật đi loạng choạng, đứng lên ngã suống, run rẩy.

    - Vật lành bệnh thường mang di chứng: đi xiêu vẹo, gầy còm, điếc, đau mắt.....

Chẩn đoán phân biệt :

 Bệnh viêm phổi: thường mắc khi thời tiết thay đổi, gió mùa đông lạnh, chó sốt cao, khó thở, thở khò khè.

 Bệnh tiêu chảy: Do nhiễm khuẩn hay ăn thức ăn không vệ sinh, chó có thể sốt (do nhiễm khuẩn) hoặc không sốt, tiêu chảy không có máu.

  Bệnh do parvovirus : tiêu ra máu, bệnh chỉ xảy ra trên đường tiêu hóa và gây chết đột ngột.

  Bệnh dại ở chó với biểu hiên thần kinh

- Bệnh carré xuất hiện các triệu chứng thần kinh ở giai đoạn cuối, chó khỏi bệnh thường có biểu hiện đần độn.

 - Bệnh dại: chó biểu hiện rõ ở các giai đoạn khác nhau.

Chuẩn đoán phòng thí nghiệm.

   - Chó sống: lấy lớp màng biểu mô đường sinh dục hay đường tiết niệu.

   - Chó đã chết: bệnh phẩm là phổi bàng quang, thận, tiểu não, não (nên lấy sớm).

Tìm virus trong tế bào biểu mô bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang.

   - Phương pháp huyết thanh học: hiện nay đang được sử dụng nhiều.

B. Điều trị

        - Cách ly chó mắc bệnh, cho ăn thức ăn dễ tiêu, chia làm nhiều bữa trong ngày.

        - Tiêm kháng huyết thanh (ít có tác dụng khi chó đã có triệu trứng viêm phổi, thần kinh).

        - Phối hợp kháng sinh : Norfloxacin; Gentamycin.

        - Giảm sốt, trợ tim, trợ sức: Analgin; Cafein; vitamin B, C.   

CÂU 2. Cách chẩn đoán và điều trị bệnh viêm thanh khí quản trên chó?

A.       Chẩn đoán

Dựa vào triệu chứng

-            Dấu hiệu nổi bật

       + Khó thở, ho khô, có thể kèm theo nôn hoặc nôn khan

       + Sờ nắn nhẹ thanh quản hoặc khí quảnà phản xạ ho và đau.

-            Biếng ăn.

-            Thân nhiệt và số lượng bạch cầu vẫn bình thường.

-            Thể nặng hơn: sốt, chảy nước mũi có mủ, trầm cảm, chán ăn, ho nhiều đặc biệt là trên chó nhỏ.

Chẩn đoán lâm sàng: ho nhiều, tiếng rít thanh quản, sờ vào thanh khí quản à Chó ho tiếng lớn và ho rất dài.

Chẩn đoán Cận lâm sàng: X-quang

B.       Điều trị

-            Cách ly và điều trị sớm vì chó non và chó già dễ chuyển thành viêm phổi.

-            Kháng sinh đề phòng nhiễm kế phát, mãn tính: cephalosporin, quinolone, chloramphenicol, tetracycline.

-            Corticoid có thể được sử dụng để làm giảm bớt triệu chứng lâm sàng.

-            Hạ sốt: Analgin    

-            Giảm ho: Codein, Butorphanol.

-            Trợ lực, trợ sức: vitamin C, B-complex.

CÂU 3. Phương pháp phòng bệnh chung đối với những bệnh trên đường hô hấp chó mèo?

-        Tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ cho chó, mèo và định kỳ tẩy giun sán, tăng cường sức đề kháng cho chó, mèo.

-         Phát hiện sớm thú bệnh (ho và thở khó) để cách ly và điều trị kịp thời.

-         Thực hiện vệ sinh thú y và vệ sinh môi trường theo quy định, giữ nơi ở khô sạch, phân rác phải dọn hàng ngày cho vào hố tiêu độc.

-         Cung cấp thức ăn, nước uống đầy đủ và hợp vệ sinh.

-         Vệ sinh phòng bệnh: định kỳ tẩy uế nơi ở của chó, mèo và dụng cụ phục vụ cho việc nuôi dưỡng, sát trùng tiêu độc chuồng nuôi và môi trường xung quanh.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro