Chương một : CON TRỜI GIÁNG PHÀM

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương một : CON TRỜI GIÁNG PHÀM

Thiên Cơ qui định rằng “con trời” phải đầu thai xuống cõi trần gian, mượn vật chất hồng trần để tạo ra thể xác, giống như một căn nhà cho linh hồn đến cư ngụ. Con Trời phải va chạm vào vật chất để có sự rung động khác nhau của các nguyên tử thuộc về các cõi trời, cho có được sự kinh nghiệm trong một thời gian gọi là một kiếp người. “Con trời” học và thực hành cho hiểu biết tất cả các định luật của vũ trụ từ cõi vô hình cho đến cõi hữu hình thì mới được trở về với Đấng Tạo Hóa còn gọi là sự giải thoát khỏi sinh tử luân hồi.

Tại sao gọi là giải thoát khỏi sinh tử luân hồi ? Nói theo giáo lý Huyền Môn thì người ấy phải trải qua năm lần Điểm Đạo. Điểm Đạo lần Thứ Nhất đến lần Thứ Tư là ở đẳng cấp Thánh Nhơn, vẫn còn sinh tử luân hồi. Chỉ khi nào linh hồn được Điểm Đạo lần Thứ Năm mới thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi, trở thành một vị Chân Tiên.

 Vị Chân Tiên là người thông suốt khoa học huyền bí, có tri thức uyên thâm về cả mặt hiển giáo và ẩn giáo và đã làm cho nhục tính qui phục ý chí, đã tự phát triển được những năng lực tiềm tàng nơi người. Nhờ đó Ngài có thể điều khiển được những năng lực của thiên nhiên và tham cứu những bí mật của tạo vật. 

Cái từ giải thoát nghe đơn giản, vậy mà cả ngàn kiếp rồi “con trời” vẫn còn “dính vào” vòng sinh tử luân hồi. Y lên xuống thế gian hàng ngàn lần, dấu chân y đã đi mòn trên các đường xuyên qua lục địa; vậy mà chưa có một kiếp nào y biết được tiền kiếp của mình. 

Nếu “con trời” có gặp được một người có Thần Nhãn nói về những tiền kiếp của y thì chưa chắc y tin. Vì y chỉ tin những gì phải thông qua con mắt được cấu tạo bằng thịt, máu và một ít tinh thể lỏng mà thôi.

Một hôm “người ấy” nói với “con trời” rằng sự giáng phàm của y cũng có Thiên Thần làm lễ tiếp rước rất là long trọng. Nghi thức buổi lễ không hề phân biệt “con trời” sẽ là người giàu sang hay nghèo hèn, trí thức hay ngu dốt, làm vua hay quan, thượng lưu quí tộc hay đi ăn mày; vì tất cả linh hồn là một thể tinh anh nên bình đẳng trong cõi tâm linh. Chỉ khi nào linh hồn khoát lấy cái vỏ vật chất là cõi hồng trần, là cõi nhị nguyên, có âm, dương thì mới có sự phân biệt : xấu, đẹp, thiện, ác, giàu, nghèo, vua, ăn mày. Sự phân biệt đó chính là cái vỏ vật chất làm cho nó được phân biệt. Hay nói cách khác đó là cái nhãn hiệu mà linh hồn mượn thể xác để tiếp xúc với cõi hồng trần.

“Con trời” ngạc nhiên quay sang nhìn “người ấy” :

– Chà ! Oai vậy hả, có lễ nghi ngon lành vậy sao ? “Con trời” oai thật.

“Người ấy”  thong thả :

– Không oai sao được, con trời mà. Trong buổi lễ trang nghiêm ấy ngoài các vị Thiên Thần còn có Đấng Phổ Độ chúng sanh còn gọi là Đức Mẹ Thế Gian.

Vị Thiên Thần trông coi buổi lễ, tâm thức của vị này có cùng một rung động với tâm thức Đức Mẹ. Một niềm ưu ái của Đức Mẹ chuyển cho sản phụ như là một ân huệ để tán dương chức vụ sanh sản là một nhiệm vụ cao cả. Ngay lúc đó Thiên Thần phát ra những rung động để nâng cao tâm thức sản phụ hòa nhập với ân phước của Đức Mẹ ban cho sản phụ. Sản phụ và đứa bé đều nhận được thần lực Thiêng Liêng, Bác Ái và Tình Thương của Đức Mẹ. Chính vì lẽ đó khi đứa bé vừa chào đời thì sản phụ có một niềm sung sướng vô biên. Tiếp theo là vị Thiên Thần Hộ Mạng giúp đỡ điều hòa tâm thức và sự sống đang bị xáo trộn của đứa bé. 

Ngay khi vừa chào đời, đứa bé đã nhận được ân huệ đó là tình thương của “Đức-Mẹ-Thế-Gian”. Cái mầm tình thương này vô cùng quan trọng, nếu nó được sống tromg môi trường thương yêu của những ngươi thân thì cái mầm tình thương này được phát triển, còn ngược lại nó sống trong sự hất hủi, lạnh nhạt, cô đơn, thì cái mầm tình thương nầy bị dập tắt. Chính vì sự quan trọng của tình thương mà các cơ sở giáo dục và tôn giáo đều nhắc nhở bậc làm cha mẹ, trong khi lo cho con nên người, không phải chỉ có vật chất là đủ mà phải có tình thương. 

“Con trời” có vẻ ưu tư, nét mặt trầm ngâm như đang suy nghĩ điều gì quan trọng, rồi ngập ngừng hỏi :

– Ông vừa nói lễ tiếp rước con trời giáng phàm, không phân biệt thành phần trong xã hội, trong đó có ăn mày nữa. Ăn mày mà cũng có lễ tiếp rước như vậy sao ? Tưởng làm vua, quan, phú hộ ai có ngờ làm ăn mày mà cũng có nghi lễ linh đình, cũng lạ thật.

“Người ấy” nhìn “con trời” hình như để dò xét xem “con trời” có hiểu gì không :

– Này ông bạn, tất cả con trời là con của Đấng Tạo Hóa, vì lẽ đó tất cả con trời đều bình đẳng trong Thiên Cơ của Ngài. Cái mà ông vừa nói “phân biệt thành phần xã hội”, đó là cái nhãn hiệu của người đời đặt ra để tranh dành ngôi thứ, một thứ đẳng cấp đã tốn không biết bao nhiêu xương máu, mồ hôi và nước mắt. Cái đó là hình thức bên ngoài của những người tôn thờ vật chất. 

Định luật của vũ trụ cũng như cõi tinh thần không hề xét đoán hình thức bên ngoài; nghĩa là cái áo không làm nên nhà tu. Cái áo và người mặc áo khác nhau hoàn toàn : một cái bằng vải, một cái bằng xương thịt. Cái việc người tu có tu tâm sửa tánh hay không, cái áo cũng là cái áo, ai mặc cũng được. Vì nó là cái vỏ khoát ngoài, một thứ phù du giả tạm, một nhãn hiệu mang trước ngực để bon chen trong cõi của tâm thức nhị nguyên ; bất cứ sự việc gì cũng phân chia, tìm cái đối nghịch để xét đoán, phẩm định. Một xã hội mà tôn thờ thần tượng, tôn thờ hình thức không khác gì người ta vinh danh cho một cái áo.

Cũng chính vì người đời quá tôn thờ hình thức bên ngoài nên chạy theo vật chất mà quên đi phần tâm linh cao cả mới đích thực là cái sở hữu thường tồn vĩnh viễn. Đa số người đời đều chạy, đuỗi, bắt, cái thấy đó rồi mất đó mà không hề hay biết. Trong cơn sốt quay cuồng của vật chất, đôi khi người đời cũng không phân biệt giữa người và của. Họ tự đồng hóa với vật chất rằng cái đó tốt thì người đó tốt. Họ bị một thứ mà người bình dân gọi là bùa mê, cháo lú hoặc tôn thờ vật chất. Họ quên rằng con người cần phải có tư cách, phẩm hạnh và đạo đức, những thứ đó mới là quan trọng. Những hình thức bên ngoài chỉ là một thứ ăn theo, thứ dây leo, một cái lá của cây cổ thụ. 

Muốn tiến bộ về tâm linh, con người phải biết hướng về con người chân thật của mình là linh hồn và tự hỏi rằng ta từ đâu đến? Và đến đây có sứ mệnh như thế nào? Nếu không tự đặt câu hỏi như thế để tìm kiếm câu trả lời, thì một kiếp người chỉ đi lang thang và nghêu ngao với biêt bao hố sâu tội lỗi nằm trong bóng tối; vì không có ánh sáng tâm linh dìu dắt nên rơi xuống đó một cách dễ dàng.

“Con trời” hình như hơi sốt ruột vì “người ấy” nói mênh mông quá nên vội vàng ngắt lời :

– Ý tôi muốn hiểu cho tường tận rằng tại sao người ăn mày mà cũng có lễ nghi ngon lành như vậy.

“Người ấy” nở nụ cười thân ái, nhìn “con trời”, dịu dàng :

– Nầy ông bạn, bất cứ con trời nào giáng phàm, cái âm thanh đầu tiên là cất tiếng khóc chào thế gian, chào bằng tiếng khóc thì không có vui sướng gì đâu. Mang tiếng là con trời đi học, do đó có bổn phận như cậu  học trò. Vì linh hồn từ trên cõi Thượng Thiên, là nơi quê hương đích thực của linh hồn, có một sự giục giã xuống cõi trần để học hỏi và tiếp xúc với nhiều thứ nguyên tử rung động khác nhau để cho có được sự kinh nghiệm. Theo định luật của vũ trụ thì linh hồn phải tự mình tìm đường mà đi, nghĩa là phải chính linh hồn thực hành thì mới có được kinh nghiệm, còn nghe người khác nói hoặc qua sách vở thì giống như bàn tay nắm cát. Từ trên cõi Thượng Thiên, linh hồn đã có dự định cần học những gì và tại cửa Thượng Thiên đạo quân nghiệp báo đang chờ sẵn để theo linh hồn cho đúng với định luật của vũ trụ : “mỗi động lực đều đem lại cái phản động lực”.

Con người bị định luật của vũ trụ bao vây mà họ không hề hay biết. Thỉnh thoảng cũng có người nhắc lại câu nói của người xưa, dùng hình tượng cụ thể mà ai cũng có thể hiểu được đó là câu : “Trời cao có mắt” hoặc câu “con người không lọt qua lưới trời”. Những hình tượng đó chính là định luật của vũ trụ còn gọi là luật tự nhiên.

Luật tự nhiên không cần biết người đó có biết luật hay không biết. Thí dụ như một người từ trên cao rơi xuống, sự rơi tự do của một vật nó phải tăng theo trọng lượng và thời gian, dầu y có biết hay không biết, kết quả vẫn không thay đổi.

Sở dĩ con trời cứ trầm luân trong bể sinh tử luân hồi là vì y vi phạm luật tự nhiên. Con trời chỉ cần có một tư tưởng không trong sạch như tư tưởng giết người được phóng ra thì y đã vi phạm luật tự nhiên rồi. Vì tư tưởng có một sự rung  động, mà bất cứ sự rung động nào cũng đều lập lại và có tính cách hay lây; do đó nó truyền tư tưởng giết người cho kẻ khác. Khi có án mạng, kẻ giết người thì bị luật pháp của trần gian, còn con trời mặc dù y không hề hay biết, nhưng luật tự nhiên không cần biết y có biết hay không biết; vì kết quả vẫn không thay đổi của một lực được phóng ra kèm theo là một phản lực. 

Chính cái phản động lực, không một người nào trên thế gian lấy con mắt trần tục mà thấy được nó; vì không thấy được nên vi phạm từ kiếp nầy sang kiếp khác mà không hề hay biết. Cái mà ta gọi quả báo, đó chính là cái phản động lực mà trước đây đã ta tạo ra cái động lực, nó chỉ theo đúng định luật của vũ trụ là phải trở về nơi xuất phát. Phải có cái phản động lực thì mới tạo lập được sự quân bình. 

Luật quân bình vô cùng quan trọng, vì chỉ căn cứ vào luật quân bình là giải nghĩa được những hiện tượng thiên nhiên. Chẳng hạn như bão tố chỉ là lập lại sự quân bình của vũ trụ. Ngay cả trong Dịch học chỉ gom trong một cái đồ gọi là Đồ Thái Cực : một cái hình tròn với hai nghi Đen và Trắng ôm ngoàm nhau một cách đồng đều tượng trưng cho sự quân bình. Như vậy toàn bộ Dịch học chỉ là sự giải nghĩa luật quân bình của vũ trụ.               

 Hai cái chấm nhỏ, chấm trắng ở trong đen và chấm đen ở trong trắng. Từ sự phát triển của cái chấm nhỏ mà tạo ra biến hóa của tất cả sự việc và vật chất, nó lên đến cực đại rồi trở về cực tiểu, nó cứ đi theo cái chu kỳ như vậy cho đến khi ngôi mặt trời tan rã, nghĩa là không còn sự sống. Dịch là sự biến hóa. Tất cả những sự vật đang biến hóa chỉ là một “cử động”, một sự rung động để lập lại sự quân bình. Hay nói cách khác, không có một hình thể vật chất nào là không có sự rung động, một bông hoa, một cái bàn, một cục đá, cái xác phàm; những tế bào của nó luôn luôn rung động để thu hút lẫn nhau; như trong các phản ứng hóa học. Sự rung động là do sự sống nhập vào vật chất và tạo ra hình thể. Chỉ khi nào không có sự sống thì vật chất tan rã nghĩa là không còn hình tướng và sự rung động.  Chính sự rung động làm cho vật chất bị biến hóa mà có biến hóa thì có mất quân bình. Như vậy thì cái rung động vừa làm cho mất quân bình mà cũng chính nó tạo ra sự quân bình. Đó là vấn đề làm cho người ta “rối trí” khi nghiên cưu cái biến hóa của Dịch học.

Trong các tôn giáo cũng có những điều dạy bổn đạo như “kẻ làm điều ác” thì bị Trời phạt, (gọi là Trời phạt : đó là sự lập lại quân bình, đang nhận cái phản động lực) hoặc làm phước thì được phước, gieo nhân nào thì gặt quả nấy gọi là luật Nhân Quả, trong Thánh Kinh đức Jesus nói “nhà ngươi thiếu một quan tiền thì ngươi phải đi ở tù”. 

Như vậy, từ DỊCH học, đạo PHẬT, đạo THIÊN CHÚA  đều đem định luật Quân Bình ra để trình bày trong giáo lý của mình. Tất cả tôn giáo đều hướng về Chân Lý, chỉ khác nhau về hình thức. Cũng giống như cùng leo lên đỉnh núi, người thì đi theo triền dốc, người thì vượt bụi rậm ghềnh đá cheo leo, chỉ nhấm đỉnh núi mà tiến bước. Trong sự diễn đạt tư tưởng, đôi khi dùng những hình tượng khác nhau, nhưng suy ra từ nguồn gốc ý nghĩa thì cũng vẫn  là con đường đi đến Chân Lý mà trong đó có Luật Quân Bình. 

Trải qua nhiều thời đại, hình như bị lớp bụi thời gian phủ mờ lên kinh sách, nên những lời dạy bảo của vị giáo chủ bị sửa đi sửa lại theo cái quan niệm vật chất hoặc của cá nhân và “tập đoàn”. Chính vì lẽ đó cái truyện năm anh mù rờ voi mới còn có giá trị vượt qua bao thời đại để nhắc nhở con người trần tục, thích nói toàn cái biết của mình.

Cùng là một cách thể hiện những lời dạy bảo của đấng Giáo Chủ như Từ Bi, Bác Ái, Thương Yêu tất cả mọi người, thương người như thể thương thân. Nhưng khi thực hành thì ông nói gà bà nói vịt, tôn giáo này hay hơn tôn giáo kia, đấng giáo chủ của mình tài phép hơn giáo chủ kia; cái đó là một lối lí luận của cái xác phàm tục chỉ biết có vật chất. Tìm kiếm Chân Lý qua cái tâm thức bị nhốt trong thành kiến, và giải nghĩa vấn đề tâm linh theo quan niệm vật chất trần gian của tâm thức nhị nguyên.

Cái bộ chỉ huy tối cao của con người là bộ não. Vì con người đích thực hơn nhau do cái trí và cái trí cũng đại diện cho con người. Vậy mà cũng có một số người không quan tâm để lo cho nó, bắt nó làm việc quá sức, vừa buông cái nầy thì bắt cái kia, một sự động não liên tục thì làm sao tránh khỏi bệnh thần kinh. Chính vì lẽ đó nó làm cho bộ não mất quân bình. Họ quên rằng bệnh tật hoặc đau khổ là do con người vi phạm luật tự nhiên, nguốn gốc là do làm mất quân bình. Cái mà ta gọi tham thiền chỉ là hình thức làm cho quân bình bộ não. 

Nếu ta lấy cái máy Não Điện Đồ đo một người đang bận tâm và rối trí vì công việc “lu bu” thì máy đo làn sóng rung động trong óc ở mức 22 chu kỳ trong một giây hay ở mức Beta. 

Còn một người đang nghỉ ngơi thoải mái thì mức độ rung động : 10 chu kỳ trong một giây hay ở múc Alpha. 

Tiếp theo ta đo một người có tâm trí thảnh thơi, an nhàn, thể xác bất động, tâm trí yên lặng thì mức rung động của làn sóng trong óc ở mức 4 chu kỳ trong một giây hay ở mức Theta. 

Chỉ riêng người nào tham thiền nhiều năm, làm chủ đươc hạ trí thì mức rung động của bộ não : 2 chu kỳ trong một giây hay ở mức Delta. 

Đặc biệt, khi một người nhập vào trạng thái hoàn toàn đắm chìm  trongg niềm phúc lạc tuyệt vời thì tiến đến mức ngoài Delta, Não Điện Đồ không còn đo được gọi là Đại Định (Samadhi). Đạt đến trạng thái Đại Định là đạt đến quân bình tuyệt đối, hay nói cách khác đó là trạng thái của tâm thức Nhất Nguyên nghĩa là tâm thức hòa đồng với tâm thức vũ trụ.

Khoa học ngày nay phát biểu : “Mỗi  động lực đều đem lại cái phản động lực ; động lực và phản động lực không thể chia ly được”. Cái mà khoa học gọi là động lực và phản động lực, các tôn giáo và sách huyền bí gọi là nguyên nhân và hậu quả, nói cho gọn là luật Nhân Quả.   

  Cách đây hơn hai ngàn năm Đức Phật dạy về luật Nhân Quả, Ngài sử dụng hình tượng cụ thể để cho mọi người dễ hiểu về nhân và quả : “Không thể nào tách cái nhân ra khỏi cái quả được, cũng tỷ như đánh trống ta không thể chia cái trống riêng ra khỏi tiếng trống đặng .Khi cái dùi gỏ xuống, cái trống đưa ra một tiếng”.

Con người là một đơn vị của nhân loại, một phần tử của muôn vạn sinh linh. Có thể ví toàn thể vũ trụ như là tấm lưới nhện và con người giống như con nhện di chuyển trong tấm lưới ấy. Mọi sự cử động của con nhện đều làm tấm lưới rung động thì tất cả hành động, tình cảm và tư tưởng của con người đều làm cho những mãnh lực trong vũ trụ bị thay đổi.

 Vì toàn thể vũ trụ chỉ là hiện tượng của khí lực hay nói cách khác là thần lực của Đấng Tạo Hóa. Thần lực có thể biến đổi ra điển khí, nhiệt lực và từ điển còn gọi là chất dĩ thái hay nhân điện. Những chất khí vừa kể đó là những mãnh lực của vũ trụ mà trong sự sống của con người có những hành động, tình cảm và tư tưởng đều sử dụng chất khí đó, vì nó là vật vô hình đối với con mắt trần tục nên mọi người không hề biết nó. Bất cứ sự “cử động” (hành động, tình cảm và tư tưởng) nào cũng đều làm mất sự quân bình của vũ trụ, và tùy theo nó sử dụng loại chất khí thuộc loại nào thì cái phản động lực cũng đáp ứng chất khí đúng y như vậy. 

“Người ấy” ngưng nói, quay lưng dựa váo thân cây, nhìn đám mây trắng đang vun vút lướt trên nền trời xanh biếc. 

“Con trời” đứng ngẩn ngơ và tự hỏi “Những cái mãnh lực và khí lực là những gì quá trừu tượng, những cái rõ ràng trước mắt như vàng, người ta làm vật tư trang để đeo, nhưng nếu có ai hỏi một lít vàng nặng bao nhiêu ký lô thì có được bao nhiêu người biết. Còn nói đến cái phản lực, cái quả báo thì người thế gian được bao nhiêu người am tường cho ra cái lý lẽ. 

Vì sự sống của con người bị lôi cuốn vào miếng cơm manh áo, rồi phải có công danh sự nghiệp, sự gấp rút của một kiếp người chỉ có mấy chục năm. Chỉ có vấn đề cần có kiến thức phổ thông mà phải tốn mười hai năm mòn mỏi trên ghế nhà trường. Khi đến tuổi trưởng thành thì phải có một cái gì để nuôi bản thân, lập gia đình, bổn phận của người có gia đình rồi đến bổn phận người công dân. Kể sơ qua vài thứ, chỉ tưởng tượng ra là phát chóng mặt. Còn nếu tưởng tượng thêm những bất trắc của cuộc đời thường xảy ra hoặc thiên tai không chừa một ai thì nó còn thê thảm như thế nào”. 

“Con trời” thở dài, không biết nên nhìn cuộc đời này qua cái lăng kính màu gì. Bi quan hay lạc quan, chủ quan hay thụ động, hành động là cái cụ thể ai cũng thấy, còn cái kết quả chỉ thấy được như học bài thuộc thì thi cử có kết qua tốt, chăm sóc cây thì có nhiều trái. Đó là sự nhận thức của quan niệm thông thường mà con mắt thấy được, còn cái không thấy, đa số người đời đều phú cho trời. “Con trời” đâm chiêu hồi lâu rồi hỏi :

– Những gì ông vừa nói,  nó trừu tựơng quá, ông có thể nói cho cụ thể hơn mà người bình dân hoặc người có kiến thức có thể hiểu.

“Người ấy” mỉm cười :

– Nầy ông bạn, danh từ ngươì có kiến thức có nhiều nghĩa, thông thường thì người ta hiểu giản dị là người có văn bằng của bộ giáo dục, và mang những kiến thức đó đi vào cuộc đời để kiếm sống. Cái kiến thức của các cơ sở giáo dục trên thế gian này là đào tạo con người đi vào guồng máy để phục vụ xã hội. Còn ngược lại, kiến thức của người học hỏi giáo lý Huyền Môn là người đi theo con đường tâm linh. Kiến thức qua sách vở Huyền Môn, nó khác với kiến thức của cơ sở giáo dục. 

Sách vở Huyền Môn không phải là lọai sách phổ thông để mọi người giải trí, chỉ có một thiểu số người thích nghiên cứu nó; vì trong tiền kiếp họ đã có những hứng khởi tâm linh và đã từng nghien cứu vấn đề này.  Họ không phải là người chán đời (to be tire of life) mà là người gắn bó (to be attached to) với cuộc đời nầy về phương diện tinh thần. Chỉ khi nào con người từ bỏ được tham vọng cá nhân và mưu cầu lợi lộc riêng tư thì  mới có được những rung động trong tư tưởng ấy. Vì mỗi tư tưởng đều có sự rung động riêng của nó, do đó mỗi chất khí trong tư tưởng đều luôn luôn tương xứng với một trình độ ý thức (tâm thức), và mỗi sự biến đổi trong tư tưởng đều kèm theo sự rung động trong chất khí kế bên của nó.

Khi biết được sức mạnh và quyền năng của tư tưởng thì ta sử dụng tư tưởng để đào tạo tánh tình, những đức tánh cao thượng, bác ái, vị tha, kiên nhẫn v.v… Người xưa nói “Tư tưởng tạo ra tư cách, tánh tình và cũng là cái khí cụ dùng để thực hiện, chiếm lĩnh một cái gì mà ta chưa có”. Ta cứ nuôi dưỡng những tư tưởng ấy ở trong tâm từ năm nầy sang năm khác và hành động y như vậy thì chắc chắn ta có được những đức tánh đó. Vì bất cứ một hành động nào được phát sinh, trước đó là một ý niệm. Cái đó là kết quả tất  yếu của cái phản động lực mà trước đây ta đã tạo ra cái động lực.

Đa số người đời không để ý đến quyền năng của tư tưởng; giống như điếc không sợ sùng cho nên họ thường chất chứa những tư tưởng xấu xa hắc ám, thù hận trong lòng. Dù người trần gian không ai thấy, nhưng cái phản động lực, cái hậu quả vẫn trở về “nguyên quán”. Dù đó là sự vô tình, nhưng định luật của vũ trụ không hề tha thứ.

Khi một người có được hạnh phúc hay đau khổ, thành công hay thất bại, đó là cái kết quả tất yếu của cái mà y đã tạo ra, là cái phần “hương quả” của cái phát động lực.

Trường đời bao giờ cũng cam go để cho linh hồn có được những bài học cần thiết gọi là “cuộc đời có muôn mặt”. Mỗi lần con trời giáng phàm là hoặch đắc được một vài mảnh của cuộc đời. Khi con trời ở thời kỳ linh hồn chưa tấn hóa, vì chưa hiểu LUẬT TRỜI, nên khi gặp “tai bay họa gởi” toàn là những thứ oan trái chất chồng, y thường la lên đôi khi còn nguyền rủa ông trời bất công. Mỗi lần con trời giáng phàm gặp cảnh khổ là y kêu la thảm thiết “than trời trách đất”, từ kiếp nầy qua kiếp khác, mỗi một kiếp y ý thức được một vài sự việc. Linh hồn cũng theo thời gian của nhiều kiếp luân hồi mà tiến hóa.

 Chỉ khi nào con trời biết được định luật của vũ trụ thì y mới ý thức rằng tất cả những gì y “thu hoặch được” là do chính y tạo ra bằng những tư tưởng, tình cảm, dục vọng và hành động trước đây. Nỗi đau khổ nó cấu xé làm cho ta “rên xiết” biếng ăn, mất ngủ là vì ta chống lại cái “phản động lực”. Trong kinh sách có nói : “Khi con người biết chấp nhận sự đau khổ và hoàn cảnh éo le ngang trái thì những cái đó tự nhiên mất năng lực tác động”. Hay nói cách khác sự đau khổ là do ta chống lại cái phát động lực của chính ta tạo ra.

  Trước khi con trời giáng phàm, y sẵn sàng chấp nhận một cách hiểu biết tất cả cảnh bất công và sự đau khổ. Khi con trời biết được LUẬT TRỜI  nghĩa là không còn “than trời trách đất”, đó là linh hồn đang tiến hóa. 

Vị Chân Sư dạy đệ tử : “Con phải vui vẻ trả qủa của con, dù thế nào cũng mặc, nhận lãnh sự đau khổ như là một vinh dự; bởi vì nó chứng tỏ rằng các vị Thần Nhân Quả thấy con đáng giúp đỡ. Dù nhân quả có nặng đến mấy đi nữa, con cũng hãy cám ơn là đã không trả nặng hơn. Hãy nhớ rằng ngày nào mà quả xấu của con chưa tiêu tan, và con chưa thoát khỏi nó thì ngày đó con chưa giúp ích được cho Thầy bao nhiêu. Khi hiến thân cho Thầy, con xin được trả quả gấp rút, để làm sao mà trong một hay hai kiếp con trả xong cái quả mà đáng lẽ phải trải qua cả trăm kiếp mới hết. Nhưng muốn trả quả một cách tôt đẹp nhất, con phải nhận lãnh nó một cách hân hoan và vui vẻ”.     

  Khi con trời giáng phàm, đều có mang “kè kè bên mình” một gánh nghiệp của các tiền kiếp, những cái nghiệp đó được ghi trong hột Lưu Tánh Nguyên Tử. Phẩm định cái nghiệp tốt hay xấu chính là sự rung động thanh hay trược của Lưu Tánh Nguyên Tử .

 Cái gánh nghiệp này kinh sách gọi là UẨN (skandhas). Uẩn là những tánh thuộc về xác thịt, cảm giác, ý tưởng, trừu tượng, cụ thể, xu hướng, trí thức và những quan năng của trí tuệ. Những tinh hoa của UẨN thì được rút vào thể THƯỢNG TRÍ, cái thể chất chứa tất cả kinh nghiệm trong cuộc hành trình của linh hồn; còn thừa lại, nghĩa là cái gì chưa thanh toán theo Luật Nhân Quả thì được lưu giữ trong hột lưu tánh nguyên tử. Chính cái hột Lưu Tánh Nguyên Tử  nó định số phần còn gọi là định mệnh “một kiếp người” trên cõi trần gian nầy.

 Đức bà H.P. Blavatsky nói về linh hồn đi đầu thai như sau : “Quả báo  là đạo binh Ngũ-Uẩn đang đứng trước cửa Thiên Đàng, để chờ linh hồn đi đầu thai, sau khi nghỉ ngơi trong hạnh phúc hoàn toàn tại cõi Thượng Giới. Linh hồn, một lần nữa, phải rơi vào cõi hồng trần, để đền tội của mình đã gây ra dưới luật Công Bình”.

Đấng Tạo Hóa luôn luôn thương yêu những đứa con của Ngài với điều kiện là ta mở cửa tâm hồn để rước Ngài vào và phải chính ta mở cửa. “Nhà ngươi gõ cửa thì cửa sẽ mở”. Vì Ngài đã ban cho ta một Ý CHÍ TỰ DO và CÁ TÁNH riêng biệt với điều kiện duy nhất là không được vi phạm các định luật của vũ trụ. Không bao giờ Ngài cậy một quyền lực nào để sửa đổi ý định hay hành động của ta, đó là Ngài ban cho ta cái quyền : “con người có ý chí hoàn toàn tự do để hành động, nhưng phải chịu trách nhiệm về hành động của mình”.

Người ấy ngừng nói, nhìn khói lam chiều phất phơ trong tia nắng. “Con trời” đứng ngẩn ngơ và có vẻ khiếp sợ vì có đạo binh Ngũ Uẩn đang đứng trước cửa Thiên Đàng, để chờ con trời đi đầu thai. “Con trời” thấy rằng dù cho có quỷ quái, gian xảo, lừa đảo, cái trí có lanh lợi cỡ nào cũng không thoát qua khỏi lưới trời. “Con trời” nhắc khéo : 

– Tôi nóng lòng muốn biết con trời giáng phàm, đi ăn mày mà cũng có lễ nghi tiếp rước.

“Người ấy” vẫn nhìn mây bay, đưa tay lên trán như cố nhớ lại một cái gì rồi mỉm cười, thong thả :

– Này ông bạn, con trời giáng phàm làm người đi ăn mày, thế gian có ai biết được trong những tiền kiếp y đã làm gì, dấu chân y đã đi mòm trên các đường xuyên qua lục địa. Trong cuộc hành trình của linh hồn, y đã đến thế gian rồi từ bỏ thế gian hàng ngàn kiếp. Có thể y đã từng làm vua, quan, giàu sang phú quí, tu sĩ, bạo chúa và tất cả hàng trăm thứ nhãn hiệu của cõi vật chất này. Người có Huệ Nhãn nhìn vào y thì biết trong những tiền kiếp y đã từng làm gì. Xét cho cùng thì không có lợi gì cho y, thôi đành xem như “nước chảy qua cầu”. Vì là con trời, cho nên bất cứ sự nợ nần của y cũng được trả một cách từ từ, giống như con trừu bị hớt lông thì trời cũng lượng sức gió.

Nói đến đây “người ấy” ngập ngừng muốn nói thêm điều gì nhưng rồi lại im lặng nhìn ánh nắng chiều trải dài trên ngọn cây.

“Con trời” ngồi bẹp xuống đất, quá mệt mỏi vì chỉ có thắc mắc về lễ nghi tiếp rước con trời giáng phàm, tưởng làm việc đại sự, nào ngờ làm người đi ăn mày. “Con trời” lầm bầm, lập đi, lập lại hình như để ăn sâu vào bộ nhớ : Đã từng làm vua, quan, bạo chúa, quí tộc, phú hộ v.v… Cái việc chuyển kiếp mà không một người phàm tục nào biết được, đó là có thể làm người đi ăn mày. “Con trời” hơi mất bình tĩnh, vì chỉ có kiếp này chuyển qua kiếp khác mà thay đổi không tưởng tượng được, còn hơn khai phá sản.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro