Vấn đề 18: Vấn đề mối quan hệ giữa báo chí, PR và quảng cáo.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Vấn đề 18: Vấn đề mối quan hệ giữa báo chí, PR và quảng cáo. Em hãy nêu các ví dụ về quản lý mối quan hệ giữa nhà báo và người làm PR và quảng cáo.

Trả lời:

Mối quan hệ giữa quan hệ công chúng và báo chí: PR là cầu nối giữa báo chí và doanh nghiệp, hay nói cách khác đó là mối quan hệ cộng sinh.

PR (quan hệ công chúng) là cầu nối, là tiếng nói của DN đối với báo chí. Báo chí giúp PR đưa thông tin đến với công chúng và ngược lại PR cũng mang đến cho báo chí những thông tin quan trọng của DN một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, để mối quan hệ này trở nên đúng nghĩa và truyền tải kịp thời những thông tin hữu ích, trung thực tới độc giả, đòi hỏi sự chuyên nghiệp và công tâm của cả hai bên.

Loại hình

BC

PR

Nhiệm vụ

Đưa tin;CC thông tin trên các phương tiện TTĐC

Tạo ra thông tin;CC thông tin thông qua nhiều hoạt động.

Mục đích

Phục vụ lợi ích quốc gia, dân tộc, công chúng...

Lấy lòng cc vì lợi ích riêng của cty, tổ chức

MQH 2 chiều

Là 1 kênh thông tin quan trọng của PR

Là 1 nguồn thông tin quan trọng của BC

Đánh giá hiệu quả

Đưa thông tin độc lập, khách quan và có chọn lọc

Giành nhiều cơ hội xuất hiện trên BC

- Là mqh ko thể thiếu trog lĩnh vực quản bá thương hiệu, tạo dựng dư luận, thông tin đến khách hàng với hiệu quả cao, chi phí thấp;

- PR fai làm cho nhà báo hiểu rõ cv của mình;

- PR cần đi sâu vào hoạt động thực chất hơn là chú trong đầu tư cho quan hệ;

- BC cần có những tin bài phản ánh đúng bản chất sự kiện hay sản phẩm chứ không phải các thông cáo báo chí.

- BC tạo mqh tốt với PR là cần thiết nhưng luôn cần 1 sự cảnh giác.

Nếu công việc của phóng viên, báo chí là "viết lách" thì một phần công việc của PR cũng là "viết lách".Họ cũng phải "lách" như thế nào đó để bảo đảm có tin mà bạn đọc quan tâm, đồng thời công ty và khách hàng của họ được biết đến.

PR là nghề lấy lòng công chúng cho những mục đích riêng của một công ty, tổ chức.Muốn lấy lòng công chúng, trước hết phải lấy lòng báo chí hoặc qua mặt báo chí hoặc cả hai. Một cuộc khảo sát trong giới doanh nghiệp cho thấy "có quan hệ tốt" với báo chí và cơ quan chức năng là yếu tố được mong đợi hàng đầu. Nhưng báo chí có một sứ mạng khác: phục vụ lợi ích quốc gia/dân tộc của công chúng.

PR cung cấp thông tin cho công chúng thông qua các tin tức gửi cho các cơ quan báo chí, còn các cơ quan báo chí lại tìm thấy ở những công ty PR nguyên liệu thô cho tin tức, hay các bài báo. PR và báo chí sẽ cần có một mối quan hệ tương hỗ tay trong tay và thực sự tin tưởng lẫn nhau. Đây là chìa khóa dẫn đến thành công

Nhưng trong bất cứ tình huống nào, nhà báo cũng không thể dễ dãi với PR. Công chúng cần những tin bài phản ánh đúng bản chất sự kiện hay sản phẩm, chứ không phải các thông cáo báo chí - họ cần nhà báo để xác minh những thông tin này. Tạo mối quan hệ tốt với PR có thể là một điều cần thiết nhưng luôn cần một sự cảnh giác cao độ.Chỉ như thế, giới PR mới thật tâm tôn trọng báo chí và làm việc một cách cẩn trọng, có trách nhiệm hơn.

Trách nhiệm của người làm PR trong mối quan hệ với báo chí

Thứ nhà báo cần ở người làm PR và gắn kết người làm PR với nhà báo đó chính là: THÔNG TIN. Chính bởi vậy, việc đáp ứng được nhu cầu thông tin cho các nhà báo, cung cấp cho nhà báo những thông tin có giá trị sẽ giúp người làm PR tạo dựng được mối quan hệ tốt với báo chí.

Để thực hiện tốt vai trò cầu nối giữa DN và báo chí đòi hỏi người làm PR đích thực cũng cần phải có tác phong làm chuyên nghiệp, có sự công tâm. Mỗi khi nhận được đơn hàng truyền thông của DN, người làm PR cần nghiên cứu và kiểm tra rất kĩ những thông tin mà phía DN cung cấp. Lợi nhuận rất cần nhưng đạo đức trong kinh doanh luôn phải có trong mỗi người làm PR.

Ngoài ra, người làm PR cần phát huy vai trò cầu nối, tạo điều kiện thuận lợi cho báo chí trong việc xác minh nguồn tin từ phía DN một cách nhanh chóng, trung thực; giúp DN phản hồi, kết nối trong xử lí nguồn tin trên báo chí, đặc biệt là khi DN bị "khủng hoảng" cần sự cứu nguy từ cơ quan báo chí.


Mối quan hệ PR với quảng cáo

PR và Quảng cáo là hoạt động bộ phận của marketing hỗn hợp. Cả PR và quảng cáo đều là những loại hình hoạt động thông tin, cùng sử dụng các biện pháp tác động vào đối tượng thông qua việc cung cấp thông tin, song chúng hướng đến những mục đích khác nhau. Mục tiêu cuối cùng của quảng cáo là lợi nhuận, còn mục tiêu cao nhất của PR là tạo dựng sự hiểu biết lẫn nhau, sự ủng hộ và những mối quan hệ có lợi.

PR có mục đích phần nào giống quảng cáo nhưng không phải quảng cáo.

Thứ nhất, trong quảng cáo, thông điệp gửi đi được kiểm soát dễ dàng (một tổ chức/ doanh nghiệp có quyền quyết định thời điểm, nội dung và cách thức thông điệp quảng cáo được phát đến công chúng); còn trong PR, người ta phải lệ thuộc báo chí, phải làm sao để nhà báo đăng tải những thông tin mình cần gửi đến công chúng.

Thứ hai, quảng cáo được công chúng nhìn nhận như là một hoạt động tự quảng bá - còn trong PR, khi thông điệp xuất hiện trên báo đài, nó mang giá trị đáng tin cậy hơn rất nhiều.

PR giúp thuyết phục người mua và ít tốn kém hơn là quảng cáo. PR gián tiếp kích thích khách hàng nhằm tăng nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ, tăng uy tín cho đơn vị kinh doanh bằng cách đưa ra các tin tức có ý nghĩa thương mại về hàng hóa, doanh nghiệp trên các ấn phẩm, các phương tiện thông tin đại chúng một cách thuận lợi và miễn phí. Trong khi quảng cáo "phải trả tiền", vì nhà xản xuất phải chi trả cho tất cả các quảng cáo của họ xuất hiện trên PTTTĐC.


Mối quan hệ giữa PR, Quảng cáo và báo chí


PR và Quảng cáo rất hay nhầm lẫn với nhau, vì đều là hoạt động thông tin. Cả PR và quảng cáo đều cần có sự hỗ trợ của báo chí để truyền tải thông tin, báo chí là kênh để PR và Quảng cáo quảng bá cho doanh nghiệp, sản phẩm. Tuy nhiên, PR lệ thuộc vào báo chí nhiều hơn, ngược lại, PR cũng là nguồn thông tin của báo chí.Mặt khác, quảng cáo mang tính "phải trả tiền" vì vậy quảng cáo dễ dàng xuất hiện trên báo chí hơn và truyền tải thông điệp một cách trực tiếp.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro