Vấn đề 17: quy trình xin phép tổ chức họp báo và quy trình đăng ký phát hành QC.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Vấn đề 17: Căn cứ vào Luật BC, Luật QC và các văn bản PL khác có liên quan, em hãy nêu quy trình xin phép tổ chức họp báo và quy trình đăng ký phát hành quảng cáo.

Trả lời:

Theo Bộ thông tin và truyền thông, quy trình xin phép họp báo và đăng ký phát hành quảng cáo được thực hiện theo trình tự sau:

v Xin phép họp báo

Trình tự thực hiện:

Cơ quan, tổ chức gửi công văn đề nghị được phép họp báo hoặc có văn bản thông báo đến Cục Báo chí.

- Đối với tổ chức trong nước: Tổ chức ở Trung ương gửi công văn đề nghị được phép họp báo.

- Đối với cơ quan đại diện nước ngoài: Cơ quan đại diện nước ngoài (cơ quan đại diện Ngoại giao; cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế liên Chính phủ tại Việt Nam) gửi thông báo bằng văn bản đến Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông; đồng thông báo cho Bộ Ngoại giao.

- Các đoàn đại biểu nước ngoài thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội hoặc Bộ Ngoại giao được thực hiện theo chương trình của Đoàn. Cơ quan chủ quản Việt Nam có trách nhiệm thông báo cho Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông để phối hợp quản lý.

- Các Đoàn đại biểu nước ngoài thăm Việt Nam theo lời mời của các cơ quan Việt Nam khác, cơ quan chủ quản Việt Nam có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại Cục Báo chí

- Thông qua hệ thống bưu chính.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Cơ quan, tổ chức có văn bản xin phép hoặc văn bản thông báo, ghi rõ:

+ Nội dung họp báo;

+ Ngày, giờ họp báo;

+ Địa điểm;

+ Thành phần tham dự;

+ Người chủ trì, chức danh của người chủ trì.

+ Các chi tiết khác có liên quan: trưng bày tài liệu, hiện vật...

-Hai (02) thư mời gửi Sở Thông tin và Truyền thông đến tham dự buổi họp báo.

-Giấy chứng nhận pháp nhân

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) bản chính.

Thời hạn giải quyết:

- Đối với cơ quan đại diện nước ngoài, cơ quan nước ngoài: sau 24 giờ kể từ khi nhận được văn bản xin phép, Cục Báo chí có văn bản trả lời; nếu không có ý kiến thì việc họp báo coi như được chấp nhận.

- Đối với trong nước: Tổ chức muốn họp báo phải báo trước bằng văn bản chậm nhất là 24 tiếng đồng hồ trước khi họp báo. Việc họp báo chỉ được tổ chức khi cơ quan quản lý nhà nước về báo chí đồng ý bằng văn bản trong thời hạn chậm nhất là 6 tiếng đồng hồ trước khi họp báo.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Cục Báo chí

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Báo chí.

- Cơ quan phối hơp (nếu có): Bộ Ngoại Giao

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận

Lệ phí (nếu có): Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm): Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Nội dung họp báo phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và mục đích của tổ chức đó.

- Không vi phạm các quy định tại Điều 10 Luật Báo chí.

- Phải báo trước bằng văn bản chậm nhất là 24 tiếng đồng hồ trước khi họp báo (đối với trong nước).

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí;

- Nghị định 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí;

- Nghị định 67/CP ngày 31/10/1996 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên nước ngoài, các cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.

- Thông tư liên bộ số 84/TTLB-VHTT-NG ngày 31/12/1996 của Bộ Văn hóa - Thông tin - Ngoại giao hướng dẫn thi hành Quy chế quản lý hoạt động thông tin báo chí của phóng viên nước ngoài, các cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.

v Đăng ký phát hàng quảng cáo

Cụ thể là thủ tục cấp giấy phép thực hiện quảng cáo trên băng rôn, phương tiện giao thông, vật phát quang, vật thể trên không, dưới nước đối với hàng hoá, dịch vụ trong lĩnh vực y tế bao gồm: dịch vụ khám, chữa bệnh, trang thiết bị y tế, mỹ phẩm, thực phẩm, phụ gia

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân làm thủ tục đề nghị cấp giấy thực hiện quảng cáo chuẩn bị hồ sơ theo quy định.

Bước 2:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận 1 cửa, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

- Bộ phận 1 cửa nhận hồ sơ, kiểm tra (hồ sơ hợp lệ thì nhận, không hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung) và chuyển cho phòng Nghiệp vụ Văn hoá xử lý hồ sơ, gửi các văn bản quy định cho Sở Y tế.

- Sau khi có giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo của Sở Y tế, Phòng Nghiệp vụ Văn hoá hoàn tất thủ tục, trình Giám đốc ký Giấy phép và trả kết quả cho bộ phận 1 cửa.

Bước 3: Tổ chức, cá nhân nhận Giấy phép thực hiện quảng cáo. ​

Cách thức thực hiện: Tại bộ phận 1 cửa, Sở VH,TT-DL.

Thành phần hồ sơ:

+ Đơn xin cấp giấy phép thực hiện quảng cáo (có mẫu).

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức hoặc cá nhân xin cấp giấy phép thực hiện quảng cáo;

+ Bản sao giấy tờ chứng minh sự phù hợp của hàng hoá với tiêu chuẩn và kỹ thuật theo quy định của pháp luật về chất lượng hàng hoá;

+ Mẫu (makét) sản phẩm quảng cáo in mầu có chữ ký của cá nhân xin phép thực hiện quảng cáo hoặc có đóng dấu nếu người xin phép là tổ chức (2 bản).

+ Đối với quảng cáo về khám, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài; của các cơ sở có thầy thuốc nước ngoài trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh bằng y học hiện đại, y học cổ truyền, giải phẫu thẩm mỹ, phục hồi chức năng có cơ sở trên địa bàn phải có bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề còn hiệu lực do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp.

+ Đối với quảng cáo trang thiết bị y tế của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thiết bị y tế có vốn đầu tư nước ngoài; thiết bị y tế nhập khẩu thiết bị y tế của các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có bản sao các tài liệu về kỹ thuật (nếu là tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt) do nhà sản xuất ban hành đã được cơ quan quản lý trang thiết bị y tế nước sản xuất chấp nhận hoặc cấp phép lưu hành.

+ Đối với quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm không thuộc quy định tại tiết a điểm 1.5 khoản 1, mục II thông tư này (đối với quảng cáo thuốc dùng cho người: vắc xin, sinh phẩm y tế, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế; thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có giấy tiếp nhận hồ sơ quảng cáo của các cơ quan thuộc Bộ Y tế) phải có bản sao tiêu chuẩn cơ sở và Giấy tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ quan y tế có thẩm quyền.

+ Đối với quảng cáo mỹ phẩm sản xuất trong nước phải có bản sao Phiếu tiếp nhận bản công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá và bản công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá. Đối với mỹ phẩm nhập khẩu phải có bản sao Giấy phép lưu hành mỹ phẩm và hồ sơ đăng ký lưu hành mỹ phẩm của các cơ quan y tế có thẩm quyền.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Lệ phí: Có

+ Theo thông tư số 154/2009/TT-BTC ngày 30/7/2009 của Bộ tài chính.

+ Trường hợp cấp gia hạn giấy phép thực hiện quảng cáo thu bằng 50% mức lệ phí tương ứng nêu trên.


Căn cứ pháp lý:

Pháp lệnh Quảng cáo ngày 16/11/2001 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

+ Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13/3/2003 của Chính phủ.

+ Thông tư số 43/2003/TT-BVHTT ngày 17/7/2003 của Bộ trưởng Bộ VHTT (nay là Bộ VH, TT-DL).

+ Thông tư số 79/2005/TT-BVHTT ngày 8/12/2005 của Bộ trưởng Bộ VHTT (nay là Bộ VH, TT-DL).

+ Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT/BVHTT-BYT-BNN-BXD ngày 28/2/2007.

+ Thông tư số 154/2009/TT-BTC, ngày 30/7/2009 Bộ Tài chính

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro