Ngoại truyện: Diệp Lâm Anh (2)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Năm đầu tiên em qua đời, mẹ vợ chuyển đến viện dưỡng lão mà em đặt trước cho bà.

Tôi đến thăm bà nhiều lần nhưng mẹ vợ chưa bao giờ gặp tôi.

Tôi ngồi ở cửa viện dưỡng lão từ lúc mặt trời mọc đến mặt trời lặn, có ông cụ đi ngang qua hỏi: "Cô gái trẻ, cô ngồi đây chờ ai sao?"

Tôi trả lời ông: "Đến thăm mẹ vợ cháu."

Ông khen tôi hiếu thảo, nói rất nhiều người bỏ người già vào viện rồi nửa năm, một năm cũng không đến thăm một lần, người như tôi đến thăm lại càng hiếm thấy.

Mặt tôi nóng bừng.

Nếu như tôi có thể phát hiện ra bệnh của Thùy Trang sớm hơn thì không đến nỗi khi kiểm tra ra đã là giai đoạn 4. Nếu vậy, có lẽ mẹ vợ bây giờ nên ở nhà tận hưởng niềm vui gia đình, nhìn Thùy Trang làm nũng với bà.

Lần thứ 11 tôi đến viện dưỡng lão, mẹ vợ gặp tôi, bà hỏi: "Cô không có việc gì làm à? Cứ phải nhất quyết đứng trước mặt tôi, không ngừng nhắc tôi rằng con gái tôi không còn sao?"

__________________

Tiết Thanh minh năm thứ hai sau khi em qua đời, tôi đến tạm biệt bà.

Tôi xin đi dạy ở vùng sâu vùng xa.

Vốn dĩ tôi định đi từ năm ngoái, nhưng khi nộp đơn, người ta biết tôi không có khả năng đi lại, sợ tôi không chịu nổi nên từ chối. Mãi đến khi tôi học cách đi lại bằng chân giả, dùng những ngón tay tàn phế viết được thì họ mới đồng ý.

Ngày tôi rời đi, Quách Mai Ly không biết từ đâu nghe được tin tức, chặn tôi ở cửa nhà, hỏi tôi: "Chị cần gì phải tự ngược đãi mình thế này?"

Tôi tránh bàn tay cô ấy muốn đỡ tôi, tự kéo vali vào thang máy: "Không phải tự hành hạ, là chuộc tội."

Quách Mai Ly chặn cửa thang máy lại: "Mấy người bị trúng độc của Thùy Trang sao? Cô ta mất vì bệnh ung thư! Không liên quan đến bất kỳ ai!"

"Nếu cô cho rằng không liên quan đến bất kỳ ai, vậy cô ở đây xen vào làm gì? Quách Mai Ly, điều đầu tiên tôi hối hận trong cuộc đời này là em ấy đã đi rồi, chuyện thứ hai là vì chuyện của tôi và cô mà làm em ấy rời đi không vui."

Khi lên tàu cao tốc, tôi mới biết qua vòng bạn bè, đàn chị của Thùy Trang, cũng là người mua xưởng của chúng tôi đã dùng một năm để tạo nên một tấm lưới khổng lồ, bủa vây Quách Mai Ly, khiến thanh danh cô ấy tệ hại, không thể nào tồn tại trong giới thiết kế được nữa.

Người đàn chị nhắn tin cho tôi: Có thích món quà chia tay tôi tặng cô không?

Tôi tắt điện thoại.

Điều kiện vùng núi quả thật khó khăn, nhưng nơi này buổi tối luôn có thể nhìn thấy vầng trăng sáng treo cao. Tôi luôn trông ngóng ánh trăng ló dạng, khi mệt mỏi thì ngẩng đầu nhìn. Có cảm giác mỗi khi nhìn vào ánh trăng ấy lại thấy được bóng dáng em.

___________________

15 năm sau khi em mất, là năm thứ 13 tôi dạy học. Bí thư chi bộ trong thôn chặn cửa nhà tôi, nhất quyết muốn giới thiệu một người cho tôi xem mắt.

Chú nói: "Cô ở một mình như thế này không được! Cuộc sống này phải hai người mới ấm áp."

Tôi nói tôi có vợ.

Chú bí thư vui vẻ, "Có vợ còn có thể thả cô đến ở đây tận 15 năm? Cô Diệp, đừng có lừa tôi."

"Tôi thật sự không lừa chú." Tôi lấy bức ảnh cưới của tôi với Thùy Trang được kẹp trong sách ra, "Chú xem, đây là vợ tôi, sau khi cô ấy qua đời tôi mới đến đây dạy học."

Chú bí thư đưa cho tôi điếu thuốc, tôi lấy một chai rượu trắng, ông nấu ít đậu phộng, chúng tôi trò chuyện đến tận nửa đêm.

Tôi kể chú nghe tôi với Thùy Trang gặp nhau từ thời niên thiếu, yêu nhau, cùng chung tay gây dựng sự nghiệp, cùng xây dựng một mái ấm. Cũng nói với ông chuyện tình cảm ngoài hôn nhân đáng khinh bỉ của tôi và Quách Mai Ly, nói chuyện tôi không hề phát hiện việc Thùy Trang bị bệnh, tôi không gặp mặt em lần cuối cùng.

Đêm hôm đó, chúng tôi hút hết hai bao thuốc lá.

Trời tờ mờ sáng, chú bí thư vỗ vai tôi: "Cô Diệp, con người phải hướng về phía trước. Giống như nông dân chúng tôi, thứ mà chúng tôi nhìn hàng ngày là mảnh đất phía trước chân mình, nào có ai cứ mãi nhìn về phía sau."

Tôi cười khổ, nói với chú bí thư: "Mỗi người một lựa chọn, tôi nợ cô ấy, tôi thấy rất tệ hại."

Ngày Đông chí, tôi nhận được lá thư của mẹ vợ.

Bà nói trong thư, bà muốn gặp tôi, giao cho tôi ít đồ.

Tôi báo với trường, vội vã lên tàu.

15 năm qua, viện dưỡng lão đã thay thành những người già mới.

Ông chú nói tôi hiếu thảo kia đã qua đời cách đây 2 năm.

Tóc mẹ vợ đã bạc, khí sắc cũng không tốt.

Bà chỉ ghế bên cạnh, ra hiệu tôi ngồi.

"Gần đây tôi cảm thấy người không khỏe, khi ngủ mơ thấy Thùy Trang và ba nó, hai người họ nhớ tôi." Mặt mày mẹ vợ mang ý cười, như thể sắp đến cuộc hẹn đã chờ đợi đã lâu.

"Mẹ đừng nói vậy. Nếu mẹ đồng ý, sau này con chăm sóc mẹ."

Mẹ vợ xua tay, vẫn như trước kia: "Đừng gọi tôi là mẹ, cô và Thùy Trang đã ly hôn."

Tôi rầu rĩ đáp lại, bà hiền từ hỏi tôi: "Ở trong thôn có quen không?"

"Ban đầu không quen, đường núi khó đi, điện nước không đầy đủ. Sau dần từ từ thành quen. Đặc biệt là thấy những đứa trẻ đi ra khỏi núi, rất vui mừng."

Bà gật đầu, lấy một quyển nhật ký cũ kỹ từ trong ngăn kéo ra: "Đây là quyển nhật ký Thùy Trang viết lúc bị bệnh, bây giờ cô còn muốn đọc không?"

"Dạ muốn."

"Thật ra tôi không muốn đưa cô." Mẹ vợ nhẹ nhàng vuốt ve quyển sổ, "Nhưng tôi không muốn mình đi rồi, con bé sẽ vĩnh viễn chết đi."

Bà nhẹ nhàng hôn lên quyển sổ, trịnh trọng giao lại cho tôi. Ngoài dấu vết thời gian còn có dấu vết lật xem nhiều lần. Mẹ vợ hẳn là đã đọc đi đọc lại rất nhiều lần.

"Diệp Lâm Anh, cô trách Thùy Trang không nói cho chúng ta biết sao?"

Lời mẹ vợ rất khó hiểu, nhưng tôi biết bà ám chỉ bệnh tình của Thùy Trang.

"Con không có tư cách trách em ấy."

Mẹ vợ dường như đã lâu không có người tâm sự, bà trò chuyện với tôi rất nhiều. Từ khi Thùy Trang còn bé, đến lúc em lên cấp 2, rồi đến cấp 3 của chúng tôi.

Cha mẹ qua đời lúc tôi 6 tuổi, tôi được chú nhận nuôi. 16 tuổi, chú vì thuận tiện công việc, cũng để tiện chăm sóc tôi, chú giúp tôi chuyển trường, chuyển đến lớp Thùy Trang. Em ngồi trước tôi, nhỏ nhỏ gầy gầy, thơ ngây, đáng yêu. Lúc em nghe giảng thường xoay bút, làm bài không được cũng xoay bút. Nhưng em học rất giỏi, rất ít đề có thể làm khó em.

Thùy Trang thích vẽ, tôi cũng vậy. Tiết Mỹ thuật cuối cùng của lớp 11, giáo viên yêu cầu vẽ tranh với chủ đề "Suy nghĩ trái tim". Có người vẽ giấy thông báo trúng tuyển đại học, có người vẽ xấp tiền, tôi vẽ một bóng lưng, một bóng lưng tôi nhìn ngắm hàng ngày.

Cô giáo Mỹ thuật trẻ tuổi dừng lại bên cạnh tôi, nhìn phía trước tôi không xa, khẽ mỉm cười.

Tan học, cô tạm biệt tôi, cô nói: "Hy vọng mọi người có thể cất giữ bức tranh này thật kỹ, xin hãy nhớ, đây là suy nghĩ từ trái tim các em năm 16 tuổi."

Sau đó chú cũng nhận thấy những thay đổi của tôi. Chú thấy tôi học hành nghiêm túc hơn, mỗi ngày đi đến trường sớm hơn. Tôi không giấu giếm mà nói với chú, tôi thích một cô gái, tên là Nguyễn Thùy Trang, cô ấy rất ưu tú.

Chú khuyến khích tôi, vậy noi gương những người ưu tú, đừng bao giờ kéo trăng sáng trên cao từ trên mây xuống, để cô ấy thấp bằng với tôi.

Lớp 12, tôi nỗ lực học hành. Thùy Trang vui vẻ giảng bài cho tôi, đa phần giờ nghỉ, em đều có mặt trong lớp để tôi có thể hỏi bài em.

Năm ấy, thành tích tôi tiến bộ vượt bậc.

Ngày có kết quả thi tuyển sinh đại học, tôi hỏi Thùy Trang muốn đăng ký trường nào. Em nói có ngôi trường chuyên ngành thiết kế thuộc top đầu trong nước nhưng điểm không yêu cầu quá cao.

Chúng tôi vào cùng một trường đại học, học cùng chuyên ngành, ở bên nhau rất tự nhiên.

Sau này chú cũng qua đời.

Thùy Trang nói, em ở đây, chỉ cần có em thì tôi không phải là người cô đơn.

Chúng tôi chịu đựng những gian nan khi khởi nghiệp, chịu đựng củi gạo mắm muối hàng ngày, nhưng tôi lại đánh mất trái tim và tâm hồn tuổi 16 của mình.

Tôi còn kéo em từ trên mây xuống, bắt em thấp ngang với tôi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro