Câu chuyện thứ bảy

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu chuyện thứ bảy : THƯA CÔ, CHO EM HỎI

Part 1 :

Mỹ Lệ đứng dậy, rời khỏi căn phòng, chầm chậm bước về tòa nhà Hội Học sinh. Ma Kết hồi hộp dõi theo bóng lưng cô bé. Khi cô bé lên đến lầu của khối 11, đi vào căn phòng sinh hoạt chung còn sáng đèn, nơi Mạch Thành và Lam Phương đang họp bàn cho ngày mai. Khi ấy, Ma Kết thở phào, yên tâm là mình đã hoàn thành nhiệm vụ. Cậu chàng vươn vai, rời phòng tập Judo, định bụng sẽ đến bên người ta đòi công một chút.

-Sư Tử à.

-À há !

Sư Tử giơ điện thoại của Song Tử trước mặt Ma Kết. Màn hình đang chiếu cảnh Ma Kết xoa đầu Mỹ Lệ, thủ thỉ tâm tình.

-Cái này... – Ma Kết quay phắt qua Song Tử. – Cậu làm phải không ?

-Cứu ! – Song Tử vội nấp sau lưng Thiên Bình.

-Xin phép. – Sư Tử giao điện thoại của Song Tử cho Thiên Bình. – Tớ đi hú nữa đây.

Nói rồi Sư Tử đi băng băng ra đằng sau trường. Kim Ngưu định đuổi theo an ủi tiếp nhưng Xử Nữ ngăn lại. Ma Kết đang đuổi theo Sư Tử với tốc độ ánh sáng, chạy theo mệt phờ người, nhọc công rồi thành người thừa để làm gì.

-Sư Tử. – Ma Kết gắng hết sức mới chụp được tay Sư Tử. – Nghe mình nói đã. Lúc ấy do mình liên tưởng đến cậu nên mới...

-Xảo biện ! – Sư Tử cố giằng tay mình ra. – Tức là về nhà bạn sẽ xoa đầu mười đứa em họ của tớ luôn sao ? Chúng giống tớ không thua con bé ấy đâu.

-Trời ạ. Đừng tự làm to chuyện mà.

Ma Kết rất sợ phải tranh cãi chuyện tình cảm với Sư Tử, vì hễ tranh cãi là như thế này đây. Sư Tử rất để ý Ma Kết khi cậu chàng tiếp xúc với nữ giới, nếu Ma Kết vô tình làm điều gì đó quá phận thì Sư Tử sẽ phản ứng ngay, làm mặt nặng mặt nhẹ, không thèm nói chuyện với Ma Kết. Y như một con mèo bị ai đó đạp đuôi, Sư Tử dỗi lên là khó dỗ.

-Sư Tử, nghe mình nói đã. Mình thực sự nghĩ...

Ma Kết chưa nói hết câu vì Sư Tử rướn người lên chặn miệng cậu chàng bằng môi mình. Vẻ mặt lạnh băng hồi nãy hoàn toàn tan chảy bởi nụ cười rạng rỡ.

-Đùa thôi, ngốc ạ. – Sư Tử véo chóp mũi Ma Kết, cười khúc khích. – Tớ hiểu bạn mà.

-Hả ? Cậu biết hết ? – Ma Kết há hốc miệng. – Khi nào ?

-Tớ nhìn vào màn hình, trông ánh mắt ấy, y như cha với con gái vậy. – Sư Tử ôm chầm lấy Ma Kết. – Sau này phải thương con gái như thế nhé.

-Ừ thì... – Ma Kết đang say, nhớ điều gì đó mà tỉnh. – Này, thế thì tại sao cậu làm mặt lạnh với mình ?

Sư Tử nhe răng cười :

-Vụ Mạch Thành.

Ma Kết cười gượng. À, hôm nọ Sư Tử ngồi tâm sự với Mạch Thành, Ma Kết quan sát diễn biến qua camera rồi "hỏi thăm" Sư Tử về cậu bé suốt cả đêm. Sư Tử đã phải ghé phòng mạch nhà Cự Giải để khám tai.

-Cậu trả đũa được rồi đấy. – Ma Kết thở dài. – Thật tình...

-Thôi, mình về. – Sư Tử khoác tay Ma Kết. – Còn việc làm ngày mai.

-Ừ. – Ma Kết hôn lên mái tóc của Sư Tử.

Đôi trẻ nồng ấm, hạnh phúc, đó là một gáo nước lạnh tạt vào mặt mấy "khán giả" lấp ló đằng sau gốc cây.

-Làm lành nhanh vậy ? Chán chết ! – Song Tử đấm vào thân cây.

-Câm đi ! – Xử Nữ nạt. – Nên thấy hạnh phúc vì tụi này không siết cổ chú mày tội phá gia cang.

-Nhưng ngày nào cũng nhìn hai người đó lượn lờ trước mặt, chóng mặt lắm. – Song Tử nhăn nhó. – Hai người đó thân mật ở nhà cũng đủ rồi mà.

Thiên Yết nhíu mày :

-Này, hôm bữa, cậu là người đưa thư của nữ sinh hâm mộ tiểu thuyết của tôi cho Cự Giải, phải không ?

-Úi ! – Song Tử giật mình, định co chân chạy nhưng vẫn đứng đó vì cái tật thích hơn thua. – Này ! Đừng được nước làm tới chứ !

Trước mặt mọi người, Sư Tử đang nép sát vào người Ma Kết còn Ma Kết đang vòng tay ôm siết lấy cô nàng.

-Này ! – Lần này không chỉ Song Tử mà cả hai bên đàng trai, đàng gái xông ra. – Làm cái gì vậy ?

-Yên lặng. – Ma Kết gắt.

Có tiếng khóc rấm rứt ở gần đấy. Trong buổi đêm tĩnh mịch, tại một nơi um tùm cây cối, có một tiếng khóc văng vẳng, điều này làm Sư Tử nhớ về những chuyện đáng sợ thời quá khứ. Và hoàn cảnh này cũng làm một số thành viên Hội Học sinh rợn da gà.

-Ai đó đi tìm hiểu đi. – Răng Cự Giải đánh lập cập vào nhau.

-Đi nào !

Sư Tử chắc chắn là người sợ nhất nhóm nhưng lại rời khỏi đám đông đi tìm hiểu trước tiên. Cô nàng định hướng nhanh nơi phát ra âm thanh ấy. Nơi ấy là một gốc đại thụ cổ nhất trường.

-Nghe nói ngày xưa có người treo cổ ở đó. – Nhân Mã buột miệng và phải lĩnh một tràng cốc đầu.

-Nói gở. – Kim Ngưu vừa cốc đầu cậu chàng xong lại xoa. – Có đau không ?

-Mình muốn treo cổ quá ! – Tiếng khóc rấm rứt chuyển tông thành khóc toáng.

-Dừng lại !

Giờ thì cả bọn không có tâm trạng chìm đắm trong không gian phim kinh dị nữa rồi, cứu người là quan trọng nhất. Gan dạ hay nhát gan đều xông vào kéo người kia ra khỏi chỗ có truyền thống từ trước rồi đưa ra chỗ có trăng.

-Ủa, cô Dung ?

Đây là cô giáo vừa được chuyển nhiệm sở đến trường Hoàng Đạo mới đầu năm nay. Nghe thầy Đoàn Đức Tâm nói cô ấy rất giỏi về chuyên môn, từng đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi bốn năm liền. Hiện nay cô được trường tin tưởng, phân công dạy môn Văn khối 12, đủ biết cô giỏi thế nào.

-Cô à, cô sao vậy ? – Song Ngư dịu dàng hỏi thăm.

Cô Dung mếu máo :

-Ai đây ? À, mấy đứa Hội Học sinh khối 12. – Cô Dung nhào vào Song Ngư, khóc nức nở. – Chết cô rồi em ơi ! Chết cô rồi em ơi !

-Cô bốc thăm trúng số 1 !

-Số 1 ?

Từ ngày quen thầy, Song Ngư luôn là thành viên nhạy cảm với giáo viên nhất. Song Ngư đứng ra giải thích cho các bạn hiểu :

-Truyền thống dạy và học trường ta.

-À !

Trường Hoàng Đạo có truyền thống đặc biệt : cứ mỗi dịp đầu tuần, mỗi khối sẽ có một giáo viên dẫn học sinh vào phòng học đặc biệt, lắp camera ở các góc tường và dạy tiết của mình ở đó, tiết học ấy sẽ được thu lại và gửi cho Hội đồng trường, Hội phụ huynh lớp ấy, Hội Học sinh, thứ tự xuất hiện được quyết định bằng việc bốc thăm.

Part 2 :

Hội Học sinh khối 12 mời cô Dung về phòng café của Hội. Kim Ngưu vào bếp pha cho cô một cốc trà nóng, vắt thêm ít chanh để cô lấy lại bình tĩnh. Thiên Bình và Song Tử thay nhau nói lời trấn an cho cô. Độ mười phút sau, cô thông báo rằng mình không còn ý nghĩ treo cổ tự sát nữa.

-Sắp tới giờ thiêng, có cần phải nhắc chuyện nhạy cảm không ? – Sư Tử lầm bầm.

Dưới gầm bàn, Ma Kết lén vỗ lên bàn tay của Sư Tử một cái. Sư Tử gật đầu, ngầm ý bảo sẽ không sợ nữa. Sư Tử vì đã yên tâm nên thoải mái nói chuyện với cô Dung :

-Cô lo lắng chuyện gì, nói cho tụi em nghe, được không ?

-Nếu được, tụi em sẽ giúp cô. – Ma Kết góp lời

Cô Dung ngước lên nhìn hai đứa học trò được sắp xếp ngồi đối diện mình, Ma Kết với Sư Tử. Chúng là học trò của cô, đúng không ? Nhưng sao cái giọng điệu kia giống bố mẹ của cô trước ngày cô đi thi đại học quá vậy ?

-Cô... cô sợ mình làm không tốt, đầu năm mà. – Cô cũng phối hợp dữ ghê, nói y cái giọng của một đứa con chuẩn bị đi thi đại học.

Thiên Yết thở dài, xua tay :

-Cô à, cô bình tĩnh đi. Giáo viên nào cũng phải trải qua chuyện đó cả, không sớm thì muộn thôi. Thực ra cô nên thấy nhẹ nhõm vì đối diện việc này sớm hơn một chút, đỡ phải hồi hộp.

-Đúng vậy ạ. – Cự Giải nói. – Cái này chỉ là trải nghiệm thôi, không có gì to tát cả. Tốt cho cô nữa là đằng khác.

-Cô à, kéo cả trường đi xuống đâu phải chỉ do cô, một người sao đủ khả năng chứ. – Nhân Mã nghĩ mình hơi hớ nên chóng sửa lại. – Ý em là...đừng tin vào điềm báo ngớ ngẩn.

Kim Ngưu ở bên cạnh cũng góp lời :

-Còn nếu xui cả năm thì chuyện của cô là điềm báo, đã có điềm báo thì chuyện đằng sau không thể tránh được. Tất cả đều là số phận thì chẳng ai trách cô đâu.

-Nên cô cứ yên tâm mà giảng dạy đi. – Xử Nữ kết luận bài diễn văn dài dòng của cặp đôi kia.

Cô Dung đã bớt lo sợ về cái mác đầu năm, nhưng vẫn nơm nớp lo sợ về một việc khác.

-Nhưng nếu cô làm không tốt, có ai coi thường cô không ?

-Hoàn toàn không ! – Cả bọn đồng thanh.

-Nhưng mà...nếu cô không làm tốt, cô sẽ không thể tha thứ cho mình. Buổi dạy có dự giờ đầu tiên tại trường mới mà bết bát thế...

Bạch Dương, người lạc quan bẩm sinh, phát ngán với mấy cái kiểu bi quan trường kỳ này.

-Rốt cuộc là cô bốc dạy cái lớp quái quỷ nào mà cứ lo vậy hả ? Người ta tính xác suất thất bại là 50%, còn cô là 90%, rốt cuộc là lớp nào ?

-Bình tĩnh. – Bảo Bình vuốt tóc Bạch Dương để trấn an. – Bình tĩnh.

-Nhưng mà lớp nào chứ ? – Bạch Dương đập bàn. – Phải là một lớp láo lếu nào đó cô mới thấy sợ như thế này. Lớp nào vậy cô ? Có phải lớp C4 láo lếu đó không ?

Cô lắc đầu. Hội này cũng không cho đó là lớp C4, cô hiền quá, trường không nhẫn tâm đẩy cô vào lớp C4.

-Hay là C7 ? Cái lớp đó tuy học được nhưng lập dị lắm. – Thiên Yết phỏng đoán. – Có lần lớp hết phấn, tụi nó hứng bụi để bôi lên bảng đấy.

Cô cũng lắc đầu. Phải rồi,cô ở dưới mặt đất, không thể đẩy lên trời sống với người ngoài hành tinh trên sao Hỏa được.

-Vậy cô dạy lớp nào vậy cô ? – Thiên Bình hỏi, kết thúc cái đám lằng nhằng này là được rồi.

Cô Dung lúng túng :

-C10.

Toàn bộ thành viên trong Hội Học sinh khối 12 trợn mắt.

-Này, cô vừa nói C10 đấy hả ? – Xử Nữ nghĩ mình nghe lầm đấy.

Song Tử gật đầu :

-Ừ. Cô vừa nói cái lớp "con nhà người ta" kia sẽ làm khó cô.

-Cô sao vậy cô ? – Cả bọn đồng thanh.

Khi xếp lớp, các giáo viên đã đặt C10 cái tên là "con nhà người ta". Nơi ấy tập hợp những nam thanh nữ lịch trong trường, ai cũng xinh đẹp như tiên, thành tích học tập cao ngút ngàn, đạo đức tuyệt vời, đạt đủ tiêu chuẩn trong "Năm điều Bác Hồ dạy". Chẳng hiểu nổi cô sợ cái lớp này kiểu gì.

-Không phải. Không học sinh nào làm khó cô về mặt đạo đức cả. – Cô cúi gằm đầu, lí nhí. – Nhưng làm khó cô về mặt tri thức.

-Dạ ?

-Mấy em ấy...trong giờ học...hỏi nhiều quá, dễ lấn giờ.

-Thì sao ạ ?

Cả bọn không hiểu cô đang nói về vấn đề gì. Học thì phải hỏi, không hỏi tức là biết hết thì học làm gì. Đâu phải ai cũng như Bảo Bình, học để hòa nhập tốt với cộng đồng sau này đâu.

-Chẳng lẽ học trò ở chỗ cũ của cô giỏi đến mức chỉ cần nghe một lần là hiểu hết sao ? – Sư Tử có vẻ rất ghen tị.

-Ở đâu mà ra cái trường đầy thần đồng thế nhỉ ? – Bạch Dương lấy điện thoại ra tra.

-Các em...Thì ra...Ngôi trường này dân chủ quá, học sinh trao đổi thoải mái với giáo viên trong giờ học, cô không quen.

-Nhưng cô là giáo viên dạy giỏi mà, cô sẽ biết cách ứng phó chứ. – Thiên Bình cố làm cho cô lạc quan lên, tự tin lên. – Em có xem mấy đoạn băng giảng của cô, em thấy cô dạy rất tuyệt đấy chứ, học sinh phát biểu rất nhiều.

Cô Dung lắc đầu :

-Đó là do cô đã tập dượt nhiều lần với học sinh, những câu phát biểu ấy đều được chuẩn bị trước. Còn trường chúng ta cấm giáo viên hẹn riêng học sinh để tránh ảnh hưởng thời gian riêng tư của bọn trẻ, cô không thể chuẩn bị được. Phần cô đã xong, còn phần các em ấy – Cô ảo não. – cô không chắc.

-Cô à, trường chúng ta làm vậy để kiểm tra thực lực của cô chứ không phải quay phim đi lòe... – Nhân Mã phải chịu cảnh bị dán miệng nếu không muốn ăn cốc.

-Em hiểu rồi, cách làm việc của trường tụi em khác với trường cũ của cô. Môi trường khác nhau một trời một vực như thế nên cô khó thích nghi kịp, em hiểu mà. – Kim Ngưu cố lấp liếm cho Nhân Mã.

Song Ngư kéo kéo ống tay áo Sư Tử, thì thầm vào tai cô nàng. Sư Tử xin phép cô, gọi các bạn đến góc phòng café thảo luận vấn đề Song Ngư vừa gợi ý. Ban đầu Song Ngư bị phản đối gay gắt, sau đó cũng miễn cưỡng thuận theo. Sư Tử đến bàn cô Dung, lễ phép nói.

-Thưa cô, đêm nay tụi em rảnh, cô có thể thử nghiệm với tụi em.

-Được không ? Nghe nói ngày mai mấy em phải làm lễ mà. – Cô Dung rất mừng nhưng e dè.

-Không sao ạ, xong hết rồi. Nếu gói gọn trong hai giờ đồng hồ thì không vấn đề gì. – Song Ngư dịu dàng nói.

-Vậy sao ? Cảm ơn các em. – Cô ôm chầm lấy Song Ngư, phấn khích. – Thầy Tâm nói không sai, nếu có khúc mắc gì về học sinh, em sẽ đứng ra giúp mà.

Cả bọn đứng đó, nở nụ cười. Cô Dung hiền, hiền thật, cũng ngây thơ nữa. Cô đâu biết vừa rồi cô đã mở màn cho một tuần đầy đau khổ của Bí thư Đoàn trường và Song Ngư.

Part 3 :

Sau kỳ tranh cử của Sư Tử và Ma Kết, dãy phòng Hội Học sinh đã bị các giáo viên xem như cấm địa, không hay lại gần và khuyến khích giáo viên mới tránh xa nơi này ra (nghe mỉa mai ghê nhỉ). Cô Dung vừa về trường đầu năm nay, đây là lần đầu tiên cô bước vào phòng học của 12 cô cậu. Cô Dung cứ ngắm nghía nó mãi.

-Cô à, trong này không khác gì so với các phòng học khác đâu ạ. – Khi tất cả đều ngồi vào bàn mà cô còn đứng đó, Bạch Dương thấy mất kiên nhẫn.

Cô Dung giật mình, vội về bàn giáo viên, rồi lại bận bịu ngắm nghía cái bàn.

-Lạ thật, như mấy phòng khác mà, sao mấy thầy cô kia gọi là phòng cho vua nhỉ ?

-Cô ! – Nhân Mã hắng giọng.

-À à, được rồi ! – Cô Dung lầm bầm. – Đúng là phòng cho vua.

Cô Dung lấy máy tính xách tay, giáo án ra. Bên dưới, các bạn cũng lật vở nháp, bấm bút. Buổi học giả định đầu tiên được ấn định sẽ bắt đầu vào lúc tám giờ. Trước mốc một phút, Bảo Bình, Ủy viên Học tập giơ tay, nói với cô rằng :

-Thưa cô, em đại diện lớp nói trước là tụi em sẽ học theo kiểu lớp C10 đấy ạ.

-Đương nhiên, đó là lý do có buổi học hôm nay mà.

Cô Dung cười. Cả lớp hy vọng khoảnh khắc ấy sẽ tiếp sức cho cô vì lát nữa cô sẽ phải hụt hơi. C10 là lớp "con nhà người ta", là món quà quý cho các giáo viên dạy lớp ấy, nhưng lớp ấy rất thích học hỏi, một vấn đề nhỏ trong sách giáo khoa có thể bị lớp ấy xới ra, hỏi đi hỏi lại đến mười mấy lần.

-Cả lớp của chúng ta, hôm nay chúng ta sẽ cùng học bài "Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt". – Cô Dung mở đề ngắn ngọn, súc tích.

Cô Dung nhập đề thuận lợi, giảng bài trôi chảy, hỏi đâu học sinh đáp đó. Nhưng ở những đoạn chuyển đổi giữa phần này với phần kia, có một cánh tay giơ lên.

-À, Xử Nữ. – Cô Dung mếu mặt, phần cô e ngại đã đến rồi.

-Thưa cô, cô bảo rằng pha trộn tiếng Việt và tiếng nước ngoài là hỏng, vậy thì theo cô, mấy bài hát trẻ hiện nay thường kèm theo tiếng nước ngoài trong đó, đó có phải là hỏng không ?

Cô Dung giải thích qua quýt vì đó là vấn đề nhạy cảm của giới trẻ và bản thân cô cũng thích những bài hát có pha trộn chút tiếng nước ngoài trong đó.

-Thưa cô. – Bảo Bình giơ tay. – Tin nhắn thì tính tiền và cả thời gian nên đôi lúc phải viết tắt như cái ví dụ cô viết trên bảng. Nếu như cô nói đó là sai, vậy là phải chịu thiệt về tiền và thời gian sao ?

-Em Bảo Bình, đấy là câu hỏi về thực tiễn, chúng ta đang học cơ mà.

Bảo Bình chớp mắt :

-Thưa cô, có nghĩa là trên lớp là thế còn ngoài thực tiễn muốn làm gì thì làm ạ ? Vậy em có thể viết thư cho ông bà như thế sao ?

-Cái đó... – Cô Dung lúng túng. – Hãy để cuối bài, cô sẽ giải thích cho các em.

Từ đầu đến cuối bài, cô Dung dự định sẽ kết thúc nhẹ nhàng. Nhưng chưa xong, Thiên Yết giơ tay lên :

-Thưa cô, vậy cuối cùng, làm thế nào để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt ạ ?

Cô Dung cười :

-Thì đã có tất cả trong ghi nhớ rồi đấy thôi.

-Nó quá chung chung, cô có thể nói cụ thể được không ạ ? – Thiên Yết nói. – Chẳng lẽ tụi em cứ viết kiểu chính quy như vậy ạ ?

-Các em về tra thêm trong sách, bài học kết thúc tại đây.

-Hết giờ ! – Sư Tử bấm đồng hồ. – Chúc mừng cô đã qua buổi tập dượt thứ nhất.

Cô Dung nằm gục trên bàn ngay lập tức, thở hồng hộc. Cô dạy lớp C10 đã thấy khổ sở rồi, dạy lớp này còn thấy khổ sở hơn, bọn trẻ hỏi rất nhiều, nhưng đều liên quan đến bài học nên cô phải giải thích hết, cuối cùng là mất hết thời gian.

-Các em thấy thế nào ? – Cô Dung biết mình không có hy vọng nhưng vẫn hỏi.

Sư Tử đại diện cả lớp, phát biểu ý kiến :

-Thưa cô, cô cho em nói thẳng, cô bỏ qua phần thực tiễn hơi nhiều, tiết học dù sôi động nhờ trò chơi nhưng sáo rỗng quá. Cái phần tìm lỗi sai ấy, em nghĩ đừng đầu tư nhiều, tụi em học cái này để chấm chính tả người ta sao ?

Ma Kết cũng giơ tay lên :

-Thưa cô, cô hỏi chúng em khá nhiều và những chỗ ấy đa phần chưa từng được lướt qua trong bài giảng, chúng em không có cơ sở để trả lời.

Cô Dung thở dài chán nản :

-Biết ngay các em sẽ nói vậy mà.

-Cô đừng nản lòng vội, chúng ta còn một lần thử nữa.

Lời động viên đầy tính lạc quan nhưng kết quả thì đầy tính bi quan. Khi cô Dung cố chiều học sinh, trả lời hết những câu hỏi ấy và bị cháy giáo án đến nửa giờ.

-Cô thấy mấy em đâu có định hỏi, cố dồn cô vào chỗ bí thì có. – Cô Dung bực bội, đá cái ghế.

-Cô ! Tụi em không biết thì tụi em sẽ hỏi cô. Cô là giáo viên cơ mà. – Đám học sinh không hiểu lý do vì sao cô thấy chán nản vì học sinh hỏi mình trong giờ học.

-Nhưng thực ra cô có thể bỏ qua vài câu đấy. – Bảo Bình nói. – Hồi Nhân Mã hỏi "Nói tên thuốc có phải là sính ngoại không ?" cô đuổi nó ra khỏi lớp cũng được vì nó vô lý quá.

-Vậy là mấy đứa bẫy cô rồi còn gì ? – Cô Dung cau mày.

-Không có ! – Oan ức cho cả bọn quá. – Tụi em đặt ra tình huống ấy vì có thể xảy ra.

-Được rồi, được rồi. Cô nghĩ mình đã hiểu vấn đề và sẽ giải quyết tốt. – Cô Dung mỉm cười.

Trực giác của giáo viên ai đó lây sang làm Song Ngư thấy chột dạ.

-Cô không bỏ qua câu hỏi của các bạn chứ ?

Cô Dung mỉm cười, xách cặp đi, không đá động đến câu hỏi của Song Ngư. Song Ngư đã linh cảm đúng.

Part 4 :

Ngày 5 tháng 9, buổi lễ khai giảng tưng bừng náo nhiệt, trống trường vang lên giòn giã. Nhờ dày công chuẩn bị, buổi lễ thành công tốt đẹp, một niềm vui phơi phới dành cho năm học mới. Hai Hội Học sinh bắt tay nhau rồi cúi đầu chào các giáo viên, bước về các dãy phòng của mình.

-Năm học mới chắc sẽ tốt lành. – Sư Tử nhìn bầu trời xanh, cảm thán.

Tiết học đầu tiên sau buổi lễ khai giảng được bắt đầu sau đó. Vì là buổi sáng nên Hội Học sinh khối 11 sẽ học và Hội Học sinh khối 12 xem xét tình hình, giải quyết hồ sơ hoặc làm vài trò gì đó nếu không có việc.

-Rảnh thật, đi dự giờ luôn. – Bảo Bình trề môi, lắc đầu.

-Thôi mà, trêu mình hoài. – Song Ngư cười gượng.

-Thảo nào giáo viên bảo muốn chúng ta nhúng tay vào cái gì thì cứ nhờ Song Ngư. – Thiên Yết quẳng tờ báo trường lên bàn một cách bực bội.

-Đúng là bạn gái của thầy, rành mấy vụ thông tin ghê. – Bạch Dương trầm trồ.

Làm thế nào mà Song Ngư vượt tường lửa của trường để đột nhập vào hệ thống dành cho các giáo viên để xem buổi dạy dự giờ của cô Dung. Thực ra Song Ngư có thể chọn con đường dễ dàng hơn là dùng tài khoản của thầy, nhưng Song Ngư không làm vậy.

-Làm gì mà lo lắng vậy ? – Bạch Dương bẹo má Song Ngư.

-Hôm qua cô Dung không có đủ thời gian để tập dượt cho buổi dự khán này. Mình lo lắm. – Song Ngư cau mày trước màn hình. – Mình có cảm giác không hay về tiết học này.

Song Ngư lo lắng rằng cô Dung vì bảo vệ thời gian của mình sẽ bỏ qua các câu hỏi của học sinh chẳng chút thương tình. Và Song Ngư đã lo đúng, cô Dung làm y như những gì Song Ngư đoán trước.

-Hỏng rồi, hỏng rồi. – Song Ngư lắc đầu.

Với trường cũ của cô Dung, làm vậy là thực hiện một tiết học trơn tru, hoàn hảo. Với trường này, đây là một cách dạy không chấp nhận được. Không thể tưởng tượng nổi thầy Hiệu trưởng và phụ huynh sẽ có thái độ gì với cô nhưng các học sinh ham học hỏi sẽ lập tức phản ứng. Học sinh trường này không theo truyền thống trau dồi kiến thức ở lớp học thêm nhiều hơn trên trường nên muốn tất cả các thắc mắc đều được giải quyết trên lớp hoặc cần một cái hẹn sẽ trả lời qua hộp thư điện tử của trường.

-Sư Tử à. – Song Ngư níu áo Sư Tử khi cô nàng kia ôm chồng hồ sơ đi ngang qua. – Sư Tử nhận xét thế nào khi một giáo viên gạt đi câu hỏi thắc mắc chính đáng của học sinh ?

Sư Tử nghĩ sao nói vậy :

-Ý kiến với Hội Học sinh và phụ huynh nhờ họ góp ý với Hội đồng trường.

-Đừng thách nó, nó đã từng làm một giáo viên trường cấp hai khổ sở đấy. Giáo viên ấy hời hợt với lớp nên nó nhờ phụ huynh ý kiến cùng Hiệu trưởng. – Xử Nữ nhắc chuyện xưa mà không khỏi rùng mình.

Song Tử ngó màn hình máy tính xách tay của Song Ngư, trầm trồ :

-Theo tớ biết thì phụ huynh lớp này rất lịch sự nhưng cũng cưng con lắm, dạy hời hợt là không xong với họ đâu.

-Thôi xong rồi. – Song Ngư nhăn mặt.

Các thành viên hiếu kỳ nhìn vào trong ấy :

-Thôi xong rồi.

Thầy Hiệu trưởng thân chinh đến phòng học ấy, kêu cô Dung nên ra ngoài để lớp tự quản một lúc rồi gọi một giáo viên dạy Văn khác tiếp quản. Thầy Hiệu trưởng vốn hiền lành, lịch sự với giáo viên lại có thể hành động dữ dội như vậy, tức là thầy rất giận. Cô Dung tỏ ra mình đang rất tổn thương, cô khóc trước mặt học sinh.

-Chúng ta... – Song Ngư mím môi.

Sư Tử biết Song Ngư định nói gì, lắc đầu :

-Đừng can thiệp khi chưa có học sinh nào lên tiếng. Và chúng ta đứng về phía học sinh.

-Nhưng mà...

-Thầy Hiệu trưởng sẽ có cách giải quyết.

Để tránh ảnh hưởng tiết học, thầy Hiệu trưởng kéo cô Dung đi đến phòng giáo viên để nói chuyện, Song Ngư chuyển qua theo dõi phòng giáo viên thông qua máy quay quan sát nơi ấy ngay lập tức. Nhưng Song Ngư gấp mà quên mất căn phòng này có một góc khuất, dùng để bàn luận công việc riêng tư giữa hai giáo viên.

-Thầy Hiệu trưởng biết thế nào cũng có trộm mà. – Thiên Yết trêu Song Ngư không tiếc lời.

-Làm sao đây ? – Song Ngư quay qua quay lại. – Chúng ta có nên nhúng tay vào không ? Tội cô ấy quá đi mất !

-Coi chừng nha. – Cự Giải từng gặp rắc rối vì thương người hơn thương thân nên cố khuyên Song Ngư.

-Nhưng mà...

Sư Tử thở dài :

-Yên tâm, nếu cô Dung có rắc rối gì, có người cầu cứu thì chúng ta sẽ tương trợ. – Sư Tử vỗ vai Song Ngư. – Dù sao cô ấy cũng là đồng nghiệp mẹ tớ.

Sư Tử mới dứt lời và nhận được cuộc gọi từ phòng Y tế.

-Dạ, thưa chị. – Sư Tử chợt nhíu mày. – Thật ạ ? Để em xem có giúp đỡ gì được không.

Sư Tử tắt máy, nhìn Song Ngư :

-Cô Dung xỉu rồi.

-Hả ? – Không chỉ Song Ngư ngạc nhiên mà là cả Hội. – Tại sao ?

Sư Tử nhìn màn hình điện thoại, chị của Cự Giải trực ở phòng y tế không chỉ gọi mà còn nhắn tin để nhắc lại nữa chứ.

-Thầy bảo thầy Hiệu trưởng phê bình cô Dung rất nặng lời, có cho cô nói chuyện với phụ huynh nữa. Cô sốc quá nên ngất đi. Có khả năng cô sẽ lĩnh loại yếu về đánh giá đạo đức. – Sư Tử nhíu mày. – Chị ấy nhờ chúng ta nói chuyện với C10 với Chủ nhiệm lớp ấy. Sao chị ấy lại nhờ chúng ta chuyện cô Dung nhỉ ?

-A ! – Cự Giải vỗ tay. – Cô Dung là bạn học trung học của chị thì phải.

Sư Tử định bấm tin nhắn bảo từ chối, vậy mà Cự Giải nói vậy. Làm khó nhau rồi !

Part 5 :

Sư Tử nheo mắt nhìn Cự Giải. Cự Giải nói dối ! Cô Dung hoàn toàn không có liên quan gì đến chị của Cự Giải cả. Nhưng Sư Tử vẫn thấy khó xử, vì cô Dung phải là ai đó quan trọng chị Cự Giải mới ra mặt bảo vệ như thế.

-Hình như cô Dung là con dâu thầy Hiệu trưởng thì phải. – Nhân Mã nói.

-Thảo nào...

Thầy Hiệu trưởng không bênh con dâu nên chị Cự Giải ra mặt giùm kẻo gây xào xáo trong gia đình. Chị của Cự Giải có khác, có từ tâm rất cao.

-Tất cả ngồi vào bàn đi, chúng ta họp một lát.

-Được, Hội trưởng.

Tại phòng y tế, cô Dung đã tỉnh nhưng vẫn còn nằm trên giường, thầy Hiệu trưởng ngồi ghế bên cạnh, tay cứ mân mê màn hình điện thoại cảm ứng.

-Bố ơi, con làm khổ bố rồi. – Cô Dung thút thít.

-Bố không biết bố có sai lầm không khi đưa con về đây. – Thầy Hiệu trưởng thở dài. – Bố cứ nghĩ ngôi trường này là ngôi trường trong mơ của con, có học trò giỏi, ngoan, nhưng bố quên mất rằng ngôi trường này có một điều khiến con lúng túng, đó là sự dân chủ của học sinh.

-Bố...

-Học sinh ở đây không giống như những đứa trẻ con từng quen. Chúng được nhà trường săn sóc về mặt kiến thức rất kỹ, giải đáp tất cả các thắc mắc trong tiết học ấy.

Cô Dung nhắm nghiền mắt, cố nghe cho hết những lời thầy Hiệu trưởng nói.

-Con à, hình như con đã nghĩ sai về tiết học dự khán này. Nó dùng để đánh giá thực lực của con, để biết con có thể xử lý được các tình huống bất ngờ hay không, từ đó góp ý cho con chứ không phải để lưu làm mẫu. – Thầy Hiệu trưởng siết chặt tay mình. – Nếu cần quay phim thì chia lớp làm gì, bốc thăm làm gì, cứ đưa sẵn kịch bản mỗi người tự đọc chẳng tiện hơn sao ?

-Bố...con xin lỗi.

Thầy Hiệu trưởng lắc đầu :

-Con nên xin lỗi các học trò của con mới đúng. Chúng kỳ vọng về sự hiểu biết, sẵn sàng mở rộng kiến thức cho chúng hơn là việc để chúng thành ngôi sao trong một bộ phim sáo rỗng.

Cô Dung nhìn thầy với ánh mắt dỗi hờn, ý bảo thầy đã nói nặng lời. Nhưng mặt mũi thầy vẫn rất bình thường dù thầy hiểu ý cô.

-Đó là trích lời của người sáng lập ra ngôi trường này. – Thầy nói. – Cũng là người đề xuất ý kiến dự giờ đầu tuần.

-Bố ơi, đời con xuống dốc rồi. – Cô Dung ảo não nói. – Con muốn chết quá.

Thầy Hiệu trưởng trợn mắt :

-Con nói gở gì đó ?

-Con đâu có nói gở. – Cô Dung lắc đầu. – Con đang lặp lại lời thề của con hồi hôm qua, trước bàn thờ tổ tiên rằng nếu tiết này không đạt, con sẽ tự vẫn.

-Điên à ? – Thầy biết mình hơi thất thố, cố nuốt giận xuống để giữ vững lý trí. – Con bị mất trí hả ? Mới thất bại có một lần mà định buông xuôi sao ?

-Bố không biết đâu. – Cô Dung lấy hai tay che mặt. – Lần thứ nhất mà thất bại, coi như là điềm báo mình sẽ thất bại dài dài rồi. Nếu không phải vậy, tại sao vào đầu năm, người ta cữ xui xẻo.

-Ý con là sao ? Tức là một đứa bé khi tập đi, nó mà trượt chân ngã trong bước đầu tiên thì sẽ không bao giờ đi được, đúng không ? – Thầy chống cằm, nhíu cặp lông mày.

Cô Dung gỡ hai tay ra khỏi mặt, từ từ ngồi dậy, nhìn thầy. Thầy Hiệu trưởng gật đầu :

-Như con đang suy nghĩ, sự nghiệp của con ở trường này cũng giống như một đứa bé đang tập đi vậy, bước đầu tiên khó tránh khỏi vấp ngã, nhưng không có nghĩa là không đi được, nếu con chịu đứng dậy và tiếp tục đi, con sẽ vững vàng.

-Nhưng... – Cô Dung cắn môi. – Bước đầu tiên, con đã ngã quá nặng, bố đã bảo con sẽ lĩnh nhận đạo đức yếu mà.

-Phải, vì thái độ dạy học của con chọc giận bố và phụ huynh, cả học sinh nữa. Chẳng biết chúng có kiến nghị lên Hội Học sinh không. – Thầy Hiệu trưởng lầm bầm.

Cô Dung nhăn mặt :

-Thấy chưa ? Vậy thì làm sao con đứng dậy được ?

-Bố chưa bảo là con không có hy vọng lên được một hạng. Con có thể thương lượng với lớp C10, sắp xếp một buổi kiểm tra lại vào Chủ Nhật. – Thầy Hiệu trưởng vừa ban hy vọng mà đã lập tức đưa ra thử thách. – Nhưng một mình con làm thì không xong đâu, học trò trường này dân chủ lắm, vài ba câu của giáo viên không thể lay chuyển được. Nếu chúng muốn ép con, chúng có thể có khả năng đấy.

-Bố ơi, giờ con phải làm gì bây giờ ? – Cô Dung vùi đầu vào hai tay.

Bây giờ cô đang dùng tất cả những cảm tình giữ mình và thầy Hiệu trưởng để cầu cứu thầy. Cô là lính mới trong trường, tiết học dự khán đầu tiên lại tệ hại như thế, sẽ ảnh hưởng đến cả đời cô ở ngôi trường này.

-Con xui xẻo rồi đây. – Thầy thở dài. – Đáng lý ra con có thể nhờ Chủ nhiệm C10 sắp xếp cho con một buổi dự khán khác vào Chủ nhật, nhưng hiện tại cậu ta nghỉ phép vì ốm rồi. Còn một cách để con tự cứu mình là tìm đến Hội Học sinh.

-Hội Học sinh khối 12 ? – Cô Dung chớp mắt.

-Chứ con dạy khối 12 mà. Nhưng với tính tình chúng nó, chắc sẽ không đồng ý sắp xếp giúp con đâu.

Cô Dung mếu mặt. Không phải là chắc mà là cô chắc chắn các thành viên Hội Học sinh khối 12 sẽ từ chối. Trước buổi dự khán trực tuyến kia, cô có dợt trước với các thành viên Hội Học sinh ấy và gây bất mãn cho chúng. Không dại gì mà đi giúp một người làm mình bất mãn cả.

-Thầy nói rất đúng. – Sư Tử gõ cửa phòng y tế cho có lễ rồi bước vào. – Em từ chối.

Sư Tử đến gần, cúi đầu chào cả hai.

-Hồi hè em nghe nói thầy cưới vợ cho con trai nhưng không kịp chúc mừng, xin lỗi thầy.

Thầy Hiệu trưởng phì cười trong đau khổ, nghe lời chào kia giống mỉa mai hơn.

-Ai kêu em xuống đây vậy ?

Sư Tử không trả lời câu hỏi ấy mà nói :

-Thưa thầy, hình như chủ nhiệm lớp C10 bị bệnh, phải nghỉ ở nhà.

-Ừ.

-Tức là người giúp được con dâu thầy chỉ có tụi em.

Việc thuyết phục một lớp học chịu đến trường vào ngày Chủ nhật để giúp một giáo viên lên hạng, trừ Chủ nhiệm lớp ấy ra, chỉ còn Hội Học sinh. Tuy nhiên, đó là lý thuyết, trong thực tế, dường như chỉ có một cách là nhờ Chủ nhiệm vì Hội Học sinh khó mà chịu nhúng tay vào việc này.

Từ trước tới giờ, Hội Học sinh không hay cố tình giúp giáo viên nào đó vì việc ấy rất phiền phức, gây nên sự ỷ lại của các giáo viên vào học sinh. Sự khác biệt giữa trường Hoàng Đạo và các trường khác là giáo viên và học sinh hiểu rõ quy tắc của nhau, không ai phạm vào ai, không ai lấy quyền hạn của mình ép đối phương phá vỡ quy tắc.

-Em từ chối.

Chuyện của cô Dung, dù có thiện cảm, Sư Tử cũng phải buộc bản thân nói tiếng "không". Giả dụ như Hội Học sinh giúp cô Dung lần này bằng cách thuyết phục lớp C10 cho cô một cơ hội nữa là đi học bù vào ngày Chủ nhật, phá hỏng kế hoạch của mình, các giáo viên khác sẽ theo cái đà đó mà làm theo. Lỡ như Hội Học sinh xếp đặt công việc vào ngày ấy, nhân lực có mặt đầy đủ rồi đùng một cái các học sinh phải bỏ để làm lợi cho giáo viên vì giáo viên ấy cần dạy bù lấy điểm, làm sao mà Hội Học sinh chấp nhận được ?

-Sư Tử...

-Như cô Dung đang nghĩ, không ai dại dột đi giúp cái người mà mình bất mãn cả. – Sư Tử nghiêng đầu. – Cô đã làm tụi em thất vọng một lần, tốn công mời các bạn đến giúp rồi khiến họ thất vọng nữa thì làm sao ?

-Sư Tử ! – Thầy Hiệu trưởng rất tức giận, học trò của mình nhưng không thể dùng quyền giáo viên ép nó theo ý được, vì đó là truyền thống của trường.

Giúp thì phiền hà cho các bạn học sinh thật. Nhưng cô là con dâu thầy Hiệu trưởng, không giúp thì mất lòng. Nên Sư Tử đã họp Hội Học sinh lại. Tất cả cùng bàn bạc, thảo luận và đưa ra một giải pháp thích hợp.

Sư Tử khoanh tay :

-Nếu cô muốn lên hạng, cô có hai đường, một là nhờ giáo viên chủ nhiệm C10 sắp xếp cuộc gặp mặt, một là nhờ tụi em. Nhưng thầy Cường, chủ nhiệm C10 đã nghỉ phép rồi, chỉ còn tụi em.

-Sư Tử. – Cô Dung tha thiết. – Xin cho cô một cơ hội.

Thầy Hiệu trưởng thì thầm vào tai cô :

-Phải nói là con tự tin mình sẽ vượt hạng, đừng có bi lụy, kẻo nó khinh. – Rồi liếc Sư Tử một cái.

Cô Dung gật đầu, cố điều chỉnh giọng cho thật vững vàng :

-Cô tin chắc mình sẽ vượt hạng trong bài kiểm tra tới, hãy cho cô cơ hội.

Sư Tử khoanh tay, trầm ngâm. Sau một thời gian, cô nàng mỉm cười :

-Vâng, cơ hội luôn có. Nhưng cô phải chấp nhận một bài kiểm tra.

Đôi mắt sắc lẻm của Sư Tử làm cô Dung run lên. Nhưng vì sự nghiệp, vì uy tín người cha chồng kính yêu, cô tự động viên mình vững dạ.

-Được, bất cứ điều kiện gì.

Sư Tử mỉm cười "hiền lành" :

-Vâng, cô hứa rồi đấy. Bài kiểm là cô sẽ dạy cho chúng em, Hội Học sinh khối 12 một tiết nữa, nếu kết quả từ hạng khá trở lên, ngay lập tức sắp xếp cho cô một buổi dạy bù ngày Chủ nhật, nếu không thì đành cáo lỗi với cô. Địa điểm là phòng học của tụi em, thời gian là chiều hôm nay, vào tiết văn, bài học là tập làm văn của tuần này. – Sư Tử nheo mắt. – Và đặc biệt, phụ huynh của tụi em sẽ là người dự khán.

Part 6 :

Công bố xong quyết định của Hội với thầy Hiệu trưởng và cô Dung, Sư Tử chào hai vị giáo viên trong trường, trở về phòng họp, tiếp tục công việc dang dở. Để lại hai giáo viên dở khóc dở cười.

-Bố à, con công nhận bố cảnh cáo con đúng lắm. Muốn đạt được điều gì từ tụi nhỏ này khó bằng lên trời vậy. – Cô Dung nhăn mặt.

-Bố nghĩ không chỉ bố cảnh cáo mà các đồng nghiệp cũng cảnh cáo cho con rồi.

-Trời ạ, bố ơi, chết con rồi. – Cô Dung ảo não vùi hai tay vào tóc. – Lần này không cần tự sát nữa, đằng nào cũng chết thôi.

Cô đã nếm trải mùi vị khi dạy một tiết học ở phòng học của Hội Học sinh khối 12 rồi, hai tiết liên tiếp chứ không phải đùa. Dạy tập dượt mà mấy đứa học trò ấy quay cô như chong chóng rồi, lần này là kiểm tra khả năng ứng biến, mấy câu hỏi ấy sẽ là cố ý làm khó cô. Đây là cực hình thì có !

-Hồi mấy em ấy học lớp 10, đã chọc cho 12 giáo viên nhập viện mà chẳng làm gì được cả. – Thầy Hiệu trưởng còn đào hố phụ cho cô Dung nữa.

-Bố ơi...phụ huynh các em ấy...có khó không vậy bố ?

-Bố không biết. Không có tiết dự khán cho một Hội Học sinh hoàn chỉnh. – Thầy Hiệu trưởng nhún vai. – Khi các em ấy còn học ở những lớp bình thường, bố nghe nói phụ huynh chưa từng bỏ buổi dự khán trực tuyến nào, luôn luôn xem qua các đoạn băng trường gửi và gửi bình luận lại.

Chưa bỏ buổi dự khán nào, tức là cực kỳ khó rồi. Cô Dung càng thấy não nề hơn.

-Con phải làm gì đây ?

-Thì con phải cố gắng chứ làm sao. – Thầy vỗ vai cô Dung. – Cố lên ! Đi trau dồi kinh sử đi. Bố có thể giúp con danh sách các giáo viên dạy các em ấy để con tham khảo, tìm cách ứng phó.

Cô Dung thở dài. Đây là cơ hội duy nhất của cô, cô phải nắm chắc lấy nó nếu không muốn xếp loại đầu tiên trong bảng đánh giá của cô là yếu. Cô xắn tay áo, vỗ vỗ vào má mình, cô cần tỉnh táo trước đã, bước đầu tiên vẫn luôn quan trọng.

-Con đi đây ! – Cô hít một hơi sâu, đạp tung tấm chăn, rời khỏi giường.

-Chúc con may mắn.

Thời gian chuẩn bị của cô cho buổi dự khán kiểm tra kia khá ngắn, ngắn hơn cả một buổi dự khán kiểm tra bình thường, cô vô cùng tất bật. Để giải quyết sự tất bật đó, cô Dung vạch ra một kế hoạch đàng hoàng, đầu tiên là thiết lập giáo án cơ bản cho bài học, tiếp đó là nói chuyện với các giáo viên từng dạy Hội Học sinh khối 12, rồi hoàn thành chi tiết giáo án, cuối cùng là lên lớp dạy.

Bài học Hội Học sinh đề nghị thuộc về lĩnh vực Tập làm văn, phần văn nghị luận, cô nghĩ không có nhiều điểm để khai thác. Cô thiết lập một khung giáo án đơn giản, phân chia thời gian thành ba phần : giới thiệu bài học, hướng dẫn bố cục bài văn và luyện tập viết đoạn văn. Đối với một lớp bình thường, bố cục đơn giản như thế, nhưng cô sẽ dạy cho Hội Học sinh khối 12, giáo án này cần phải xem lại nhiều.

Cô Dung tạm để giáo án ở phòng giáo viên, mở danh sách thầy Hiệu trưởng cung cấp cho mình, thử liên lạc với các giáo viên đã từng dạy Hội Học sinh khối 12. Hàng loạt thông tin được cung cấp cho cô một cách nhiệt tình, nhưng đa số là :

-Đừng phớt lờ câu hỏi của mấy đứa ấy, nếu không là nó phớt lờ câu hỏi của cậu đấy.

-Đừng ôm sách mà nói với tụi nó, bởi vì chỉ làm vậy mà hỏi câu bên ngoài, tụi nó sẽ bảo cậu chưa dạy mặc dù nó biết hết.

-Chú trọng nhiều vào thực tiễn. – Câu này được nhắc đi nhắc lại nhiều lần.

Biết được thông tin về đối tượng, cô Dung ngồi lại vào bàn giấy chỉnh sửa giáo án của mình.

-Ôi trời, bọn học trò quái quỷ.

Hiện tại cô nhận ra rằng bọn trẻ đã giăng chướng ngại vật vô hình trên con đường cô đang đi. Bài học này thuộc về lĩnh vực Tập làm văn, phần văn nghị luận, được ứng dụng vào thực tế rất nhiều, nếu cô bỏ qua chi tiết ấy, chỉ chú trọng việc tạo ra một cái khuôn mẫu cho chúng thì sẽ thất bại thảm hại. Hơn nữa, những đứa trẻ này là thành viên của Hội Học sinh, đây là sở trường của chúng và phụ huynh cơ mà, không cần phụ huynh, tự chúng nó cũng đánh giá cô được rồi.

-Tôi xong nhiệm vụ là sẽ tìm cách xì lốp xe của các cô cậu cho xem. – Cô Dung nghiến răng.

Tội nghiệp cô, khi cô đang còng lưng soạn giáo án, các thành viên Hội Học sinh đang nhàn nhã thưởng trà, mắt lướt qua những trang sách văn học loại nâng cao.

-Mình nghĩ hiện tại chắc cô đang làm việc cật lực đấy, tội nghiệp. – Song Ngư thở dài. – Chúng ta có quá đáng lắm không ?

-Biết sao được, chúng ta không thể làm khác. – Bạch Dương vỗ vai Song Ngư. – Chúng ta không thể từ chối nhưng cũng không thể nhận giúp dễ dàng thế được.

-Nhưng chúng ta hơi quá đáng khi nói dối cô rằng phụ huynh chúng ta sẽ là người dự khán. – Nhân Mã gãi đầu. – Cô sẽ cắt lưỡi chúng ta cho mà xem.

Thiên Yết đánh Nhân Mã một cái :

-Ăn nói bậy bạ, cô không phải Diêm vương đâu mà đi cắt lưỡi ai nói dối. Nhưng nói chúng ta nói dối cũng không đúng, mấy người ấy có khác gì phụ huynh của chúng ta đâu.

-Chính xác ! – Hiếm khi thấy Bảo Bình đồng tình với Thiên Yết.

-Vừa rồi nghe thầy (thầy Tâm) nói cô Dung chạy ngược chạy xuôi để lo cho tiết học chiều nay.

Sư Tử lật trang tiếp theo của bài luận văn thời cấp ba do mẹ cô nàng viết, nhấp một ngụm trà :

-Phải tạo áp lực như vậy cô mới chú trọng vào công việc. Chúng ta tốt với cô ấy mà.

-Thực ra nếu cô Dung làm tốt với chúng ta, cô sẽ làm tốt với lớp C10. – Ma Kết biết được mức độ làm khó giữa 12 người và lớp C10 chênh lệch thế nào.

Ôi, cô Dung, nếu cô biết tụi học trò này nhàn nhã thưởng trà, nói việc cô bận bịu, vắt chân lên cổ như một việc hiển nhiên, có khi cô sẽ đòi chuyển trường mất.

Part 7 :

Thời gian đối với một kẻ bận rộn trôi qua vùn vụt cứ như tên bắn, mấy giờ đồng hồ của cô Dung từ lúc nhận được đề bài cho phép thi lại của Hội Học sinh đến lúc bắt đầu tiết học môn Văn của Hội Học sinh xem như vài giây. Cô thấy thời gian trôi qua nhanh quá, vừa ngồi vào ghế soạn giáo án mà bây giờ phải mang cặp xuống phòng Hội Học sinh để dạy học.

-Phải phấn chấn lên !

Cô Dung tự động viên mình vui vẻ lên mới có thể mang một tiết học sinh động tới các học trò "vua" trong trường, qua cửa ải này. Cửa phòng học đang mở rộng, sẵn sàng chào mừng cô đến với lớp. Cô Dung khởi động tay chân hai ba lần, lắc cổ qua lại. Chân tay đều vững, cô bước vào lớp.

-Chào cả lớp...

Cái lớp học đặc biệt chỉ có 12 con người đứng lên, cúi đầu chào cô. Nghiêm trang quá, cô thấy sợ. Cái cô sợ hơn là 12 màn hình liên lạc được đóng ở đằng sau tường, có hình ảnh của 12 phụ huynh. Mặt ai cũng nghiêm trọng hết.

Nhưng cô Dung quyết không từ bỏ cơ hội được lên hạng.

-Được, cô mời các em ngồi xuống.

Cô Dung đưa tay ra một cách trang nhã mời các học sinh ngồi xuống, còn mình đến bàn giáo viên an tọa. 12 con người kéo ghế ngồi, khoanh tay lên bàn chờ đợi cô giáo giới thiệu bài học.

-Hôm nay chúng ta sẽ học về phần tập làm văn, văn nghị luận. – Cô Dung bẻ nửa viên phấn, viết đề bài trên bảng.

Học sinh ngồi bên dưới mở vở ra viết bài. Vốn ai cũng có máy vi tính do trường cung cấp và của riêng mình nhưng vẫn viết bài, vì viết bài cũng là cách để nhớ bài. Chứng tỏ bọn học sinh này không phải loại tầm thường nên không phải thi phân khối xếp lớp.

-Trước khi vào bài học, chúng ta hãy cùng tham khảo một số ví dụ.

Cô Dung cầm điều khiển từ xa bật màn hình chiếu. Màn hình chiếu hiện ra những bài báo nghị luận trên những số báo gần đây.

-Từ một số ví dụ kia, chúng ta suy ra tính chất của văn nghị luận.

Với mỗi một khái niệm, tính chất, cô Dung lại đưa kèm với một ví dụ, phân tích kỹ lưỡng, từng câu, từng chữ đều giải nghĩa cho học sinh. Cuối bài, cô Dung hỏi :

-Có ai muốn hỏi gì không ?

Đương nhiên sẽ có người hỏi. Người hỏi đầu tiên là lớp trưởng của lớp, cũng là con gái một nhà báo, người quá quen với thể văn nghị luận. Tiếp đến là các thành viên khác. Cô Dung thấy đổ mồ hôi với cái lớp này, trừ Cự Giải, Thiên Bình, Song Ngư hiền lành và Bạch Dương, Bảo Bình không rành về văn học, mấy đứa còn lại ai cũng có câu hỏi độc cho cô hết. Tội cô, vì trong tất cả các thể loại văn học, Hội Học sinh khối 12 rành văn nghị luận nhất. May mà trời hộ, cô qua được hết.

-Được rồi. Cảm ơn trời phật. – Cô thở phào trong bụng.

Cả bọn ngồi bên dưới, cười cười.

-Ráng đi cô, còn đến hai mươi lăm phút nữa mà.

-Bây giờ chúng ta sẽ bước vào phần luyện tập. – Cô Dung xóa bảng.

Đây là phần căng nhất trong tiết học, bọn học trò này xoay cô như chong chóng hay không là ở phần này đây.

-Các em hãy lập ra một dàn bài về văn nghị luận, đề bài là bạo lực học đường.

Các học sinh bên dưới gật gật gù gù, tỏ vẻ am hiểu, ngoan ngoãn cầm viết làm bài tập cô giao. Cô Dung bên ngoài nhe răng, bên trong nghiến răng, cô thừa biết bọn học trò này sẽ giở cái trò nào đó để xoay cô như chong chóng.

Bình thường, trong giờ tập làm văn ở một lớp nào đó, nếu ở phần luyện tập mà giáo viên cho làm đoạn văn ngắn hay là lập dàn bài, học sinh thường kéo dài thời gian luyện tập ra, hoặc kiếm cớ là làm không kịp để sang đến tận hôm sau. Nhưng ở lớp này thì lại khác, hơn nửa lớp đều tự biết cách viết diễn văn cho mình nên bài tập ấy chẳng là gì cả, chỉ cần mười phút, đã có tám bài văn được trình lên cho cô Dung chấm và nhận xét.

-Đây ạ, em gửi cô. – Xử Nữ là người cuối cùng nhấp chuột gửi bài làm đến máy của giáo viên.

-Được, được. – Cô Dung cố trấn tĩnh mình khỏi cơn choáng váng.

Cô mở từng bài văn để xem. Cô lại choáng váng một lần nữa. Tụi nhỏ này không để cô sập bẫy thì không vừa lòng mà !

Mấy bài văn được nộp lên, thoạt nhìn thì đúng theo bố cục đấy, nhưng nhìn kỹ thì tụi nhỏ này đã đảo ngược thứ tự, không chính xác so với bố cục được quy định trong sách giáo khoa. Cô biết tụi nhỏ này xỏ cô nhưng không trách được, vì nếu trách, thế nào cũng bắt gặp những đôi mắt "tròn xoe", "ngây thơ như chưa biết gì" và câu trả lời "thưa cô, em không biết nên mới làm vậy".

Cô Dung bấm bụng giảng giải những lỗi sai của học trò, từ đầu đến đuôi, không sai chút nào. Trên tường, kim đồng hồ sắp chỉ đúng giờ quy định. Thử thách quan trọng nhất đang chờ cô : sắp hết giờ nhưng bài tập vẫn chưa được giải đáp hết.

-Đã sắp hết giờ. – Cô Dung nhìn đồng hồ treo tường.

-Vâng. – Sư Tử nói trong cổ họng mình.

Cô Dung phân vân, giữa truyền thống ban đầu và truyền thống của trường. Bỗng, trong đầu cô nghe ra lời dặn của thầy Hiệu trưởng, rằng tiết học này dùng để đánh giá phẩm chất của một giáo viên chứ không phải để quay phim. Cô hiểu mình phải làm gì.

-Vì thời gian có hạn nên tiết học trên lớp tạm thời kết thúc tại đây, em nào có thắc mắc hãy liên lạc với cô theo địa chỉ hộp thư điện tử của trường.

Vừa lúc đó, trống trường vang lên, báo hiệu tiết học kết thúc. Và tràn pháo tay của Hội Học sinh khối 12 cũng vang lên.

-Cô ơi, cô vừa nói ra câu đắt giá nhất đấy ạ. – Sư Tử nói. – Cô đã qua được ải.

-Cái gì ? – Cô Dung ngơ ngác. – Nhưng phụ huynh các em...

-Cô ơi, xin lỗi cô. – Sư Tử đứng dậy, cúi đầu. – Thực ra hình ảnh bố mẹ tụi em trên tường kia không phải truyền hình trực tiếp mà là được thu lại từ những cuộc họp nên mới đằng đằng sát khí như thế.

-Hả ? – Cô Dung há hốc miệng. – Vậy nãy giờ ai đã chấm cô ?

Sư Tử cười. Hôm nay cô nàng xõa tóc chứ không buộc tóc lên, xõa tóc là để che giấu chiếc điện thoại hình hạt ngô gắn ở tai. Sư Tử gỡ chiếc điện thoại khỏi tai, bật loa to cho mọi người cùng nghe.

-Đầu dây bên kia, mau lộ diện đi. – Sư Tử nói vào trong.

-Vâng, em xin chào cô. – Bên kia đầu dây là lớp trưởng của lớp C10.

Part 8 :

Cô Dung bần thần, đầu óc trống rỗng, sao cô thấy mình là giáo viên mà bị học trò đánh đố mấy bài toán khó thế này. Xem nào, ban đầu là tụi nhóc này bảo muốn được "thi lại" lần nữa thì phải vượt qua một bài kiểm tra là dạy cho tụi nó một tiết học dưới sự giám sát của phụ huynh, giữa buổi tụi nhóc quay cô vòng vòng muốn chóng mặt, cuối buổi thì bảo tất cả đều là giả và nghe ra giọng lớp trưởng lớp C10. Thế là thế nào ?

-Ê, Sư Tử, cứu bồ đi. – Bạch Dương nói nhỏ với Sư Tử.

Sư Tử mỉm cười, tất nhiên phải cứu bồ rồi, lỡ không kịp cô mọc rễ ở đây luôn quá.

-Thưa cô, thực ra người đánh giá tiết học hôm nay không phải bố mẹ của tụi em mà là các học sinh lớp C10, các bạn ấy ngồi ở phòng quan sát của Hội Học sinh và theo dõi chúng ta từ đầu tiết học.

-Hả ? – Cô Dung chớp mắt. – Thế thì tại sao em bảo là phụ huynh các em dự khán ?

Sư Tử gãi đầu :

-Dạ, em cũng muốn điều đó là sự thật lắm chứ nhưng tụi em không có quyền hạn mời họ đến đây, phạm vi phủ sóng của Hội Học sinh chỉ là Hội Học sinh thôi ạ.

-Tức là thay vì phụ huynh các em dự thì là C10 dự khán ?

-Vâng ạ. – Sư Tử cười.

-Tại sao lại nói dối cô là phụ huynh các em ?

-Vì...dự đoán rằng nếu cô biết C10 dự khán thì đảm bảo sẽ không có tiết học chất lượng thế này ạ.

Cô Dung cuối cùng đã hiểu. Cô bị chơi xỏ ngay từ đầu chứ không chỉ là giữa giờ học ! Hỡi trời ơi, một cô giáo gần ba mươi bị tụi nhỏ mười mấy tuổi đầu xỏ mũi.

-Mấy em ơi, cô thấy đất chật quá. – Cô Dung thở dài não nề. – Cô muốn giải phóng diện tích cho thế giới quá !

-Ấy chết ! – Cự Giải vội can ngăn. – Cô ơi, tuy là vậy nhưng các bạn C10 đã đồng ý Chủ nhật đến trường giúp cô lên hạng đấy.

Song Tử cũng nói góp vào :

-Vâng ạ, vả lại cũng nhờ tiết học này mà cô có thể tập dượt cho tiết học hôm Chủ Nhật.

-Tức là cô phải cảm ơn mấy em ? – Cô Dung nheo mắt. – Phải không ? Hả ?

-Tùy hỷ ạ.

Thái độ của đám học trò kiểu như chuyện thường ngày ở huyện. Cô Dung muốn cười cũng không được, muốn khóc cũng không xong.

-Thôi, coi như đã qua một kiếp nạn, con nên mừng cho mình đi. – Thầy Hiệu trưởng gõ cửa phòng học.

-Bố, bố cũng biết phải không ? – Cô Dung nhìn thầy, đầy ai oán.

-Ờ...biết.

Thực ra thầy Hiệu trưởng mới biết cách đây năm, mười phút, do sốt ruột, lo cho đứa con dâu nên tìm lên lầu cao nhất của Hội Học sinh và thấy Ban Chỉ huy lớp C10 ngồi ở đấy quan sát tiết học qua màn hình, hỏi qua thì hay câu chuyện. Nếu không vì giao tình, chắc thầy đã véo tai con bé cầm đầu Sư Tử vì chơi xỏ người nhà của thầy rồi.

-Việc quan trọng bây giờ là con nên đi xin lỗi lớp C10 và đền cho các em ấy tiết học hôm qua vì giờ dự khán sắp tới không phải dạy bài ấy. – Thầy Hiệu trưởng xoa đầu cô Dung. – Đi đi !

-Dạ. – Cô Dung vội vàng thu dọn đồ dùng dạy học cùng giáo án, đi qua phòng quan sát để gặp lớp C10.

Còn lại thầy Hiệu trưởng và các thành viên trong Hội Học sinh khối 12. Thầy bước đến trước mặt Sư Tử và chiếu tướng bên Song Ngư.

-Giỏi quá nhỉ ? Sao không lên làm Hiệu trưởng thay tôi luôn đi ?

-Đâu có ạ. – Sư Tử cười xòa. – Chỉ là "tất cả vì học sinh thân yêu" thôi ạ.

Còn Song Ngư thì vân vê đuôi tóc.

-Còn em thì cố gắng "còn nước còn tát" ạ.

-Công lần này thuộc về Song Ngư nhiều hơn đó thầy, bạn ấy xông xáo đến lớp người ta thuyết phục từ trên xuống dưới. – Sư Tử nói câu này, nội dung bộc lộ cảm xúc tự hào nhưng thái độ cần phải xem lại.

Song Ngư cười trừ :

-Phật có dạy "cứu người là làm phước" mà.

-Mấy đứa này...

-Thầy ơi ! – Bảo Bình giơ tay lên. – Dạ, có gì thì nói sau được không ạ ? Tội nghiệp cô Vân nãy giờ.

Bảo Bình chỉ chỉ ở đằng sau, cô giáo mang thước kẻ đến cho giờ Toán của mình đứng nép bên cửa chờ thầy Hiệu trưởng ra ngoài mới dám vào. Thầy Hiệu trưởng nhìn lên đồng hồ, năm phút chuyển tiết đã trôi qua, đến giờ học của tụi nhỏ rồi.

-Được rồi, tôi đi. – Nhưng thầy Hiệu trưởng vẫn không cam lòng, phải ấn đầu Sư Tử một cái mới chịu dời gót.

-Trời ạ.- Sư Tử vỗ vỗ mái tóc cho đỡ rối rồi buộc tóc lên. – Cả lớp, nghiêm !

Lớp học đặc biệt chỉ có 12 người đứng lên chào giáo viên dạy Toán. Cô giáo mỉm cười, phất tay cho cả lớp ngồi xuống.

-Trước khi học bài mới, cô kiểm tra bài cũ, em Xử Nữ lên dò bài.

Tiết học tiếp theo được bắt đầu. Đây là tiết học thật sự đối với Hội Học sinh khối 12, thực sự nghiêm túc, hỏi những gì cần hỏi, không sử dụng điện thoại di động trong tiết học.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro