Chương 1: Nói chuyện với nhà tài trợ (Part 1)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Hưng Yên, ngày 17 tháng 6 năm 2008 

"Chào em! Tôi đã biết em là ai và rất muốn được giúp đỡ trong thời gian em đi học." 

Tôi đang đi với tâm trạng hân hoan khi nghĩ về những điều tươi đẹp đang đợi mình phía trước, thì bị một âm thanh yếu ớt kéo ngược lại phía sau. Những bước đi chầm chậm lại mau, sau đó thì ngừng hẳn khi tôi không chắc rằng dòng tin nhắn đang đập vào mắt tôi là có thật. Tôi cho rằng, rất có thể do bị hoa mắt mà tôi nhìn thành ra như vậy. Để xác nhận lại suy nghĩ ấy, tôi lấy tay nhoay nhoay cả hai mắt. Trước khi đặt kính cận dày gần 5 đi-ốp về vị trí cũ, tôi kéo cả vạt áo blouse lau qua những vết loang lổ. Khi trở lại dòng tin nhắn, mặc dù vẫn không chắc chắn nó có thật nhưng lần này chúng nhảy nhót trước tôi. Qua số điện thoại lạ có đầu 0168... và khoảng thời gian chừng năm phút từ khi dòng tin chuyển tới, tôi nhận định có thể đây là một trò chơi cần tới sự có mặt của hai người. Tôi quay ngược quay xuôi đi tìm câu trả lời và bởi không tài nào biết được chủ nhân của dòng tin nhắn là ai trong số những người công nhân đang có mặt trong xưởng sản xuất sơn nước. Do đang vội nên tôi tạm thời bỏ qua.

Đối lập với bầu không khí sôi động ngoài xưởng cuối ngày làm việc, con đường trước mặt tôi lại khá là yên ắng và khi phóng tầm mắt ra xa, khu văn phòng với tòa nhà điều hành hai tầng cũng không kém phần yên ắng ấy. Nhận thấy có đi về phòng làm việc cũng chẳng có gì thú vị trong lúc này cả và cả vì lúc trước chưa nhìn kỹ được số điện thoại lạ, rồi cả dòng tin nhắn vẫn chưa hiểu rõ ràng về nội dung của nó được cho lắm nên tôi lại quyết định mở dòng tin nhắn vừa rồi ra. Sau khi xem lại nó lần hai tôi chỉ đáp lại khoảng thời gian dài người bên kia im lặng kể từ khi chuyển tin nhắn tới một ý nghĩ: "Ai vậy nhỉ?"Rồi lại tiếp tục bước đi. Lần này, để không nghĩ tới dòng tin nhắn vừa rồi, tôi cố gắng dành sự quan tâm tới những gì đang diễn ra bên ngoài thay vì những gì đang diễn ra trong xưởng sản xuất sơn nước cuối ngày làm việc.

Qua mường tượng, tôi thấy vài đám mây đang lững thững trôi trước khi tìm về nơi chốn ngủ. Những chú chim sẻ rủ nhau bay chuyền từ ngọn cây này sang ngọn cây khác trên đoạn đường từ xưởng ra phía ngoài nhà để xe gần đường quốc lộ 5. Tiếng xe chạy. Tiếng nước chảy róc rách trên sông rẽ vào những thửa ruộng ngoài đồng. Tiếng gà trống giờ này chưa gáy mà tôi ngỡ là đã gáy. Tiếng gió lay lay những chiếc lá. Tiếng cười của đám công nhân tổ rửa thùng như muốn hòa chung vào tiếng khóc của chị tổ trưởng vì không tài nào bảo được chúng nhanh tay. Giờ này chúng vẫn còn loay hoay với những câu chuyện phiếm. Tiếng máy móc chầm chậm quay. Một ngày làm việc sắp đóng lại.

Sau khi mải miết suy nghĩ về những gì đang diễn ra ở bên ngoài, cuối cùng tôi vẫn phải quay trở lại xưởng sản xuất sơn nước. Sau khi cố gắng lảng tránh câu chuyện dở, cuối cùng tôi vẫn phải mở nó ra khi trở về với con đường trước mặt. Tôi chẳng tài nào lý giải được, người bên kia muốn nói gì. Sau những khoảng thời gian im lặng qua đi, thì giờ tôi cũng không chắc những gì tôi từng nghĩ là đúng đắn. Chắc hẳn một người ham vui sẽ chẳng đủ kiên nhẫn đợi tôi trong suốt khoảng thời gian vừa rồi. Suy nghĩ này khiến tôi hơi bối rối. Hay họ gửi nhầm tin nhắn tới cho mình chăng? Nếu gửi nhầm ắt hẳn họ phải gửi tới một lời xin lỗi. Có vẻ cách lý giải này cũng không ổn rồi. Sự im lặng của người bên kia cứ thôi thúc tôi tự đi tìm câu trả lời.

Mở ra trước mắt tôi là bức tranh về một người con trai. Anh là người từng trải. Vì trước đó cứ mải miết kiếm tìm mãi bóng dáng của một người con gái mà anh thừa biết chắc là không tồn tại trên đời, cũng bởi cuộc sống bộn bề cứ cuốn anh trôi. Cho tới khi có chút thời gian để ngừng lại, anh mới dành sự quan tâm cho người thân và anh chợt giật mình khi nhận ra người mẹ sinh thành ra anh đã già quá rồi. Thời gian đã làm cho gương mặt bà biến đổi, mặt bà gầy đi trông thấy và sau mái tóc điểm hoa râm ấy làm những nếp nhăn xô đẩy nhau. Lòng anh quặn đau.

Anh quyết định soạn dòng tin nhắn vừa rồi, tung lên trời như chỉ để giải phóng những đè nặng trong lòng mình thôi. Không ngờ dòng tin nhắn đó rơi trúng đầu tôi khiến cho tôi có đôi phần bối rối.

Rồi tôi lại tiếp tục một luồng suy nghĩ mới thoáng qua. Chắc là anh muốn gửi tặng cho cô gái nào đó mà mình thầm thương trộm nhớ như một món quà trước chuyến đi xa mà vì nhát quá anh không dám nói ra là anh thích cô. Trên đường đi vội anh đã vô tình đánh rơi quà mà không biết làm cho tôi là người nhặt được cũng đến mệt khi cứ phải gọi với. Cuối cùng thì anh cũng nghe thấy tiếng tôi gọi rồi. Anh quay lại chỗ tôi nhận lại quà rồi lại vội vã rời đi. Trong suy nghĩ tôi chỉ có thế, anh cực kỳ thích cô gái, nhưng lại không dám nói ra vì sợ cô từ chối. Anh gửi món quà này với hi vọng, sau khi anh đi rồi, vì món quà mà có thể cô gái sẽ nghĩ tới anh, rồi dần dần dành tình cảm cho anh.Sau cùng, tôi hỏi thẳng cho nhanh:

"Anh là ai?"

Tôi ngạc nhiên khi người bên kia đáp lại. Qua cách anh trả lời tôi khẳng định dòng tin nhắn vừa rồi đích thị là được gửi đến cho tôi.

"Tôi là ai không quan trọng, em không được gọi lại mà cũng không nên kể chuyện này với bất kỳ ai. Tôi và em chỉ có thể nói chuyện bằng tin nhắn."

Tại sao người bên lại yêu cầu tôi không được gọi lại mà cũng không nên kể chuyện này với bất kỳ ai và tại sao lại chỉ có thể nói chuyện với tôi qua những dòng tin nhắn? Tôi cứ nghĩ mãi mà chẳng tài nào lý giải nổi. Tôi nhìn quanh xưởng một lượt trước khi trở lại dòng tin nhắn thứ hai, để không phải mất thời gian, tôi gọi thẳng sang cho đối phương. Trước hai cuộc điện thoại cách nhau một khoảng thời gian đủ dài để người bên kia vì bất ngờ lỡ tay mà bấm máy rồi ngừng hành động này lại ngay khi phát hiện ra là đã bị tôi gài bẫy, lúc ấy tôi cũng nghe được giọng rồi. Thế quái nào mà người bên kia nhất định không đáp lại tôi. Có vẻ như người bên kia đã có sự chuẩn bị rất kỹ cho cuộc nói chuyện này rồi. Ý đồ của người này có vẻ hơi đen tối, tốt nhất là tôi nên cất nó đi, không nghĩ gì đến nó nữa cả. Tôi bước đi vội vã.

Đi thêm được một đoạn thì trong đầu tôi đột nhiên lóe lên một suy nghĩ hết sức ngược đời, như tia chớp lóe lên báo hiệu trước khi trời nổi giông. Sấm, chớp bỗng từ đâu ầm ầm kéo tới còn tôi thì tự nhiên đứng bất động như trời trồng mà không tài nào lý giải nổi vì sao lại tưởng tượng ra cảnh có một gã ngoài hành tinh vừa tới và đang rón rén bước theo tôi. Gã ta ngồi trên một chiếc chổi cọ và mặc đồ bó sát bịt kín người chỉ để chừa ra đôi mắt với cái nhìn sắc lạnh. Cặp mắt đó cứ dán chặt vào toàn thân tôi, nhìn thấu được cả tim gan tôi. Khi tôi định bỏ chạy thì chỉ cần ánh nhìn sắc lạnh này, nó có thể ghim chân tôi luôn xuống sàn bê tông làm tôi không tài nào cử động hay nhúc nhích được. Trước tình huống tiến thoái lưỡng nan đó, tôi không có sự lựa chọn nào khác là giả vờ không sợ dù tim tôi như thể sắp bắn ra khỏi lồng ngực đến nơi rồi còn người tôi thì run rẩy như cái cây bị gió quật mà lúc nào nó cũng chỉ muốn nhấc bổng tôi lên không trung. Cuối cùng, tôi cũng phải đấu tranh để giành giật sự sống. Tôi không chấp nhận cho cơn gió hung bạo kia muốn làm gì tôi thì làm. Tôi lấy hết can đảm, lôi điện thoại trong túi áo blouse bên trái ra, ghé sát vào tai trái, các dây thần kinh căng hết cỡ vì tập trung cao độ. Tôi điện lại. Trong cùng một lúc, tôi phải làm đồng thời vài việc. Mắt tôi di chuyển tìm kiếm xem có gã nào đang nghe điện thoại hoặc chuẩn bị nghe cuộc điện thoại này của tôi không? Não trái tôi phân tích xem hành động của gã có phù hợp với bối cảnh này không còn não phải tôi thì tự sàng lọc tống hết những thứ rác rưởi ra bên ngoài để lại tiếp nhận liên tục những dữ liệu được nạp vào não trái. Tai trái tôi căng hết cỡ để thu toàn bộ âm thanh ngoài xưởng vào còn tai phải tôi làm thao tác tống toàn bộ những âm thanh không  phù hợp ra bên ngoài. Quá trình này cứ lặp đi lặp lại mãi cho tới khi tôi tin chắc rằng có thể vì rối trí quá mà tôi đã tưởng tượng ra, cuối cùng tôi cũng quyết định bỏ qua. Ít nhất thì cuộc điện thoại này như một lời cảnh báo gã ngoài hành tinh kia là: Cứ liệu hồn đấy! Đừng có mà đi theo tôi không là tôi sợ lắm đấy!

Bây giờ, tôi chỉ muốn tập trung cho con đường trước mặt và dù rằng cảnh tượng khi nãy chắc chỉ do trí tưởng tượng phong phú mà ra nhưng mà vừa đi tôi vẫn vừa rất chi là nghĩ ngợi. Sao mình lại tưởng tượng ra cái cảnh vừa rồi thế nhỉ? Thôi, dẫu sao thì nó cũng qua rồi. Khu văn phòng đang hiện ra trước mắt tôi. Phòng tôi làm việc nằm ngay đầu dãy từ trong ra ngoài. Nó nằm ở tầng một khu văn phòng hai tầng. Do bị chắn một phần bởi những tấm vách ngăn phân cách hai kho thành phẩm tạo thành một lối hành lang hẹp cắt ngang con đường này, nên tôi chỉ mường tượng ra cảnh đồng nghiệp tôi đang tíu tít kể nhau nghe chuyện ma. Dạo này họ khá là hứng thú với chủ đề này còn tôi thì hay phải tránh đi vì sợ hãi.

Đi gần hết con đường ngoài xưởng và dường như sau cả khi vào tới phòng làm việc, tôi vẫn còn chút thời gian dư giả trước khi về nhà. Tôi phỏng đoán là vậy và suy nghĩ ấy lại làm dấy lên trong tôi sự quan tâm về cuộc nói chuyện dở vừa rồi. Mặc dù rõ ràng là điện thoại tôi không rung cũng như chẳng có một hồi chuông nào gọi tới, ấy vậy mà tôi vẫn cứ lôi điện thoại ra, kiểm tra cho chắc chắn. Và đáp lại sự không quan tâm ngó ngàng lắm đó của tôi, người bên kia im lặng tuyệt đối.

Sự im lặng này tôi chỉ có thể lý giải là do hai ba cuộc điện thoại trước đó tôi gọi tới. Có lẽ do bực quá khi vừa đưa ra yêu cầu đã bị tôi phũ nên người bên kia đã bỏ đi rồi. Thế nhưng, suy nghĩ này lại không thuyết phục được tôi hoặc cũng có thể tôi không cam chịu việc phải ngừng cuộc nói chuyện tại đây. Tôi thấy mình cần phải làm gì đấy, để cho nó được tiếp tục.

Lúc trước, dường như sự im lặng của đối phương là chờ đợi và bây giờ chỉ có cách duy nhất là tôi cần nghĩ ra câu hỏi mới. Câu trả lời anh mang tới sẽ giúp tôi giải thích được phần nào cho sự im lặng vừa rồi. Tôi ngược lại con đường vừa đi qua trong tưởng tượng xem có bỏ sót gì không trước đã, tới nơi xuất phát dòng tin, tôi ngừng lại một chút tìm gì đó thì phát hiện ra rằng có thể nhà tài trợ cô bạn thân tìm cho tôi đã tới. Tất nhiên lúc này tôi vẫn chỉ ngờ ngợ thôi và bởi vì không chắc trong khi lại đang phải cố gắng nghĩ ra câu hỏi khác, nên tôi dành toàn bộ sự tập trung cho con đường trước mặt.

Khó khăn lắm tôi mới nghĩ ra được câu hỏi mà khi vừa gói nó lại, tôi cứ đinh ninh mãi, chắc gì anh đã dám trả lời.

"Anh tên gì?"

Khi tôi còn chưa kịp cất điện thoại đi thì tin nhắn được gửi tới. Qua cái cách anh gửi tin nhắn và cả cách anh trả lời, tôi đoán rằng anh chắc hẳn là một người cực kỳ thông minh. Hình như trong thế giới của tôi chưa từng gặp người nào thông minh như vậy cả.

"Có rất nhiều cái tên, tôi có thể cho em bất cứ cái tên nào em muốn."

Tiếc quá, vì tôi phải dành thời gian đi về nhà trọ cái đã. Sau khi về nhà trọ, tôi sẽ mở câu chuyện dở này ra. Tôi vội vã trở vào phòng làm việc, lấy đồ. Trước sự cố gắng đó của tôi, sau khi xong xuôi công việc rồi, tôi buộc phải ngồi nán lại bởi qua ô cửa chính bằng kính, nhìn ra bên ngoài tôi thấy bước chân ai cũng đang vội vã. Họ đang đổ dồn ra phía ngoài cửa xưởng. Trước khi rời khỏi xưởng, mọi người đều phải làm việc chấm công trừ giám đốc nhà máy. Lúc làm công việc này, đám công nhân tổ đóng thùng cứ hay nhao nhao mà không tài nào chấp nhận nổi. Anh trưởng phòng kỹ thuật và chú phó phòng kế hoạch chỉ biết đứng lắc đầu thôi. Ngồi trong phòng làm việc mà như thể tôi cũng đang góp mặt trong cảnh đó.

Đoạn đường từ công ty về nhà trọ tôi đang sống dài chừng gần hai cây số. Mọi khi tôi cứ cố để kéo dài nó ra bằng việc tạt ngang tạt dọc trước khi về nhà. Hôm nay, đoạn đường này tôi lại muốn kéo nó ngắn lại mà không tài nào kéo được.

Trước khi đặt chân lên con đường này, tôi cứ loay hoay quan sát rồi suy tính và cuối cùng tôi cũng quyết định sẽ đi trên con đường phụ bên trong có nhiều ổ gà sỏi đá ít người qua lại thay vì đi con đường quốc lộ 5 bên ngoài mà ai ai cũng vội vã. Hầu như là chỉ có chút gián đoạn khi bị một con đường khác cắt ngang chỗ ngã tư cổng vào khu công nghiệp Phố Nối A, nút giao thông có khá nhiều xe cộ qua lại. Con đường này chạy dài tới gần cánh đồng thì mất hút và điểm kết thúc của nó nối với đường quốc lộ 5. Dù miễn cưỡng lắm nhưng tôi vẫn phải rẽ ra đường ngoài để hòa mình vào dòng người ai ai cũng xa lạ. Ba gã thanh niên từ sau lao tới, cưỡi trên một chiếc xe máy, bỏ chạy ngay sau khi đánh võng vào xe tôi. Khi vọt qua tôi được một đoạn đủ xa rồi, một trong ba gã quay lại, ném cho tôi một cái nhìn ái ngại. Tôi ném lại họ một cái nhìn khinh bỉ và chỉ im lặng không thèm nói năng gì. Tôi thầm nghĩ: Phải những người đồng nghiệp của mình thì họ sẽ không để yên như vậy đâu. Đầu tôi còn tưởng tượng ra cảnh mặt các chị ấy đanh lên vì biến sắc còn giọng các chị ấy vang lên lanh lảnh: Muốn chết à! Lũ trẻ ranh!

Khi bị ngoại cảnh làm phân tán, tôi hoàn toàn bị mất tập trung. Có tác dụng gì nếu cứ cố đi về nhà mới mở câu chuyện dở ra trong khi nhà tài trợ vì không hiều ý mà đã rời đi rồi. Tôi lại cố nghĩ ra một câu hỏi mới để nhà tài trợ không phải đợi quá lâu và để xác nhận một suy nghĩ vẫn còn đang bỏ ngỏ trong đầu mà lâu rồi tôi không để ý. Sau khi ra khỏi cổng công ty, trong lúc đứng ngắm con đường trước mặt mình sắp đi, tôi cảm giác có ai đó đang đứng bên kia đường quan sát tôi. Nhà tài trợ tới gặp tôi nhưng khi thấy tôi rồi, thay vì gặp để nói chuyện thì anh lại quyết định đi theo tôi. Cái suy nghĩ có người đi theo khiến tôi cực kỳ không thoải mái.

"Em đã gặp anh chưa?"

Tôi muốn nhắn với người đang đi theo tôi rằng: Đừng đi theo tôi nữa, anh làm tôi sợ đấy!

Và có lẽ biết vậy, nên người ấy không đi theo tôi nữa.

Người bên kia đáp lại tôi chậm dãi:"Tôi đã từng gặp em và đã từng nói chuyện với em." 

Từ "đã từng" được nhà tài trợ dùng hai lần như phép lặp trong một câu trả lời ngắn như muốn nhấn mạnh với tôi rằng, anh đã gặp tôi ít nhất là một lần trong đời. Bởi không quan tâm câu trả lời cho lắm và bởi sắp qua trạm soát vé nên tôi tạm rẽ sự quan tâm sang hướng khác.

Cánh đồng lúa rộng mênh mông bát ngát đang trải ra, ôm ấp ngôi làng tôi đang sống phía trước mặt, cách một khoảng đủ rộng để có thể phân biệt được ngôi làng này với ngôi làng phía xa. Qua một ngã rẽ như ngã ba của một con sông rộng mà nước sông được dệt lên từ những tấm thảm dưới đồng, còn hai bên bên bờ sông thay vì cây cối vun trồng tốt tươi thì một bên là nơi sinh hoạt của nhiều người, một bên là nơi đi hết những công ty trong khu công nghiệp là tới một con đường trải nhựa nho nhỏ, phân cách nó với cánh đồng bên cạnh. Gió đánh những chiếc lá đu đưa và những bông lúa đang trong thời kỳ no sữa cũng theo đó mà lay lay khe khẽ.

Một vùng bầu trời cao rộng chạy dọc theo cánh đồng. Từng lớp mây xếp chồng phía cuối trời xa, nơi mà những tia nắng cuối ngày bừng lên một cách dữ dội, như muốn thiêu đốt cả ngôi làng nó đang sắp rơi xuống. Sự quan tâm tôi dành cho quang cảnh tới đây cũng vụt tắt như cái cách mặt trời lặn rất nhanh khi chẳng thể thắng nổi sự che chắn của những lớp mây dày. Tôi quay trở lại với con đường trước mặt, nhưng không dành sự quan tâm cho nó mà cho một vùng trời không quá xa xôi - Hà Nội.

"Anh đang ở đâu?"

Nhà tài trợ không sao hiểu đang nghĩ gì trong đầu?

"Lào! Cuối tuần này tôi có chuyến công tác qua Anh, bao lâu cũng chưa biết. Trước khi đi, tôi muốn có câu trả lời của em."

Đoạn đầu làng, hai bên đường là những ngôi nhà khang trang phô ra màu sơn và ngói mới, đan vào những khoảng vườn rộng là những lùm cây thấp nhưng thực chất rất lâu năm. Nằm ở cái nôi của đất nhãn lồng, ngôi làng tôi đang sống không có chỗ nào là người ta không trồng nhãn. Từ đầu làng đến cuối làng, từ trong ngõ ra ngoài ngõ, đâu đâu cũng chỉ toàn thấy nhãn là nhãn. Nhãn mọc ở trong vườn, mọc cả ở ngoài đường. Nhãn được trồng cũng có, mọc dại cũng có. Có những cây rất to và cũng có những cây rất nhỏ. Dù to hay nhỏ thì chúng cũng đều cho ra quả vào một ngày không xa. Bây giờ những cây nhãn đều đang ra hoa và không bao lâu nữa sẽ tới ngày kết quả. Quả nhãn chín ăn có vị ngọt thanh và mùi thơm thoang thoảng, cùi nhãn mỏng nhưng rất mọng nước. Ăn nhãn xong, người ta lại ném hạt ra vườn nhưng không phải để ươm vào lòng đất những hạt mầm mà chỉ đơn giản để làm phân và giải quyết vấn đề rác thải phân hủy được.

Tôi ngước nhìn con đường trước mặt và đồ rằng, chắc đi thêm đoạn nữa mình cần phải tập trung hơn. Tranh thủ trong lúc chưa cần tập trung lắm một phần vì đường đang vắng người và cũng bởi chưa tới những ngã rẽ bị ẩn khuất dưới những lùm cây, tôi lại mở câu chuyện dở ra tiếp tục.

"Anh đang làm gì?"

Anh chỉ cần bảo với tôi là anh đang trên đường đi làm về nhà thôi cũng được.

"Tôi làm kinh tế."

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro