CHUYÊN ĐỀ 3: Biện pháp tổ chức chuẩn bị nơi làm việc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CHUYÊN ĐỀ 3

BIỆN PHÁP TỔ CHỨC ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN

KHI TIẾN HÀNH CÔNG VIỆC

·I. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC CHUNG

·Biện pháp tổ chức để đảm bảo an toàn khi làm việc ở thiết bị điện bao gồm:

1. Khảo sát, lập biên bản hiện trường (nếu cần thiết).

2. Đăng ký công tác.

·3. Làm việc theo Phiếu công tác hoặc Lệnh công tác.

·4. Cho phép làm việc tại hiện trường (nơi hoặc vị trí thực hiện công việc).

·5. Giám sát an toàn trong thời gian làm việc.

·6. Những biện pháp tổ chức khác như: Nghỉ giải lao; Di chuyển địa điểm (nơi hoặc vị trí) làm việc; Nghỉ hết ngày làm việc và bắt đầu ngày tiếp theo; Thay đổi người khi làm việc; Kết thúc công việc, trao trả nơi làm việc, khoá phiếu và đóng điện; Trách nhiệm của các đơn vị có liên quan khi thực hiện công việc.

·II. KHẢO SÁT, LẬP BIÊN BẢN HIỆN TRƯỜNG; ĐĂNG KÝ CÔNG TÁC

·1. Khảo sát, lập biên bản hiện trường

·

· - Đơn vị tổ chức công việc phải phối hợp với đơn vị quản lý vận hành để tổ chức khảo sát, lập biên bản khảo sát hiện trường với sự tham gia đầy đủ của các đơn vị quản lý vận hành có liên quan và đơn vị Điều độ (nếu có).

·

a. Phối hợp khảo sát, lập biên bản khảo sát hiện trường:

·

·

· - Trường hợp, nếu công việc có liên quan đến thiết bị của từ hai đơn vị quản lý vận hành trở lên thì khi khảo sát, lập Biên bản khảo sát hiện trường: Đơn vị làm công việc và các đơn vị quản lý vận hành phải thống nhất, làm rõ trách nhiệm của từng bên để khi tổ chức triển khai công việc đảm bảo tuyệt đối an toàn; nếu công tác là xử lý sự cố thì không cần phải lập Biên bản khảo sát hiện trường (tùy vào trường hợp đặc biệt nếu nhất thiết phải khảo sát hiện trường thì đơn vị tự thực hiện).

·Người đi khảo sát là những người được cử làm:

· - CHTT

· - GSATĐ

· - LĐCV

·Đơn vị QLVH

·

·Đơn vị làm công việc

·

·

·

·

·

·- Biên bản khảo sát hiện trường phải kèm theo sơ đồ một sợi kết nối thiết bị, đường dây, trạm biến áp tại nơi làm việc. Sơ đồ này phải vẽ, thể hiện rõ vị trí công tác, phạm vi làm việc, ký hiệu các thiết bị cắt điện, vị trí tiếp đất cao áp, hạ áp; ghi rõ khoảng cách từ vị trí làm việc đến thiết bị, đường dây đang vận hành, khoảng cách giao chéo, song song, chung mạch; thể hiện trạng thái các vị trí, thiết bị đóng cắt mạch vòng liên quan đến vị trí công tác, trạng thái của các máy cắt, dao cách ly của 2 đầu đường dây, đoạn đường dây sẽ thực hiện công tác.

·- Tại hiện trường, đơn vị công tác phải có biên bản khảo sát hiện trường. Sau khi thực hiện xong công việc, hoàn tất thủ tục kết thúc công tác, biên bản khảo sát hiện trường được lưu vào hồ sơ kèm theo phiếu công tác, lệnh công tác.

·

·

·Biên bản khào sát hiện trường phải:

· - Kèm sơ đồ 1 sợi.

· - Lưu chung với PCT, LCT

·

·

·

·b. Số lượng biên bản khảo sát hiện trường:

·








·

·ĐVCT



·ĐV QLVH




·- Khi có 01 đơn vị công tác liên quan đến 01 đơn vị quản lý vận hành thì biên bản khảo sát hiện trường được lập thành 02 bản (01 bản cho đơn vị làm công việc để chuẩn bị công tác và thực hiện các công việc được phân công; 01 bản cho đơn vị quản lý vận hành để đăng ký công tác và cấp phiếu công tác); đơn vị quản lý vận hành giao biên bản khảo sát hiện trường cùng với phiếu công tác cho người cho phép khi làm thủ tục cho phép đơn vị công tác làm việc

· - Khi có 01 đơn vị công tác liên quan đến 02 (hoặc > 02) đơn vị quản lý vận hành thì biên bản khảo sát hiện trường được lập thành 03 (hoặc > 03) bản (02 bản đầu thực hiện tương tự như trên; riêng bản thứ 03 giao cho đơn vị quản lý vận hành liên quan khác để đăng ký công tác và cấp giấy phối hợp cho phép, bản này được đơn vị quản lý vận hành giao cùng với giấy phối hợp cho phép cho người phối hợp cho phép khi làm thủ tục và biện pháp an toàn để cho phép đơn vị công tác vào làm việc

·



·

·

·

·

·Triển khai các công việc cần phài lập BB KSHT

·

·

·d. Mẫu Biên bản khảo sát hiện trường theo Phụ lục IV của Quy trình ATĐ.

·2. Đăng ký công tác

·b. Một số trường hợp thực hiện Giấy đăng ký công tác:

·- Trường hợp đơn vị làm công việc là bộ phận trong đơn vị quản lý vận hành (QLVH) tại cấp Điện lực, Chi nhánh (Xí nghiệp) điện cao thế thì thực hiện đăng ký công tác theo mẫu quy định tại Phụ lục V của QT.ATĐ.

·- Trường hợp đơn vị công tác không cùng trong đơn vị QLVH cấp Điện lực, Chi nhánh (Xí nghiệp) điện cao thế thì thực hiện đăng ký công tác theo mẫu quy định tại Phụ lục VII của QT.ATĐ

·c. Sau khi có "Giấy đăng ký công tác" của đơn vị làm công việc, đơn vị QLVH phải lập kế hoạch công tác tuần theo mẫu quy định tại Phụ lục III của quyết định số 4116/QĐ-EVN SPC ngày 31/12/2015 của Tổng Công ty Điện lực Miền Nam về việc ban hành Quy định tổ chức quản lý và thực hiện công tác an toàn lao động

·d. Sau khi nhận được kế hoạch công tác tuần đã được duyệt, đơn vị QLVH của Điện lực chịu trách nhiệm thông báo đến các đơn vị đăng ký công tác biết và viết Phiếu công tác (Lệnh công tác), Giấy phối hợp cho phép, Phiếu thao tác.

·

a. Sau khi khảo sát, lập biên bản khảo sát hiện trường đơn vị làm công việc phải gửi Giấy đăng ký công tác đếntừng đơn vị quản lý vận hành có liên quan để các đơn vị quản lý vận hành này lập kế hoạch đăng ký cắtđiện, viết phiếu công tác, giấy phối hợp cho phép, lệnh công tác (trường hợp được làm việc bằng lệnh công tác do đơn vị quản lý vận hành cấp).

· ĐV LCV gửi giấy đăng ký công tác đến từng ĐV QLVH sau khi có BB KSHT để:

· - ĐV QLVH: cắt điện, viết PCT, LCT,.....

· - Thông báo đến đơn vị đăng ký công tác và viết PCT, LCT,...

·

· - Mẫu giấy ĐKCT

· + Đơn vị thuộc Điện lực: đăng ký theo mẫu tại Phụ lục V của QT.ATĐ

· + Đơn vị ngoài không thuộc Điện lực: đăng ký theo mẫu tại Phụ lục VII của QT.ATĐ

·

*

*

*

*

*

*

*

*

*

·III. PHIẾU CÔNG TÁC, LỆNH CÔNG TÁC, CHO PHÉP LÀM VIỆC

· Phần này chỉ đề cập đến chức danh của Nhân viên đơn vị công tác (NVĐVCT) đối với Phiếu công tác (PCT), Lệnh công tác (LCT) và thủ tục cho phép làm việc.

1. Phiếu công tác

1.1. Trách nhiệm chung của NVĐVCT khi thực hiện PCT

a) Đảm bảo tốt thể chất và tinh thần để làm việc. Chủ động báo cáo với người chỉ huy trực tiếp tình trạng sức khỏe của mình để được giao công việc phù hợp;

b) Phải nắm vững những yêu cầu về an toàn có liên quan đến công việc;

c) Tự kiểm tra và bảo đảm đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân;

d) Khi đến nơi làm việc, sau khi nghe phổ biến nhiệm vụ công việc, phạm vi được phép làm việc, các yếu tố nguy hiểm cần phòng tránh, có thể hỏi lại người chỉ huy trực tiếp về những nội dung chưa rõ. Khi thấy các điều kiện đảm bảo an toàn để làm việc chưa đủ và đúng phải báo cáo ngay với người chỉ huy trực tiếp để xem xét giải quyết;

e) Ghi họ, tên, thời gian và ký vào Mục 3 của PCT khi đến làm việc và rút khỏi nơi làm việc trong trường hợp đang thực hiện công việc;

f) Chấp hành nghiêm nhiệm vụ được phân công và có trách nhiệm tự bảo vệ để đảm bảo an toàn khi làm việc.

i) Từ chối thực hiện công việc khi thấy không đảm bảo an toàn, nếu người chỉ huy trực tiếp không chấp thuận thì báo cáo lên cấp trên để giải quyết;

j) Không được vào các vùng mà người chỉ huy trực tiếp cấm vào hoặc các vùng có nguy cơ xảy ra tai nạn.

1.2. Nhiệm vụ cụ thể trong quá trình thực hiện theo PCT

a) Trước khi đến vị trí công tác làm việc: các NVĐVCT phải yêu cầu Người chỉ huy trực tiếp trình bày, cho xem PCT đã ghi chú đầy đủ các nội dung ở Mục 1 của PCT (đặc biệt lưu ý nội dung, địa điểm công tác và điều kiện về biện pháp an toàn) theo đúng Biên bản khảo sát hiện trường và đã được Người cấp phiếu ký duyệt giao nhiệm vụ.

b) Tại hiện trường vị trí công tác: trước khi ký tên vào Mục 3 của PCT, các NVĐVCT phải yêu cầu Người chỉ huy trực tiếp trình bày, cho xem PCT đã ghi chú đầy đủ các nội dung ở Mục 2 của PCT như sau: theo đúng Biên bản khảo sát hiện trường và đã được các chức danh Người chỉ huy trực tiếp, Người giám sát AT điện (nếu có), Người cho phép ký duyệt "cho phép đơn vị công tác bắt đầu làm việc".

- Ở các Mục 2.1 ( Phần biện pháp AT do Người cho phép thực hiện), Mục 2.2 và Mục 2.3 của PCT theo đúng Biên bản khảo sát hiện trường.

- Mục 2.4 ( Phần biện pháp AT do Đơn vị công tác thực hiện và chịu trách nhiệm như: Tiếp đất làm thêm,... )

- Và sau cùng, PCT đã được các chức danh Người chỉ huy trực tiếp, Người giám sát AT điện (nếu có), Người cho phép ký duyệt "Cho phép đơn vị công tác bắt đầu làm việc".

c) Trong quá trình làm việc, nếu có lệnh của Người chỉ huy trực tiếp yêu cầu thay đổi người, NVĐVCT phải vào Mục 3 của PCT.

2. Lệnh công tác

1. Trách nhiệm chung của NVĐVCT khi thực hiện LCT

a) Đảm bảo tốt thể chất và tinh thần để làm việc. Chủ động báo cáo với người chỉ huy trực tiếp tình trạng sức khỏe của mình để được giao công việc phù hợp;

b) Phải nắm vững những yêu cầu về an toàn có liên quan đến công việc;

c) Tự kiểm tra và đảm bảo đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân;

d) Khi đến nơi làm việc, sau khi nghe phổ biến nhiệm vụ công việc, phạm vi được phép làm việc, các yếu tố nguy hiểm phải phòng tránh, có thể hỏi lại người chỉ huy trực tiếp về những nội dung chưa rõ; nếu thấy các điều kiện đảm bảo an toàn khi làm việc chưa đủ và đúng phải báo cáo ngay với người chỉ huy trực tiếp để xem xét giải quyết;

e) Ký tên vào Mục 1.2 của LCT khi đến làm việc và rút khỏi nơi làm việc (nếu có trong trường hợp đang thực hiện công việc);

f) Chấp hành nghiêm nhiệm vụ được phân công và có trách nhiệm tự bảo vệ để đảm bảo an toàn khi làm việc. Từ chối thực hiện công việc khi thấy không đảm bảo an toàn, nếu người chỉ huy trực tiếp không chấp thuận thì báo cáo cấp trên để giải quyết;

i) Không được vào các vùng mà người chỉ huy trực tiếp cấm vào hoặc các vùng có nguy cơ xảy ra tai nạn.

2. Nhiệm vụ cụ thể trong quá trình thực hiện theo LCT

a) Trước khi đến vị trí công tác làm việc: các NVĐVCT phải yêu cầu Người chỉ huy trực tiếp trình bày, cho xem LCT đã ghi chú đầy đủ các nội dung ở Phần A của LCT (đặc biệt lưu ý nội dung, địa điểm công tác và điều kiện về biện pháp an toàn) theo đúng Biên bản khảo sát hiện trường (nếu có) và đã được Người chỉ huy trực tiếp ký tên nhận lệnh, Người ra lệnh ký duyệt giao nhiệm vụ.

b) Tại hiện trường vị trí công tác: trước khi ký tên vào Mục 1.2 của LCT, các NVĐVCT phải yêu cầu Người chỉ huy trực tiếp trình bày, cho xem PCT đã ghi chú đầy đủ các nội dung ở Mục 1 (Phần B) của LCT theo đúng Biên bản khảo sát hiện trường và đã được các chức danh Người chỉ huy trực tiếp, Người giám sát AT điện (nếu có), ký duyệt "thi hành lệnh" ở Mục 2 của LCT.

c) Trong quá trình làm việc, nếu có lệnh của Người chỉ huy trực tiếp yêu cầu thay đổi người, NVĐVCT phải vào Mục 1.2 của LCT.

Một số thiếu sót, vi phạm trong thực hiện PCT, LCT

Vi phạm, thiếu sót trong quá trình thực hiện phiếu công tác (PCT), lệnh công tác (LCT) gây ra nhầm lẫn, thường xuyên xảy ra vi phạm sẽ tạo thành thói quen là nguy cơ xảy ra tai nạn lao động (TNLĐ).

Các trường hợp thường xuyên xảy ra vi phạm, thiếu sót trong quá trình thực hiện PCT, LCT đối với các chức danh NVĐVCT:

- Không đọc, không hiểu các nội dung ghi trong PCT, LCT do đó không nắm rõ nội dung công tác, phạm vi làm việc, biện pháp an toàn cần thực hiện...

- Ký tên vào PCT (ở Mục 3), vào LCT (ở Mục 1.2) nhưng không xem xét, xác định rõ trình tự, biện pháp an toàn đã thực hiện đầy đủ, đúng quy định.

3. Cho phép làm việc

1. Chỉ dẫn cho người chỉ huy trực tiếp, người giám sát an toàn điện (nếu có), nhân viên đơn vị công tác biết phạm vi được phép làm việc và những phần có điện ở xung quanh (khi cắt điện từng phần hoặc làm việc không cắt điện).

Nếu làm việc có cắt điện phải sử dụng thiết bị thử điện chuyên dùng phù hợp với điện áp danh định của thiết bị điện cần thử (như bút thử điện, còi thử điện v.v.) chứng minh là không còn điện ở các phần đã được cắt điện.

2. Kiểm tra số lượng và bậc an toàn của các thành viên đơn vị công tác.

Trường hợp đơn vị làm công việc là các tổ chức, cơ quan, đơn vị khác (ngoài EVN) thì kiểm tra số lượng nhân viên đơn vị công tác, thẻ an toàn, các chức danh trong phiếu phải đúng với bản đăng ký công tác của đơn vị làm công việc với đơn vị quản lý vận hành.

3. Sau khi người chỉ huy trực tiếp thực hiện tiếp đất di động và các biện pháp an toàn khác (nếu có), yêu cầu người chỉ huy trực tiếp ghi, ký vào phiếu công tác theo quy định và giao 01 bản phiếu cho người chỉ huy trực tiếp.

4. Giao lại Phiếu công tác, hoặc thông báo cho Trưởng ca (Trưởng kíp, Trực chính) trực vận hành khi đã thực hiện xong việc cho phép làm việc và những yêu cầu của Người cấp phiếu.

·IV. NHỮNG BIỆN PHÁP TỔ CHỨC KHÁC

1. Nghỉ giải lao

1.1. Nghỉ giải lao trong khi làm việc, nếu cắt điện từng phần hoặc không cắt điện thì tất cả mọi người trong đơn vị công tác phải ra khỏi phạm vi làm việc, các biện pháp an toàn phải được giữ nguyên. Các nhân viên vẫn phải chịu sự giám sát của Người chỉ huy trực tiếp.

Sau khi nghỉ xong, nếu chưa có mặt của người chỉ huy trực tiếp, người giám sát an toàn điện (nếu có) thì không nhân viên nào được tự ý vào nơi làm việc. Người chỉ huy trực tiếp, người giám sát an toàn điện (nếu có) chỉ được cho nhân viên vào làm việc khi đã kiểm tra các biện pháp an toàn còn đủ và đúng.




1.2. Khi nghỉ giải lao, trong trường hợp đặc biệt nếu bắt buộc phải khôi phục lại thiết bị đang sửa chữa thì đơn vị quản lý vận hành có thể đóng điện lại thiết bị này khi biết chắc chắn thiết bị đó vẫn đủ tiêu chuẩn vận hành, không còn người làm việc, không gây ra nguy hiểm và mất an toàn cho đơn vị công tác khác có liên quan (nếu có) mà không phải chờ khoá Phiếu công tác, nhưng phải làm các biện pháp như sau:

·a) Tháo các biển báo, rào chắn tạm thời (nếu có) và các nối (tiếp) đất. Đặt lại rào chắn cố định và treo biển cảnh báo "Dừng lại! Có điện nguy hiểm chết người" thay cho biển chỉ dẫn "Làm việc tại đây!";

·b) Phải cử người thường trực tại chỗ để báo cho người chỉ huy trực tiếp, người giám sát an toàn điện (nếu có) và nhân viên đơn vị công tác biết là thiết bị đã được đóng điện, không được phép làm việc ở đó nữa.




2. Di chuyển nơi làm việc

·Nếu làm việc lần lượt ở nhiều nơi trên cùng một đường dây (lộ), đoạn đường dây với 01 phiếu công tác thì phải thực hiện theo các quy định như sau:

·a. Những nơi sẽ làm việc phải được nhân viên vận hành thực hiện biện pháp kỹ thuật chuẩn bị nơi làm việc, được người cho phép chỉ dẫn cho người chỉ huy trực tiếp từ ban đầu khi cho phép đơn vị công tác vào làm việc ở nơi (vị trí) đầu tiên.

·b. Người chỉ huy trực tiếp và toàn đơn vị công tác chỉ được làm việc ở một nơi (vị trí) xác định trong số các nơi nói trên.

·c. Ở những nơi có nhân viên trực vận hành thường xuyên, khi di chuyển đến nơi (vị trí) làm việc tiếp theo phải do người cho phép thực hiện việc cho phép làm việc, đồng thời người cho phép và người chỉ huy trực tiếp phải ghi, cùng ký vào Mục 4 của Phiếu công tác.

·



·

·

·

·

·

·

·d. Ở những nơi không có nhân viên vận hành trực thường xuyên, tại nơi (vị trí) làm việc tiếp theo thì phải có sự thống nhất giữa đơn vị làm công việc với đơn vị quản lý vận hành về những nơi (vị trí) sẽ di chuyển trong quá trình làm công việc và phải được sự chỉ dẫn chi tiết từ ban đầu của người cho phép.

·Trước khi di chuyển, người chỉ huy trực tiếp phải thông báo để người cho phép (hoặc Trưởng ca trực vận hành) chấp thuận. Khi đó, người chỉ huy trực tiếp và người cho phép (hoặc Trưởng ca trực vận hành) phải đồng thời ghi vào bản phiếu công tác do hai bên đang giữ. Người chỉ huy trực tiếp chỉ được phân công nhân viên đơn vị công tác vào làm việc tại vị trí làm việc kế tiếp sau khi đã kiểm tra hoặc thực hiện đủ, đúng các biện pháp an toàn theo yêu cầu công việc.

·



·

·

·

·

·e. Cấm thực hiện "Di chuyển nơi làm việc" như điểm c, d nói trên mà khi đến nơi làm việc tiếp theo phải thực hiện cắt điện (hoặc làm việc không cắt điện nếu đến nơi làm việc tiếp theo có cấp điện áp khác). Khi đó, phải tiến hành theo Phiếu công tác mới.

3. Nghỉ hết ngày làm việc và bắt đầu ngày tiếp theo

·a. Nếu công việc phải kéo dài nhiều ngày thì sau mỗi ngày làm việc, đơn vị công tác phải thu dọn nơi làm việc, lối đi; riêng biển báo, rào chắn, nối (tiếp) đất giữ nguyên. Người chỉ huy trực tiếp phải giao lại Phiếu công tác và những việc liên quan cho người cho phép, đồng thời hai bên phải cùng ký vào phiếu.

·

·

·b. Khi bắt đầu công việc ngày tiếp theo, người cho phép và người chỉ huy trực tiếp phải kiểm tra lại các biện pháp an toàn và thực hiện việc cho phép làm việc, ghi và ký vào Mục 4 của Phiếu công tác.

·



·

·

·

·

·

·

·c. Trường hợp làm việc trên đường dây, nếu nơi làm việc ở quá xa nơi trực vận hành và được sự thống nhất từ trước giữa đơn vị làm công việc với đơn vị quản lý vận hành thì khi nghỉ hết ngày làm việc cho phép người chỉ huy trực tiếp được giữ lại Phiếu công tác, nhưng phải thông báo những việc đã làm để người cho phép (hoặc Trưởng ca trực vận hành) biết và ghi vào Phiếu công tác (bản do người cho phép hoặc Trưởng ca trực vận hành giữ), sổ nhật ký vận hành.

·Đến ngày làm việc tiếp theo, người chỉ huy trực tiếp chỉ được phân công nhân viên đơn vị công tác vào làm việc sau khi kiểm tra lại các biện pháp an toàn đã đủ và đúng theo yêu cầu công việc.

4. Thay đổi người của đơn vị công tác

·Việc thay đổi người (kể cả người chỉ huy trực tiếp) hoặc số lượng nhân viên đơn vị công tác do những người có trách nhiệm của đơn vị làm công việc quyết định cử, cụ thể:

a) Đối với các đơn vị trực thuộc, các công ty con do EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ, nhân viên đơn vị công tác do người được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý nhân viên của đơn vị làm công việc cử;

b) Đối với các tổ chức, cơ quan, đơn vị khác (không phải là các đơn vị đơn vị trực thuộc, các công ty con do EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ), nhân viên đơn vị công tác do người sử dụng lao động (hoặc người được người sử dụng lao động uỷ quyền) của đơn vị làm công việc cử."

·và đồng thời phải thông báo với người chỉ huy trực tiếp, người cấp Phiếu công tác.

·Trường hợp địa điểm (nơi) làm việc có số lượng người hạn chế thì phải được người cấp Phiếu công tác đồng ý.

5. Kết thúc công việc

·a. Khi làm xong công việc, người chỉ huy trực tiếp cho đơn vị công tác thu dọn, vệ sinh nơi làm việc và kiểm tra, xem xét lại để hoàn thiện tất cả những việc có liên quan.

·Sau đó, chỉ huy tháo tiếp đất, rút những biện pháp an toàn do đơn vị công tác làm (nếu có) và cho nhân viên đơn vị công tác ra khỏi nơi làm việc tập kết ở vị trí an toàn.

·Cuối cùng, người chỉ huy trực tiếp mới được ghi, ký vào Mục 5.1 của Phiếu công tác, trao trả nơi làm việc và Phiếu công tác cho người cho phép để tiếp nhận, kiểm tra nơi làm việc.

·



·

·

·

·

·

·b. Trong quá trình kiểm tra chất lượng, nếu phát hiện thấy có thiếu sót phải sửa chữa lại ngay thì người chỉ huy trực tiếp phải thực hiện theo đúng quy định về "Cho phép làm việc" như đối với một công việc mới.

·Việc làm bổ sung này, không phải cấp Phiếu mới nhưng phải ghi thời gian bắt đầu, kết thúc việc làm thêm vào Mục 4 của Phiếu công tác.

·c. Khi kết thúc công việc, nếu đã có lệnh tháo tiếp đất thì cấm mọi người trong đơn vị công tác tự ý vào nơi làm việc và tiếp xúc với thiết bị để làm bất cứ việc gì.

·



·

·

·

·

·

6. Trao trả nơi làm việc, khóa phiếu và đóng điện

·6.1. Bàn giao trao trả nơi làm việc, khóa phiếu phải được tiến hành trực tiếp giữa đơn vị công tác và đơn vị quản lý vận hành thiết bị.

·Người chỉ huy trực tiếp ký vào Mục 5.1 kết thúc công tác.

·



·

·

·

·

·

· Người cho phép sau khi kiểm tra lại tại nơi làm việc không còn tiếp đất di động (nếu có) đảm bảo an toàn mới được ký khoá phiếu vào Mục 5.2 và thực hiện những việc của nhân viên vận hành (nếu được giao), báo cáo Trưởng ca (Trưởng kíp, Trực chính) ca trực vận hành nội dung công việc đã thực hiện.

·6.2. Thao tác đóng điện vào thiết bị đã cắt điện khi làm việc được thực hiện như sau:

·a) Đã khóa Phiếu công tác, nếu thiết bị đóng điện có liên quan đến nhiều đơn vị công tác thì phải khóa tất cả các phiếu công tác, đảm bảo thiết bị sẽ đóng điện tuyệt đối an toàn;

·b) Nơi (thiết bị) làm việc đã cất biển báo và rào chắn tạm thời khi làm việc (nếu có), đặt lại rào chắn cố định;

·c) Tại nơi trực vận hành của đơn vị quản lý vận hành đã tháo hết các dấu hiệu báo có đơn vị công tác làm việc trên sơ đồ;

·d) Được phép đóng điện của cấp có quyền điều khiển thiết bị theo quy định.

·V. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ LIÊN QUAN KHI THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

1. Quy định chung

a) Các đơn vị liên quan như: Đơn vị làm công việc, Đơn vị quản lý vận hành, Điều Độ căn cứ chức năng nhiệm vụ và trách nhiệm liên quan chủ động phối hợp với nhau để tổ chức và thực hiện công tác trên lưới điện đảm bảo an toàn.

b) Thực hiện nghiêm túc việc khảo sát hiện trường, lập phương án thi công theo quy định.

c) Công tác, thao tác trên lưới điện đều phải có lệnh công tác, phiếu công tác, phiếu thao tác.

d) Ghi chép sổ nhật ký vận hành, treo và giải trừ thẻ trên sơ đồ lưới điện đúng quy định.

2. Trách nhiệm cụ thể của từng đơn vị

2.1. Đối với đơn vị làm công việc

·a) Lập phương án thi công (trong các trường hợp: công việc dài ngày, kết cấu lưới điện phức tạp, nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm cao về an toàn điện v.v) và thống nhất với các đơn vị quản lý vận hành có liên quan về tiến độ và tổ chức các đơn vị công tác phù hợp với công việc, điều kiện thực tế của hiện trường công tác.

·b) Tổ chức các đơn vị công tác, cử người ra lệnh công tác, người chỉ huy trực tiếp, người lãnh đạo công việc, người giám sát an toàn điện, nhân viên đơn vị công tác theo quy định của Quy trình ATĐ;

·Việc tổ chức các đơn vị công tác phải thực hiện sao cho với một đơn vị công tác khi làm việc theo 01 phiếu công tác (hoặc lệnh công tác) người chỉ huy trực tiếp và người giám sát an toàn điện (nếu có) phải giám sát được tất cả nhân viên của đơn vị công tác trong cùng một thời gian, không gian để đảm bảo an toàn về điện.

·c) Người sử dụng lao động của đơn vị làm công việc là các tổ chức, cơ quan, đơn vị khác (không phải là các đơn vị trực thuộc, các công ty con do EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ) phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về sự đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của bậc an toàn điện đối với từng loại công việc và những chức danh trong Phiếu công tác, Lệnh công tác theo quy định của Quy trình ATĐ được ghi trong Giấy đăng ký công tác.

2.2. Đối với đơn vị quản lý vận hành

a) Chủ động phối hợp với đơn vị làm công việc, đơn vị điều độ triển khai thực hiện công việc theo đúng kế hoạch và quy định của Quy trình ATĐ để đảm bảo an toàn cho đơn vị công tác;

b) Cử nhân viên vận hành thực hiện các biện pháp kỹ thuật chuẩn bị nơi làm việc. Nếu thao tác cắt điện thuộc các đơn vị quản lý vận hành khác thì chủ động phối hợp với Điều độ cắt điện theo đúng kế hoạch, đảm bảo thời gian làm việc.

c) Cấp Phiếu công tác, Lệnh công tác, Giấy phối hợp cho phép;

- Trường hợp thiết bị hoặc nơi làm việc có 01 đơn vị quản lý vận hành thì đơn vị quản lý vận hành đó chịu trách nhiệm ban hành phiếu công tác.

- Trường hợp, nếu thiết bị hoặc nơi làm việc có từ 02 đơn vị quản lý vận hành trở lên thì nguyên tắc cử đơn vị quản lý vận hành cấp Phiếu công tác, Lệnh công tác, Giấy phối hợp cho phép như sau:

+ Nếu công việc trực tiếp làm ở thiết bị của một đơn vị quản lý vận hành, nhưng nơi làm việc có liên quan đến thiết bị của các đơn vị quản lý vận hành khác thì đơn vị quản lý vận hành thiết bị sẽ làm việc là đơn vị chịu trách nhiệm cấp Phiếu công tác;

+ Nếu công việc làm ở thiết bị, đường dây đang trong quá trình xây lắp (chưa đưa vào vận hành), nhưng có liên quan đến các thiết bị khác của nhiều đơn vị quản lý vận hành thì đơn vị quản lý vận hành thiết bị có thời gian cắt điện dài nhất là đơn vị cấp Phiếu công tác. Trường hợp thời gian phải cắt điện của các đơn vị là như nhau thì đơn vị quản lý vận hành ở gần nơi làm việc nhất là đơn vị cấp Phiếu công tác, hoặc theo chỉ định của cấp trên khi vẫn còn những điều kiện như nhau;

+ Ngoài đơn vị quản lý vận hành cấp Phiếu công tác, (các) đơn vị quản lý vận hành có liên quan phải cấp "Giấy phối hợp cho phép làm việc" (sau đây gọi là "Giấy phối hợp cho phép") và cử nhân viên vận hành làm các biện pháp an toàn đối với phần thiết bị do đơn vị mình quản lý, đồng thời phải chịu trách nhiệm về việc đã làm đủ, đúng các biện pháp an toàn này;

Trong trường hợp này, "Giấy phối hợp cho phép" của 01 đơn vị quản lý vận hành được lập thành 03 bản, trong đó 01 bản đơn vị quản lý vận hành cấp "Giấy phối hợp cho phép" giữ và giao 02 bản cho người chỉ huy trực tiếp để người chỉ huy trực tiếp giao lại cho người cho phép của đơn vị quản lý vận hành cấp phiếu công tác 01 bản;

"Giấy phối hợp cho phép" chỉ được phép giao nhận tại hiện trường với người chỉ huy trực tiếp khi các biện pháp an toàn do đơn vị quản lý vận hành đã thực hiện đủ, đúng để người chỉ huy trực tiếp tiếp tục cùng với người cho phép của đơn vị cấp Phiếu công tác thực hiện việc cho phép làm việc.

Mẫu "Giấy phối hợp cho phép" thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục IX của Quy trình ATĐ.

d) Cử người cho phép là nhân viên vận hành (làm nhiệm vụ trong ca trực) để thực hiện việc cho phép làm việc ở tại hiện trường;

Người cho phép của đơn vị cấp phiếu công tác chỉ được ký cho phép và giao "Phiếu công tác" cho người chỉ huy trực tiếp khi:

- Đã kiểm tra và có đủ, đúng các biện pháp an toàn của đơn vị mình;

- Đã nhận đủ các "Giấy phối hợp cho phép" của các đơn vị quản lý vận hành khác có liên quan đến công việc;

e) Cử người giám sát an toàn điện theo Điểm b, c Khoản 1 Điều 27 hoặc Điểm a Khoản 1 Điều 27 Quy trình ATĐ theo đề nghị của đơn vị làm công việc.

·f) Treo thẻ đánh dấu từng đơn vị công tác trên sơ đồ vận hành của bộ phận trực tiếp vận hành thiết bị (nơi) tiến hành công việc.

·h) Trường hợp đơn vị quản lý vận hành là đơn vị làm công việc phải thực hiện như sau:

·- Lập phương án cụ thể, chi tiết khi triển khai kế hoạch công việc;

·- Phân định rõ trách nhiệm thực hiện của từng chức danh trong "Phiếu công tác", "Giấy phối hợp cho phép" (nếu có) và các bộ phận trong đơn vị có liên quan đến công việc để thực hiện đúng theo quy định của Quy trình ATĐ, đảm bảo tuyệt đối an toàn.

2.3. Đối với đơn vị Điều độ

a) Lập, duyệt phương thức vận hành, lịch cắt điện công tác tuần (tháng), thông báo và gửi lịch cắt điện đã được duyệt cho các đơn vị quản lý vận hành có liên quan đến công việc;

b) Chỉ huy thao tác cắt điện, bàn giao thiết bị cho đơn vị quản lý vận hành theo đúng quy định và thời gian được phê duyệt;

c) Treo thẻ đánh dấu đơn vị công tác trên sơ đồ vận hành theo số lượng đơn vị quản lý vận hành đăng ký cắt điện;

d) Khôi phục lại thiết bị khi đơn vị quản lý vận hành đã khoá hết phiếu công tác, giao trả nơi làm việc và phải yêu cầu đơn vị quản lý vận hành kiểm tra, xem xét kỹ lưỡng, đảm bảo tuyệt đối an toàn.

·

·Phân tích diễn biến, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm một số vụ TNLĐ liên quan tham khảo theo Chuyên đề 10.

·

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro