73.Kẻ ăn người ở

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chữ nghĩa của một thời thường phai mờ vì mọi điều kiện và hoàn cảnh đổi thay. Nếukhông ghi lại, e có thể khó lòng còn nhớ.

Trước kia, các nhà khá giả nuôi người phục dịch giúp việc, gọi chung là "kẻ ăn người ở"trong nhà.

Kẻ ăn người ở trong nhà có thứ bậc và cách đối đãi cư xử khác nhau, tuỳ gia chủ.

Nhà giàu có vườn tược, có trang trại thuê quản gia, người cai vườn, ở phường phố có xetay kéo thì mướn anh xe. Nhà quan, nhà buôn lớn tậu ô tô thì thuê tài xế, gọi là anh tài.

Người ở nhà quan là bõ, hầu hạ nhiều năm, khi đã luống tuổi gọi là bõ già. Người bộccũng là bõ, là kẻ ăn người ở trong nhà, nhưng chữ bộc để viết trong sách, truyện, mà hàng ngàychủ nhà không gọi đầy tớ là bộc, thằng bộc, lão bộc. Cũng như tôi tớ trong nhà thực sự là ngườihầu hạ song thường ngày không ai dùng những từ "tôi tớ", "hầu hạ". Từ "giúp việc" dùng nhiềunhất. Tiếng Việt vốn tế nhị. Cứ xem bao nhiêu từ chỉ chữ "chết", chữ "ăn" đã đủ biết.

Thông thường, nhà khá giả mướn những người đàn ông: "Thằng nhỏ" để sai bảo linh tinhviệc vặt. Gọi là thằng nhỏ hoặc gọi tên quê hay là đặt tên xấu xí khó trùng với họ hàng, kháchkhứa: thằng Kếch, thằng Nhỏ, thằng Quít...

Đầy tớ gái thì nhiều tên hơn: con Sen, con Nụ, con Nhài, con Gái... Không ai gọi con ở,thằng ở trước mặt khách.

Người trong quê ra nuôi con chủ, nhiều người có con còn đương bú phải bỏ lại cho ở nhànuôi lã, mẹ thì ra tỉnh đi ở cho con nhà chủ bú, gọi là vú em hay u em. Có những người vú em,trông nom lần lượt nhiều đứa con trong một nhà, ở đến tận khi cao tuổi, vẫn còn đi lại như ruộtthịt gọi là vú già hay u già.

Nhà hiếm, có nhà cầu kỳ hoặc vì sinh nhiều không nuôi được, đi bói thấy phải làm thế,cho vú em đem con chủ nhà về nhà nuôi hay thuê nhà nuôi ở chỗ khác, khi con biết nói thì gọi"mẹ" là bác, là chú thím, là anh chị. Gọi chệch đi để "con ma không biết là con cái", không làmđau ốm quặt quẹo, không "bắt đi".

Anh xe, thằng nhỏ, con sen và vú em được tính công tháng nhưng không phải tháng nàocũng trả lương mà thường đến những dịp về quê có giỗ hay tết nhất , nhà chủ đưa món tiền, lạicho mớ xống áo cũ bỏ vào bị, vào tay nải đem về cho chồng con ở quê.

Người ở được gia chủ nuôi cơm. Nhà dễ dãi thì ăn cùng mâm, nhưng bao giờ cũng ngồiđầu nồi xới cơm cho cả nhà. Nhà ý tứ mà căn cơ thì dọn cho người ở ăn riêng dưới nhà ngang,nhà bếp.

Đi ở cho người ta cũng là kiếm miếng cơm, nhưng ở cho Khách, cho Tây được lươngtháng khá, nhiều người có tiền tậu ruộng, về làng cứ tự dưng được gọi là ông bếp, bác bếp. Cácông bếp, bác bếp bỏ tiền mua chức vị cho danh giá, làng bán các chân lý hào, hương hào, cùnglắm cũng mua chân quan viên.Tuy nhiên, ở cho ta hay cho Khách, cho Tây cũng tùy nhà. Nếu gặp nhà ác bị đối xử tồi tệ:quỵt công, vu cho trộm cắp, đánh đập, báo mật thám bắt giam. Cũng thời kỳ những năm này,nhưng ở Sài Gòn khác Hà Nội, không biết luật lao động quy định nhưng người đi ở thể thứccũng tương tự người làm sở tư, có ngày có giờ và công trả đàng hoàng biên lai. Tôi đã trôngthấy các nhà ở Sài Gòn có cô ở gái, buổi trưa đến giờ nghỉ, cô ấy nằm ngủ trưa ở ván ngoài hiên.

Đi ở cho Tây đã được làng nước trầm trồ coi là dân thượng lưu vì có lương, có bổng chủcho hay vì xẻo xén, trộm cắp mà có. Về quê, đàn ông đi giày ban, giày tàu, áo dài hàng xuyếnđen nhánh, dáng dân thầy. Đàn bà đeo hoa tai vàng lối tỉnh thành - các bà các cô ở trong làngcó của cũng chỉ sắm khuyên vàng, khuyên bạc. Được làng nước khen và ai cũng ước ao được "ratỉnh làm việc Tây tươm lắm".

Nhà Tây mượn người làm các việc trong nhà: người bồi làm việc vặt và, mỗi hôm ra cửanhận bánh mì xe ngựa hiệu bánh đưa tháng. Người bếp buổi sáng đi chợ, xách cái bị cói muathịt bò, mua gà, cá chép, rau đậu, về nhà nấu nướng theo bà đầm ra hiệu làm các món. Chị haithì trông trẻ và giặt giũ, khâu vá - chị hai còn gọi là chị "khâu đầm". Anh tài thì ngày hai buổilái xe đưa đón và đi công việc, có chỗ ăn ngủ ngay dưới gara ô tô. Cho dễ gọi khi có việc thìnhlình. Trong một nhà, anh tài xế, bồi bếp và chị hai dễ nên vợ nên chồng. Ông chủ Tây thấy chịhai, chị khâu đầm nào hay hay mắt thì ngủ với rồi cho tiền, cũng là tự nhiên. Nhà có vườn hoa,vườn cây, thêm bác cai vườn làm đất, dọn cỏ, quét tước.

Từ điển Larousse mới xuất bản, từ điển này mỗi năm in lại một lần có chỉnh đốn và bổsung chữ mới. Một bạn đọc báo Kiến thức Ngày nay ở Sài Gòn đã viết thư cho tôi kể các từ Việttrong từ điển năm nay. Có hai chữ Việt mới được thêm: chữ "nem" và chữ "con gái".

Chữ nem và chữ con gái đều được viết đầy đủ nghĩa chính, nhất là chữ nem, nhưng nghĩabóng còn một nghĩa nữa của chữ "con gái" thì không có, có thể nhà làm từ điển không biết.Chọn lọc chữ Việt in vào từ điển chữ Pháp đều là chữ phổ biến và chính xác, không chữ nào cónghĩa lóng như chữ "con gái". Những người Pháp đã từng ở Đông Dương, biết tiếng Việt, hàngngày dùng chữ "con gái" không hẳn nghĩa là "con gái" như từ điển Larousse cắt nghĩa.

Các quan chức, nhà buôn và binh lính Tây trong tiếp xúc, trong công việc quen dùng mộtsố từ Việt, đặt cho tiếng ấy chữ le (lơ) đằng trước, coi như mọi sự đều giống đực trong tiếngPháp. Kể cả lơ con gái và lơ lý trưởng, lơ nhà quê, lơ cái đình. Chữ "con gái" cũng lơ, khôngviết la như giống cái. Những chữ lơ như trên còn dùng nhiều trong sách báo của các nhà báo,nhà văn thuộc địa như Jean Marquet, Paul Munier...

Chữ "con gái" được binh lính Pháp hay dùng nhất. Trước kia và trong kháng chiến, línhPháp đi càn quét săn "con gái" tợn lắm. Nơi ở thành trại của vợ con lính an nam, người Phápcũng gọi là "trại con gái", ta gọi theo thế. Tức là, chữ "con gái" đã được Tây thực dân dùng phổbiến nhưng là một thứ tiếng lóng, không đúng nghĩa "con gái" trong tiếng Việt như ở từ điểnLarousse.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro