Cổ nhân luận đàm 2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

16. Voi cũng trung

Đức Trần Hưng Đạo cưỡi voi đuổi Thoát Hoan và Ô mã nhi ra sông Bạch Đằng. Khi đến bờ sông Hoá Giang, nước cửa biển Thái Bình xuống kiệt (cạn), lòng sông bùn lầy, voi của ngài khoẻ và to quá, tới lòng sông, bị sa lầy, lấy rơm ván độn, khiêng mãi cũng không lên được, ngài bỏ voi lại, kéo quân đi bộ. Lúc ngài đi, con voi cứ trông theo ứa nước mắt, ngài ngoảnh lại trông thấy cũng đầm đìa giọt lệ, đang lúc thương tâm, ngài sực nghĩ ra, sợ rối lòng quân vội gạt lệ nói trấn áp rằng : « Ta thương con voi trung với nước nghĩa và có nghĩa với ta, chứ không phải sợ điềm bất tường đâu, hễ đứa nào còn nôn nao, trông thanh thần kiếm ta đây. » Quân sĩ dạ, kéo một mạch đến sông Bạch Đằng, bày thế trận thủy triều bắt được Ô mã nhi và Phàn Tiếp. Khi khải hoàn kéo quân về qua sông Hoá Giang, thấy nước thủy triều lên to, voi chìm đã lâu, ngài than thở và sai xây một con voi gạch ở bên sông để kỷ công. Ôi ! Thực là nước cờ thí tượng ăn xe.

17. Lòng quảng đại

Vua Lê Thái Tổ đánh Minh, tướng Minh là Vương Thông xin hàng, các người tâu xin giết đi để báo thù, vì họ làm nhiều điều độc ác. Ngài bảo rằng : « Phục thù báo oán là cái thù của một người, nhưng bản tâm người có nhân không muốn giết người bao giờ, vả người ta đã hàng mà lại giết còn giết đi thì không hay. Mình muốn hả cơn giận một lúc, mà chịu tiếng muôn đời giết kẻ hàng, sao bằng để muôn vạn người sống mà khỏi được cái mối chiến tranh về đời sau, tiếng thơm lưu thiên cổ » . Ngài không giết, lại cấp cho quân, thuyền, lương thảo, tha về nước.

18. Cái dũng của thánh nhân

Đức Khổng Tử qua Tống, người nước Khương đem quân vây ngài mấy vòng. Ngài bảo rằng : « Đi sông không sợ giảo long, là cái dũng của kẻ chài, đi rừng không sợ cọp, là cái dũng của kẻ săn, gươm kề cổ mà không sợ, là cái dũng của kẻ sĩ, gặp hoạn nạn to mà không sợ là cái dũng của thánh nhân. Ngươi phải biết cùng thông là thời mệnh. Mệnh ta là ở trời, ngươi chớ sợ » Quả nhiên tướng Khương vào xin lỗi ngài, nói là vây nhầm, tưởng ngài Dương Hổ, bèn rút quân lui.

( người hồi xưa idol khổng tử nên toàn để là đức, mình thì mình ko thích nên khó chịu af .__. Cơ bản là mấy cái này đọc chơi cho biết, chứ áp dụng thì cuộc đời coi như trắng phơi, đội sổ (((((: có nhiều đạo lý hồi xưa nó xàm vô cùng, đọc mà gai mắt. )

19. Tốt danh hơn lành áo

Ông Nguyễn Hiến, người nước Lỗ, học rộng tài cao, nhà nghèo mà vẫn vui vẻ. Một hôm ông Tử Cống đến chơi, ăn mặc lịch sự, vào nhà không lọt cửa, vì cửa hẹp quá, ông Hiến ăn mặc rách rưới ra đón bạn. Thấy vậy, ông Tử Cống than rằng : « Ối chao ôi ! Tiên sinh sao khốn vậy ? » Ông Hiến đáp : « Tôi nghe, không có của chỉ gọi là nghèo, học mà không làm được việc mới là khốn. Nay tôi nghèo, chớ không phải là khốn. Nếu theo thói đời a dua mà chơi với nhau, đi học thì vị người, dạy người thì vị mình, nhân nghĩa chẳng thấy đâu, chỉ thấy xe ngựa tốt, quần áo đẹp, thì tôi không nỡ làm như vậy. Tôi nay chỉ lấy sự thanh nhàn làm vui thú, dẫu vua đến cũng không bắt nổi là bày tôi, các ông hầu đến cũng không bắt nổi làm bạn được, sao bác lại bảo là khốn. » Ông Tử Cống tự thẹn mà ra về.

20. Vòng danh lợi

Vua Nghiêu nghe tiếng Hứa Du là người hiền đức, muốn truyền ngôi cho, mới đòi đến phán rằng : « Trẫm nghe nhà ngươi có đức lớn, muốn truyền ngôi cho ngươi, ngươi nên nối ngôi trẫm mà trị vì thiên hạ. » Hứa Du nghe nói tức cười, chạy một mạch xuống suối rửa tai mãi. Khi ấy Sào Phủ muốn đánh trâu xuống suối cho uống nước, thấy Hứa Du rửa tai mãi, mới hỏi vì cớ sao ? Hứa Du cười ngặt nghẹo mà bảo rằng : « Tại vua Nghiêu đòi tôi đến cho làm vua » . Sào Phủ vội vàng dắt trâu lên mãi xa trên dòng nước cho uống, và mình cũng rửa tai. Hứa Du ngạc nhiên hỏi cớ sao vậy ? Sào Phủ đáp : « Anh đi đâu để người ta biết anh, mà bắt anh làm vua được, ấy tại bụng anh hãy còn danh lợi. Nay anh rửa tai xuống đó tôi sợ trâu tôi uống nhầm dưới dòng nước mà ham danh lợi, nên tôi phải dắt lên trên dòng mà cho uống. » Hứa Du thẹn thùng mà chịu Sào Phủ là cao kiến hơn mình.

21. Đoàn mẫu

Đoàn Phát là dũng tướng của vua Lê Thái Tổ, thờ mẹ rất hiếu, trước có làm quan nhà Hồ, sau bị Lê Thiện dùng mẹo đánh bắt được ở đồn Tản Viên, chịu hàng vua Lê. Khi đó, đức Lê Thái Tổ đánh nhau với tướng Tàu là Trương Phụ và Hoàng Phúc, Đoàn Phát theo giúp vua Lê, lập nhiều công trạng to. Tướng Tàu muốn dụ Phát về hàng, mới đem quân vào Thuần Lộc bắt mẹ Phát, đem về Đông Đô. Lê Thiện bấm độn biết như vậy, mới sai Phát đem quân phục, chặn ở Thân Phù để đón mẹ. Quả nhiên tướng Tàu qua đó hờ hững bị quân phục đổ ra giết, Đoàn Phát phá cũi cứu mẹ ra, quỳ lạy, hỏi han, khóc lóc. Bà cụ chỉ cười ha hả mà bảo rằng : « Ta chết cũng thoả đời, ta chết cũng thoả đời. Ta đây dẫu sống chết kinh hãi mặc lòng, chẳng hề chột dạ, ta coi cái chết như không, mày làm sao nhát quá vậy ? trước kia mày thờ nhà Hồ, trọng bụng ta thường áy náy mãi. Nay gặp ông Lê Lợi là một vị thánh quân, ta cũng mừng cho mày. Ta tưởng hôm nay được ra Đông Đô, mắng cho Trương Phụ, Hoàng Phúc một phen, chết cũng sướng đời. Không ngờ gặp mày ngăn về, thế thì bụng ta sao được thỏa ». Rồi Phát lạy tạ, đưa mẹ về Nghĩa An ra mắt vua Lê Lợi. Lê Lợi khen rằng : « Lão mẫu thực là trung liệt, so với mẹ Vương Lương, Nguyên Trực ngày xưa, cũng không kém gì ! »

22. Lòng trung với bạn

Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần làm vua, một hôm ra cửa bể Độc Bộ Nam Định chơi, và đi tầm nã các con cháu nhà Trần giết sạch ; lại truyền dân xã, ai bắt được dòng dõi nhà Trần thì thưởng, ai giấu chứa, trị tội ba họ. Bấy giờ có Trần Kiểu là cháu vua Trần Anh Tôn, trốn nạn ở nhà Phan Thế Thúc, ở trại An Giang, huyện Đại An, Nam Định. Nghe tin Quý Ly tầm nã, giận lắm, mới sai mới người bạn thiết ở làng Nhân Trạch là Võ Duy Dương đến để bàn việc. Khi Dương đến, Kiểu khóc ầm lên, và xin bạn báo thù. Dương đáp : « Ngựa gặp Bá Nhạc, mới gầm hét khoe tài, người gặp tri kỉ mới liều thân báo đáp, nay Công tử ngỏ lời, tôi xin tận trung, dù chết cũng cam tâm ». Nói rồi từ tạ ra về. Một hôm dò biết Quý Ly sắp lên núi Thôi Ngôi vãng cảnh chùa, Dương liền dắt ngọn giáo dài, nấp trong bụi rậm trên núi chờ. Quý Ly vô tình lên núi, Dương nhảy xổ ra đâm một nhát vào mặt, không ngờ đâm trượt trên mũ. Quý Ly giật mình ngã quay xuống, võ sĩ đổ xô vào bắt được Dương. Quý Ly sai căng nọc khảo tấn, hỏi ai xúi mày làm như vậy ? Dương đáp : « Tao cốt báo thù cho con cháu nhà Trần, tức rằng không giết được mày, tiếc quá ! » Quý Ly hỏi : « Con cháu nhà Trần là ai ? » Dương đáp : « Trăm họ nước Nam, là con cháu nhà Trần cả, chứ ai ». Quý Ly sai đánh, máy chảy đầm đìa, hỏi đứa nào xúi mày ? Dương trợn mắt đáp rằng : « Trời xui tao giết đứa vô đạo, chớ ai xui ». Quý Ly sai lấy kiềm bẻ hết răng ; lại hỏi đứa nào xúi mày ? Dương cũng nhất định không xưng. Quý Ly sai chặt hết chân tay. Dương ngất người đi, tỉnh dậy bảo : « Mày tha tao ra, tao sẽ nói ». Quý Ly sai tha. Dương ngoảnh mặt về làng Tức Mặc lạy hai lạy, nói : « Tôi thề sống không giết được giặt, chết cũng xin làm quỷ dữ, mà ăn thịt thằng Quý Ly ».

Nói xong đập đầu vào đá, vỡ óc chết. Trần Kiểu nghe tin bạn như vậy, lăn khóc thảm thương, rồi trốn sang nước Lão Qua. Dòng dõi nhà Trần, còn sót lại từ đó.

23. Hạng Thác

Khổng Tử một hôm, đem các học trò theo ngồi trên xe đi chơi. Giữa đường gặp lũ trẻ con đang nô đùa, trọng bọn có một đứa trẻ mặt mũi khôi ngô, đứng im không đùa. Khổng Tử dừng xe lại hỏi : đứa trẻ sao không vui đùa ? Đứa trẻ đáp : « Đùa là vô ích, áo rách khó vá, trên buồn lòng cha mẹ, dưới xô đẩy với anh em, vừa nhọc mà không bổ ích, hay gì mà chơi, nên không chơi ». Nói xong cúi đầu nhặt ngối đắp nên một cái thành giữa đường. Khổng Tử mắng : « Sao mày không tránh xe ». Đứa trẻ đáp : « Từ xưa đến này xe phải tránh thành, có bao giờ thành lại phải tránh xe ». Khổng Tử xuống xe bảo rằng : « Mày hãy còn trẻ tuổi mà sao làm chuyện giả dối vậy ? » Đứa trẻ đáp : « Người sinh ba tuổi, đã biết có cha mẹ ; con thỏ sinh được ba ngày, đã biết chạy đi ; con cá sinh ba ngày, đã biết bơi nơi giang hồ, ấy là phép trời tự nhiên, sao lại bảo là giả dối được ». Khổng Tử hỏi : « Mày ở quê nào, tên gì, họ gì ? » Đứa trẻ đáp : « Tôi họ Hạng tên Thác, quê ở Phiên Hương ». Khổng Tử nói : « Ta muốn đem mày đi chơi, bằng lòng chăng ? » Thác nói : « Tôi còn cha già, còn ở nhà phải thờ phụng ; tôi còn mẹ hiền, còn ở nhà phải kính nuôi ; tôi có anh hiền, còn ở nhà phải kính thuận ; tôi có em ngu, còn ở nhà phải dạy bảo ; tôi có thầy học, còn ở nhà phải học tập, không thể đi chơi được ». Khổng Tử nói : « Trong xe ta, có 32 con cờ, mày đánh cờ với tao, bằng lòng không ? » Thác nói : « Thiên tử mà cờ bạc thì bốn bể không yên ; chư hầu mà cờ bạc thì loạn cương kỷ, học trò mà cờ bạc thì bài vở sao nhãng ; tiểu nhân mà cờ bạc thì nhà cửa bần bách ; nô tì mà cờ bạc thì phải đòn vọt ; làm ruộng mà cờ bạc thì cầy cấy mất mùa, vậy thì tôi không thể chơi với ngài được ». Khổng Tử nói : « Tao với mày muốn ra bình thiên hạ, ý mày thế nào ? » Thác đáp : « Thiên hạ thì bình làm sao được, có núi cao, có sông hồ, có Vương hầu, có tôi tớ. Núi cao mà bình thì chim muông ở vào đâu ? Sông hồ mà bình thì cá dải ở vào đâu ? Vương hầu mà bình thì dân trong vào đâu ? Tôi tớ mà bình thì lấy ai sai khiến ? Thế thì bình làm sao được ? » Khổng Tử hỏi : « Thế mày có biết lửa nào là không có khói, nước nào mà không có cá, núi nào không đá, cây nào không cành, người nào không vợ, vợ nào không chồng, trâu nào không sừng, ngựa nào không vó, đực nào không cái, cái nào không đực, thế nào là quân tử, thế nào là tiểu nhân, thế nào là không đủ, thế nào là thừa, thành nào không chợ, người nào không chữ ? » thác đáp : « Lửa đom đóm không có khói, nước giếng không có cá, núi đất không đá, cây khô không cành, người tiên không vợ, ngọc nữ không chồng, trâu đất không sừng, ngựa gỗ không vó, đực góa không cái, cái góa không đực, hiền gọi quân tử, ngu gọi tiểu nhân, ngày đông không đủ, ngày hạ có thừa, thành vua không chợ, kẻ dốt không chữ. » Khổng Tử lại hỏi : « Mày có biết trời đất thế nào là kỷ cương, âm dương, thế nào là chung thủy, đâu là tả, đâu là hữu, đâu là trong, đâu là ngoài, ai là cha, ai là mẹ, ai là chồng, ai là vợ, gió tự đâu mà lại, mưa tự đâu mà tới, mây tự đâu mà ra, sương tự đâu mà bốc, trời đất xoay vần bao nhiêu dặm ? ». Thác đáp : « Chín chín tám mươi mốt, là kỷ cương trời đất ; tám chín bảy mươi hai, là âm dương chung thủy ; trời là cha, đất là mẹ, mặt trời là chồng, mặt trăng là vợ, đông là tả, tây là hữu, trong là trong, ngoài là ngoài, gió tự hang mà lại, mưa tự mây mà đến, mây tự núi bể mà ra, sương tự đất mà bốc, trời đất xoay có vần có nghìn nghìn vạn vạn dặm, biết đâu mà kể ». Khổng Tử lại hỏi : « Mày bảo cha mẹ thân hay vợ chồng thân ? » Thác nói : « Cha mẹ thân hơn vợ chồng. » Khổng Tử nói : « Vợ chồng sống chung cùng chăn, chết cùng huyệt, sao lại bảo cha mẹ thân hơn ? » Thác nói : « Người không vợ như xe không bánh. Không bánh bảo làm thì được bánh ; vợ chết lại lấy, lại có vợ, gái ngoan tất tìm chồng đảm, một xóm 10 nhà, tất có nhà khá ; 3 cửa sổ, 6 rèm treo, không bằng một ánh sáng cửa lớn ; muôn sao sáng không bằng một trăng sáng, công đức cha mẹ, sao lại không thân ? » Khổng Tử khen rằng : « Đây quả thực là người hiền, thực là người hiền ! » Thác nói : « Thưa ngài, ngài hỏi tôi điều chi, tôi đều trả lời hết, nay tôi muốn hỏi lại ngài một điều, xin ngài chỉ bảo : Ngỗng, vịt tại sao lại nổi ; hồng nhạn tại sao mà kêu to, tùng bách tại sao mà đến mùa đông lại xanh ? » Khổng Tử đáp : « Ngỗng vịt nổi là chân vuông, hồng nhạn kêu to là cổ dài, tùng bách đông xanh là tại ruột đặc. » Thác nói : « Ngài dạy sai, không phải, thế con cá, con dải, chân vuông đâu mà cũng nổi, con cóc con ễnh ương, cổ dài đâu mà cũng kêu to, cây tre cây trúc ruột đặc đâu mà cũng đông xanh. » Rồi lại hỏi rằng : « Thưa ngài, trên trời nhay nháy có bao nhiêu sao ? » Khổng Tử nói : « Hãy cứ nói việc dưới đất, biết đâu việc trên trời ». Thác nói : « Vâng thế thì dưới đất nhung nhúc có bao nhiêu nhà ? » Khổng Tử nói : « Hãy nói chuyện trước mắt, việc gì nói những việc đâu đâu ». Thác nói : « Vâng, thế thì trước mắt ngài đây, trên mi tôi có bao nhiêu lông mày ? » Khổng Tử cười mà không đáp, ngoảnh lại bảo các học trò rằng : « Hậu sinh khả úy ». Rồi ngài lên xe đi.

( khổng tử chỉ là 1 thằng cha xạo sự, ăn hiếp con nít, so đo vs con nít cho là mình tài hơn, gặp tui là tui : ông là ai ? tui ko biết ông ! ông đi ra đi ! ((= )

24. Bá Nha, Tử Kỳ

Chung Tử Kỳ ở đời xuân thu, sành nghề đàn, một hôm Bá Nha gảy đàn bụng nghĩ trên núi, thì Tử Kỳ khen : « Đàn nghe chót vót như núi cao ». Bá Nha lại nghĩ dưới sông, Kỳ lại khen rằng : « Đàn nghe cuồn cuộn như nước chảy ». Đến khi Tử Kỳ chết, Bá Nha đập đàn, bức dây, từ đó thề không đàn nữa, mà bảo rằng : « Trong thiên hạ không còn có ai là kẻ tri âm mà nghe được đàn ta được nữa ». Ôi ! Bá Nha mất Tử Kỳ, thế giới thực là một nơi sa mạc.


25. Việt Thường

Đời Hùng Vương nước ta, Việt Thường đem đồ cống sang nhà Chu bên Tàu, ông Chu Công hỏi Sứ giả rằng : « Người Giao Chỉ ngươi, tại sao lại để tóc vắn, vẽ mình, đầu trần, chân không, răng đen ? » Sứ đáp : « Để tóc vắn cho tiện vào rừng, vẽ mình để tránh thuồng luồng, chân không cho tiện trèo cây, đầu trần cho đỡ nực, nhai dầu để cho ô uế nên răng đen. » Vậy ta ngày nay để tóc vắn ấy là tồn cổ chớ không phải là văn minh, và xưa chính người mình mặc quần áo vắn, chẽn, chớ không lụng thụng như bây giờ, chít khăn mặc áo lòa xòa như vậy, là bắt chước người Tầu, lâu thành tục quen.

26. Nợ Liễu Thăng

Nguyên trước vua Lê Thái Tổ nước ta, đánh nhà Minh, đuổi quân Tàu, có chém chết Đại tướng Minh là Liễu Thăng. Khi giảng hoà, nộp cống, người Minh vẫn bắt đúc người vàng sang nộp, trải đến nhà Mạc, nhà Lê Trung Hưng, triều nào cũng phải vẫn giữ lệ đó, lại còn bắt đem cống cả mấy chum nước giếng Cổ Loa để rửa hạt châu. Sau đến lượt chúa Trịnh sai quan Thượng Thư Nguyễn Công Hãn sang sứ, thì ông Hãn xin chúa cứ bãi phăng cái lệ nộp người vàng, và mấy chum nước giếng thì ông lấy nước suối cho vào đem sang Tàu cống. Khi đó bên Tàu nhà Thanh đã đánh đổ nhà Minh rồi. Sang đến nơi, vua Thanh hỏi ông Hãn người vàng đâu? Ông đáp : « Liễu Thăng là tướng nhà Minh, bây giờ là nhà Thanh thống thuộc muôn nước, nay cứ khư khư theo thói đòi hối lộ như người Minh trước, thì kích khuyến sao được người sau? Vua Thanh sai lấy nước giếng rửa thử hạt trai không thấy sáng, hỏi ông, ông đáp : « Bởi đi lâu ngày, nên nước biến mùi như vậy. » Vì ông cãi lẽ thế, nên từ đó hai cái lệ cống đó mới bãi đi được.


27. Lê Tuấn Mậu

Ông Mậu làm quan Thượng Thư triều Lê. Khi còn nhỏ ông rất chăm học, ăn rất khoẻ, mỗi ngày ăn hết năm đấu gạo, học suốt năm canh. Ông vào hầu vua thường thấy Mạc Đăng Dung, chỉ xuất thân là anh đánh vật mà được vua yêu dùng, cho làm quan to. Ông tâu với vua Lê rằng : « Đăng Dung xuất thân hèn hạ mà được cầm quyền lớn, tôi coi nó có tướng làm phản, xin bệ hạ nên giữ mình, chớ cho ở gần. » Rồi ông nhiếc Đăng Dung rằng : « Ngươi chớ có cậy là vật khoẻ, dây ta không thèm đó thôi. » Đăng Dung tức lắm, xin vua cho phép vật. Ông hăng hái xin vâng ngay, búi tóc độn kim, cởi áo vào vật, chỉ một keo là Đăng Dung ngã quay xuống đất, ông chẹn ngay vào cổ họng, nói to lên rằng: « Giết được thằng này, tuyệt được cái lo về sau, là ở keo vật này đây. » Vua thấy thế Đăng Dung nguy, vội xuống ngai bắt ông phải buông ra. Ông tức mình cáo quan về nhà. Sau quả nhiên Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lên làm vua, cho mời ông ra làm quan, để thu phục nhân tâm ; ông giả vờ làm ra tật thông manh, sai người dắt vào triều. Đăng Dung mừng lắm. Ông nói là thông manh, xin phép cho đến gần vua để chiêm cận. Khi đến ngai vàng, ông nhổ ngay vào mặt Đăng Dung, trợn mắt mắng rằng : « Thằng phản quốc kia, giết vua cướp nước, dẫu chó heo cũng không thèm ăn lộc của mày, nữa là tao, đường đường một vị Lê thần, lại thèm làm bầy tôi mày hay sao ? ». Nói xong đập đầu chết. Đăng Dung thương là trung nghĩa, thảo sắc phong tặng, cho rước về làng, đến nửa đường sét đánh cháy tờ sắc.


28. Lữ Bất Vi

Dị nhân là công tử nước Tần, bị nước Triệu bắt giữ làm con tin. Một hôm ra chợ chơi, gặp một người lái buôn là Lữ Bất Vi, Vi xem tướng biết sau có thể làm đến Hoàng Đế, vội xếp đồ hàng lại về hỏi cha rằng: « Làm ruộng thì lời mấy bội ? » Cha đáp : « Thập bội ? ». Vi lại hỏi : « Thế còn lập vua định nước, tôi nay muốn buôn một vị đế vương, thì lời mấy bội ? ». Người cha ngạc nhiên bảo : « Nếu con mà làm được thế thì lời không biết đâu mà nói. » Vi liền phí nghìn vàng, tiêu hết gia tài, lại lập kế ép gả cả vợ đã có mang ba tháng cho Dị nhân, rồi sang Tần luồn lọt lo được đến đánh tráo Dị nhân ở Triệu về làm vua nước Tần, Lữ Bất Vi được phong làm Thừa Tướng, được phép mang gươm lên điện, ra vào cung tự do, sau lại nối lập con vua là Tử Chánh tức là Tần Thủy Hoàng lên ngôi. Thủy Hoàng tức là con Lã Bất Vi, việc kín đó duy có một mình duy biết. Nguyên nhà Tần họ Doanh, vì vậy đời sau có câu : Tần dĩ Lữ diệt Doanh là chuyện này vậy. Xem câu chuyện này thực Lã Bất Vi gian hùng có một, và là bác lái buôn khác hết mọi kẻ xưa nay.


[ Cái này làm nhớ phim cỗ máy vượt thời gian, cổ thiên lạc version xD ]


29. Hàn Tín nhập Bao Trung

Hàn Tín là một người văn võ kiêm toàn, trí cả tài to. Khi hàn vi chưa gặp vận còn phải bị thằng đồ tể ngoài chợ làm nhục bắt luồn chôn, khi đói rét còn phải xin bát cơm bà Siếu mẫu, khi theo Hạng Võ thì làm một tên quân cầm kích. Ôi ! Anh hùng mai một, ai kẻ biết dùng ! Khi đó Hán Cao Tổ còn núp ở Bao Trung, định chờ Trương Lương đi khắp thiên hạ tìm lấy một người phá Sở Dại nguyên soái để đánh Hạng Võ. Trương Lương tìm được Hàn Tín biết là người có thể đương nổi chức ấy, mới lập kế bán gươm mà giáp được Hàn Tín, nói cho bội Sở quy Hán, và giao bức giác thư làm tin, để khi vào Bao Trung thì cứ đưa cái thư đó ra, sẽ được trọng dụng ngay. Đường vào Bao Trung núi non chồng chất hiểm trở, Hàn Tín một người một ngựa, lận suối trèo non, trốn Sở vào Bao Trung, phần sợ quân đuổi theo bắt về, phần không thuộc đường, phần thì núi non hiểm trở, giữa rừng hỏi thăm đường phải gạt nước mắt giết tiều phu, gian nan siết kể, vào được đến nơi, thấy phong cảnh Hớn Trung thực là Nghiêu thiên Thuấn nhật, y quan văn vật, phong cảnh đua tươi, lân la tìm đến quán chiêu hiền, ngoài quán có treo bản văn hiểu dụ dân rằng :

1. Hiểu binh pháp, thông thao lược, dùng làm nguyên Soái.

2. Sức khỏe muôn người khôn địch, dùng làm Tiên Phong.

3. Võ nghệ siêu quần, sai đâu được đấy, dùng làm Táng Kị.

4. Biết thiên văn, thời vận, dùng làm Táng Hoạch.

5. Biết địa lý, kiểu thế, dùng làm Hướng Dạo.

6. Công bình, chính trực, dùng làm ký lục.

7. Biết cơ liệu, quyền biến, cho dự quân tình.

8. Có tài ăn nói, biện bác, dùng làm thuyết khách.

9. Tính toán giỏi, dùng làm thư ký.

10. Chữ nghĩa nhiều, vấn đáp được, dùng làm bác sĩ.

11. Làm thuốc hay, dùng làm quốc thủ.

12. Nhanh nhẹn, thám thính giỏi, dùng làm Tế Tác.

13. Biết chưởng quản lương tiền, dùng làm Cấp Ngân Quỹ.

« Ai biết điều nào, cứ vào quán, khai tên họ, không luận sang hèn, sẽ khảo hạch, xét thực có tài, sẽ tùy tài trượng dụng. »

Xem xong Hàn Tín nghĩ rằng : « Nếu mình vào mà đưa ngay cái giác thơ của Trương Lương ra thì là nhờ tay người, hèn lắm, âu là giấu phắt ngay đi, đem tài học mình phô bày cho họ sợ đã, rồi sau ta sẽ đưa giác thơ ra mới là cao kiến. » Khi vào tới nơi, ra mắt Dằng Công Hạ Hầu Anh và Thừa Tướng Tiêu Hà, nói nhiều câu rất hùng hồn rằng : « Tôi ở nước Sở, Hạng Vương chẳng biết dùng, nên phải bỏ chỗ tối tìm chỗ sáng, dốc chí lập công, chẳng nề thiên sơn vạn thủy tới đây, xét trong 13 điều đăng bản còn thiếu một diều là : tài gồm văn võ, học chót thế gian, ra là võ, vào là văn, chấn trung nguyên, an quê hạ, đánh đâu được đấy, lấy thiên hạ như giở bàn tay, vậy tôi đến xin đăng vào điều đó. » Hai ông nghe nói cả kinh, hỏi đến lục thao tam lược, Hàn Tín đọc vanh vách không sai một chữ. Hai ông đứng dậy vái mà xin hỏi đạo làm tướng. Hàn Tín đáp : « Những người làm tướng đời nay chỉ biết binh pháp, mà không biết dùng, tuy thuộc sách Tôn, Ngô mà cũng hão, binh phải biết thay đổi mà dùng mới được : xưa có một người chế được thứ thuốc xoa vào tay, mùa rét không biết lạnh, nhờ thuốc đó mà làm nghề giặt vải trên sông phát tài, sau có người khách mua 100 lạng vàng bài thuốc đó, qua nước Ngô chơi, gặp khi mùa lạnh, nước Việt đem quân đánh nước Ngô, quân Ngô rét quá, người khách dâng bài thuốc đó để quân Ngô xoa tay mà đánh giặc, quân Ngô không lạnh nữa, đánh có một trận mà quân Việt thua, người khách được cất làm quan to. Xem đó thì biết cũng là một bài thuốc, thế mà ở người thợ giặt thì chỉ là cho đỡ lạnh mà giặt thuê, dùng vào việc quân thì lại đuổi được giặc, vậy thì đạo làm tướng không những là thuộc binh thư, mà còn phải biết dùng binh mới được. Phải thuộc thi thư, biết việc nên hư, tường thiên văn, thông địa lý, không đâu là không biết không hiểu. Vả chăng làm tướng là người giữ tính mạng cho ba quân, nước nhà có an nguy, quan hệ lớn lao. Làm tướng phải có 5 tài, bỏ 10 lỗi. 5 tài là ; trí, nhân, tính, dũng, trung. Trí, thì không loạn ; nhân phải thương người ; tính, thì chẳng lỗi hẹn ; dũng, thì chẳng nên phạm ; trung, thì chẳng hai lòng. Còn 10 lỗi là ; có dũng mà coi chết như không, có việc gấp mà lòng vội, liệu hay mà ham lợi, có nhân mà chẳng nỡ giết, có trí mà chẳng biết sợ, có tính mà hay tin lầm, có trong sạch mà chẳng thương người, có mưu mà lòng đa nghi, có cứng mà hay ỷ mình, có mềm yếu mà ưa dùng người. Làm tướng mà có 10 lỗi đó thì không được, cho nên làm tướng phải có đủ 5 tài, và bỏ 10 điều lỗi đó, ấy mới gọi là trong thiên hạ vô địch. Đời nay mà làm tướng, chỉ có mưu mà không dũng, ỷ mình giỏi mà chẳng dung người, ngoài thì cung kính mà trong thì khinh để, khoe mình ngôi sáng mà chê kẻ thấp hèn, có tính kiêu ngạo, sợ hổ với kẻ dưới, khoe sự giỏi của mình mà giấu điều hay của người, giấu sự xấu của mình mà phô sự xấu của người, ấy là mấy mối tệ của đạo làm tướng, nhiều người vẫn thế, nên làm tướng không hay là vì vậy. Chẳng dám nói khoe, như tôi mà làm tướng, thì thực là noi theo binh pháp xưa, ít ai biết được, lấy văn mà dùng, lấy võ mà sửa, lấy tĩnh mà giữ, lấy động mà phát, binh chưa ra thì êm như non như núi, binh ra rồi thì như biển như sông, biến hóa càn khôn, hiệu lệnh như sấm sét, thưởng phạt như bốn mùa, mưu chước như quỷ thần, mất mà hay còn, thác mà hay sống, yếu nên mạnh, mềm nên cứng, chuyển nguy thành an, chuyển họa thành phước, cơ biến không chừng, quyết thắng ngàn dặm, từ trời, đất, trong, ngoài, không chỗ nào sai sót, đông đến 10 muôn 100 muôn, cũng phân biệt được, giết giặc đo bằng thước bằng phân, ngày làm đêm, đêm làm ngày, không chỗ nào mà chẳng gồm, có khuôn phép, theo việc mà nên, tột chỗ nhiệm mầu, thông hiểu việc xưa, thuần thục việc nhâm độn, định lễ an nguy, quyết cơ thắng bại, có quyền vận dụng mà giấu cái trí vô cùng, rõ việc âm dương, phân đường sanh khắc, rồi mới lấy nhân mà dùng, lấy lễ mà lập, lấy dũng mà chế, lấy tính mà nên, như vậy mới Là Y Doãn của Thành Thang, Phó Duyệt của Võ Dinh, Tử Nha nơi Vị Thủy, Nhạc Nghị tại Yên Sang, ấy là đạo làm tướng của tôi, tích trữ đã lâu ngày nay tôi bỏ Sở theo Hán, đặng lo lập công lao, khác nào như Bá Lý Hề, bỏ nước Ngu về Tần, vì Tần biết dùng Lý Hề, nên đặng nghiệp bá, xưa nay người hiền chẳng hề vô ích trong nước bao giờ ; chỉ tại nơi vua, biết dùng cùng chẳng biết dùng mà thôi ; lúc tôi ở Sở, bao phen hiến kế bày mưu, mà Hạng Vương chẳng biết dùng, nay tôi quy Hán, nếu Hán Vương mà biết dùng, tôi tình nguyện thống lãnh binh quyền, đánh Sở, lấy tam Tần, thâu lục quốc, lấy đất hàm dương, như trở tay, song tôi e các ngài chẳng muốn tiến cử, mà Hán Vương chẳng muốn dùng đó mà thôi. » Hầu Anh và Tiêu Hà nghe xong khiếp đảm tinh thần, vội đưa Hàn Tín vào dâng Hán Vương. Hán Vương vận hỏi Hàn Tín muôn lời, thử thách muôn lẽ, biết là người kỳ tài mà trọng dụng. Lúc đó Hàn Tín mới đưa giác thư của Trương Lương ra, vua tôi mới ngã ngửa người, chịu Hàn Tín là bậc cao trí, rồi đăng đàn bái tướng, rước Hàn Tín lên chức Phá Sở Nguyên Nhung, thống lãnh hết binh quyền trong nước đánh Sở, nên được nghiệp Dế, gồm thâu thiên hạ, gây dựng 800 năm cơ nghiệp, đều nhờ một tay Hàn Tín. Xem đó Hàn Tín là một bực tài trí có thừa, khi tiến thân không nhờ là giác thư Trương Lương tiến cử, tự mình biết giữ phẩm giá cao kỳ.



30. Tiếng cười đổ quán

Vua U Vương nhà Châu yêu quý nàng Bao Tự đến nỗi để Bao Tự cướp ngôi Chánh Hậu mà Bao Tự cũng chưa được vui lòng. Cả ngày không cười bao giờ. Vua truyền hễ ai làm cho Hoàng Hậu cười được một tiếng sẽ thưởng cho nghìn cân vàng. Còn Bao Tự chỉ cả ngày thích nghe tiếng xé lụa roẹt roẹt, mỗi ngày cung nga xé đến 100 tấm lụa bên tai, mà cũng không vui cười. Sau có quan nịnh thần là Quách Thạnh Phú dâng kế rằng: « Tại núi Ly sơn có 10 cái phong hỏa đài, và có mấy mươi cái trống rất lớn, nguyên của các Tiên Vương đặt ra, phòng khi giặc Tây Nhung, hoặc có chuyện gì cần cấp, sẽ đốt đài ấy lên, lửa khói thấu trời, nổi trống lên như sấm, cho các chư hầu hay mà đem binh đến cứu, đã bao lâu nay chưa bao giờ dùng tới, Bệ Hạ nên cùng với Hoàng Hậu ngự tới đó, bày tiệc yến vui chơi, rồi sai đốt đài, đánh trống, binh các chư hầu tất phải hấp tấp đến ngay, đến nơi không có giặc dã chi, lại lủi thủi mà về, chắc là Chánh Hậu phải tức cười. » U Vương nghe lời, đến tối cùng Bao Tự ngự ra Ly Cung rồi đang đêm sai đốt Hỏa Dài và nổi trống, lửa cháy đỏ trời, trống vang dậy đất, các chư hầu lục tục kéo binh đến. Tới nơi chỉ thấy trên lầu vua cùng Bao Tự đang yến tiệc. Các chư hầu đều tưng hửng nhìn nhau rồi lại dẹp cờ quốn trống đâu về đấy. Bao Tự trên lầu ngó xuống, thấy các chư hầu hấp kéo đến lại hồng hộc kéo về, bây giờ mới cười một tiếng dài. U Vương mừng nói : « Nay được Ai Khanh cười một tiếng, xem càng sinh tốt muôn phần, hả lòng trẫm quá, ấy là nhờ sức Thạch Phủ đó. » Rồi lấy ngàn vàng mà thuỏng Phủ. Đến nay có câu, ngàn vàng mua một tiếng cười là từ tích này. Mấy năm sau có Nhung Chúa đem binh đánh. Vua U Vương phải bỏ cả cung điện chạy, đốt hỏa đài lên chẳng ai đến cả, đến nỗi U Vương mất nước bị giết chết, ấy cũng vì một tiếng cười của Bao Tự mà nước mất nhà tan.

[con nhỏ bao tự này bị khùng hay gì?]

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro