Ngoại truyện: Diệp Lâm Anh (3)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Từ viện dưỡng lão ra ngoài, ngồi trên tàu điện ngầm, tôi mở sổ nhật ký.

Trang thứ nhất ---

[Ngày đầu tiên sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, tôi không khóc lóc không làm ầm ĩ, vẫn nấu hai món một canh như thường lệ, đợi Diệp Lâm Anh về nhà.

Mãi đến chín giờ mười lăm chị mới trả lời cuộc điện thoại tôi gọi lúc sáu giờ, chị nói: "Chị không về nhà ăn tối."

Thật buồn cười.

Chín giờ tối nếu không ăn thì gọi là ăn khuya.

Tôi hâm nóng đồ ăn, vui vẻ ăn, không khỏi cảm thán, tay nghề của tôi tốt thật!

----

Khi tôi thức dậy, trong nhà cũng chỉ có mình tôi.

Diệp Lâm Anh cả đêm không về.

Dù sao cũng không phải chỉ một ngày hai ngày, tôi cũng không thấy quan trọng mà chỉ cảm thấy đáng tiếc: ba tháng cuối đời của tôi, chị lại bỏ lỡ thêm một ngày nữa.

Buổi chiều, Diệp Lâm Anh nhắn tin cho tôi, hôm nay chị ấy sẽ về nhà ăn tối.

Tám giờ tối chị mới về đến nhà. Nhìn bàn ăn trống rỗng, hỏi tôi: "Cơm đâu?"

Tôi ấn vào dạ dày đau run rẩy: "Muốn ăn thì tự nấu."

Diệp Lâm Anh lại ra ngoài.

Thực ra trong bếp vẫn còn thức ăn nhưng tôi ngửi được trên áo chị còn mùi nước hoa Chanel no.5 chưa phai thì bỗng không muốn nói với chị nữa.

Mà chị cũng không bước vào bếp một bước.]

Tôi theo bản năng muốn sờ đến thuốc lá, thông báo trên tàu điện ngầm đã ngăn cảnh hành động tiếp theo của tôi.

Xem từng ngày, tôi mới biết mình đã hoang đường đến thế nào.

Mẹ vợ vừa gặp Thùy Trang đã nhận ra em gầy đi, tiều tụy, mà tôi làm vợ Thùy Trang, thế nhưng chỉ hưởng thụ lòng tốt của em đối với tôi, làm ngơ trước vẻ gầy ốm của em.

Trên đường từ viện dưỡng lão về nhà, tôi đọc hết quyển nhật ký, khóc không thành tiếng trên tàu điện ngầm.

Thùy Trang của tôi, sao em... đau đớn như thế, mệt mỏi, tủi thân cũng không hé răng.

__________________

16 năm sau khi em qua đời, mẹ vợ cũng đi rồi, bà không chịu nổi qua mùa đông năm đó.

Trước khi mẹ vợ qua đời, bà gọi đi gọi lại tên lúc nhỏ của Thùy Trang "Bình An". Lúc ý thức đã mơ hồ, bà nắm tay tôi nói những lời trước đêm gả Thùy Trang, bà nói với tôi: "Diệp Lâm Anh, xin con sau này phải chăm sóc cho Thùy Trang của mẹ thật tốt."

Tôi chôn mẹ vợ bên cạnh cha con em, người lập bia ghi "Con gái: Nguyễn Thùy Trang."

Thùy Trang không muốn tên tôi xuất hiện trên bia mộ em, chắc chắn em cũng không muốn tên tôi xuất hiện trên bia mộ mẹ vợ.

___________________

20 năm sau khi em qua đời, tôi tưởng tượng dáng vẻ em năm 52 tuổi, vẽ một bức chân dung, là bức ảnh cưới.

Đây là lần đầu tiên từ khi em đi, tôi cầm bút vẽ tranh. Tuy nhiên, tôi không dám vẽ mình đứng bên em.

Tôi sợ tôi làm bẩn vầng trăng sáng này.

52 tuổi, tôi không còn trẻ nữa.

Di chứng của tai nạn ô tô năm đó càng rõ rệt, mỗi ngày mưa, cơn đau lan khắp cơ thể, tôi trằn trọc không ngủ được, chỉ có thể dựa vào thuốc giảm đau và thuốc ngủ để duy trì được những giấc ngủ ngắn.

Mấy hôm trước, có một cặp vợ chồng sắp cưới đến thăm, muốn nhờ tôi thiết kế một bộ sườn xám cho cô gái mặc chụp ảnh cưới.

Tôi giơ bàn tay với những ngón bị tàn phế của mình cho cô ấy xem: "Tôi không thể vẽ, cũng không thể làm gì nữa."

Cô gái vẫn muốn cố gắng, lấy một tấm ảnh ra: "Tôi vô tình thấy chiếc sườn xám cô may, thật sự rất thích."

Chỉ cần liếc qua tôi đã nhận ra chiếc sườn xám đó.

Đó là chiếc sườn xám đầu tiên tôi thiết kế cho Thùy Trang. Tôi giấu tâm tư mình vào mẫu thêu cổ lá sen. Khi đó tôi đã đọc rất nhiều sách và tranh cổ, khôi phục những hoa văn kim ngân thời Lục triều.

Kim ngân hoa, hay còn gọi dây uyên ương, một cành nở ra hai đóa, khi nở rộ như đôi uyên ương đan xen cổ vào nhau, ngụ ý nâng đỡ nhau, bạch đầu giai lão.

"Người có thể làm tôi che giấu tâm tư đã mất rất nhiều năm, tôi không còn có thể thiết kế một tác phẩm như vậy nữa."

Cô gái chắp tay trước ngực xin lỗi tôi, không cưỡng cầu nữa.

Bất kể hai mươi năm trước hay là những năm sau này. Chỉ cần nhìn đôi chân và những ngón tay tàn tật của mình, chỉ cần tôi bị đau đớn hành hạ, chỉ cần tôi không dám cầm bút vẽ tranh, tất cả đều nhắc nhở tôi: Đây là những gì còn lưu lại trên đường đi gặp Thùy Trang lần cuối cùng.

__________________

Sau khi em mất được 40 năm, tôi 72 tuổi, tóc trắng xóa.

Hai năm trước, tôi chuyển vào viện dưỡng lão mà trước kia em đặt cho mẹ vợ.

Gần đây tôi hay mơ về Thùy Trang của tôi.

Em quay lưng về phía tôi, nói cười cùng người khác. Khi tôi đến gần, em sẽ không nói không cười.

Nhìn lại cuộc đời mình, niên thiếu đắc ý, trung niên một bước sai, từng bước sai, thế nên nửa đời còn lại sống dưới sự dằn vặt bởi hối hận, bị bệnh tật hành hạ. Cuộc đời có hai điều trân quý nhất: Một là gặp Thùy Trang, có một mái ấm; hai là đưa 158 đứa trẻ ra khỏi núi.

Gần đất xa trời, tôi gặp đàn chị, hẹn ở quán café, tôi đưa những bản vẽ thiết kế do Thùy Trang vẽ cho cô.

Cô ấy hỏi tôi: "Đây là ý gì?"

Tôi nói: "Thùy Trang viết trong nhật ký của mình 'Cái chết không phải là sự kết thúc của cuộc đời mà là sự lãng quên. Những thiết kế này ở lại với tôi chỉ chôn vùi theo năm tháng, đưa chị mới vĩnh viễn không để em ấy chết đi."

Đàn chị nhận những bản vẽ nhưng lại nói: "Không có những bức vẽ này, tôi cũng không để em ấy bị lãng quên."

Cô ấy vừa nói vừa chỉ tay vào một cửa hàng áo cưới bên kia đường có tên Moonlight.

Khi mới đến tôi không chú ý đến nó. Cửa hàng rộng 100 mét vuông, có thể cảm nhận được sự lộng lẫy từ bên ngoài. Bên cạnh tên cửa hàng là một logo hình vầng trăng sáng.

"Moonlight là chuỗi cửa hàng thiết kế sườn xám và váy cưới trên toàn quốc, nhưng bất kể là cửa hàng nào, thiết kế trưng bày trang trọng nhất là chiếc sườn xám Thùy Trang đã thiết kế cho mẹ."

Sau một lúc im lặng, tôi và cô ấy không hẹn mà cùng nở nụ cười. Có những tình ý không cần phải nói quá rõ ràng.

"Cảm ơn chị." Tôi trịnh trọng nói với cô ấy.

Thùy Trang của tôi, chúng ta sắp gặp nhau, nếu chị thành khẩn, thực lòng xin lỗi em, em có tha thứ cho chị không?

                                  ---Hết---

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro