74. Chợ, kẻ chợ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Bộ mặt đời sống xã hội của một vùng là cái chợ. Chữ "kẻ" là một từ cổ, chỉ một vùng. Lạicũng chỉ một nơi đô hội, như Kẻ Chợ cũng là Thăng Long, Hà Nội. Một vùng như Kẻ Sở (thônQuán La), Kẻ Nành (xã Ninh Hiệp), Kẻ Bưởi (vùng Bưởi, Kẻ Cáo (các làng ở Xuân Tảo). Tên gọiHà Nội là sau này, còn những tên Thăng Long, Đông Quan, Đông Đô thay đổi mỗi thời kỳ,nhưng lúc nào đất này dân gian, phố phường vẫn gọi là Kẻ Chợ.

Ở Kẻ Chợ, không kể những chợ còn tên trong bản đồ và chỉ thấy trong thơ phú như chợcầu Đông, chợ Võng, ta hãy đếm thì thấy những chợ búa, những cái chợ ở Kẻ Chợ ngày càngnhiều. Một lẽ giản dị, có người thì có chợ. Ở đấy, người ta tìm kiếm, đổi chác, mua bán cái ăn,cái dùng cho đời sống. Cái chợ thật quý, khi vùng ấy chợ búa đã vừa phải. Quý thế nên, khi cómột chợ mới người ta không dùng chữ hoa mỹ như khai trương, khánh thành, mà gọi thânthương là ngày mở chợ cưới chợ.

Khi chợ cầu Đông, chợ Gạo không còn, vùng phố cổ băm sáu phố phường, có chợ ĐồngXuân. Cầu chợ xây cốt thép, mái bằng thật cao lợp tôn. Hà Nội có ba chợ chính: chợ Đồng Xuân,chợ Cửa Nam, chợ Hôm, chợ có cầu có quán, nhà thầu vé chợ, phu quét chợ, phu gánh nước rửachợ, chợ họp giờ giấc sớm tối. Khai trương một cái chợ thật đông vui. Ngày đầu mở chợ cócúng lễ, chèo hát, người chơi chợ, xem chợ nô nức như hội. Cưới chợ thật linh đình. Các cụ giàquanh hồ Tây còn kể cho con cháu nghe mãi về những trò vui trong ngày cưới chợ Bưởi.

Chợ Hàng Da, chợ Đuổi so tuổi thì chỉ mới như các "chợ xanh" bây giờ, chợ họp đứng họpngồi trong lều cọc tre lợp vỉ buồm trên bãi trống. Gọi là chợ Đuổi, không phải chợ bị đuổi - nhưcó bài báo cắt nghĩa mà chợ chính họp cả ngày đến chiều. Người kéo chuông, đánh trống báotan chợ - chợ Đồng Xuân là năm giờ chiều. Phu quét, phun nước, rửa chợ rồi khóa cổng chợ. Chợ Hôm - chữ chợ hôm, chợ mai đã ra chợ chiều, chợ sớm rồi. Vì phải đến quá trưa, ngườiđánh giậm, kéo vó, đơm dó các ao đầm ở Đuôi Cá mới kịp đem cá cua, tôm tép, ốc ếch vào chợHôm. Mặc dù chợ chiều đông hơn buổi sáng, nhưng cũng chập tối thì đuổi chợ. Hàng quán,gồng gánh rau cỏ, cá mú, mắm muối chợ Hôm dọn ra bán nốt ở bãi cỏ gần Vân Hồ, chỗ làng ThểGiao. Chợ Đuổi tiện cho người về muộn lo bữa chiều. Gần chợ Hôm mới có chợ Đuổi, phố xánơi ấy còn hoang vắng khác trên chợ Hàng Da và Cửa Nam giữa phố, hiếm đất trống.

Ba đầu ô có ba chợ to: chợ Bưởi, chợ Mơ, chợ Dừa. Những cái chợ nửa tỉnh nửa quê nàycòn là chợ đổi vai, rau đậu đem bán đêm và sáng sớm. Người mua buôn rồi gánh, rồi thồ vàocác chợ trong, như các chợ đổi vai ở Cầu Giấy, ở Nhật Tân và Bắc Qua bây giờ.

Còn những chợ có phiên, có hạn, nhưng chỉ là chợ hè phố, như phiên chợ tơ ngày 1 vàngày 6 trong tháng ở phố Hàng Đào. Các làng canh cửi trong Hà Đông ra bán the lụa và mua tơcủa các nhà buôn phố Hàng Đào, Hàng Gai. Chợ hoa phố sông Tô Lịch (Hàng Lược), các làngQuảng Bá, Nhật Tân vào bán cành đào, chậu hoa cúc chỉ có chợ trong phiên áp Tết.

Có những chợ thấp thoáng ra đời rồi lại mất ngay do biến thiên của đời sống và lịch sửthành phố. Đầu 1946, khi Pháp chiếm Hà Nội, thành phố còn thưa thớt người có một cái chợnơi mua bán thức ăn rau cỏ ở ngay phố Tràng Tiền, Hàng Khay bên hồ Gươm. Cũng như đầu1954, Pháp rút khỏi Hà Nội, người di cư vào Nam nhiều, cũng tự nhiên thành cái "chợ giời" bênhồ Thiền Quang, người đem ra đấy bán tống bán tháo đủ thứ - sau này, chợ Giời cố định gọi làchợ Hòa Bình mới dọn cả xuống gần chùa Vua.

Thành phố càng đông người thì chợ mọc càng nhanh, có lều quán, cầu chợ hẳn hoi. ChợGia Ngư liền chợ Hàng Bè, lòng đường thành chợ. Chợ 19/12 còn gọi là chợ Âm Phủ. Thành tênấy do sự tích 1947, Pháp chiếm lại Hà Nội, rác rưởi và những xác người chết đường, khôngphân biệt là bộ đội, là dân thường, được đem về chôn vào hẻm này, rồi đắp lên một gò cỏ dại, ởgiữa xây một cái lư hương bằng xi măng. Có người nhầm là mộ "chiến sỹ vô danh" của Phápdựng. Quãng 1959, thành phố đã chuyển những hài cốt ở đấy ra nghĩa trang Văn Điển, để mởchợ 19/12, kỷ niệm ngày 19.12.1946 Hà Nội nổ súng đánh Pháp, cũng là ngày toàn quốc khángchiến. Chợ Châu Long cũng ra đời trong thời kỳ Pháp chiếm lại Hà Nội - trước kia đấy là bãi cỏtrước cửa chùa Châu Long. Không phải có chùa Châu Long, phố Châu Long (trước phố này làAngtoan Bonnê) thì tất nhiên có chợ Châu Long cổ như giáo sư Trần có lần bảo thế.

Bên đường vào Hà Đông, có chợ Ngã Tư Sở. Rồi ở cầu Mới, thêm chợ Xanh. Thành tên chợXanh không phải vì mặt tường các cửa mậu dịch ở đây quét vôi màu xanh, mà tên chợ Xanhcòn chỉ chung các nơi bán rau đậu của cái chợ cóc nay chỗ này mai chỗ khác, nếu bị dồn đuổi.Nhưng chợ Xanh đầu đường vẫn tồn tại và lúc nào cũng hớt hải. Bởi vào trong chợ phải tầnphiền khóa xe, gửi xe, đằng này người vớ vội bó rau, bánh đậu chỉ dừng lại là mua được, màngười bán hàng cũng đạp xe thồ rong ruổi, tiện cả đôi bên.

Cho đến tháng 12.1995, ở nội ngoại thành Hà Nội có 135 cái chợ qui mô, chợ mới saucùng là chợ Long Biên - không kể chợ xanh, chợ cóc, chợ chớp nhoáng bất chợt đầu hôm sớmmai. Mới có siêu thị ở gác chợ Hôm mua hàng tự chọn, không phải người đứng bán. Nghe nóicó siêu thị đã đóng cửa vì vắng khách. Cái chợ cũng như cửa hàng bán thức ăn sống, vài hômhàng ế thì phải dẹp tiệm, không thể thử thách lâu được. Rồi ra còn mới mẻ ra sao nữa chưabiết.

Cũng là cái chợ, nhưng ở đất Kẻ Chợ xưa nay mỗi thời cũng có những nét khác nhau. Cóđiều mỗi ngày thành phố càng đông thì một nhiều chợ hơn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro