CHUYÊN ĐỀ 9: Sơ cấp cứu người bị tai nạn

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng



CHUYÊN ĐỀ 9

·SƠ CẤP CỨU NGƯỜI BỊ NẠN

·

·I. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP SƠ CẤP CỨU BAN ĐẦU

·1- Sơ cấp cứu là gì?

·Là sự hỗ trợ và can thiệp ban đầu của người cấp cứu với người bị tai nạn, bị thương tích, bị bệnh cấp tính.

·2- Mục đích và tầm quan trọng sơ cấp cứu

- Cứu sống nạn nhân.

- Ngăn không cho tình trạng xấu đi .

- Thúc đẩy quá trình hồi phục.

·2.1. Người đầu tiên có mặt ở hiện trường phải

·+ Sơ cấp cứu nạn nhân.

·+ Gọi thêm người trợ giúp.

·+ Gọi cấp cứu 115.

·2.2. Tầm quan trọng của sơ cấp cứu

·+ Quyết định sự sống chết của người bị nạn.

·+ Phục hối chức năng hay tàn tật vĩnh viễn.

·+ Tận dụng thời gian là tối quan trọng trong sơ cấp cứu.

·2.3. Hậu quả của việc nạn nhân không được sơ cấp cứu kịp thời

·

·

·

·+ Sau 4 phút: não có thể bị tổn thương.

·+ Sau 10 phút : não tổn thương không thể phục hồi.

·* Chú ý: Thời gian là mạng sống của nạn nhân!

·

·3. Yêu cầu đối với người làm nhiệm vụ sơ cấp cứu

·- Phải đánh giá nhanh hiện trường.

·- Phải đánh giá tổn thương của nạn nhân.

·- Phải làm sơ cấp cứu - gọi người xung quanh hỗ trợ.

·- Nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất.

·

·II. NGUYÊN TẮC VÀ QUY TRÌNH SƠ CẤP CỨU

1. Loại bỏ nguyên nhân gây tai nạn

·* Ví dụ:

·- Điện giật: Cắt nguồn điện.

·- Quần áo bắt lửa: dập tắt lửa.

·- Bị vùi lấp: đào bới.

·....

2. Xử lý theo trình tự

·* Duy trì sự sống bằng các biện pháp

·- Khai thông đường dẫn khí.

·- Hà hơi thổi ngạt.

·- Ép tim ngoài lồng ngực.

·- Cầm máu chống sốc.

·* Ngăn ngừa tình trạng nặng thêm

·- Băng bó vết thương.

·- Bất động và cố định cac xương bị gãy.

·- Đặt nạn nhân ở tư thế thích hợp.

·* Giúp cho bình phục

·- An ủi động viên.

·- Tìm cách làm giảm đau.

·- Hạn chế việc di chuyển nạn nhân.

·- Chống nóng hoặc ủ ấm.

·* Vận chuyển

·Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế nơi gần nhất hoặc về nhà tùy theo mức động nặng nhẹ của vết thương, vận chuyển nạn nhân trong tư thế thích hợp.

3. Xử trí theo quy trình A-B-C-D-E

3.1. Airway (A) : Đường thở

·Trong xử trí đường thở, trước hết cần nhận biết nạn nhân tỉnh, còn tiếp xúc được hay không? Nếu có tắc nghẽn cần thực hiện ngay lập tức các động tác sau:

·- Nghiêng người ghé tai sát miệng, mũi nạn nhân để xem còn thở hay không.

·- Mở miệng nạn nhân kiểm tra xem có đờm dãi, dị vật hay không?
- Móc lấy sạch dị vật, đờm dãi. Nếu nạn nhân còn khó thở, cần phải kiểm tra xem có phải do tụt lưỡi để tiến hành kéo lưỡi ra.

·- Nâng cằm, đẩy nhẹ hàm lên giữ cho đường thở được thông thẳng trục.

·- Thông khí đường miệng hoặc đường mũi.

3.2. Breathing (B) : Hô hấp

·Đánh giá rối loạn hô hấp dựa vào tần số thở, gắng sức hô hấp, xem trên ngực có vết thương không, đặc biệt các trường hợp có thể xử trí được ngay tại chỗ trong khi chờ đợi nhân viên y tế đến, nhất là khi :

·- Nạn nhân có ngừng thở, tím tái. Trường hợp ngừng thở hay đe dọa ngừng thở phải tiến hành ngay hô hấp nhân tạo "miệng - miệng" hoặc "miệng - mũi".

·- Tổn thương ngực hở rộng, đặt ngay miếng gạc lớn hoặc lấy quần áo sạch đặt lên vết thương và băng kín, mục đích cầm máu và hạn chế khí tràn vào khoang ngực càng làm nạn nhân khó thở. Tuyệt đối không lấy bỏ dị vật đang cắm trên ngực, nguy cơ sẽ gây chảy máu ồ ạt làm nạn nhân có thể tử vong nhanh chóng.

3.3. Circulation (C) : Tuần hoàn

·Trong khi đánh giá và xử trí tuần hoàn, luôn kiểm tra tiếp tục đường thở và hô hấp. Đối với tuần hoàn, cần xác định sốc và kiểm soát chảy máu.
Đánh giá tuần hoàn dựa vào:

·- Mạch ngoại vi ở cổ tay, vùng cổ hay bẹn: khó bắt hoặc không bắt được.

·- Bệnh nhân có dấu hiệu lơ mơ, da nhợt, vã mồ hôi, đó là dấu hiệu sốc mất máu.

·Chúng ta chỉ có thể kiểm soát chảy máu bên ngoài, còn chảy máu bên trong nhất thiết phải có can thiệp phẫu thuật mới kiểm soát được.

·- Biện pháp cầm máu như băng ép hoặc ép chặt vào chỗ đang chảy máu bằng quần áo hoặc băng gạc sạch vô khuẩn càng tốt, giữ nguyên cho đến khi nhân viên y tế đến, tuyệt đối không bỏ tay đang giữ ép ra hoặc bỏ gạc đang giữ để thay gạc mới sẽ làm cho máu chảy càng mạnh hơn và khó cầm.

·- Nâng cao chi chảy máu cao với mức tim và giữ nguyên, ngoài ra khi nâng cao chi có tác dụng làm cho máu dồn về tim, não.

·- Nếu tổn thương động mạnh (máu đỏ tươi, phun thành tia) phải đặt garo hoặc ép tạm thời trên đường đi của động mạnh.

·- Trường hợp nạn nhân ngừng tim cần tiến hành hồi sức tim, phổi bằng ép tim ngoài ngực. Tiến hành 02 người là tốt nhất, vừa hô hấp vừa ép tim ngoài ngực.

3.4. Disability (D) : Thần kinh

·Cần đánh giá nhanh tổn thương hệ thần kinh như sau:

·- A-Awake : Nạn nhân tỉnh và giao tiếp được bình thường không.

·- V-Verbal response : Đáp ứng bằng lời khi hỏi.

·- P-Painful response : Đáp ứng bằng kích thích đau, chỉ áp dụng khi hỏi không thấy trả lời.

·- U-Unresponsive : Không đáp ứng bằng hỏi hoặc kích thích đau, khi đó nạn nhân đã hôn mê, tiên lượng rất xấu, nên vận chuyển sớm đến cơ sở y tế để được chăm sóc và điều trị.

·Trường hợp nạn nhân có tổn thương ở đầu hay rách da, vỡ xương, thậm chí chảy dịch não tủy hoặc phòi tổ chức não...chỉ nên dùng gạc sạch hoặc quần áo sạch băng lên trên, tuyệt đối không bôi bất cứ thuốc men gì, không rút các dị vật còn cắm tại đó ra.

3.5. Exposure (E) : Bộc lộ toàn thân

·Một nguyên tắc trong khám và đánh giá sơ bộ tổn thương trong cấp cứu ban đầu là phải cởi bỏ toàn bộ quần áo nạn nhân để đánh giá hết các tổn thương khác để xử trí. Nếu nghi ngờ có tổn thương cột sống cổ hoặc thắt lưng nên lưu ý giữ bất động trong quá trình kiểm tra.

·Khi bộc lộ chú ý hạ thân nhiệt nhất là mùa đông nên phải làm nhanh sau đó che phủ ngay cho nạn nhân.

·Lưu ý kiểm tra xem có chảy máu từ miệng vào không. Phụ nữ cần lưu ý xem có thai hay không. Ngoài ra xem nạn nhân có nôn ra máu, đi ngoài ra máu... bất động trên ván cứng hoặc nền cứng, tránh di lệch xoay trở nạn nhân gây biến chứng nếu có tổn thương cột sống.

·III. SƠ CẤP CỨU MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP THƯỜNG GẶP

1. CẤP CỨU NGƯỜI BỊ ĐIỆN GIẬT

1.1. Nguyên nhân do tai nạn điện thường là

- Chạm vào phần có điện của thiết bị điện, lưới điện.

- Chạm vào thiết bị điện hỏng cách điện.

- Phóng điện hồ quang giữa điện áp cao và người.

- Điện áp bước.

- Quản lý và tổ chức làm việc chưa tốt.

1.2. Khi cứu phải đảm bảo các nguyên tắc

- Nhanh chóng, kịp thời.

- Đúng phương pháp.

- Phải đảm bảo người cứu không bị tai nạn.

·

·Tỉ lệ % cứu sống nạn nhân bị tai nạn điện theo thời gian như biểu đồ sau:

·

1.3. Tách người bị nạn ra khỏi mạch điện:

1.3.1. Trường hợp 1: Cắt được mạch điện: Cầu dao, Công tắc, Phích cắm, Máy cắt,...v.v

·


·

·

·

v Lưu ý:

·- Mạch điện bị cắt, cấp cho đèn chiếu sáng lúc trời tối thì phải chuẩn bị ngay nguồn sáng khác để thay thế;

·- Người bị nạn ở trên cao, phải chuẩn bị hứng, đỡ khi người đó rơi xuống.

1.3.2. Trường hợp 2: Không cắt được mạch điện, thì lưu ý người bị nạn do điện cao áp (phóng) hay điện hạ áp (giật)?

1.3.2.1.Điện hạ áp:

·


·

·

·

·

·

·Gạt nạn nhân ra khỏi nguồn điện.

·


·

·

·

·

·

·Dùng búa cán gỗ khô chặt dây điện Đứng trên bàn gỗ khô túm áo kéo ra

1.3.2.2.Điện cao áp: Phải chuẩn bị găng tay cách điện,

· ủng cách điện, sào chuyên dùng

·


·

·

·

·

1.4. Cứu chữa nạn nhân:

1.4.1. Xác định tình trạng nạn nhân, áp dụng biện pháp phù hợp:

·- Nạn nhân chưa mất tri giác (chỉ bị hôn mê trong giấy lát, tim còn đập, thở yếu):

·+ Đặt nạn nhân chỗ thoáng khí, yên tĩnh

·+ Chăm sóc cho hồi tỉnh.

·+ Sau đó nhẹ nhàng đưa đến cơ quan y tế hoặc mời Y, Bác sỹ.

·- Nạn nhân mất tri giác (còn thở nhẹ, tim đập yếu):

·+ Đặt nạn nhân chỗ thoáng khí, yên tĩnh (trời rét đặt nơi kín gió).

·+ Nới rộng quần áo, thắc lưng.

·+ Moi rớt rãi trong mồm.

·+ Đặt nạn nhân về tư thế nằm nghiêng.

·+ Ma sát toàn thân cho nóng lên và mời Y, Bác sỹ.

·- Nạn nhân đã tắt thở (tim ngừng đập, toàn thân co giật):

·+ Đưa nạn nhân đến chỗ thoáng khí

·+ Nới rộng quần áo, thắc lưng.

·+ Moi rớt rãi trong mồm ra và kéo lưỡi (nếu lưỡi thục).

·+ Tiến hành làm hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt ngay. Phải làm liên tục, kiên trì cho đến khi có ý kiến của Y, Bác sỹ.

1.4.2. Phương pháp làm hô hấp nhân tạo:

·Có 02 phương pháp:

- Đặt nạn nhân nằm sấp:

·Người cứu ấn mạnh 02 tay (đếm nhẩm 1, 2, 3) rồi thả tay ra (đếm nhẩm 4,5,6) : tầng suất 12 lần/phút

- Đặt nạn nhân nằm ngửa:

·Động tác 1 (đếm nhẩm 1, 2, 3) rồi sang động tác 2

·(đếm nhẩm 4,5,6) : tầng suất 16-18 lần/phút

1.4.3. Phương pháp hà hơi thổi ngạt kết hợp ép tim ngoài lồng ngực:

- Đưa nạn nhân ra nơi bằng phẳng, thoáng mát.

- Đặt nạn nhân nằm ngửa, dưới gáy kê một cái gối hoặc ít quần áo để cho đầu nạn nhân hơi ngửa ra phía sau.

- Nới lỏng quần áo, thắt lưng.

- Moi nhớt dãi trong miệng nạn nhân (nếu có), kéo lưỡi ra nếu lưỡi thụt vào.

+ Động tác "Ép tim"

·Người cứu đứng (hoặc quỳ) bên cạnh nạn nhân, đặt chéo 2 bàn tay lên 1/3 dưới xương ức, giữa ngực nạn nhân rồi dùng cả sức mạnh thân người ấn nhanh, mạnh, làm lồng ngực nạn nhân bị nén xuống (3¸5) cm. Sau khoảng 1/3 giây, buông tay ra để lồng ngực nạn nhân trở lại bình thường. Làm như vậy, khoảng từ 80-100 lần/phút.

+Động tác "Hà hơi, thổi ngạt":

·Dùng miếng gạc (nếu có) đặt lên mồm nạn nhân, người cứu ngồi bên cạnh đầu, lấy một tay bịt mũi nạn nhân, một tay giữ cho mồm nạn nhân há ra (nếu thấy lưỡi bị tụt vào thì kéo ra), hít thật mạnh để lấy nhiều không khí vào phổi rồi ghé sát mồm vào mồm nạn nhân mà thổi cho lồng ngực phồng lên (hoặc bịt mồm để thổi vào mũi khi không thổi vào mồm được).

 +Với 01 người cứu:

·Cứ 15 lần ép tim chuyển sang hà hơi, thổi ngạt 02 lần.

·Sau 2-3 phút, dừng lại 01 giây để kiểm tra. Làm liên tục cho đến khi nạn nhân tự thở được hoặc có ý kiến của y, bác sỹ mới thôi.

+Với 02 người cứu:

·Một người làm động tác ép tim, người còn lại hà hơi, thổi ngạt: Cứ 05 lần ép tim lại thổi ngạt 01 lần. Phải kết hợp 02 động tác nhịp nhàng với nhau, nếu không thì động tác này sẽ phản lại động tác kia. Sau 2-3 phút, dừng lại 01 giây để kiểm tra. Làm liên tục cho đến khi nạn nhân tự thở được hoặc có ý kiến của y, bác sỹ mới thôi.

·*Lưu ý: Trên đường đến bệnh viện vẫn phải liên tục cấp cứu như trên.

·

2. CẤP CỨU BỎNG

2.1. Bỏng nhiệt:

·- Nếu quần áo nạn nhân bắt lửa thì cách tốt nhất là lăn tròn người đó trên sàn hoặc cuộn chăn.

·- Trong mọi trường hợp không nên cố gắng cỡi bỏ quần áo của nạn nhân.

· - Trong những trường hợp bỏng nặng, nạn nhân dễ bị sốc do đó cần chuẩn bị các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa sốc.

·2.1.1. Bỏng nhẹ không gây rộp da (độ I):

· - Biểu hiện: vùng da bị bỏng đỏ, đau rát, khó chịu.

·- Xử trí: Ngâm ngay phần da bị bỏng vào trong nước mát. Nếu có điều kiện dùng khăn sạch bọc nước đá chườm lạnh lên phần da bị bỏng khoảng 10 – 15 phút là ổn.

·2.1.2. Bỏng gây rộp da (độ II):

·- Biểu hiện: vùng da bị bỏng mọng nước, da ẩm ướt, đỏ và đau.

·- Xử trí: như bỏng độ I, không được chọc nốt bỏng, đặt khăn sạch lên vùng bị bỏng, chườm lạnh để giảm đau. Rửa vết bỏng bằng nước đun sôi để nguội, chấm thật khô, phủ gạt sạch lên vết bỏng, không được bôi bất cứ loại dầu mỡ gì và chuyển đến cơ quan y tế gần nhất.

·2.1.3. Bỏng sâu (độ III):

·- Biểu hiện: Bỏng sâu làm trơ thịt đỏ ra.

·- Xử trí: Dùng gạc đậy lên vùng da bị bỏng, băng nhẹ nhàng, cho nạn nhân uống nhiều nước pha muối, tốt nhất cho uống Oresol (1 gói pha với 1 lít nước). Chuyển ngay nạn nhân đến bệnh viện gần nhất.

2.2. Bỏng lạnh:

·- Biểu hiện: Bỏng lạnh ít gặp như Amoniac bắn vào da gây bỏng lạnh.

·- Xử trí: Phải rửa và ngâm ngay vùng bỏng vào chậu nước ấm 350C– 400C trong vòng 5 – 10 phút, thấm khô, chuyển đến cơ quan y tế gần nhất.

2.3. Bỏng do hóa chất:

·- Biểu hiện: thường gặp trong công nghiệp hóa chất, phòng xét nghiệm,... như H2SO4, HCL, HNO3,... và các kềm mạnh.

·- Xử trí: Tất cả các loại bỏng do hóa chất phải rửa vết bỏng liên tục bằng vòi nước hoặc chậu nước sạch.

·


·+ Vết thương do các chất lỏng ăn mòn gây ra thường nguy hiểm hơn biểu hiện bên ngoài của chúng. Do đó không cần xem xét biển hiện của vết thương mà phải đến Bác sỹ điều trị ngay.

·+ Hóa chất bắn vào mắt có thể gây đau dữ dội, do đó phải nhanh chóng dội nước sạch vào mắt liên tục từ 10 – 20 phút, thỉnh thoãng lật mi mắt rửa cho thật sạch. Nếu bỏng do acid mạnh, do kềm, dội nước liên tục 20 – 35 phút. Rửa nước xong băng gạc vô khuẩn vào mắt, chuyển nạn nhân đến y tế.

·Chú ý bỏng H2SO4 đậm đặc phải lao sạch bằng bông, hoặc vải khô thấm nước trước khi dội nước (không được làm dây ra ngoài).

3. CẤP CỨU NGẠT THỞ

·Ngạt thở thường xảy ra do nhiễm hơi, khí độc cấp như NO2, NH3, CO, CO2,..., vết thương lồng ngực có tiếng thở phì phò, sập đường hầm, bị dị vật là tắt đường khí quản, điện giật, chết đuối,... ngạt thở trước rồi dẫn đến ngừng tim. Nếu chậm cấp cứu quá 5 phút sẽ không cứu được nạn nhân.

3.1. Những dấu hiệu nạn nhân bị ngạt thở:

- Khó thở, thở chậm, thở nông hoặc ngừng thở.

- Môi, mặt tím tái, nằm vật vả, mê man...

3.2. Phương pháp cấp cứu:

·- Đặt nạn nhân nơi thoáng khí.

·- Đặt nạn nhân nằm ngửa, người cứu quỳ ngang vai nạn nhân, một tay nâng cằm, một tay đặt trên trán nạn nhân ấn nhẹ xuống làm đầu nạn nhân ngửa ra sau gáy.

·


·- Mở miệng nạn nhân, đưa ngón tay vào miệng kiểm tra, lấy dị vật nếu có, dùng băng gạc lau sạch nhớt dãi, máu, kéo lưỡi nạn nhân ra để khai thông đường khí quản.

·- Người cứu thực hiện động tác hà hơi thổi ngạt qua miệng nạn nhân, mỗi lần thổi kéo dài từ 2 – 3 giây. Thổi 02 lần rồi áp tai lên ngực bên trái nạn nhân, nếu chưa nghe thấy tiếng tim đập phải tiếp tục hà hơi thổi ngạt với tần suất 12 – 15 lần/phút liên tục cho đến khi nạn nhân hồi tĩnh hoặc có ý kiến Y – Bác sỹ.

·

·


·- Nếu nạn nhân ngộ độc chất ăn mòn hoặc miệng bị tổn thương nặng, ..., người cứu thực hiện hà hơi thổi ngạt qua mũi nạn nhân.

·*Lưu ý:

·- Trường hợp tim ngừng đập kết hợp thêm ép tim ngoài lồng ngực.

·




- Trên đường đưa nạn nhân đến bệnh viên vẫn phải thổingạc như trên.

4. CẤP CỨU NGỪNG TIM

·Cấp cứu ngừng tim phải kết hợp với hà hơi thổi ngạt mới có kết quả và phải làm ngay.

4.1. Biểu hiện ngừng tim:

·Sắc mặt tím ngắt, đồng tữ dãn to, khó thở hoặc ngừng thở, mạch không bắt được, máu ở các vết thương ngừng chảy, tim ngừng đập.

4.2. Các bước tiến hành:

- Khai thông đường hô hấp

- Làm hà hơi thổi ngạt kết hợp ép tim ngoài lồng ngực.

·

·

5. CẤP CỨU NẠN NHÂN BỊ VÙI LẤP

·Nạn nhân bị vùi lấp dễ bị choáng nặng, vì vậy phải cấp cứu nhanh:

- Bới thật nhanh đưa người bị nạn ra khỏi đống vùi lắp, bới 01 lỗ để nạn nhân thở trước, sau đó bới rộng để đưa nạn nhân ra ngoài.

- Cấp cứu ngạt thở phải ưu tiên làm trước.

- Làm các sơ cứu khác nếu nạn nhân bị thương.

- Băng ép từ đầu ngón lên hết chân (tay) bị vùi lấp (nếu bị thương).

- Cho uống nước lợi tiểu như nước chè đường, nếu có điều kiện cho uống Natri bicacbonat

- Mời Y – Bác sỹ đến hoặc đưa vào bệnh viện gần nhất.

6. DỰ PHÒNG CHOÁNG

·Choáng là một biến chứng nặng thường xảy ra sau vết thương nặng gây đau đớn, mất nhiều máu, bỏng nặng, mất nước.

·Những biểu hiện choáng:

- Nằm lịm, mắt lờ đờ.

- Giảm cảm giác.

- Nôn mữa, da lạnh.

- Sắc mặt nhợt nhạt, toàn thân giá lạnh.

- Mạch nhanh trên 100 lần/phút, nhỏ khó bắt.

·Choáng dễ đưa đến tử vong, vì vậy phải dự phòng tốt!

·Căn cứ vào tình trạng và tính chất thương tích, vào hoàn cảnh bị tai nạn mà có hành động dự phòng sớm.

6.1. Quy định chung:

·- Cấp cứu nhanh, đặt nạn nhân nằm đầu thấp, nếu vết thương ở đầu đặt nạn nhân ơ tư thế nửa nằm nửa ngồi.

·- Các động tác cấp cứu phải nhẹ nhàng, thận trọng tránh gây đau đớn cho nạn nhân như: Băng nhẹ, cố định nhanh, đung kỹ thuật.

6.2. Cầm máu:

·- Phải cầm máu nhanh đúng phương pháp.

6.3. Chống lạnh:

·- Ủ ấm khi trời lạnh, xoa dầu cao.

·- Cho uống nước chè nóng, nước đường ấm.

6.4. Động viên:

·- An ủi, động viên nạn nhân yên tâm là một biện pháp rất cần thiết cho nạn nhân, nhanh chóng đưa đi bệnh viện gần nhất.

7. CẦM MÁU TẠM THỜI

7.1. Nguyên tắc chung

- Đặt nạn nhân nằm đầu hơi thấp, kê cao vị trí bị thương.

- Cởi hoặc cắt quần áo để lộ vết thương.

- Dùng gạc, bông phủ kín vết thương.

- Băng ép lên trên gạc để cầm máu.

- Nếu tổn thương động mạnh (máu đỏ tươi, phun thành tia) phải đặt garo hoặc ép tạm thời trên đường đi của động mạnh.

7.2. Chi dưới:

- Vết thương ở bẹn, nắm tay ấn vào bên trái dưới rốn.

- Vết thương trên đùi, ấn vào giữa bẹn.

- Vết thương cẳng chân, ấn vào hõm trong đầu gối.

7.3. Chi trên:

- Vết thương cánh tay, ấn vào hõm nách.

- Vết thương cẳng tay, ấn vào phía trong nếp khuỷu.

7.4. Các phương phát đặt garo (trong trường hợp cụt chi, đứt động mạch):

- Đặt garo thay cho cầm máu bằng tay.

- Đặt garo phía trên vết thương khoảng 3 – 4cm.

- Quấn gạc bông xung quanh để lót da trước khi đặt garo.

- Quấn chặt 3 vòng dây cao su, tới vòng thứ 4 đặt vòng dây còn lại vào vòng cuối để giữ garo (quấn vừa đủ không chảy máu là đạt).

- Không có dây garo thì dùng vải hoặc khăn tay gập vào buộc xung quanh chi, sau đó lồng que vào xoắn lại đến khi cầm máu là được.

- Băng vết thương như xử lý vết thương .

- Cố định tạm thời: nếu vết thương ở chi dưới thì buộc hai chi vào nhau; nếu vết thương ở chi trên, treo lên cổ.

- Sau đó ghi vào phiếu garo: Tên, tuổi, giờ đặt garo đính vào người nạn nhân.

·* Chú ý: sau 30-45 phút nới lỏng garo 1 lần.

8. CẦM MÁU BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG

·Các bước tiến hành:

- Dùng thuốc sát khuẩn xung quanh vết thương đi từ trong ra ngoài, nếu các chi bị thương thì nâng cao lên để đở chảy máu.

- Đặt gạt bông che kín vết thương.

- Quấn băng trên bông gạc (không quấn quá chặt).

- Nếu băng ép để cầm máu phải quấn chặt.

- Phải đến cơ sở y tế để tiêm phòng uốn ván.

8.1. Đối với vết cắt, vết xướt

- Nếu vết cắt và vết xướt nông, thì đầu tiên phải cầm máu và rửa sạch bằng xà phòng và nước. Sau đó lau sạch và che phủ chúng bằng một miếng băng.

- Người cấp cứu phải rửa tay sạch sẽ, không được chạm ngón tay vào vết thương hở cũng như vào phần gạc sẽ đắp trực tiếp lên vết thương.

- Các vết xướt nhẹ không nghiêm trọng, nhưng nó thường dễ có nguy cơ nhiễm trùng hơn. Tất cả các vết xướt, vết cắt đều phải đến cơ sở y tế tiêm phòng uốn ván.

- Nếu một vết thương cũ hoặc chỗ đau có dấu hiệu nhiễm trùng (sưng, ngã màu, đau) thì phải được điều trị bởi nhân viên y tế có trình độ chuyên môn.

8.2. Băng đầu

- Đầu bị vỡ chảy máu hoặc lòi óc ra ngoài, dùng kéo cắt tóc xung quanh vết thương, cắt từ trong ra ngoài.

- Lấy vết bẩn xung quanh vết thương (không đụng vào não).

- Nếu chảy máu nhiều phải dùng băng ép cầm máu: Đặt gạc bông lên trên vết thương, dùng băng quấn bên ngoài, quấn quanh đầu 1 vòng rồi thắt lại bên đối diện vết thương, sau đó kéo hai đầu băng cáng ra buộc chặt lại (chú ý không thắc nút trên vết thương).

- Nếu bị lột da đầu, phải lấy nguyên da úp vào như cũ rồi băng.

·* Cách 1:

·


- Đặt gạc bông lên vết thương, dùng băng hình tam giác băng kín.

- Vắt đỉnh băng ra sau gáy, kéo hai đầu băng ra sau gáy thắt chặt 01 nút vào nền sọ rồi kéo hai đầu băng về phía trước cuộn chặt lại.

·

·

·* Cách 2

·


- Bắt đầu băng từ trên tai phải, qua trán, phía trên tai trái, phía dưới xương chẩm về vị trí ban đầu và băng thêm 1 vòng nữa như trên;

- Lần thứ 2 khi vòng đến giữa trán thì gấp băng lại, ngón cái và ngón trỏ tay trái giữ lấy, đưa băng qua đỉnh đầu tới xương chẩm, nhờ nạn nhân hoặc người khác giữ giúp;

- Cứ thế băng từ trán xuống gáy rồi từ gáy lên trán, vòng sau đè lên vòng trước 1/2 cho đến khi băng kín cả đầu thì băng thêm 2 vòng quanh đầu như bước 1 để cố định.

- Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi cấp cứu 115.

8.3. Băng mắt

- Đặt băng gạc vô trùng lên mắt;

- Băng từ thái dương bên phải vòng qua phía trên tai trái, tới dưới chỗ phình xương chẩm trên tai phải về chỗ bắt đầu băng (băng 2 vòng như vậy);

- Lần 2 khi đến chỗ phình xương chẩm qua dưới tai phải, chếch lên che kín mắt phải, đưa mép băng qua sống mũi rồi lại qua trên thái dương đến chỗ phình xương chẩm;

- Cứ vòng sau đè lên vòng trước ở chỗ tai phải và chếch dần xuống phía trên thái dương cho đến khi băng kín mắt rồi băng thêm 2 vòng trên đầu để cố định;

- Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi cấp cứu 115.

- Nếu cả hai mắt bị tổn thương ta đặt gạc bông lên hai mắt rồi băng vòng tròn quanh hộp sọ.

8.4. Băng cằm

·Đặt gạc bông lên vết thương cằm, hàm, mặt, đặt băng lên trên gạc bông, kéo một đầu băng lên đỉnh đầu vòng xuống mang tai, kéo đầu kia lên, khi hai đầu băng gặp nhau thì bắt chéo hai đầu băng lại, 01 đầu vòng qua trán, một đầu vòng qua gáy, buộc chặt hai đầu băng lại.

8.5. Băng ngực, lưng

·Vết thương lồng ngực hở có tiết phì phò, để nạn nhân tư thế nửa nằm, nửa ngồi, sát khuẩn quanh vết thương, phủ gạc bông lên, băng ép bên ngoài thật kín, hết tiếng phì phò; hoặc dùng băng tam giác, đỉnh băng vắt qua vai, ở đáy băng gấp một đường viền 3cm, kéo hai đầu băng ra phía sau ôm lấy phần ngực, thắt gút lại để một đầu dài , đầu này buộc chặt với đỉnh băng tam giác . Nếu là vết thương lưng ta băng ngược lại, đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

8.6. Băng vết thương bụng

- Đối với vết thương lòi ruột:

·+ Tuyệt đối không được nhét ruột vào bụng, không được bôi thuốc sát khuẩn lên ruột, cấm cho nạn nhân ăn uống.

·+ Sát khuẩn quanh vết thương, dùng bát men tẩy khuẩn thật sạch úp kín vết thương, quấn băng giữ chặt bát úp lên thành bụng, đưa ngay đến bệnh viện.

- Đối với vết thương không bị lòi ruột:

·




Đặt gạc bông che kín vết thương, dùng băng cuộn bănglại, không cho nạn nhân ăn uống.

8.7. Băng vết thương gãy hở

·Cấm co, kéo làm đầu xương bị gảy tuộc vào trong, để nguyên như vậy, sát khuẩn quanh vết thương, băng lại sau đó dùng nẹp cố định lại và chuyển ngay đến bệnh viện.

8.8. Băng khuỷu tay, đầu gối

·




Sát khuẩn vết thương, đặt gạc bông lên vết thương, gấpnhẹ khuỷu tay hoặc khớp gối lại, đặt giữa băng và đầu mỏm khuỷu hoặc phía trướcđầu gối, quấn chéo các đầu băng vào nhau. Đầu trên quấn xuống phía khớp dưới,đầu dưới quấn lên phía trên khớp, cuốn vòng sau chồng lên 1/3 vòng trước theokiểu băng xoắn ốc thắt gút hai đầu băng lại.

8.9. Băng cẳng tay, cánh tay, đùi, cẳng chân

·Sát khuẩn quanh vết thương, đặt gạc bông sạch lên vết thương, dùng băng cuộn đặt lên trên gạc, băng cuốn theo hình xoắc ốc, vòng sau chồng lên 1/3 vòng trước, rồi thắc nút lại.

·

·

·

·

·

·

8.10. Băng bàn tay

·Sát khuẩn quanh vết thương, đặt gạc bông sạch lên vết thương, dùng băng cuộn băng từ đầu ngón tay, vòng sau chồng lên 1/3 vòng trước, cứ băng xoắc ốc như thế ngược lên, để ngón tay cái ra ngoài rồi bắt ngược lên cổ tay, cuốn một vòng ở cổ tay rồi buộc thắc nút lại.

·Vết thương trong lòng bàn tay: sát khuẩn vết thương, đặt nhiều băng gạc lên trên vết thương. Cho nạn nhân nắm tay lại để giữ gạc bông, dùng băng cuộn băng trùm lên nắm tay cả ngón cái rồi vòng lên cổ tay buộc chặt lại.

8.11. Băng ngón tay, ngón chân

·




Sát khuẩn quanh vết thương, đặt băng gạc lên vếtthương, dùng băng cuộn vòng xoắc ốc vòng ra sau đè lên 1/3 vòng trước, băng kínđầu ngón tay rồi buộc lại.

·

8.12. Băng cầm máu vết thương động mạnh hoặc cụt chi

·Nếu máu đỏ chảy ra như cắt tiết gà là tổn thương động mạch, hoặc nếu chi bụt cụt ta phải buộc garô. Đặt ga rô trên vết thương khoảng 3 – 4cm, quấn vòng quanh băng gạc nơi định đặt ga rô để lót da, dùng dây cao su tròn hoặc to bản, nếu không có dùng dây vải, khăn tay cũng được, quấn 03 vòng, quấn chặt không cho máu chảy ra là được, đến vòng thứ 4 thắt nút dây lại, dùng que đủa luồn qua các vòng xoắn lại, buộc que cố định, đưa ngay đến bệnh viện.

·Chú ý: sau 30 – 45 phút nới lỏng ga rô một chút. Phải có phiếu đặt ga rô ghi rõ họ tên, thời gian đặt ga rô và vị trí đặt ga rô.

9. CỐ ĐỊNH XƯƠNG GÃY

9.1. Cách nhận biết người bị gảy xương

- Đau ở chỗ gãy, sưng to, bầm tím.

- Cử động hạn chế hoặc không cử động được.

- Có thể chi bị gãy biến dạng so với bên lành.

- Có thể đầu xương gãy nhô lên.

9.2. Nguyên tắc bất động

- Cấm co kéo chỗ gãy xương, để nguyên hiện trạng đó mà bất động.

- Nẹp phải cứng đủ độ dài bất động, ít nhất bằng xương bị gãy.

- Nẹp phải sạch sẽ, bên trong quấn bông, bên ngoài quấn vải mềm (chú ý đầu nẹp), đặt bông vào vị trí các đầu xương gồ ghề.

- Nẹp phải buộc chắc chắn vào phần trên và phần dưới vị trí bị gãy trước.

- Trường hợp không có nẹp ta dùng que cứng, cành cây hoặc quyển báo, bìa cactong cứng.

- Không được chuyển nạn nhân khi chưa cố định.

- Nếu bị gãy hở, phải xử lý vết thương xong mới được cố định.

· Gãy xương cánh tay Gãy xương cẳng tay

·

·

11. CỐ ĐỊNH GÃY XƯƠNG CHI DƯỚI

·Gãy xương cẳng chân

·Gãy xương đùi

·

12. VẬN CHUYỂN BỆNH NHÂN

12.1. Quy định chung

- Nạn nhân phải được sơ cứu xong.

- Phải vận chuyển êm ái, nhẹ nhàng.

- Nạn nhân bị thương nặng..., bị choáng không được vận chuyển, phải gọi xe cấp cứu đến ngay.

12.2. Cán thương

·Gồm cán bạt, võng, cánh cửa, ván gỗ hoặc có thể dùng chõng tre.

12.3.




Đặtnạn nhân lên cán

·

- Không đặt tay vào vết thương.

- Nạn nhân bị gãy cột sống, vỡ đầu, gãy chân, vết thương lồng ngực phải có ít nhất 3 người nhất lên cán:

o Một người đỡ đầu.

o Một người nâng thân.

o




Một người nâng chi dưới.

·(Chi dưới gãy thì một tay đỡ phần trên, một tay đỡ phần chi dưới chỗ gãy)

·

12.4. Tư thế nạn nhân nằm trên cán

- Thường nằm thẳng, hai tay buông xuôi, chân duỗi thẳng.

- Bệnh nhân chảy máu nặng, choáng nằm đầu hơi thấp.

- Vết thương sọ não, hàm mặt, bị mê man nằm đầu nghiên sang một bên, đầu kê gối.

- Vết thương ở bụng kê ngực cao hơn, hai đùi gấp nhẹ.

- Vết thương lồng ngực để nạn nhân nửa nằm, nửa ngồi hoặc kê đầu và vai cao lên.

12.5. Khiêng cán

- Hai hoặc bốn người.

- Phải giữ cán thường xuyên cân bằng, cấm đi đều bước làm cán lắc lư.

- Khi lên dốc người đi trước cầm tay cán, người đi sau nâng cán lên.

- Khi xuống dốc người đi xuống nâng cán lên, người đi sau hạ cán xuống cho thăng bằng.

·


·


13. CẤP CỨU SAY NÓNG, SAY NẮNG

·- Thường xảy ra khi cơ thể không thải được nhiệt (tích nhiệt) còn gọi là tăng thân nhiệt cấp hoặc tăng thân nhiệt đột ngột.

·- Nguyên nhân là nhiệt độ không khí quá nóng, bức xạ nhiệt mạnh, độ ẩm cao, ít gió, quá trình thải nhiệt qua đường mồ hôi bị cản trở, cơ thể tích nhiệt nóng lên tới 30 – 40oC, có thể còn cao hơn nữa.

·- Nếu bị choáng nhiệt tức là nạn nhân bị rất nặng, biểu hiện nhiệt độ cơ thể tăng tới 41 oC. Mạch nhanh đến 140 lần/phút, thở nhanh, da xanh tái, có cảm giác rét, huyết áp tụt, nạn nhân mê sảng, nói lảm nhảm, tri giác mất, hôn mê, co giật, có thể bị tử vong.

·Xử trí: Trong trường hợp này, đưa ngay nạn nhân ra nơi thoáng mát, cởi quần áo ngoài cho thoáng, quạt mát cho nạn nhân, chườm nước đá hoặc nước mát cho thân nhiệt hạ xuống, cho nạn nhân uống đủ nước như nước chè xanh, giải khát, nước hoa quả. Nếu có điều kiện cho thuốc trợ tim, trợ hô hấp. Nếu không đỡ, đưa ngay vào y tế nơi gần nhất.

·II. CẤP CỨU NGƯỜI BỊ TAI NẠN ĐIỆN TRÊN TRỤ ĐIỆN

·II.1. Cấp cứu người bị tai nạn điện trên trụ điện (Người thực hiện cấp cứu phải trang bị găng tay, giầy cách điện và quần áo bảo hộ lao động cách điện).

·1. Cô lập điện xung quanh nạn nhân: Người đầu tiên trước khi đến gần nạn nhân phải tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, để nạn nhân treo dọc trên trụ bởi dây da an toàn của nạn nhân (tốt nhất là cắt điện trên lưới).

· Đặt nạn nhân treo dọc theo trụ

·

· 2. Sử dụng phương pháp hô hấp nhân tạo

· Người tiến hành hô hấp nhân tạo đứng trên trụ với tư thế sát dưới nạn nhân và sau khi đã quàng dây da của mình qua trụ, tiến hành cấp cứu bằng cách đẩy nạn nhân lên phía trên để một chân của nạn nhân gác qua dây da an toàn của người cấp cứu và với vị trí người nạn nhân ở giữa trụ và cấp cứu (hình 32-5, hình 32-2, hình 32-10);

·Các dụng cụ cá nhân có thể cản trở việc cấp cứu hoặc gây tổn thương người cấp cứu phải tháo ra khỏi dây da của nạn nhân. Khi dây da an toàn của người cấp cứu được nâng đủ cao giữa hai chân của nạn nhân, lúc bấy giờ nạn nhân được giữ ở tư thế ngồi chàng hảng trên dây da của người cấp cứu (hình 32-2). Người cấp cứu bắt đầu tiến hành đặt nạn nhân ở vị trí thuận tiện cho việc cấp cứu. Dây da an toàn của nạn nhân vẫn được giữ ở vị trí quanh trụ và được sử dụng bởi người cấp cứu để giữ nạn nhân với tư thế thuận lợi cho việc cấp cứu. Dây da đó không được tháo ra hoặc cắt bỏ trừ khi đã đưa nạn nhân xuống đất.

·Miệng nạn nhân phải được xem xét đến, nó phải được làm sạch bằng các vật dụng bên ngoài, lưỡi nạn nhân phải được kéo về phía trước làm thông đường khí quản. Không được quên các chi tiết này. Đầu nạn nhân hơi đẩy ngã về phía trước.

· Người cấp cứu vòng 2 cánh tay mình qua bụng của nạn nhân (dưới cánh tay nạn nhân), đặt 2 tay trên bụng dưới nạn nhân, các ngón cái đặt dưới cạnh sườn phía dưới và những ngón tay chạm vào bụng (hình 32-2, hình 32-10).

· Bằng cách sử dụng 2 cánh tay và bàn tay, người cấp cứu ép bụng nạn nhân với động tác đẩy lên. Cuối chu trình, hai bàn tay của người cấp cứu vẫn dùng các ngón tay áp mạnh vào bụng dưới xương ức. Áp lực đè bấy giờ được nhả ra nhanh chóng và lặp đi lặp lại khoảng 12 đến 15 lần trong 1 phút, đến khi nạn nhân hồi tỉnh hoặc được đưa xuống đất.

·Nếu nạn nhân hồi tỉnh và có thể tự thở được, người cấp cứu phải giữ nạn nhân ở vị trí như cũ và có thể kiểm soát được cho đến khi cơn khủng hoảng trôi qua và nạn nhân trở lại bình thường. Người cấp cứu phải chuẩn bị chế ngự 2 tay của nạn nhân trong trường hợp có cơn khủng hoảng trong khi hoặc sau cấp cứu nếu gây cản trở việc cấp cứu. Việc hô hấp nhân tạo phải thực hiện tiếp tục ngay nếu nạn nhân lại ngừng thở.

·Nếu có thêm một công nhân khác, sẽ có thể đưa cả nạn nhân và người cấp cứu xuống đất mà không cản trở hoạt động cấp cứu nạn nhân nếu sắp xếp và sử dụng sợi dây thừng đúng cách.

·

· (Hình 32-2) (Hình 32-5) (Hình 32-10)

·

· Tư thế thổi ngạt trên trụ

·

·3. Đưa nạn nhân xuống đất

·Dùng loại dây thừng chịu lực có đường kính ít nhất 13mmm hoặc loại 18mm hoặc 20mm càng tốt. Dây thừng trước hết phải quàng qua đà nhưng không được quàng qua thanh chống đà hoặc qua các cạnh sắc hoặc qua một ròng rọc.

·

·4. Cách đặt nạn nhân xuống đất

·Khi nạn nhân đã được đưa xuống đất, nạn nhân phải được đặt nằm sấp ngay lập tức và thích hợp để tiến hành ngay phương pháp hô hấp nhân tạo bằng phương pháp nằm sấp nếu phương pháp này thích hợp. Lúc này nạn nhân phải được chăm sóc đặc biệt và nhất là luôn luôn giữ cho người được ấm. Khi đã chắc chắn việc hô hấp nhân tạo không còn cần thiết nữa, việc chăm sóc cho nạn nhân vẫn được tiến hành trừ khi có ý kiến của bác sĩ.

·II.2. Phương pháp dùng dây thừng đưa người bị điện giật từ trên trụ xuống đất (Phương pháp này phải có 3 người, 2 người trên trụ và 1 người ở dưới).

·1. Đặt một đoạn dây thừng đường kính 18mm, dài 25m ở trạng thái thõng xuống khoảng 1,5m qua một điểm tựa trên trụ như thanh đà đủ chịu được trọng lượng của nạn nhân (hình 25-55).

·(Hình 25-55)

·2. Cách khoảng 0,8m từ điểm đầu dây thừng đả được đặt thõng qua đà, thắt 2 gút quanh vòng D thứ nhất của dây da an toàn của nạn nhân (vòng D là chỗ móc dây quàng vào dây lưng của dây da an toàn; hình 25-56, 25-64A).

·Hình 25-56 Hình 25-64A

·3. Rồi thắt 2 gút nữa quanh vòng D thứ 2 của dây da an toàn chừa một khoản dây thừng dài khoảng 0,3m sau khi cột xong 2 vòng D của dây da an toàn (nút thắt cổ chó).

·4. Hình 25-58, 25-64, 25-64C chỗ cách cột đúng các gút với đoạn dây thừng thõng qua đà (đoạn dây dài 1,5m) qua 2 vòng D của dây da an toàn của nạn nhân.

·Hình 25-64C Hình 25-64 Hình 25-58

·5. Người cứu thứ 3, đứng dưới chân trụ phải nắm chắc sợi dây thừng nhưng không kéo mạnh (hình 25-59).

·Hình 25-59

·6. Người cứu thứ 2 ở trên trụ giữ chặt nạn nhân. Người cứu thứ nhất mở 1 móc dây quàng của dây da an toàn của nạn nhân ở vòng D thứ 2 và luồn từ trước ra sau qua háng của nạn nhân (hình 25-60).

· Hình 25-60

·7. Rồi luồng đầu dây quàng có móc khóa (sau khi vòng qua háng nạn nhân vòng lên) qua phần giữa của dây da rồi móc vào vòng D thứ 2 (hình 25-61).

·Hình 25-61

·8. Tháo phần thắt lưng của dây da an toàn của nạn nhân và tạo vị trí cột thắt ngang ngực nạn nhân ở vị trí nâng lên (hình 25-62, 25-64). Phần dây quàng của dây da đã tạo một chỗ ngồi cho nạn nhân để người công nhân đứng dưới chân trụ kéo căng dây luộc rồi từ từ hạ nạn nhân xuống đất (hình 25-63).

·9. Ngoài ra, có thể dùng dây thừng trực tiếp đưa nạn nhân từ cột xuống đất theo phương pháp của hình minh họa sau đây:

·

·10. Tiếp tục cấp cứu bằng phương pháp thích hợp và đưa đến bệnh viện gần nhất.

·III. CẤP CỨU NGƯỜI KHI BỊ TAI NẠN TRÊN TRỤ DO MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN KHÁC ĐIỆN GIẬT

·Khi đang làm việc trên cao, người công nhân không may bị điên giật, bị bệnh, bị chấn thương, bất tỉnh. Bạn phải biết cách cứu hộ, giúp đưa nạn nhân xuống đất an toàn. Để làm được điều đó bạn phải xác định được:

1. Khi nào nạn nhân cần giúp đỡ;

2. Động viên nạn nhân (nếu còn tỉnh);

3. Không chỉ trích, phê bình, chê bai nạn nhân;

4. Cấp cưu nạn nhân tạm thời trên cột (nếu cần thiết);

5. Phương pháp để đưa nạn nhân xuống đất;

A. Các bước cứu hộ nạn nhân trên cột.

- Đánh giá tình trạng nạn nhân;

- Có phương pháp bảo vệ chính mình;

- Trèo lên cột đến vị trí cần cứu hộ;

- Xác định mức độ chấn thương và làm những việc sau (nếu cần thiết):

·+ Sơ cứu nạn nhân;

·+ Giảm chấn thương cho nạn nhân;

·+ Đưa nạn nhân xuống đất;

·+ Tiếp tục chăm sóc nạn nhân;

·+ Gọi cấp cứu;

1. Đánh giá tình trạng nạn nhân:

·Khi phát hiện công nhân đang công tác trên cột có dấu hiệu bất thường ta gọi to tên họ. Nếu họ không trả lời, choáng váng hay bất tỉnh ta phải chuẩn bị sơ cứu họ.

·Chú ý:

- Khi gọi tên phải to, rõ ràng.

- Đánh giá tình trạng phải nhanh và chính xác.

2. Bảo vệ chính mình:

- Kiểm tra, xác định đường dây hoặc thiết bị đã được cắt điện (cô lập) hết không còn điện;

- Kiểm tra dụng cụ cá nhân như: dây đai an toàn, găng tay cách điện, dây thừng còn sử dụng tốt không...

3. Trèo lên cột đến vị trí cứu nạn nhân:

- Trèo lên cẩn thận và đúng quy định;

- Chọn vị trí đứng sao cho:

·+ Đảm bảo an toàn, chắc chắn cho bản thân;

·+ Dễ quan sát, dễ sơ cứu;

·+ Xác định rõ mức độ chấn thương;

·+ Sơ cứu nếu cần thiết

·+ Giảm chấn thương cho nạn nhân

4. Xác định mức độ chấn thương:

·Có thể xảy ra các trường hợp sau:

- Nạn nhân còn tỉnh;

- Nạn nhân bất tỉnh nhưng còn thở;

- Nạn nhân bất tỉnh, không còn thở, tim còn đập;

- Nạn nhân bất tỉnh, không còn thở và tim ngừngđập;

a. Nạn nhân còn tỉnh:

- Không chỉ trích, chê bai nạn nhân;

- Động viên tinh thần nạn nhân;

- Hướng dẫn hoặc giúp nạn nhân xuống cột;

- Sơ cứu nạn nhân dưới đất;

- Gọi cấp cứu (nếu cần) hoặc đưa nạn nhân đến bệnh viên;

b. Nạn nhân bất tỉnh nhưng còn thở:

- Quan sát nạn nhân cẩn thận, chú ý nạn nhân ngừng thở đột ngột;

- Đưa nạn nhân xuống đất;

- Sơ cứu dưới đất;

- Gọi cấp cứu;

c. Nạn nhân bất tỉnh, không còn thở:

- Khai thông đường thở;

- Thổi ngạt cho đến khi nạn nhân thở được hoặc có phản ứng;

- Nếu cần thiết sơ cứu trên cột (nếu có thể làm được);

- Đưa nạn nhân xuống đất nhưng chú ý nạn nhân ngừng thở đột ngột lại;

- Sơ cứu dưới đất;

- Gọi cấp cứu;

· Nếu sau vài lần thổi ngạt mà nạn nhân không có phản ứng hay không thở được thì làm các bước sau:

- Kiểm tra màu da nạn nhân;

- Kiểm tra sự giản nở đồng tử trong mắt nạn nhân;

· Nếu đồng tử co giãn và màu da còn tốt thì thổi ngạt tiếp tục cho đến khi nạn nhân thở được. Sau đó:

·+ Giúp nạn nhân xuống cột;

·+ Quan sát nạn nhân cẩn thận, chú ý nạn nhân có thể bị ngừng thở lại;

·+ Sơ cứu nạn nhân;

·+ Gọi cấp cứu.

·Nếu đồng tử không co giãn, màu da xấu, nạn nhân không còn thở và tim ngừng đập.

·+ Chuẩn bị đưa nạn nhân xuống ngay lập tức;

·+ Thổi ngạt 2 lần;

· Nếu cần thiết đấm mạnh hai lần vào ngực trái của nạn nhân để kích thích tim đập lại.

·+ Đưa nạn nhân xuống đất;

·+ Gọi cấp cứu;

B. Phương pháp đưa nạn nhân xuống đất.

·Với khẩu hiệu "Nhanh, An toàn, Đơn giản".

1. Dụng cụ:

·Dùng dây thừng có đường kính 12mm trở lên, có chiều dài đủ để đưa nạn nhân xuống đất.

2. Các bước chuẩn bị đưa nạn nhân xuống đất:

- Chọn vị trí mắc dây;

- Cột nạn nhân;

- Làm thẳng dây thừng;

- Giữ dây thừng chắc chắn;

- Cắt (tháo) dây đai an toàn của nạn nhân;

a. Chọn vị trí mắc dây:

·Vị trí mắc dây trên cánh xà hay thanh giằng cột điện sao cho:

- Không bị vướng khi đưa người xuống;

- Phía trên nạn nhân;

- Đảm bảo chắc chắn;

b. Cách mắc dây: có 2 cách sau:

- Cách 1: Lấy đầu dây thừng quấn 2 vòng vào thanh xà hay thanh giằng.

- Cách 2: Lấy đầu ngắn của dây thừng quấn 2 vòng vào phía giữ dây.

c. Buột nạn nhân: có 2 cách sau:

·Cách 1: gút thòng lọng 1 vòng 3 khóa.

·Vòng dây qua lòng ngực nạn nhân, buột vòng gút thòng lọng 1 vòng 3 khóa. Vị trí gút như sau:

- Gút phía trước ngực;

- Gút gần nách tay;

- Phía trên ngực

- Làm gọn đầu dây.

·Cách 2: Gút Triple Bowline

·Thắt gút từng bước như sau:

·Chý ý: Thắt gút thành 2 vòng lớn có đường kính khoảng 50cm, vòng nhỏ có đường kính khoảng 35cm. Để đầu dây thừa khoảng 1,5m.

·Cách treo người: Xỏ 2 chân người bị nạn vào 2 vòng lớn, vòng nhỏ tròng qua đầu đưa vào cổ. Dùng đầu dây thừa vòng qua lưng và rút vào dây treo (như hình sau)

d. Kéo căng dây thừng và giữ chặc dây thừng.

- Nếu có 1 người cứu thì dùng 2 tay kéo căng làm thẳng dây thừng trên cột, sau đó một tay giữ chặt đầu dây thừng.

- Nếu có 2 người cứu thì người đứng dưới đất sẽ làm.

e. Cắt (tháo) dây đai an toàn:

- Nếu có dụng cụ cắt dây (kéo, dao, rựa...) thì cắt dây đai an toàn của nạn nhân, cắt phía đối diện người đứng cứu.

- Nếu không có dụng cụ cắt dây thì phải tháo móc dây đai an toàn của nạn nhân.

·Trong trường hợp có 1 người cứu thì phải cố định đầu dây thừng chắc chắn trước khi tháo móc, để loại trừ trường hợp nạn nhân bị rơi xuống đất.

3. Đưa nạn nhân xuống đất:

a. Những vị trí không vướng mắc khi đưa nạn nhân từ trên cao xuống:

- Những vị trí không bị vướng khi đưa nạn nhân từ trên cao xuống như: trên cột BTLT, cột gỗ tròn, xà dưới trụ tháp thép, trên dây dẫn, chuỗi cách điện, trong lòng cột tháp thép không bị vướng bởi các thanh chống xoắn.

- Trong trường hợp cần thiết, cấp bách một người cứu hộ có thể đưa nạn nhân xuống đất. Người cứu hộ phải xem xét kỹ hướng đưa nạn nhân xuống.

- Cách thực hiện: một tay điều chỉnh hướng xuống và một tay thả dây thừng để đưa nạn nhân xuống.

b. Những vị trí vướng khi đưa nạn nhân từ trên cao xuống:

- Những trương hợp bị vướng khi đưa nạn nhân từ trên cao xuống thì cần phải có 2 người cứu hộ trở lên:

- Người trên cột phải xem xét kỹ để quyết định hướng đưa nạ nhân xuống. Trong lúc đưa nạn nhân xuống phải xuống theo nạn nhân để điều chỉnh hướng xuống và theo dõi tình trạng của nạn nhân.

- Người cứu hộ dưới đất phải thả dây thừng, điều chỉnh tốc đọn dưa nạn nhân xuống.

- Người trên cột và người dưới đất phải phối hợp nhịp nhàng, có những tín hiệu quy ước riêng, tránh để nạn nhân vướng vào các vật cản làm tổn thương nạn nhân.

- Chú ý: nếu nạn nhân còn tỉnh, đủ sức để trèo xuống thì người cứu phải thả dây thừng vừa lỏng để nạn nhân từ từ trèo xuống.

·Phân tích diễn biến, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm một số vụ TNLĐ liên quan tham khảo theo Chuyên đề 10.

·

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro