Chương 1:

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

      Màn đêm buông xuống thật nhanh. Trên trời, mặt trăng vằng vặc cùng những vì sao nhỏ tỏa sáng khắp nơi. Ngoài vườn, gió luồn qua từng kẽ lá hiu hiu thổi mát, hòa thành một bản nhạc du dương. Trong căn nhà nhỏ ở một vùng quê, có hai bà cháu đang nằm trên giường.
- Bà ơi, bà kể cháu nghe chuyện của hai ông bà đi ạ! - Tôi ôm bà hỏi.
- Chuyện của ông bà ấy hả... - Bà nội tôi xoa đầu tôi, chầm chậm kể lại.

     Bà nội tôi có một người chị họ là Lan, trùng hợp là bà Lan cũng là bạn của ông nội tôi. Hai người gặp nhau lần đầu khi đến thăm bà Lan đang bị ốm. Bà tôi đã " rung rinh " với ông tôi ngay từ lần đầu gặp mặt. Điều đó cũng khá hợp lí vì ông tôi rất đẹp trai, nước da ngăm ngăm, mặt vuông chữ điền, mày kiếm mắt nghiêm. Nhưng bà tôi cũng là hoa khôi có tiếng trong vùng. Mãi sau này khi lấy nhau, bà mới biết ông tôi cũng mến bà từ lần gặp đầu tiên.

     Từ đó, bà nội tôi rất hay sang nhà bà Lan chơi, hỏi chuyện về ông nội tôi. Mặc dù đã rất cố gắng che dấu nhưng bà Lan thân là chị họ thân thiết, lại cũng là con gái, sao lại không nhìn ra được. Thế là bà Lan liền tác hợp cho ông bà của tôi. Hai ông bà tôi dưới sự đưa đẩy của bà Lan, lại thấy sau một thời gian tiếp xúc thì thấy khá hợp nhau nên yêu nhau. Hai nhà thấy ông bà yêu nhau, hoàn cảnh gia đình cũng không khác biệt, mà bà cũng đến tuổi lấy chồng, ông thì đến tuổi lấy vợ rồi nên đồng ý cho hai người lấy nhau. Như hầu hết mọi nhà ở thời ấy, nhà ông bà tôi cũng vất vả, khó khăn, thiếu thốn đủ thứ. Mặc dù vậy, hai người vẫn rất yêu thương nhau. Hai người chăm chỉ cày cấy, làm ruộng, làm rau, chia sẻ cho nhau những khó nhọc, những chuyện thường ngày. Cuộc sống cứ thế bình bình đạm đạm trôi qua, sau 3 năm kết hôn thì đã có với nhau 2 người con, một trai một gái.

     Nhưng cuộc sống ấy chẳng bình đạm được bao lâu thì đất nước kháng chiến. Ông tình nguyện xung phong đi làm lính. Bà tôi khi biết điều đó vừa lo lắng, lại vừa tự hào. Lo lắng vì biết rằng trong thời kì thế chiến, lời chia tay hôm nay có thể cũng là lời vĩnh biệt. Mà tự hào là vì chồng mình là một người đàn ông yêu nước, can trường, dũng cảm. Ông tôi có lẽ cũng hiểu bà đang nghĩ gì nên những ngày cuối ở nhà, hai dành nhiều thời gian cho nhau hơn bao giờ hết. Những phút giây cuối cùng còn được bên nhau đối với họ cũng quý tựa bạc vàng.
Đến ngày ra chiến trường, hai người đều dậy thật sớm. Bà lặng im sửa soạn lại đồ dùng cho ông. Trước khi đi, ông quay đầu, ôm lấy bà, nhỏ giọng an ủi:
- Tôi đi khi nào kháng chiến xong tôi sẽ về. Khi nào có thể viết thư thì tôi sẽ viết gửi mình. Mình nhớ chăm sóc tốt cho bố mẹ, con cái và cả bản thân nữa nhé!
Sau đó, ông bước đi, đi ra chiến trường.

     Vài tháng đầu, ông còn hay gửi thư về nhà. Ông viết thư kể về cuộc sống nơi tiền tuyến, về anh em đồng chí, về việc đánh giặc, cũng không quên gửi lời hỏi thăm. Mấy tháng sau, khi cuộc kháng chiến vào hồi căng thẳng, những bức thư ông gửi về càng ngày càng ít đi, nội dung trong thư cũng không còn nhiều như trước. Nhưng bà không gì thế mà buồn, ngược lại còn thấy yên tâm vì ít nhất chồng mình vẫn an toàn. Bà luôn thầm nhủ rằng phải chăm sóc cho gia đình thật tốt để ông trên tiền tuyến có thể yên tâm.

     Nhưng đột nhiên, sau gần một năm sau vẫn chưa thấy thư của chồng mình gửi về, trong lòng bà đã nảy lên một tia lo lắng. Tuy vậy, khi nghe người ta nói kháng chiến đang càng ngày càng căng thẳng và khốc liệt, bà cũng thầm an ủi mình rằng chồng mình chỉ bận bịu mà thôi, cũng mong rằng ông có thể chăm sóc cho bản thân.

      Ba năm lại qua đi, đã ba năm kể từ khi ông đi chiến đấu, một năm ông chưa gửi thư về nhà, hai người con của ông bà tôi, chính là hai bác của tôi bây giờ, đã có thể giúp đỡ mẹ một số việc. Bà làm việc mà trong lòng vẫn lo lắng không thôi khi chồng chưa gửi thư suốt một năm nay. Cho đến một buổi chiều đầy nắng, khi mặt trời bắt đầu lặn xuống, đỏ au cả một vùng trời, như thói quen của mình, mỗi khi nghe thấy tiếng người giao thư, bà lại chạy ra ngoài cổng chờ. Hôm nay, chiếc xe giao thư ấy cuối cùng cũng đã dừng trước cổng. Người giao thư là một người đàn ông trong thôn, cao gầy, quần áo có hơi bẩn. Người đàn ông đưa thư cho chị, rồi cười đùa:

- Chị Ba, nay có thư về rồi nhá, chứ lần nào em giao thư cũng thấy chị nhìn chằm chằm vào mình mà em thấy sốt sắng thay!

- Ừ! Chị cảm ơn em, vất vả cho em rồi!

- Có gì đâu, chuyện phải làm mà. Thôi, chào chị, em đi tiếp đây.

     Chờ đến khi người giao thư đi, bà liền mở thư ra đọc. Vừa mở, bà vừa mừng rỡ, vừa hồi hộp, vừa hi vọng. Vậy mà, bức thư bà vốn mong đợi ấy, lại là một gáo nước lạnh dập tắt những tia hi vọng của bà. Đó là thư báo tử. Bà đứng chết trân, bàng hoàng, không tin nổi vào mắt mình. Mãi đến tiếng con chó của bác trưởng thôn kêu loạn xạ lên, bà mới phản ứng lại. Nước mắt cứ thế lăn dài trên hai má. Hoàng hôn vốn đẹp như thế, giờ lại thê lương đến vậy. Bà vào trong nhà, nhìn hai đứa con còn nhỏ dại của mình, lại nghĩ đến bản thân mình, đến bố mẹ già, lòng bà như cuộn chặt lại. Cả đêm hôm ấy, bà không ngủ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro