Chương 2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

        Nhìn Con, Mẹ Rơi Nước Mắt
  Con Nhìn Mẹ, Cảm Phục Mối Lương
                             Duyên
                                 ***

Quốc Khang trở về nhà thấy mẹ như vậy, chỉ kịp bế bà ngồi lên chiếc xe lăn, cũng không nghĩ gì nhiều, nồi cơm đã găm từ lúc sáng, chỉ có mỗi việc bật bếp ga nấu canh cùng kho món cá nữa là xong. Quốc Khang lúi húi kho kho, nấu nấu, một lúc thì xong, lúc quay lại thì thấy mẹ ngồi yên lặng, nhìn lên di ảnh của cha, thì bước đến bên cạnh và hỏi:
_ Me! Mẹ lại nhớ đến cha rồi sao? Con phục mẹ thật đó, một cô gái Hà thành lại vượt bao nhiêu cây số, vào cái đất miền Trung đầy nắng và gió này, để cùng với chàng trai xứ Quảng gieo con chữ. Nhưng mà thưa cô, cũng đã chính ngọ rồi, cần phải ăn cơm.
Quốc Khang nói xong liền kéo cái bàn, trên để cái nồi cơm điện, tô canh, đĩa cá, hai cái chén, đôi đũa, đến trước chiếc xe lăn. Quốc Khang vội vàng đơm cơm cho mẹ, thì bà nhìn đứa con trai của mình và nhẹ nhàng bảo:
_ Quốc Khang! Con hãy thay quần áo rồi ăn cơm. Các cụ có câu "nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm" cái nhà, cái bát còn như vậy, huống chi con người.
Quốc Khang nghe mẹ bảo như vậy mới cười xuề xòa.
_ Thưa mẹ! Con cũng quên khuấy mất, để con đi tắm, mẹ cứ dùng trước đi ạ.
_ Con cứ đi tắm đi, mẹ chờ được mà.
Quốc Khang bước nhanh vào nhà tắm, thay quần áo, dội những ca nước mát lạnh vào người. Quả thật mùa hè nóng nực, có những ca nước mát lạnh thì nhất, chỉ muốn ngâm mình mãi trong làn nước mát. Nhưng Quốc Khang bước nhanh, kẻo mẹ chờ cơm.
Một bữa cơm đạm bạc của hai mẹ con cũng không có gì, ngoài cơm trắng, cá kho, với món canh ở xứ này mới có. Một món canh mùa hè, khi nước sông Thạch Hãn cạn dần trong tiết trời nóng nực, thì người dân lại ra sông cào cái thứ đặc sản này, đó là con hến nhỏ, mà người dân ở nơi đây gọi là con chắt chắt. Chắt chắt hình dạng cũng giống như con hến, nhưng nhỏ hơn nhiều, vì thế bụng con chắt chắt không chứa nhiều bùn như con hến.
Chắt chắt ở nơi đâu cũng có, nhưng ở sông Thạch Hãn là ngon hơn cả, do sông Thạch Hãn nhiều cát và ít bùn hơn những con sông khác, vì thế khi nấu chắt chắt, nước ngọt và thanh, không như những vùng khác. Người ở đây nấu canh chắt chắt chẳng thêm thứ gì, cứ để nguyên bản, hoạ hoằn lắm mới thêm một chút bột ngọt, làm thêm chén muối gừng, ớt, giã nhuyễn là có một món canh giải nhiệt. Lúc trước, vào cái thời Quốc Khang còn bé, các cụ hay rang thêm bắp, rồi cho vào canh ăn thêm, nhưng nay lại ít dùng kiểu như vậy.
Lúc này, Quốc Khang làm một bát canh chắt chắt, còn bà lão bao nhiêu năm làm dâu xứ Quảng, nhưng vẫn giữ nếp người con gái Hà thành.
_ Ông! Xin mời ông xơi cơm với tôi và con.
Bà lão mời cơm ông lão xong, liền từ tốn ăn uống, chẳng hề vội vàng như Quốc Khang. Một bữa cơm đạm bạc, của những người lao động ở nơi miền quê này, cũng không có gì để kể, chỉ có điều Quốc Khang đang ăn, chợt nhớ đến cái thiệp mời lúc đi làm về được người kia đưa cho, mà cũng không kịp nhận ra đó là ai. Quốc Khang liền kể với mẹ.
_ Mẹ! Khi đi làm về có người đưa cái thiệp mời, mà không biết là ai? Mẹ có biết trong làng, trong họ nhà mình, có ai gần đám cưới không?
Bà lão lắc lắc đầu tỏ ý không biết. Quốc Khang mỉm cười nói:
_ Cứ lấy ra xem chắc biết.
Quốc Khang bước vào lấy trong túi áo ra cái thiệp mời. Cầm cái thiệp mời trên tay, Quốc Khang đọc nhỏ:
_ Thiệp mời họp lớp " Trường Phổ Thông Cơ Sở Triệu Lễ" cấp 1, 2. Người tổ chức Chu Long. Chủ tịch tập đoàn Chu thị.
Quốc Khang đọc xong liền cười bảo:
_ Mẹ! Là thiệp mời họp lớp, có mời cả mẹ nữa đây này.
Bà lão cầm lấy cái thiệp mời họp lớp, trên có in hình ngôi trường, mà bà, một cô gái Hà thành, đã theo chồng trở về gieo con chữ, cho những đứa trẻ ở nơi đây. "Trường Phổ Thông Cơ Sở Triệu Lễ" ngôi trường mà bà cùng chồng với bao đồng nghiệp đã vất vả từ buổi đầu khó khăn. Ngôi trường nằm gần những thửa ruộng, cạnh đồng, một thời gian nan, vất vả, nhưng lại đầy ước mơ, hi vọng cho những đứa trẻ ở nơi đây.
Quốc Khang nhìn thấy mẹ đang đưa tay xoa xoa lên cái tấm biển " Trường Phổ Thông Cơ Sở Triệu Lễ" mà mỉm cười bảo:
_ Mẹ! "Trường Phổ Thông Cơ Sở Triệu Lễ" chỉ còn lại là kí ức của mẹ và con mà thôi. Con có trở về đó nhìn xem, chẳng thấy còn một dấu vết gì cả, chỉ thấy những cây tràm hoa vàng đang nở hoa  mà thôi.
Lúc này, bà lão mới nói:
_ Quốc Khang! Chu Long giờ đây đã là chủ tịch của tập đoàn Chu thị rồi này. Mẹ nhớ ngày xưa hai đứa chơi thân với nhau, không những thế còn con Ái Vân, con của chú Thanh nữa.
Bà lão nói xong liền đưa mắt nhìn lên đi ảnh của chồng và nói nhỏ:
_ Phải chi ông đừng mất sớm, tôi không bị như thế này, thì Quốc Khang đâu thua kém gì chúng bạn, có khi con của mình còn hơn ông nhỉ?
Quốc Khang nghe mẹ nói như vậy thì bảo:
_ Mẹ lại thế nữa rồi, con giờ đây cũng có thua kém ai đâu, "nhìn lên thấy chẳng bằng ai, nhìn xuống lại thấy mấy ai bằng mình" vẫn sống nhăn răng, vẫn cười toe toét đó thôi.
Quốc Khang tuy nói như vậy, nhưng chợt nhớ đến Ái Vân, con của chú Thanh, cách đây mấy nhà. Quả thật lúc còn nhỏ, Quốc Khang, Chu Long, Ái Vân đồng tuổi, học chung trường, chung lớp. Ái Vân, Quốc Khang, gia đình có nét tương đồng, còn Chu Long khi đó có khó khăn hơn, vì con nhà nông, lại đông người, ngoài đi học, phải chăm em, giữ trâu bò. Ấy vậy mà giờ đây Chu Long đã là chủ tịch tập đoàn Chu thị, một tập đoàn lớn ở trong và ngoài nước. Nhưng người làm cho Quốc Khang có chút gì vương vấn là Ái Vân.
Ái Vân! Ái Vân!
Hai tiếng ấy, làm cho Quốc Khang nhớ đến cô bạn thân từ thủa thiếu thời, từ cái thời buộc tóc đuôi gà. Cô bạn có cái sống mũi cao, đôi mắt như nước hồ thu kia, cứ mỗi lúc muốn nhìn đôi mắt đó, là Quốc Khang lại véo mũi, rồi nhìn sâu vào đôi mắt của Ái Vân.
Ái Vân bị Quốc Khang véo mũi như muốn khóc, nhưng khi nghe Quốc Khang nói:
_ Ái Vân! Trong mắt của bạn mình nhìn thấy có một người?
Ái Vân nghe Quốc Khang nói như vậy, mới giương đôi mắt như nước hồ thu, ngơ ngác hỏi:
_ Quốc Khang! Bạn nhìn thấy gì trong mắt của mình kia chứ? Mắt của Ái Vân cũng như mắt của bao người, mắt của Ái Vân làm sao có người trong đó được, thế mà Quốc Khang lại nói?
Quốc Khang nghe Ái Vân hỏi như vậy, lắc lắc đầu bảo:
_ Không nói! Không nói cho Ái Vân biết đó, mình thấy trong đó có một người.
Ái Vân lúc này, cầm lấy tay của Quốc Khang và nài nỉ.
_ Quốc Khang! Bạn nói cho mình biết đi.
Quốc Khang vẫn lắc lắc đầu tỏ ý không muốn nói, thì có tiếng của Chu Long bảo:
_ Ái Vân! Bạn học cái gì cũng giỏi, chỉ có điều sao bạn không nghĩ, khi bạn nhìn Quốc Khang thì trong mắt của bạn có cái gì, chẳng phải là hình ảnh của Quốc Khang ở trong đó sao?
Ái Vân lúc này như đã hiểu, liền nói:
_ Quốc Khang! Thế thì sau này Ái Vân sẽ không thèm nhìn Quốc Khang nữa, khi đó thì trong mắt Ái Vân chẳng có hình ảnh của Quốc Khang.
Quốc Khang nghe vậy mới nói:
_ Như thế làm sao được? Cùng lắm là Quốc Khang không véo mũi Ái Vân nữa thôi.
Nhưng Ái Vân lại ghé vào tai Quốc Khang nói nhỏ:
_ Quốc Khang không muốn véo mũi của Ái Vân, nhưng Ái Vân sẽ nhớ mãi.
Thế mà giờ đây chuyện đó cũng đã qua mấy mươi năm.
Muốn biết sự thể ra sao? Xin mời mọi người xem chương sau sẽ rõ.

                       Hết chương 2

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro