CHUYÊN ĐỀ 5: Biện pháp an toàn khi làm việc trên thiết bị điện

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


CHUYÊN ĐỀ 5

BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI LÀM VIỆC THIẾT BỊ ĐIỆN

I. BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI LÀM VIỆC Ở CÁC TRẠM BIẾN ÁP

1. Một số quy định chung

·a) Người vào trạm biến áp một mình phải có bậc 5 an toàn điện, đồng thời phải có tên trong danh sách đã được lãnh đạo đơn vị quản lý vận hành duyệt.

·b) Nhân viên đơn vị công tác vào trạm làm việc phải có bậc 2 an toàn điện trở lên, nếu làm công việc ở thiết bị điện thì người chỉ huy trực tiếp phải có bậc 4 an toàn điện trở lên (trừ những công việc nêu tại Điểm a Khoản 1 Điều 27 Quy trình ATĐ hiện hành).

·c) Khi làm công việc sửa chữa, lắp đặt thiết bị hoặc điều chỉnh rơle, đồng hồ phải có hai người. Những người này chỉ được làm việc trong phạm vi cho phép và đảm bảo khoảng cách đến phần có điện theo quy định như sau:

·Cấp điện áp (kV)

·Khoảng cách đến phần mang điện (m)

· Từ 1 đến 15

·0,7

· Trên 15 đến 35

·1,0

· Trên 35 đến 110

·1,5

· 220

·2,5

· 500

·4,5

·d) Cán bộ quản lý, nhân viên vận hành, sửa chữa, xây dựng vào trạm làm việc, kiểm tra đều phải ghi vào sổ nhật ký vận hành trạm những công việc đã làm.

·e) Người làm nhiệm vụ kiểm tra các thiết bị điện hạ áp phải có bậc 3 an toàn điện trở lên.

·f) Người đi kiểm tra hoặc ghi chỉ số đồng hồ điện một mình không được vượt qua rào chắn hoặc tự ý sửa chữa, lắp đặt thiết bị.

·i) Các nhân viên làm việc, kiểm tra trong trạm phải chú ý những thiết bị đang vận hành bị mất điện, hoặc đã cắt điện nhưng chưa tiếp đất, hoặc thiết bị dự phòng đặt trong trạm có thể được khôi phục lại điện bất cứ lúc nào; cấm làm việc ở các thiết bị đó.

·j) Nếu mở cửa lưới kiểm tra thiết bị đang vận hành thì phải có hai người, người giám sát phải có bậc an toàn điện từ bậc 4 trở lên, người kiểm tra từ bậc 3 trở lên và phải quan sát kỹ phần mang điện để đảm bảo khoảng cách an toàn. Khi có giông sét không được kiểm tra các trạm ngoài trời.

·h) Cấm dẫn người lạ vào trạm, đối với những người vào tham quan, nghiên cứu phải do lãnh đạo đơn vị quản lý vận hành (hoặc kỹ thuật viên) hướng dẫn. Vào trạm làm việc, tham quan đều phải tôn trọng nội quy của trạm, những người vào lần đầu phải được hướng dẫn tỉ mỉ.

·k) Chìa khoá trạm phải ghi tên rõ ràng và được quản lý theo nội quy riêng. Mỗi khi rời khỏi trạm đều phải khoá và kiểm tra xem cửa đã khoá chặt chưa.

·l) Căn cứ nhiệm vụ công việc và kết cấu thiết bị của từng trạm trên hệ thống điện các đơn vị có quy định cụ thể để thực hiện công việc trong trạm theo phiếu công tác hay lệnh công tác.

2. Một số biện pháp an toàn cụ thể đối với từng loại công việc khi làm việc tại TBA phân phối

2.1. Công tác bảo trì, thử nghiệm MBA

a) Trường hợp khoảng cách từ người thực hiện công việc (kể cả khoảng cách từ dụng cụ và phương tiện thi công) đến phần mang điện nhỏ hơn hoặc bằng 1 mét, thực hiện:

- Cắt CB và FCO trạm biến áp.

- Đặt tiếp đất phía hạ áp.

- Tháo kẹp hotline của trạm biến áp có đấu nối vào đường dây cao áp hoặc cắt điện đường dây cao áp.

- Đặt tiếp đất cao áp tại trạm biến áp có đấu nối vào đường dây cao áp đã cắt điện (nếu tháo kẹp hotline thì không cần đặt tiếp đất cao áp).

b) Trường hợp khoảng cách từ người thực hiện công việc (kể cả khoảng cách từ dụng cụ và phương tiện thi công) đến phần mang điện cao áp lớn hơn 1 mét, thực hiện:

- Cắt CB và FCO trạm biến áp.

- Tháo cần Fuse Holder (trường hợp nếu khoảng cách đến phần mang điện cao áp lớn hơn 02 mét thì không cần thực hiện việc tháo cần Fuse Holder), thử không còn điện tại ngàm dưới FCO.

- Thử không còn điện, Đặt tiếp đất phía hạ áp.

- Treo biển báo theo quy định.

·Lưu ý: Trong quá trình làm việc, người chỉ huy trực tiếp phải giám sát, nhắc nhở nhân viên đơn vị công tác đảm bảo khoảng cách an toàn (kể cả dụng cụ và phương tiện thi công) đảm bảo khoảng cách trong bảng tại mục 1c nêu trên.

2.2. Công tác lấy mẫu dầu MBA

a) Không cắt điện: Nếu đảm bảo khoảng cách an toàn từ người thực hiện công việc (kể cả khoảng cách từ dụng cụ và phương tiện thi công) đến phần mang điện không được nhỏ hơn quy định trong bảng tại mục 1c nêu trên.

Lưu ý: Trong quá trình làm việc, người chỉ huy trực tiếp phải giám sát, nhắc nhở nhân viên đơn vị công tác đảm bảo khoảng cách an toàn (kể cả dụng cụ và phương tiện thi công) đảm bảo khoảng cách trong bảng tại mục 1c nêu trên.

b) Cắt điện: Thực hiện theo mục 2.1 nêu trên.

2.3. Công tác từ phần hạ áp của MBA đến tủ CB, Điện kế có cắt điện, gồm: sửa chữa, thay dây Sorty, thay ống nhựa, thay tủ điện, thay điện kế, CB,...

- Cắt tất cả các CB và FCO trạm biến áp (không cần tháo cần Fuse Holder).

- Thử không còn điện, tiếp đất hạ áp tại CB.

- Treo biển báo theo quy định.

Lưu ý: Trong quá trình làm việc, người chỉ huy trực tiếp phải giám sát, nhắc nhở nhân viên đơn vị công tác đảm bảo khoảng cách an toàn (kể cả dụng cụ và phương tiện thi công) đảm bảo khoảng cách trong bảng tại mục 1c nêu trên.

2.4.Lưu ý một số nội dung liên quan

- Việc xác định khoảng cách từ người thực hiện công việc ( kể cả khoảng cách từ dụng cụ và phương tiện thi công) đến phần mang điện cao áp: Đơn vị quản lý vận hành và đơn vị thi công phải xem xét trong bản vẽ kỹ thuật, hồ sơ thiết kế hoàn công tại TBA và đối chiếu với thực tế hiện trường.

- Bản vẽ và các nội dung trong phương án thi công, biên bản khảo sát hiện trường của công tác này phải thể hiện, ghi chú kích thước rõ ràng, cụ thể về khoảng cách từ người thực hiện công việc (kể cả khoảng cách từ dụng cụ và phương tiện thi công) đến phần mang điện cao áp.

- Tháo, lắp kẹp Hotline phải thực hiện theo phiếu thao tác. Người thực hiện không được chạm đến lưới hạ áp nếu chưa tiếp đất, không vi phạm khoảng cách an toàn đến lưới điện cao áp đang có điện.

- Đối với việc thực hiện biện pháp an toàn như trên (khi làm công việc gần đường dây cao áp đang vận hành): Đơn vị cần phải nghiêm túc tuân thủ Mục 3 (từ Điều 66- Điều 68) của Quy trình ATĐ. Trong đó, đơn vị công tác và đơn vị quản lý vận hành phải phối hợp lập, duyệt Phương án kỹ thuật và biện pháp thi công (theo Khoản 6 Điều 67 Quy trình ATĐ).

II. LÀM VIỆC VỚI THIẾT BỊ ĐIỆN CAO ÁP KHÔNG CẮT ĐIỆN

·1. Căn cứ vào mức độ nguy hiểm, những công việc làm không cắt điện được chia làm 2 loại như sau:

·a. Những việc làm bên ngoài rào chắn hoặc ngoài khoảng cách an toàn với thiết bị đang có điện;

·b. Những việc làm ở gần hoặc trên các bộ phận và thiết bị đang có điện nhưng không có khả năng che chắn, gây nguy hiểm cho người làm việc.

·2. Những việc làm bên ngoài rào chắn cố định hoặc ở phần điện hạ áp của trạm thì đơn vị công tác không phải có Phiếu công tác nhưng phải có Lệnh công tác và sau khi làm xong phải ghi vào Sổ nhật ký vận hành những công việc đã làm. Người lao động không đủ trình độ an toàn về điện vào trạm làm việc phải có người giám sát an toàn điện theo quy định tại Khoản 1 Điều 27 và Khoản 1 Điều 34 Quy trình ATĐ.

·3. Những công việc cho phép mở cửa lưới an toàn khi thiết bị vẫn có điện phải có Phiếu công tác và đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định, bao gồm:

·a. Lấy mẫu dầu MBA (chú ý kiểm tra tiếp đất vỏ máy trước);

·b. Tiến hành lọc dầu ở những MBA lớn đang vận hành;

·c. Kiểm tra độ rung của thanh cái bằng sao thao tác;

·d. Đo dòng điện bằng am-pe kìm;

·e. Lau sứ cách điện từ 35kV trở xuống bằng dụng cụ chuyên dùng đã được kiểm tra và thử nghiệm định kỳ theo đúng quy định hiện hành.

·4. Những công việc làm ở Mục 3 nêu trên, chỉ được tiến hành khi các bộ phận mang điện ở phía trước mặt hay ở phía trên đầu, người làm việc phải đứng trên nền nhà hoặc giàn giáo chắc chắn, cấm người làm việc đứng lom khom.

III. SỬ DỤNG KÌM ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN

·1. Người sử dụng đồng hồ kiểu kìm để đo cường độ dòng điện phải được huấn luyện về cách đo.

·2. Nếu đo ở thiết bị điện cao áp thì phải được huấn luyện về cách đọc chỉ số, giám sát an toàn, do 2 người có bậc 4 an toàn điện trở lên và thực hiện theo Phiếu công tác hoặc Lệnh công tác.

·3. Chỉ được dùng ampe kìm để đo dòng điện ở thiết bị điện cao áp từ 22kV trở xuống và phải có ampe mét lắp ngay trên kìm. Khi đo phải sử dụng găng tay cách điện, ủng cách điện hoặc ghế cách điện tương ứng với cấp điện áp của thiết bị. Vị trí đo phải thuận tiện và khoảng cách giữa các pha không dưới 0,25m.

·4. Phần cách điện khi sử dụng kìm đo ở thiết bị điện cao áp phải trong thời hạn thử nghiệm. Không sử dụng kìm đo nếu phần cách điện ở phía miệng kìm bị nứt, vỡ.

·5. Khi đo dòng điện ở thiết bị điện hạ áp, được phép đo ở trường hợp ampe mét đặt riêng, người đo không cần mang thiết bị an toàn, nếu đo trên cột thì phải tuân theo quy định làm việc trên cao của Quy trình ATĐ. Khi đo phải đứng trên nền nhà hoặc giá đỡ chắc chắn, không đứng trên thang di động để đo.

·6. Đo xong, kìm đo điện phải để trong hộp và bảo quản nơi khô ráo.

IV. NHỮNG BIỆN PHÁP AN TOÀN KHÁC

·1. Cấm làm việc ở trên các giàn giáo tạm thời hoặc trên thang di động khi bên dưới có thiết bị có điện cao áp (mặc dù đã đảm bảo khoảng cách an toàn).

·2. Cấm làm việc ở các đoạn cáp ngầm hay dây dẫn nổi không làm tiếp đất.

·3. Quy định về công việc có cắt điện nhưng cho phép không nối đất

·- Những công việc như đo, kiểm tra điện trở nối đất, đo các thông số của thiết bị mà bắt buộc phải không được tiếp đất, củng cố lại tiếp đất của thiết bị hoặc của hệ thống nối đất toàn trạm thì được phép tạm thời tháo gỡ dây nối đất trong thời gian tiến hành các công việc này.

·- Những công việc ở Mục 1 nêu trên phải có Phiếu công tác và ghi rõ tháo nối đất nào, do nhân viên vận hành nào thực hiện.

V. NHỮNG QUY ĐỊNH ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN KHI LÀM VIỆC TRÊN MÁY CẮT

1. Khi tiến hành công việc trên máy cắt có bộ điều khiển từ xa phải:

a. Có lệnh cho phép tách máy cắt khỏi vận hành của cấp điều độ có quyền điều khiển;

b. Thực hiện theo Phiếu công tác;

c. Cắt nguồn điều khiển máy cắt;

d. Cắt các dao cách ly trước và sau máy cắt;

e. Treo biển cảnh báo "Cấm đóng điện! Có người đang làm việc" vào khóa điều khiển máy cắt.

2. Khi tiến hành thử, điều chỉnh việc đóng, cắt máy cắt, người chỉ huy trực tiếp được phép cấp điện vào nguồn điều khiển nhưng phải được sự đồng ý của nhân viên vận hành.

3. Cấm sửa chữa ở các máy cắt đang vận hành ( kể cả việc lau sứ cách điện bằng thiết bị chuyên dùng ).

VI. BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI LÀM VIỆC Ở MÁY PHÁT ĐIỆN

·1. Các nguy cơ mất an toàn khi vận hành máy phát

·Trong công tác vận hành máy phát điện, nếu sử dụng không đúng cách có thể dẫn đến ngộ độc khí cacbon mônôxit (CO), bị điện giật hoặc hỏa hoạn...

·2. Quy định chung

a) Đơn vị quản lý, sử dụng máy phát điện có trách nhiệm quản lý, vận hành, bảo dưỡng theo chế độ định kỳ, đột xuất nhằm đảm bảo hiệu quả vận hành của thiết bị.

b) CBCNV vận hành máy phát điện phải được huấn luyện, đào tạo chuyên môn về nghiệp vụ, được kiểm tra sát hạch và hiểu biết thiết bị nhằm vận hành an toàn trong quá trình vận hành.

c) CBCNV vận hành máy phát điện tuân thủ các nội quy sau :

- Không được tiếp nhiên liệu, kiểm tra mức nhiên liệu, kiểm tra mức nhớt, mức nước làm mát khi máy đang hoạt động.

- Không được mang lửa, thuốc lá, hoặc thiết bị tạo lửa, hồ quang điện gần máy phát điện hoặc bồn nhiên liệu.

- Đường dẫn nhiên liệu phải đảo bảo không rò rĩ.

- Không tiếp nhiên liệu phải có van và khóa cẩn thận.

- Vị trí đặt bình Accu phải thoáng nhằm tránh xảy ra cháy nổ.

- Vận hành máy phát điện ở nơi thông thoáng nhằm đảm bảo hệ thống khí thải thoát ra ngoài và không gây ảnh hưởng môi trường.

- Ngoài ra, xung quanh máy phát không để quần, áo và bất cứ vật liệu nào có thể cuốn, bay vào máy phát.

·3. An toàn trong công tác vận hành máy phát

- Việc kiểm tra, theo dõi máy đang vận hành do nhân viên chuyên nghiệp thực hiện.

- Người tập sự không được làm bất cứ công việc gì tại máy phát khi không có sự giám sát của nhân viên vận hành máy phát.

- Người vận hành máy phát phải trang bị đầy đủ quần áo, nón và giầy BHLĐ.

- Sử dụng Lệnh công tác để thực hiện công tác vận hành máy phát.

·4. Công tác kiểm tra, chuẩn bị trước khi vận hành máy phát

- Kiểm tra ánh sáng tại nơi làm việc.

- Kiểm tra hệ thống tiếp địa, hệ thống đường dây, CB của máy phát.

- Kiểm tra các vị trí cầu chì, dây dẫn mạch khởi động, mạch điều khiển và mạch đo lường của máy phát.

- Kiểm tra cơ cấu chống vượt tốc.

- Kiểm tra, đấu nối hệ thống Accu và các mối nối.

- Kiểm tra, xác định rõ kim chỉ thị của các loại đồng hồ đang chỉ ở vị trí số 0.

- Kiểm tra, cắt các loại CB, cầu dao về vị trí cắt và núm chỉnh điện áp ở vị trí nhỏ nhất.

- Kiểm tra mức nhớt, mức nhiên liệu nhằm đảm bảo vận hành ổn định.

- Kiểm tra hệ thống làm mát, hệ thống bôi trơn đang hoạt động bình thường.

- Lắc, chuyển cần tay ga (nếu có) đang hoạt động nhẹ nhàng, bình thường.

·5. Kiểm tra, đo cách điện hệ thống đường dây phụ tải và đảm bảo máy phát vận hành theo nhu về công suất, phụ tải trên đường dây.

·6. Người làm việc phải đeo găng tay cách điện khi đấu nối dây dẫn phụ tải vào CB đầu ra của máy phát.

·7. Khởi động máy phát và đóng điện

- Đóng CB nguồn Accu.

- Ấn nút đề máy, đến khi máy quay đều và ổn định tại giá trị vận tốc quy định (nếu máy phát có cần tay ga thì đẩy vào khoảng 1/3).

- Kiểm tra, điều chỉnh tần số đến 50Hz và điện áp dây, điện áp pha.

- Kiểm tra áp suất nhớt, nhiệt độ nước, các đường ống nhớt, nước.

- Kiểm tra tiếng kêu và khói thải.

- Kiểm tra lại hệ thống đường dây phụ tải và đóng CB đầu ra của máy phát để đế cấp điện cho phụ tải.

·8. Trong lúc máy phát đang vận hành

- Sử dụng găng tay cách điện khi chạm vào các bộ phận của máy phát. Trong đó, cấm làm việc trên mạch Stator của máy phát.

·9. Khi máy phát đang quay, nếu không có dòng điện kích thích thì vẫn được xem như đang có điện.

·10. Biện pháp an toàn khi ngừng máy bình thường

- Giảm tần số xuống còn 49,9Hz và giảm công suất của các phụ tải, thiết bị sử dụng xuống từ từ nhằm tránh xảy ra hiện tượng vượt tốc.

- Cắt CB đầu ra của máy phát, để máy chạy chế độ không tải sau thời gian 5 phút.

- Điều chỉnh cho tần số ở 50Hz, điện áp 380V.

- Kiểm tra lại các đường ống và các thông số áp suất nhớt, nhiệt độ nước.

- Giảm kích thích cho điện áp còn khoảng 150V

- Nhấn nút công tác tắt máy và giữ cho đến khi máy ngừng hẳn, hoặc kéo cần ga cho tắt máy phát (nếu có). Lúc máy ngừng cần chú ý, ghi nhận tiếng kêu lạ, bất thường...

- Vặn nút chỉnh điện áp về vị trí nhỏ nhất.

- Mở dây đấu nối từ CB (cầu dao) đến nguồn Accu (nhằm loại trừ hiện tượng tự khởi động máy phát do lỗi phần mạch điện gây nên).

- Kiểm tra lại mức dầu, nhớt, nước và ghi sổ nhật ký.

·11. Biện pháp an toàn khi sửa chữa máy phát

- Khi tháo dỡ máy phát ra để sửa chữa, thì phải có Phương án thực hiện các biện pháp tổ chức, biện pháp kỹ thuật theo đúng Quy trình AT điện.

- Trước khi làm việc, phải cô lập nguồn Accu và tách dây dẫn phụ tải ra khỏi máy phát.

- Nếu máy phát có điểm trung tính nối với điểm trung tính của máy phát khác hoặc với điểm trung tính của hệ thống, thì khi sửa chữa mạch Stator phải tách điểm trung tính ra khỏi hệ thống, đồng thời lúc làm việc này phải đeo găng tay cách điện cao áp.

·12. An toàn trong vận hành và xử lý bất thường, sự cố

·a) Biện pháp an toàn khi ngừng khẩn cấp

- Cắt CB đầu ra của máy phát.

- Bật công tắc ngừng máy phát.

- Vặn nút chỉnh điện áp về vị trí nhỏ nhất

- Cắt CB nguồn Accu.

·b) Xử lý sự cố

b1) Khi máy phát đang vận hành, phải ngừng khẩn cấp nếu xảy ra các trường hợp sau

- Áp suất nhớt giảm đột ngột và ở mức dưới giá trị cho phép.

- Máy có tiếng kêu lạ, bất thường hoặc phát ra mùi khói, khét bên trong, bên ngoài máy.

- Có hiện tượng rò rĩ ở hệ thống nhiên liệu, hệ thống nước, hệ thống nhớt nhưng không khắc phục được.

- Phát lửa, nhiệt ở phần máy phát.

b2) Khi máy phát đang vận hành, phải giảm công suất nếu xảy ra các trường hợp sau

- Áp suất nhớt giảm đột ngột và ở mức dưới giá trị cho phép.

- Nhiệt độ nước tăng chậm và cao hơn giá trị cho phép.

- Dòng điện vượt quá mức quy định cho phép làm việc của máy.

·13. Chạy máy phát tự động kết hợp tủ chuyển đổi nguồn tự động (ATS)

- Bật công tắc (chìa khóa) sang vị trí "ON"

- Nhấn vào nút có biểu tượng ATS (Nút nhấn khởi động kết hợp ATS) kích hoạt chế độ tự động. Khi thấy đèn LED bên cạnh nút nhấn sáng, kích hoạt chế độ tự động thành công.

- Bật CB (cầu dao) trên máy sang vị trí "ON"

- Máy sẽ tự khởi động khi: điện lưới thấp, điện lưới cao, điện lưới bị mất pha, mất điện lưới.

- Máy sẽ tự động dừng khi điện lưới ổn định hoặc có điện lưới trở lại

VII. BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI LÀM VIỆC Ở ĐỘNG CƠ ĐIỆN CAO ÁP

·1. Các nguy cơ mất an toàn khi vận hành động cơ điện

·Trong công tác vận hành động cơ điện, nếu sử dụng không đúng cách có thể dẫn đến ngộ độc khí cacbon mônôxit (CO), bị điện giật hoặc hỏa hoạn...

·2. Quy định chung

a) Đơn vị quản lý, sử dụng máy phát điện có trách nhiệm quản lý, vận hành, bảo dưỡng theo chế độ định kỳ, đột xuất nhằm đảm bảo hiệu quả vận hành của thiết bị.

b) CBCNV vận hành động cơ điện phải được huấn luyện, đào tạo chuyên môn về nghiệp vụ, được kiểm tra sát hạch và hiểu biết thiết bị nhằm vận hành an toàn trong quá trình vận hành.

c) CBCNV vận hành động cơ điện tuân thủ các nội quy sau :

- Không được tiếp nhiên liệu, kiểm tra mức nhiên liệu, kiểm tra mức nhớt, mức nước làm mát khi máy đang hoạt động.

- Không được mang lửa, thuốc lá, hoặc thiết bị tạo lửa, hồ quang điện gần máy phát điện hoặc bồn nhiên liệu.

- Đường dẫn nhiên liệu phải đảo bảo không rò rĩ.

- Không tiếp nhiên liệu phải có van và khóa cẩn thận.

- Vị trí đặt bình Accu phải thoáng nhằm tránh xảy ra cháy nổ.

- Vận hành máy phát điện ở nơi thông thoáng nhằm đảm bảo hệ thống khí thải thoát ra ngoài và không gây ảnh hưởng môi trường.

- Ngoài ra, xung quanh động cơ không để quần, áo và bất cứ vật liệu nào có thể cuốn, bay vào máy phát.

- Việc kiểm tra, theo dõi động cơ đang vận hành do nhân viên chuyên nghiệp thực hiện.

- Người tập sự không được làm bất cứ công việc gì tại động cơ điện khi không có sự giám sát của nhân viên vận hành động cơ điện.

- Người vận hành máy phát phải trang bị đầy đủ quần áo, nón và giầy BHLĐ.

- Sử dụng Lệnh công tác để thực hiện công tác vận hành động cơ điện.

·3. An toàn trong vận hành và sửa chữa động cơ điện

a) Đóng, cắt động cơ do những nhân viên chuyên nghiệp thực hiện.

b) Nếu tiếp xúc với thiết bị khởi động của động cơ điều khiển bằng tay thì phải đeo găng tay cách điện.

c) Cấm làm bất cứ công việc gì trong mạch của động cơ đang quay, trừ công việc thí nghiệm thực hiện theo chương trình đặc biệt được phòng kỹ thuật của đơn vị phê duyệt.

d) Biện pháp an toàn khi sửa chữa.

- Cắt điện và có biện pháp để tránh đóng nhầm điện trở lại (như: khoá bộ phận truyền động của máy cắt và dao cách ly; treo biển cảnh báo "Cấm đóng điện! Có người đang làm việc" tại máy cắt và dao cách ly cấp điện cho động cơ);

- Nếu động cơ có đặt chung điểm trung tính thì phải tách điểm trung tính ra khỏi hệ thống;

- Nếu đầu cáp của động cơ điện đã tháo rời thì các công việc tiến hành trên động cơ phải theo phương án đã được phòng kỹ thuật của đơn vị phê duyệt, không phải có Phiếu công tác.

VIII. BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI LÀM VIỆC VỚI TỤ ĐIỆN

1. Hệ thống tụ điện đặt chung với trạm biến áp thì phải đặt các bộ tụ điện riêng một buồng và xây tường ngăn cách với buồng đặt thiết bị khác để ngăn ngừa cháy nổ.

2. Khi máy cắt của bộ tụ điện cắt do bảo vệ tác động (hoặc chì bị cháy, đứt), chỉ được phép đóng lại sau khi đã tìm được nguyên nhân và đã xử lý.

3. Đóng và cắt các tụ điện cao áp do hai người thực hiện. Cấm dùng dao cách ly để đóng, cắt các tụ điện cao áp và lấy mẫu dầu khi tụ điện đang vận hành.

4. Khi cắt tụ điện để sửa chữa thì phải phóng điện các tụ điện bằng thanh dẫn kim loại có tiết diện tối thiểu 25mm2, tối đa 250mm2 và được ghép chặt vào mỏ sào cách điện có đủ tiêu chuẩn thao tác ở điện áp làm việc của tụ điện. Nếu tụ điện có bảo vệ riêng từng bình hoặc từng nhóm thì phải phóng điện riêng từng bình hoặc từng nhóm.

5. Khi phóng điện tích dư của tụ điện phải có điện trở hạn chế, sau đó mới phóng trực tiếp xuống đất để tránh hư hỏng tụ.

6. Các quy định về thí nghiệm, sửa chữa và bảo dưỡng tụ điện

a) Thí nghiệm và bảo dưỡng tụ điện được thực hiện bởi nhân viên có kinh nghiệm đã được huấn luyện, đào tạo sửa chữa các tụ điện và có hiểu biết về các quy trình an toàn, các cảnh báo trong hướng dẫn vận hành của nhà chế tạo hoặc công việc chỉ được thực hiện dưới sự giám sát, hướng dẫn của các nhân viên này.

b) Bảo dưỡng và thí nghiệm định kỳ tụ điện được thực hiện theo quy định của nhà chế tạo và căn cứ vào " Quy định về thời hạn, hạng mục, khối lượng thí nghiệm định kỳ cho thiết bị nhất thứ của đơn vị ".

c) Khi tiến hành bảo dưỡng và sửa chữa: Giàn tụ phải được tách ra khỏi lưới điện. Máy cắt và dao cách ly của tụ phải ở vị trí cắt, dao tiếp đất của giàn tụ phải đóng. Phải làm ngắn mạch các giàn tụ bằng thanh dẫn kim loại có tiết diện tối thiểu 25mm2 và tối đa 250mm2 một thời gian (>10 phút) cho tụ phóng hết năng lượng trước khi tiến hành các công việc sau:

- Kiểm tra độ chắc chắn các đầu nối nhất thứ.

- Vệ sinh bề mặt sứ cách điện.

- Kiểm tra bề mặt ngoài các bình tụ.

- Kiểm tra các đầu nối đất có an toàn và chắc chắn.

- Kiểm tra sự rỉ dầu của các bình tụ.

- Khi sơn lại tụ điện.

- Kiểm tra sự cài đặt rơle bảo vệ giàn tụ.

d) Đảm bảo an toàn khi làm việc trực tiếp với tụ điện

- Máy cắt tụ phải ở vị trí cắt hoàn toàn 3 pha.

- Các dao cách ly ngăn tụ ( hoặc FCO trên lưới điện) phải ở vị trí cắt hoàn toàn 3 pha.

- Các tiếp địa cố định cho giàn tụ phải ở vị trí đóng.

- Các giàn tụ phải được ngắn mạch ít nhất 10 phút.

- Phải trang bị bảo hộ lao động để phòng dung môi trong bình bị rò rỉ.

Bộ tụ bù ứng động (LA, FCO và MBA 1 pha cấp nguồn cho thiết bị điều khiển đóng cắt tụ bù)

IX. BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI LÀM VIỆC VỚI ẮC-QUY

·1. Đặc điểm về ắc quy

·Ắc quy là một dạng nguồn điện hóa học, cung cấp dòng điện một chiều (DC) cho phụ tải, ắc quy làm việc với các quá trình điện hóa biến đổi thuận nghịch. Khi làm việc ở chế độ nạp, ắc quy tiếp nhận năng lượng của nguồn và tích lũy dưới dạng hóa năng; khi làm việc ở chế độ phóng điện, hóa năng chuyển thành điện năng cấp điện cho phụ tải.

·2. Phân loại ắc quy

·Phân loại theo cấu tạo

- Ắc quy sử dụng điện môi bằng axit (gọi tắt là ắc quy axit hoặc ắc quy Chì-Axit) và ắc quy sử dụng điện môi bằng kiềm (gọi tắt là ắc quy kiềm). Tuy nhiên hiện nay trên thị trường đa số sử dụng loại ắc quy axit. Đây là loại ắc quy gồm có các bản cực chì và oxit chì ngâm trong dung dịch axit sulfuric, các bản cực được nối với nhau bằng những thanh chì ở phía trên, kích thước và số lượng của các bản cực sẽ quyết định dung lượng của bình ắc quy.

- Trong cùng ắc quy axit cũng được phân thành hai loại là ắc quy axit kiểu hở thông thường (còn gọi là ắc quy nước) và ắc quy axit kiểu kín khí (còn gọi là ắc quy khô).

·







·Ắc quy nước


·Ắc quy khô


·

·3. Mối nguy hiểm từ ắc quy

a) Bỏng do axit, bỏng do phát tia lửa điện người sử dụng vô ý làm chập điện ắc quy, thường là dây âm (-) chạm vào dây dương (+) hoặc ngược lại.

b) Đối với ắc quy axit kiểu hở, khi nạp thường bốc mùi khó chịu, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người.

c) Nổ khi nạp ắc quy, đặc biệt là nạp với một dòng điện lớn thì ắc quy sẽ sinh ra hai loại khí dễ cháy nổ là hydrô và ôxy. Bình thường với các ắc quy kín khí thì hai loại khí này sẽ kết hợp lại với nhau và tạo thành nước mà ít thoát ra ngoài, nhưng trong các ắc quy kiểu hở thì hai khí này bay vào không khí tại vị trí đặt ắc quy. Với một lưu lượng lớn hỗn hợp hai khí này thì khi có tác nhân là tia lửa (do hút thuốc lá, do đóng cắt công tắc điện, cắm dây hoặc rút dây điện tại các ổ cắm gần đó, kẹp hoặc tháo các mỏ kẹp cá sấu cho sạc....) thì có khả năng dẫn đến cháy nổ.

d) Một lý do khác khiến ắc quy phát nổ đó là do ắc quy bị quá nạp trong thời gian dài. Trong mọi chế độ nạp (giám sát bằng thiết bị nạp tự động hoặc chế độ nạp thủ công) thì cần giữ nhiệt độ ắc quy dưới mức 50 độ C. Việc nạp quá dòng, quá áp sẽ dẫn đến ắc quy bị nóng quá nhiệt độ cho phép, dẫn đến tuổi thọ ắc quy giảm nhanh và đặc biệt ắc quy có thể phát nổ nếu nhiệt độ quá cao.

e) Bị điện giật, tuy điện áp của từng ắc quy là không lớn (tùy theo loại, ắc quy sử dụng trong công nghiệp thường 2,3V) nhưng khi đấu nối tiếp với nhau để cấp cho phụ tải thì tạo nên điện áp lớn có thể gây giật.

·4. Một số biện pháp chung về bảo quản, sử dụng ắc quy nước

a) Ắc quy phải đặt trên giá đỡ hoặc trong các ngăn tủ chắc chắn, cách xa các nguồn gây chấn động. Các giàn ắc quy cố định phải đặt trong gian, buồng hoặc tủ riêng. Khi lắp đặt ắc quy phải đảm bảo tiếp cận được tất cả các phần tử của giàn ắc quy. Phải đảm bảo khoảng cách giữa các giá đỡ, giữa giá đỡ với tường, với thành tủ để dễ tiếp cận trong vận hành và bảo dưỡng.

b) Nơi đặt bình ắc quy phải đảm bảo khô mát, thoáng khí. Nếu đặt ắc quy trong phòng, ngăn kín thì phải có thông gió thích hợp (thiết bị hút gió cưỡng bức phải là loại phòng nổ). Tránh để ắc quy tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao và ánh nắng. Không để ắc quy gần nguồn nhiệt, nhiệt độ cao, bụi bặm, ẩm ướt. Nhiệt độ môi trường phù hợp là khoảng 250C.

c) Phải đặt ắc quy trên nền phẳng. Tuyệt đối không được để vật nặng hoặc vật kim loại trên bình, dễ ảnh hưởng bình bị biến dạng hoặc hai điện cực chạm nhau gây ngắn mạch, sẽ gây ra chạm điện, có thể phát sinh tia lửa điện gây nguy hiểm và làm hỏng bình.

d) Ắc quy phải được cách điện với giá đỡ, và giá đỡ phải chịu được chất điện phân và hóa chất ăn mòn khác.

e) Thường xuyên kiểm tra mức dung dịch trong bình, đảm bảo mức nước và nồng độ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Đối với các ắc quy kín khí thì kiểm tra qua mắt chỉ thị. Màu xanh nhạt là bình tốt và đầy. Màu đỏ là bình đã yếu.

f) Đảm bảo làm sạch các cọc bình. Kiểm tra cọc bình đã chắc chưa và cáp nối có lỏng không. Chú ý khi làm vệ sinh phải chú ý không để các cực bình chạm vào nhau.

g) Kiểm tra các vết nứt trên vỏ bình (nhất là khu vực quanh cọc bình, nơi này thường chịu lực lớn khi tháo hoặc gắn cáp bình). Cần thay bình nếu thấy có bất kỳ vết nứt nào.

h) Ắc quy trong thời gian chưa sử dụng phải được lau sạch, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát định kỳ nạp điện theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo tính năng bình được ổn định. Đối với bình ướt nếu chưa sử dụng thì không được tháo phần giấy bạc ép trên nắp để bảo đảm độ kín bình.

·5. An toàn sử dụng ắc quy trong trạm điện

· a) Khi không có người làm việc thì buồng ắc quy phải khoá lại, chìa khoá phải giao cho người phụ trách hoặc những người chuyên trách kiểm tra giữ.

· b) Buồng chứa ắc quy phải đủ các hệ thống quạt gió, thông hơi, các bình ắc quy lưu động có điện áp 24V đến 36 V có thể đặt trong tủ có hệ thống quạt gió.

· c) Cấm hút thuốc, sử dụng bật lửa, lò sưởi trong buồng chứa ắc quy, trên cửa buồng ắc quy phải đề rõ: "Buồng ắc quy! Cấm lửa".

· d) Không được để đồ đạt làm cản trở cửa thông gió, các lối đi giữa các giá trong buồng ắc quy.

· e) Trước khi nạp và sau khi nạp ắc quy phải mở quạt gió ít nhất là 90 phút. Nếu phát hiện còn hơi độc thì không được ngừng quạt. Buồng ắc quy làm việc theo phương pháp thường xuyên nạp và phóng thì trong 1 ca định kỳ mở quạt thông gió ít nhất 2 lần, mỗi lần 30 phút.

· f) Được phép để nước cất và ít dung dịch trung hoà ở chổ cửa ra vào của buồng ắc quy.

· i) Trên các thành bình chứa các loại dung dịch, nước cất đều phải ghi rõ ràng bằng loại sơn chống

·axit.

· j) Axit đậm đặc phải được để trong các buồng chứa riêng, trong buồng ngoài axit ra chỉ được phép để dung dịch trung hoà, axit phải để trong các bình thuỷ tinh hay sành sứ, đóng nút cẩn thận và phải đặt trong các giá có quai xách.

· k) Làm việc với axit phải do người chuyên nghiệp đảm nhiệm, vận chuyển axit phải có hai người, chú ý kiểm tra đường trước để tránh trơn trược ngã hoặc làm đổ bình.

· l) Khi rót axit ra khỏi bình phải có phương tiện giữ bình để khỏi đổ vỡ. Bình chứa axit phải thật khô và sạch sẽ.

· m) Khi pha chế axit thành dung dịch phải rót từng tia nhỏ axit theo đủa thuỷ tinh vào bình nước cất và luôn luôn quấy để to nhiệt tốt. Cấm đổ nước cất vào axit để pha chế thành dung dịch.

· n) Khi dùng chỉnh lưu xêlen không được tháo võ bọc làm công việc gì trên những bộ phận đẫn điện lúc chưa ngắt mạch chỉnh lưu.

· o) Những công việc làm trong buồng ắc quy phải do công nhân ắc quy phụ trách. Trường hợp nhân viên sửa chữa hoặc thí nghiệm vào buông ắc quy làm việc thì nhất thiết phải có nhân viên vận hành ắc.

X. AN TOÀN KHI LÀM VIỆC VỚI TỦ HỢP BỘ, TỦ ĐIỀU KHIỂN

1. Tổng quan về tủ hợp bộ

Tủ hợp bộ là tủ kín dùng để đặt các thiết bị điện phân phối và gồm các loại sau:

- Tủ compact là tủ hợp bộ gồm có các thiết bị đóng cắt và máy biến áp

- Tủ RMU gồm các thiết bị đóng cắt dùng để phân đoạn, phân tải đường dây dẫn điện.

·1.1. Mô tả trạm hợp bộ (trạm compact)

·Trạm được cấu thành bằng các tấm bêtông chứa sợi thủy tinh (không cháy), gồm có 3 ngăn: ngăn trung áp, ngăn máy biến thế, ngăn hạ áp.

·- Ngăn trung áp được gọi là Ring main Unit (theo chuẩn IP hay IPal hay IPall) được trạng bị hay không trang bị động cơ.

·- Máy biến áp với các máy biến áp có công suất 400KVA, 630KVA hay 800KVA.

·- Ngăn hạ áp được đặt trên một tấm kim loại với busbar chịu dòng 1250A.

·Cáp đơn nối giữa ngăn hạ áp và máy biến áp là cáp 2x240mm2 cho dây pha và 1x240mm2 cho dây trung hòa. Phía trên là MCCB chính có 3 biến dòng. MCCB của ngăn hạ áp là: MCCB 630A cho MBA 400KVA, 1000A cho MBA 630KVA và 1250A cho MBA 800KVA. Dòng định mức cho MCCB nhánh là 400A, cho MCCB dùng cho hệ thống chiếu sáng công cộng là 100A. Số MCCB nhánh 400A cho MBA 400KVA là 2, cho MBA 630KVA là 3, cho MBA 800KVA là 4. Một MCCB 100A dành riêng cho board mạch hạ áp.

·Một bộ điều khiển để đo điện áp, dòng điện, công suất tác dụng, công suất phản kháng.

·Một bộ nạp năng lượng và acqui.

·Một hoặc vài bộ báo hiệu sự cố.

·Một dây nối đất nối với coss đồng tại terminal.

·Một thiết bị chiếu sáng bên trong.

·Trạm này được kiểm tra đã được kiểm tra một lần nữa để tránh sự cố trong ngăn máy cắt MV.

KẾT CẤU TỦ RMU

1.2. Sơ đồ đơn tuyến MV/LV

1. Máy cắt trung thế 16KA 1s.

2. Máy biến áp (công suất tối đa 800KVA).

3. Nguồn cung cấp phụ cho chiếu sáng tại trạm.

4. Nguồn cung cấp phụ cho ổ cắm.

5. Các vị trí hay nguồn cung cấp phụ cho các thiết bị báo sự cố.

6. MCCB chính (từ 630A đến 1250A).

7. MCCB cho hệ thống chiếu sáng công cộng 100A.

8. Biến dòng hạ thế ( _A/ 5A).

9. Điện kế.

10. Các lộ ra hạ thế (MCCB 400A).

·Chú ý: Với mục số 6, ta có thể trang bị thêm bộ xạc và nguồn acqui.

·1.3. Kích thước và trọng lượng xấp xỉ.

·Trọng lượng của trạm IND 800 (không kể MBA) là 4 tấn.

·Trọng lượng ròng (bao gồm cả MBA) là 5.8 tấn.

·Rộng: 1960 mm.

·Dài: 2900mm

·Cao: 1980mm.

·1.4. Bảo vệ chạm đất và nối đất.

·Nối đất cho ngăn hạ thế được làm bằng cáp tiết diện 70mm2. Vài điểm được đặt bên ngoài trạm để nối đất cho cửa. Một đai đẳng thế được bổ sung khi cửa được nối đất để giới hạn điện áp xung quanh trạm.

·1.5. Các hình thức đấu nối trong trạm compact

·- Cáp vào trạm đi vào ngăn tủ trung áp.

·- Nối đất chính được nối vào ngăn trung áp.

·- Nối tủ máy cắt MV với bushing bằng ốc M16 cho cáp 240mm2.

·- Nối tủ máy cắt MV với trạm biến áp cung cấp bằng ... với bề mặt tiếp xúc 50mm2.

·- Dây nối đất ngoài trạm được nối với dĩa nối đất trong trạm.

·

·









·

·

·

·

·

·

·

·

·

·

·

·

·

·

·

2. Các công việc liên quan đến trạm COMPACT

2.1. Các công tác liên quan đến trạm compact

- Thao tác đóng cắt tại trạm conpact gồm thao tác LBS, các MCCB hạ thế.

- Thao tác đóng, mở tiếp địa cố định tại trạm compact.

- Công tác liên quan đến máy biến áp: thay MBA, thí nghiệp MBA, bảo trì MBA...

- Công tác liên quan đến máy cắt tại tủ hợp bộ: thay máy cắt, thí nghiệm máy cắt...

- Công tác liên quan đến hệ thống hạ thế: thay CB, thay đổi đấu nối hạ thế...

- Công tác liên quan đến cáp ngầm

- Lắp đặt, thay thế hệ thống đo đếm

2.2. Những yếu tố nguy hiểm trong quá trình làm việc tại trạm compact

- Điện hạ áp giật hoặc điện hạ áp từ máy phát khách hàng

- Phóng điện trung áp

- Va đập vào các bộ phận của tủ

3. Các thao tác chính trong tủ hợp bộ

·3.1. Khóa tấm

·



·- Khóa cắt tải, khoá tiếp đất, nút nhấn để mở chì của khóa cắt tải.

·

·

·

·

·

·

·

·

·3.2. Cần vận hành foolproof.

·
















·- Để đóng.



·- Để mở.


·

·

·

·

·

·

·

·

·

·

·

·

·

·

·

·

·

·

·

·

·3.3. Giản đồ trạng thái mô phỏng

·









·

·

·

·

·

·

·

·

·

·

·

·3. 4. Mở khóa tiếp đất (OPEN)

·

·

·5. Đóng khóa cắt tải

·3. 5. Đóng khóa cắt tải

·

·

·

·3.6. Mở khóa cắt tải (đơn vị điều khiển C210)

·

·









·

·

·

·

·

·

·3.7. Mở khóa cắt tải bằng nút nhấn

·









·Lưu ý: ở điều kiện hoạt động bình thường, đèn chỉ thị chì sáng màu xanh.






·

·

·

·

·

·

·

·

·

·

·

·

·3. 8. Đóng khóa tiếp đất

·









·

·

·

·

·

·

·

·

·

·

·

4. Biện pháp an toàn khi làm việc với tủ hợp bộ

4.1. Biện pháp tổ chức

Làm việc tại tủ hợp bộ hoặc đường dây dẫn điện có liên quan đến tủ hợp phải thực hiện như sau:

- Đơn vị công tác phải tổ chức khảo sát hiện trường làm việc. Thành phần tham gia phải có đơn vị công tác, đơn vị quản lý vận hành và điều độ (nếu cần thiết). Khảo sát hiện trường phải lập biên bản khảo sát hiện trường và làm căn cứ để thực hiện việc đăng ký công tác và cấp phiếu công tác.

- Biên bản khảo sát hiện trường phải có sơ đồ đơn tuyến lưới điện liên quan đến khu vực làm việc và nêu rõ trách nhiệm thực hiện biện pháp an toàn của từng đơn vị liên quan.

- Đơn vị làm việc phải thực hiện việc đăng ký công tác với đơn vị quản lý vận hành.

- Mỗi đơn vị công tác tại mỗi vị trí tủ hợp bộ được cấp một phiếu công tác. Không được cấp một phiếu công tác khi làm việc tại nhiều vị trí tủ hợp bộ.

- Khi cho phép đơn vị công tác vào làm việc, người cho phép phải ghi rõ các thiết bị đã cắt điện và phạm vi được phép vào làm việc. Nếu làm việc tại một ngăn cao áp thì ghi rõ ngăn được phép làm việc và ghi cảnh báo các ngăn khác đang mang điện.

- Khi bàn giao phạm vi được phép làm việc, người cho phép phải chỉ rõ cho người chỉ huy trực tiếp các thiết bị đã mở, vị trí tiếp đất, cảnh báo các khu vực còn mang điện và khu vực được phép làm việc.

- Khu vực làm việc phải treo đầy đủ các biển cảnh báo như "cấm đóng điện, có người đang làm việc", "đã tiếp địa", "Làm việc tại đây"...

- Trước khi cho phép nhân viên đơn vị công tác vào làm việc, người chỉ huy trực tiếp phải sinh hoạt an toàn đơn vị công tác, chỉ rõ các biện pháp an toàn, khu vực làm việc cho nhân viên đơn vị công tác biết và hiểu rõ công việc sẽ thực hiện.

- Trong quá trình làm việc, người chỉ huy trực tiếp phải liên tục giám sát nhân viên đơn vị công tác để kịp thời nhắc nhở các thiếu sót và tránh làm việc không đúng vị trí, thao tác nhầm thiết bị.

4.2. Biện pháp kỹ thuật

a. Làm việc với ngăn hạ áp

- Làm việc với MCCB tổng phải mở MCCB tất cả các nhánh rẽ, máy cắt ngăn lộ máy biến áp, kiểm tra không còn điện tại đầu cực MCCB tổng, đóng tiếp đất cố định tại đầu cáp ngầm trung thế vào máy cắt, tiếp đất di động tại thanh cái hạ áp.

- Làm việc với MCCB hạ áp nhánh rẽ phải thực hiện mở điện MCCB tổng, kiểm tra không còn điện, đặt tiếp đất tại thanh cái hạ thế và tiếp đất di động trên đường dây hạ áp sau MCCB hạ áp nhánh rẽ.

- Làm việc với đường dây hạ áp nhánh rẽ phải thực hiện cắt điện MCCB, kiểm tra không còn điện và tiếp đất hạ thế sau MCCB nhánh rẽ hạ áp.

b. Làm việc với ngăn máy biến áp

- Làm việc với máy biến áp phải mở MCCB tổng, máy cắt ngăn lộ máy biến áp, kiểm tra không còn điện tại đầu cực MCCB tổng, đóng tiếp đất cố định tại đầu cáp ngầm trung thế vào máy cắt, tiếp đất di động tại thanh cái hạ áp.

c. Làm việc với ngăn cao áp

- Làm việc với cáp ngầm ngăn lộ cao áp phải thực hiện cắt điện và tiếp địa cố định hai đầu cáp ngầm tại hai tủ hợp bộ được liên kết bổi cáp ngầm.

- Làm việc với thanh cái cao áp phải thực hiện cắt điện tất cả các máy cắt ngăn lộ, tiếp địa cố định tất cả đầu cáp ngầm ngăn lộ và tiếp đất thanh cái cao áp

XI. AN TOÀN KHI LÀM VIỆC VỚI FCO, LBFCO, LTD, LA

·Để đảm bảo an toàn, phải thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn cụ thể như sau:

·1- Phải có phiếu công tác và phải có ít nhất hai người thực hiện.

·2- Phải cắt hết phụ tải phía hạ áp (cắt các máy ngắt, cầu dao, áp tô mát nhánh và tổng). Phải cắt máy ngắt hoặc cầu dao phân đoạn đầu nguồn, khoá tay thao tác cầu dao cách ly. Dùng bút thử điện có cấp điện áp tương ứng, kiểm tra đã hết điện, làm tiếp địa tại đầu nhánh hoặc tại trụ kề với vị trí công tác; nếu cần thì tách lèo để đóng lại điện cho các phụ tải khác, hạn chế thời gian cắt điện toàn tuyến.

·3- Treo biển "cấm đóng điện có người đang làm việc".

·4- Chỉ sau khi làm xong những việc đã nêu ở mục 2 và mục 3, mới được trèo lên để công tác.

·5- Tuân thủ các biện pháp an toàn khi làm việc trên cao.

·6- Sau khi công tác xong, lần lượt tháo bỏ bộ tiếp địa, biển báo. Làm thủ tục khoá phiếu công tác và đóng điện trở lại.

·Phân tích diễn biến, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm một số vụ TNLĐ liên quan tham khảo theo Chuyên đề 10.

·

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro