Phần 7

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

[...]

Nhưng đây mới chỉ là tạm thời xong. Còn lửa căm thù vẫn âm ỷ như đống giấm, hễ có cơn gió thổi là bùng lên ngay. Nó đã bùng lên ở ngoài phố lúc bọn học trò con Tây ở trường An-be Xa-rô (Albert Sarraut) mạt sát và đánh đập học trò Trường Bưởi (chúng tôi sẽ nói trong một mục sau). Nó bùng lên ở trong trường khi thực dân thống trị và tay sai khinh miệt những anh em học sinh nghèo.

Gần cuối năm 1918, có một anh học trò tên là B., ở năm thứ hai học rất giỏi, tính rất ngoan, nhưng nghèo quá không có cơm ăn áo mặc để theo học. Anh đã xin học bổng của nhà trường, nhưng đốc Muyx và Tây đồ không cho, khinh anh là dân cày nghèo đói và bảo anh “đi về cái nhà quê”. Anh định thôi học về quê chăn trâu cắt cỏ để độ thân. Các bạn học thấy vậy ai cũng mủi lòng, rủ nhau chung tiền để giúp anh tiền ăn, tiền trọ, tiền bút giấy ... nhưng sự giúp đỡ này không thể lâu dài được, vì các anh không có tiền thường xuyên.

Sang cuối năm 1918, nhà trường có Hiệu trưởng mới.

Ông Đon-na-điơ (Donnadieu) thay Đốc Muyx. Bà Đôn-na-điơ dạy Pháp văn ở trường. Bà này tỏ lòng yêu quý học sinh. Bà thường đế ý đến việc ăn ở của học trò, nên mấy anh đại biểu nắm ngay lấy dịp này để giúp các bạn nghèo giải quyết việc thiếu tiền ăn học. Anh trưởng nhóm cứu tế trình bày với bà Đôn tình cảnh anh B. và đề nghị bà xin hộ học bổng. Bà nhận lời và nói ngay với chồng. Ông Đôn cho biết đương giữa niên học không cấp học bổng được và hiến một kế là cứ để anh B. vào ăn trong trường cũng chẳng sao. Nhà trường có gần 300 người ăn, thêm một miệng nữa, chả có ảnh hưởng gì. Còn việc tổ chức và kế toán hợp pháp thì chúng ta "nhắm mắt" cả thôi. Thế là anh B. được vào ăn trong trường như một học sinh lưu trú. Mấy anh có nhiệm vụ săn sóc anh B. mời anh cùng ngồi một bàn ăn cho anh khỏi ngượng. Nhưng một Giám thị kiểm soát thấy anh lạ mặt, hỏi vặn anh và đòi xem giấy phép. Các anh ngồi cùng bàn trình bày trường hợp đặc biệt của anh, nhưng viên Giám thị không chịu và bắt anh phải ăn riêng một bàn ở cuối nhà ăn. Anh B. có vẻ buồn tủi đi ra cửa không ăn nữa. Những học sinh ngồi gần đấy đứng dậy phản đối thái độ của viên Giám thị này. Tin phản kháng lan ra khắp cả nhà ăn. Sau bữa cơm đa số anh em ở lại bàn định giúp tiền hàng tháng để trả tiền cơm cho anh B. Số tiền đóng hàng tháng thừa ra nhiều lắm. Do đó nẩy ra ý kiến lập Hội học sinh giúp đỡ lẫn nhau. Mấy anh phụ trách nhóm cứu tế nắm ngay cơ hội đem trình bày với bà giáo Đôn. Bà hứa sẽ hết sức giúp đỡ. Một Ban trù bị được thành lập, có đủ đại biểu các lớp đúng đầu là anh Trưởng ban cứu tế.

Nửa tháng sau, Ban trù bị tổ chức được buổi họp mặt của anh em học sinh toàn truờng để hô hào việc lập Hội học sinh tương tê Trường Bưởi [14]. Buổi họp mở ở khu vuờn rộng có cây to, có bãi cỏ, ngay bên bờ Hồ Tây. Anh em khuân tất cả bàn ghế trong lớp ra làm một cái "giảng đường" đồ sộ, trên có cây che, dưới có thảm cỏ trông thẳng ra Hồ Tây giập giờn sóng bạc. Thì ra quần chúng học sinh có một tiềm lực rất lớn. Họ làm được tất cả những việc mà họ quyết tâm làm với tinh thần hy sinh và đoàn kết. Họ mời được Hiệu trưởng, Giám học và tất cả Giáo sư ta và Tây. Có người không muốn đến vì là ngày chủ nhật, có người không thích đến vì không muốn dây vào việc của học sinh. Họ mời bằng được.

Lúc họp, anh Trưởng ban đứng lên đọc lời cảm tạ bằng tiếng Pháp và lời hiệu triệu bằng tiếng Việt khá dài, nói lên được ý nghĩa buổi họp và mục đích tương tế của học sinh, được toàn thể anh em hưởng ứng nhiệt liệt. Sự thành công này làm cho một số Giám thị và Giáo sư suy nghĩ. Họ không hiểu tại sao, vì đâu có sự đoàn kết nhất trí này.

Sau đó, Ban trù bị phát bản dự thảo điều lệ của Hội (in bằng thạch). Mấy hôm sau, Ban nhận được danh sách hội viên do các đại biêu lớp đưa đến. Tuyệt đại đa số học sinh xin vào hội, khoảng 600 người.

Một tuần sau, họp đại hội bầu Ban chấp hành. Anh Trưởng ban trù bị được bầu làm Hội trương vói 99% số phiếu. Các anh khác trong Ban trù bị cũng được bầu vào Ban chấp hành, ông Hiệu trưởng được mời làm Danh dự Hội trưởng, các Giáo sư làm Danh dự hội viên hoặc Tán trợ hội viên. Nhà trường cho mượn một phòng rộng làm trụ sở hội. Tiền ủng hộ thu được khá nhiều. Có Giáo sư đưa 10đ (bạc Đông Dương) bằng giá 3 tạ gạo. Tiền quỹ dùng trước hết là giả tiền ăn, tiền sách vở bút giấy cho anh B. và trợ cấp cho một số học sinh nghèo khác, mua khẩu phần tặng học sinh xuất sắc về tài và nhất là về đức (Năm ấy Hội có tặng một phần thưởng lớn về tình đoàn kết cho bạn bè (prix de camaraderie); cuối cùng là lập một tủ sách cho hội viên. Tủ sách gồm có sách của Hội mua bằng tiền quỹ, sách xin các Giáo sư, các phụ huynh học sinh và xin các nhà xuất bản.

Anh B. "con nuôi" của Hội rất phân khởi, học giỏi và đỗ cao. Tốt nghiệp xong, anh xin đi dạy học để lấy tiền giúp đỡ gia đình và đóng góp vào quỹ Hội. gọi là một chút cảm tạ Hội, nhưng Hội chỉ nhận tiền nguyệt liễm của anh mà thôi. Anh B. và gia đình anh nhớ mãi sự giúp đỡ của Hội.

Công việc của Hội học sinh tương tế có kết quả tốt nhất là có ảnh huởng sâu xa đến anh em trong trường và ngoài phố, nhưng Hội chỉ sống được 3 năm mà thôi, vì sau cuộc học sinh Trường Bưởi đánh nhau với học sinh trường Xa-rô thì Hội bị giải tán.

Chúng tôi tưởng cần nhắc lại cuộc đánh nhau này tuy nó xảy ra năm 1919, nhưng việc này chịu nhiều ảnh hưởng của Hội học sinh tương tế, do mấy anh trong Ban chấp hành cũ, lúc ấy đương học ở các trường cao đẳng, trực tiếp lãnh đạo.

[...]
______

( 14) Tiếng Pháp là Amicale des élèves du College du Protectorat. Chữ amicale không đúng chữ tương tế (assistance). Nhưng chúng tôi để vậy cho thuận tiện (NC).

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro