Ngoại truyện: Diệp Lâm Anh (1)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tôi không thể nhìn mặt Thùy Trang lần cuối cùng.

Ngày tôi biết tin em qua đời, tôi đang lái xe đến gặp em thì đâm vào một chiếc xe tải, phải vào phòng chăm sóc đặc biệt ICU.

Khi tôi tỉnh lại, em đã được chôn cất.

Nghe nói mẹ vợ đã mặc bộ sườn xám đỏ thẫm cuối cùng do chính Thùy Trang tự tay may, chủ trì lễ tang của em.

Trên bia mộ em, người lập bia: "Mẹ: Nguyễn Tú Anh."
*mình xin phép lấy tên của mẹ là tên giả ạ.

Sau khi ra khỏi phòng chăm sóc đặc biệt, tỉnh lại, tôi nhờ hộ lý đẩy xe lăn đưa tôi đến nghĩa trang.

Tôi do dự rất lâu ngoài nghĩa trang, tự hỏi không biết cô gái nhỏ của tôi có muốn gặp tôi không.

Ngày đó lúc hoàng hôn, tôi mới được đẩy vào, mẹ vợ đã chôn em ở bên cạnh ba vợ tôi. Hai tấm bia đá tựa sát nhau, tôi giơ tay muốn chạm vào tấm bia lạnh lẽo, lại bị ngã khỏi xe lăn.

Hộ lý vội đỡ tôi: "Cô..."

Tôi khoát tay, ngồi cạnh mộ bia của em, "Làm phiền anh đi xa hơn, tôi muốn ngồi một mình với em ấy."

Hộ lý đi xa, tôi run rẩy lấy ra một điếu thuốc, dùng ngón tay tàn tật run run châm lửa, khói ùa vào phổi, sặc đến chảy nước mắt.

Thùy Trang à... sao em không nói gì cả?

_______________

Tháng thứ nhất em qua đời, tôi xuất viện trên xe lăn, những ngón tay tàn phế.

Tai nạn ô tô đã làm tôi mất một chân, cũng gãy mất những ngón tay vẽ tranh của tôi.

Ngày đầu tiên về nhà, mẹ vợ tìm được tôi.

Bà yêu cầu tôi ly hôn với Thùy Trang.

Thật ra khi một trong hai bên qua đời, cuộc hôn nhân tự động chấm dứt.

Nhưng bà lấy ra một thỏa thuận viết tay, yêu cầu tôi ký tên, nói đây là di nguyện của em ấy.

Thùy Trang viết cho tôi một lá di thư, chỉ có một dòng: Sau ngày mùng 6, chúng ta ly hôn.

Nhưng em đã mất vào khuya ngày mùng 5.

Tôi hỏi mẹ vợ: "Mẹ, Thùy Trang có còn nói gì khác không..."

Mẹ vợ mím môi, lau nước mắt, "Đừng gọi tôi là mẹ."

Mẹ vợ là người dịu dàng nhất tôi từng gặp. Nếu một ngày nào đó bà không còn dịu dàng nữa chắc chắn là do đối phương đã làm những việc cực kỳ quá đáng.

Tôi là người quá đáng kia.

"Ký tên đi, tôi sẽ đốt cho con bé."

Tôi im lặng rất lâu, cuối cùng ký tên bằng từng nét một, vì ngón tay tôi không còn đủ lực nên chữ viết vô cùng méo mó.

Thùy Trang không còn là vợ tôi nữa.

Mẹ vợ tôi cẩn thận gấp lại thỏa thuận ly hôn này, hỏi tôi: "Quách Mai Ly đâu?"

Tôi giật mình.

Mẹ vợ lại nói: "Sa thải cô ta."

Thùy Trang cũng từng nói với tôi việc sa thải Quách Mai Ly, lúc đó tôi đã trả lời thế nào?

"Em nổi cơn điên gì vậy?"

Thùy Trang không phải nổi điên, giác quan thứ sáu nhạy bén của em đã cảm nhận được sự bất thường giữa tôi và Quách Mai Ly.

Quách Mai Ly có sức tưởng tượng phong phú, có sự nghịch ngợm của tuổi trẻ, trong khi Thùy Trang theo tôi 12 năm đã bị cuộc đời mài giũa mất đi tinh thần phấn chấn. Vì vậy Quách Mai Ly cùng tôi trò chuyện về "Đường họa chi tổ" Triển Tử Kiền, tôi đã kéo ghế ngồi đối diện cô ấy.

Nhưng tôi thực sự đã quên rằng, luận văn tốt nghiệp của Thùy Trang viết về Triển Tử Kiền. Nếu chúng tôi trò chuyện thì Thùy Trang còn hiểu biết hơn. Mà tôi, đã bị tâm hồn trẻ trung và cuộc hôn nhân nhạt nhẽo làm mụ mị đầu.

Tôi sa thải Quách Mai Ly, cô ấy hỏi tôi: "Tại sao?"

Tôi cười yếu ớt, bất lực, "Bởi vì chúng ta đi sai đường."

Quách Mai Ly không chịu rời đi. Mỗi ngày cô ấy đều đến phòng làm việc, nói muốn cùng tôi đi qua khỏi giai đoạn xuống dốc của cuộc đời.

Tôi nhìn di ảnh của Thùy Trang, đôi chân và những ngón tay tàn phế của mình - hãy để tôi dưới đáy cuộc đời đi.

Tôi liên lạc với đàn chị trong trường chúng tôi, người đã cầm bản thiết kế của Thùy Trang thắng Quách Mai Ly.

"Cô đưa cái giá đi, hợp lý tôi sẽ bán, tôi đã mang hợp đồng đến." Tôi nói.

Đàn chị khuấy café, "Hai người thật sự không ai mềm lòng."

Cô ấy suy nghĩ một lúc rồi ghi vào hợp đồng một giá rất thấp, tôi cau mày không muốn ký.

Cô ấy nói: "Không có Thùy Trang, Ánh trăng không muộn không đáng tiền."

Tôi trầm lặng ký tên.

Tôi đưa tiền bán "Ánh trăng không muộn" cho mẹ vợ.

Bà không nhận, bà nói: "Tiền này của cô có thể mua được gì? Có thể mua được mạng sống con bé sao? Tôi đưa cậu gấp đôi, cậu trả Thùy Trang cùng 16 năm thanh xuân của con bé trả lại cho tôi được không?"

Thùy Trang có thói quen viết nhật ký, em gọi đó là sổ nợ. Mỗi năm em mua một quyển sổ mới, giấy nhớ đẹp đẽ, ghi lại điều gì đó.

Em từng nói: "Sổ sẽ thay mình nhớ lại những ký ức mơ hồ."

Vì thế tôi đau khổ cầu xin mẹ vợ có thể cho tôi xin nhật ký của Thùy Trang.

Mẹ vợ nói: "Nằm mơ đi."

__________________

Tháng thứ ba em qua đời, đêm nào tôi cũng không thể ngủ yên nên đi gặp bác sĩ tâm lý.

Tôi nói với bác sĩ, tôi nhìn thấy Thùy Trang ở khắp mọi nơi trong ngôi nhà nhỏ của chúng tôi.

Em ngồi trên ghế ở ban công đọc sách, em xem phim trước máy chiếu, em ngồi khoanh chân trước bàn thiết kế. Em ở trong bếp nấu canh.

Nhưng khi tôi đến gần, Thùy Trang lại biến mất.

"Chắc hẳn em cực kỳ thất vọng mới không muốn quan tâm đến tôi, anh nói xem tôi đi theo em ấy được không, thành khẩn nói lời xin lỗi, em có mềm lòng không?"

Bác sĩ không trả lời tôi.

"Em ấy là một cô gái thích khóc, sợ đau, ung thư đau như vậy, sao lại nhịn không nói chứ..."

Bác sĩ kê cho tôi thuốc ngủ, không nhiều lắm. Tôi dành dụm mấy tuần, cuối cùng cũng tích cóp được một nắm lớn, chuẩn bị uống một lần đi theo xin lỗi Thùy Trang.

Nhưng tôi không chết được.

Trước khi rời đi, tôi đã đưa cho hộ lý một khoản tiền lớn để cảm ơn anh ấy đã chăm sóc tôi suốt ba tháng qua, số tiền còn lại chuyển vào thẻ mẹ vợ.

Anh ấy đi về, tôi uống thuốc. Nhưng anh ấy để túi trong nhà tôi, khi quay lại lấy túi, gõ cửa không được nên đã gọi cảnh sát.

Tôi được đưa đi súc ruột, ra khỏi phòng phẫu thuật, ánh mắt trống rỗng nằm trên giường bệnh.

Mẹ vợ đến gặp tôi, bà thực sự già đi rất nhiều.

"Cô làm gì vậy?" Mẹ vợ hỏi tôi.

Tôi yếu ớt trả lời bà: "Con muốn đi gặp Thùy Trang, xin lỗi em."

Mẹ vợ rơi nước mắt: " để Trang yên nghỉ đi."

Giống như lần đầu tiên tôi đến thăm nhà, bà gọt một quả táo cho tôi, kể tôi nghe giấc mơ trong nhật ký của Trang.

Thùy Trang cũng từng mơ thấy, chúng tôi cùng em đến bệnh viện, chẩn đoán ra ung thư dạ dày giai đoạn 4. Trong mơ, mỗi ngày chúng tôi giả vờ cổ vũ em, sau lưng em lại âm thầm lau nước mắt. Chúng ta đều giả vờ, em cũng giả vờ không đau đến vậy, chúng ta đều giả vờ chắc chắn có một phần ngàn cơ hội khỏi bệnh.

"Sau khi ba con bé mất một thời gian dài, tôi vẫn không thể thoát ra khỏi tình trạng suy sụp. Lúc đó, tên ở nhà của con bé là Bình An, ba con bé lúc đặt tên này cho nó nói [nguyện vọng lớn nhất của người cha mẹ chính là mong con cái bình an, con người hiếm mà được bình an cả đời]. Mỗi lần gọi tên con bé là Bình An, tôi đều nhớ tới ba nó. Sau này Trang cũng cảm nhận được tâm trạng của tôi không ổn nhưng khi đó con bé còn quá nhỏ, con bé không biết làm sao để an ủi tôi. Bỗng nhiên có một ngày, con bé bướng bỉnh nói với tôi tên nó là Trang. Có lẽ chính vì tôi quá yếu đuối với cái chết nên con bé không biết phải đối mặt với cái chết thế nào."

Mẹ vợ nặng nề thở dài một hơi, tìm một cái bát nhỏ đặt trước mặt, cắt táo thành từng miếng nhỏ, "Cô cũng đừng đòi sống đòi chết, tôi sẽ không vì cô sẵn lòng chết cùng con bé thì sẽ tha thứ cho cô. Ai cần thứ thâm tình đến muộn."

Bà vứt bỏ lõi táo, dùng khăn ướt lau tay, "Nhưng tôi không thể quyết định thay cho con bé. Tôi đến gặp cô là vì trong nhật ký Thùy Trang viết, con bé cũng hy vọng cô sống lâu trăm tuổi như cô mong cho nó vậy. Trước đây tôi vẫn luôn cho rằng, chỉ cần mình đủ dịu dàng, đủ mạnh mẽ, là có thể chăm sóc tốt cho Thùy Trang. Nhưng tôi lại không để ý rằng từ nhỏ con bé đã thiếu hụt tình thương của cha, còn phải chú ý cảm xúc của tôi, con bé ngoan ngoãn như vậy, con bé đã dùng sự dịu dàng cùng kiên cường của mình chăm sóc ngược lại tôi. Con bé sợ tôi buồn lòng, cho nên giấu đi sự yếu ớt của mình, chỉ nói việc tốt với tôi, không nói những chuyện xấu. Diệp Lâm Anh, đôi khi tôi cảm thấy mình vô trách nhiệm giống như cô."

"Mẹ..." Tôi nghẹn ngào.

"Đừng gọi tôi là mẹ." Mẹ vợ ngắt lời tôi, thở dài, "Tôi thực sự hy vọng Trang có thể giải quyết việc tình cảm cũng quyết đoán, dứt khoát như trong công việc."

Sau khi mẹ vợ đi rồi, tôi ngơ ngác nằm nhìn trần nhà, không nghĩ ra được ý nghĩa việc tiếp tục sống nhưng lại không dám chết.

_________________

Tháng thứ bảy sau khi em rời đi, tôi đến thăm mộ em vào ngày Trung Nguyên, tôi gặp một cô gái lạ.
(Ngày Trung nguyên là 15/7 âm lịch)

Cô ấy nói từng thực tập tại xưởng chúng tôi, Thùy Trang đối xử với cô ấy rất tốt, cũng giúp cô ấy rất nhiều trong công việc lẫn cuộc sống.

Thật ra tôi không nhớ cô gái này đến chỗ chúng tôi làm từ bao giờ, cũng không nhớ cô ấy thực tập trong bao lâu.

Cô ấy nói, đêm giao thừa cô đã gửi tin nhắn cho em ấy, không ngờ chẳng bao lâu người đã không còn.

Tôi hỏi cô ấy, có thể cho tôi xem không?

Cô ấy lấy di động, mở giao diện trò chuyện với Thùy Trang, tin nhắn cuối cùng là cô ấy gửi cho Thùy Trang, cô chúc Thùy Trang mọi việc bình an thuận lợi.

Thùy Trang nhắn lại: Chúc em cũng vậy, hạnh phúc mỗi ngày.

Thùy Trang thích chúc người khác hạnh phúc mỗi ngày. Khi chúc mừng sinh nhật ai đó, em sẽ nói: "Chúc mừng sinh nhật, chúc bạn mỗi ngày đều hạnh phúc!"

Trước kia tôi còn cười em, mỗi ngày hạnh phúc là lời chúc gì chứ, nghe không có văn hoa lắm!

Thùy Trang nói: "Hạnh phúc mỗi ngày là lời chúc may mắn nhất được chưa!"

"Diệp tổng, khoảng thời gian cuối đời của chị ấy có lúc nào vui vẻ không?" cô ấy hỏi tôi.

Tôi im lặng một lúc, đáp: "Tôi không biết."

"Sao lại không biết?"

"Thậm chí tôi còn không biết cô ấy bị bệnh..."

Chát.

Cô ấy tát tôi một cái, cô ấy đánh rất mạnh, mặt tôi nóng rát đau đớn.

"Chị là vợ chị ấy mà lại không biết chị ấy bị bệnh, sao chị còn có mặt mũi đến gặp chị Trang?"

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro