Những niềm vui và khó khăn khi học môn Ngữ Văn

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Năm 2015, Bộ Giáo dục- Đào tạo quyết định gộp hai kì thi tốt nghiệp và đại học vào làm một. Các thí sinh tham gia kì thi THPT Quốc Gia cần phải thi bắt buộc ba môn Văn- Toán- Anh. Chính vì vậy, tầm quan trọng của ba bộ môn này càng được nâng cao, đặc biệt là môn Ngữ Văn. Bởi vì tim người còn có bốn ngăn, huống chi học Văn niềm vui nhiều mà khó khăn cũng không ít. Niềm vui ấy khiến các bạn đam mê hơn, ham học hơn. Nhưng đồng thời, khó khăn ấy lại khiến bạn sợ hãi và nhụt chí hơn. Niềm vui và khó khăn khi học Văn- hãy cùng nhìn lại và rút ra bài học cho bản thân mình.

Bỏ qua những luận đề văn học nhạt nhẽo và những gò bó trong cách hành văn bản hiện nay. Dưới đây là chính câu chuyện của người viết, bằng chính cảm nhận của mình và qua góc nhìn khách quan của cuộc sống. Câu chuyện của người-đã-từng-cố-gắng vượt qua mọi rào cản để học bộ môn này.

Chúng ta luôn luôn cho rằng, trong ba môn Văn- Toán- Anh, Văn là môn khô khan nhất. Nhưng bạn nhầm! Văn là môn dễ dàng nhất! Thử nghĩ xem, so với một bài toán tràn ngập công thức và phương trình, thì đọc một mẩu truyện sẽ giúp bạn hứng thú hơn chăng? Nếu ta không học Toán, ta sẽ chẳng biết bài toán hay ở đâu. Nhưng ai cũng có thể xúc động nếu đọc một câu truyện buồn. Đó chính là niềm vui đầu tiên: Ngữ Văn là môn dễ dàng chạm đến tâm hồn con người nhất!

Tiếp theo đó, nếu ai đã từng có một lần học Văn tử tế thì chắc sẽ ít nhiều biết đến bài: "Sự giàu đẹp của Tiếng Việt". Ngữ Văn không chỉ là viết văn xuôi mà còn học ngữ pháp. Trong tất cả các thứ tiếng, Tiếng Việt là tiếng giàu âm điệu nhất. Đó là lý do vì sao chúng ta luôn nhắc lại một cách tốt nhất âm thanh mà mình nghe được. Có một câu chuyện vui thế này: Nếu ta ra ngoài, ta có thể "nhép" lại một cách gần như chính xác câu nói của ngôn ngữ khác ở lần đầu tiên. Nhưng, nếu ở một vài quốc qia khác như Trung Quốc, ta có hét vào tai họ vài câu Tiếng Việt, chắc gì họ đã nhắc lại được. Vì thế, hãy cảm thấy tự hào vì khi học Văn, ta lại biết thêm về sự phong phú của Tiếng Việt. Đó là niềm vui thứ hai.

Niềm vui thứ ba: Học Văn, ta có thể tìm thấy một con người khác trong ta. Nghe có vẻ trừu tựa. Nhưng hãy thử nghĩ, con người sống để khám phá mọi thứ, bao gồm chính bản thân mình. Trong ta không đơn thuần có một cái tôi. Có thể, sau một câu chuyện, sau một quyển sách, ta bỗng nhận ra rằng ta sống trước nay chỉ vì một cái mặt nạ làm vui lòng mọi người. Và ta tìm thấy chính ta, thấy mục đích sống của chính mình.

Có người khi được hỏi: "Tại sao bạn lại thích học môn Văn? Có gì vui sao?" Người ấy trả lời: "Thích thì chính là thích chứ sao? Đâu cần lí do cụ thể." Đó, chỉ đơn giản như vậy thôi. Học văn vui vì đơn giản họ cảm thấy vui, cảm thấy trái tim mình thanh thản. Niểm vui thứ tư được bắt đầu từ đây. Vui vì đơn giản là thỏa mãn trái tim và tâm hồn bản thân bạn.

Cuối cùng, đời học sinh ai chẳng có một lần rung động. Những là thư đưa đi ít nhiều tạo nên một mối tình, hay ít nhất dù chỉ là một kỉ niệm. Từng câu từng chữ giúp người đọc xích lại gần nhau hơn. Giúp kéo những trái tim về cùng chung nhịp đập. Là nơi mà con người biết cảm thông và chia sẻ. Nói cách khác, vui vì người với người gần nhau ơn, đồng cảm hơn, yêu thương hơn.

Trên đây là năm trong rất nhiều niềm vui khi học văn. Tất nhiên là đối với những người yêu và thích bộ môn văn. Còn nhiều niềm vui khác nữa, nhưng chính bởi một số khó khăn sẽ tiếp ở dưới mà niềm vui ấy không thể trọn vẹn, Hay văn mà, khi chưa cảm nhận và trải nghiệm, bạn sẽ chẳng bao giơ truyền tải cảm xúc một cách chính xác và tự nhiên nhất đến trái tim người đọc.

Ai cũng biết, đời luôn có một chữ "Nhưng". Để có được niềm vui ấy, những khó khăn mà bạn vượt qua không ít. Nó khiến bạn hoảng sợ, nó khiến bạn bớt đi niềm đam mê. Như chính bản thân người viết đang hoang mang không biết có nên bước lên chông gai để cảm nhận niềm vui không. Hay vì khó khăn quá lớn, đau đớn quá nhiều, khiến trái tim chai sạn và không còn cảm được nữa.

Thứ nhất: Sự thật là bây giờ phần đông các bạn không phải đang học văn mà là đang nhồi văn. Khó khăn là khi hoc một cách gò bó và gượng ép, trong khi học văn quan trọng ở tâm hồn. Đành rằng bạn không thích học văn, nhưng không nên gượng ép mình quá. Như đã ta đã nói ở trên rằng Văn là bộ môn dễ chạm đến tâm hồn con người nhất. Sẽ là cái chạm từ bông mềm nếu bạn yêu thương. Nhưng sẽ là góc cạnh của mảnh chai nếu bạn ép buộc mình.

Có một câu chuyện về tác giả của tác phẩm "Mùa lạc" thế này. Con trai ông đi học và cô giáo giao bài tập về phân tích chính tác phẩm của bố cậu. Ông đã dành cả buổi tối phân tích chính tác phẩm của mình rồi đưa cho con trai nộp cho cô. Thật bất ngờ khi bài đó được hai điểm, an toàn ở vị trí điểm liệt trên thang điểm mười và cô giáo phê: "Dùng từ sai, em không hiểu ý tác giả." Chưa cần tra xem cô giáo đó tên gì, vì chính lời phê đó đã viết nên một khó khăn khác khi các bạn học sinh học văn bây giờ. Các bạn phải học theo một "ba-rem" nhất định. Nói một cách hoa mĩ là "Chuẩn kiến thức kĩ năng". Là Tấm thì phải ngoan hiền, là Cám thì phải gian ác, chuyện gì sẽ xảy ra nếu em nghĩ điều ngược lại? Không, cô không thích điều đó. Lớp cần chỉ tiêu 90% học sinh giỏi và chỉ được 10% khá, tuyệt nhiên không được ai ở lại lớp. Đó cũng là một trong những khó khăn khiến bạn không cảm được văn. Việc học theo một "ba-rem" kéo theo đó là học chạy theo thành tích. Tất nhiên đó chỉ là một phần, không phải là tất cả. Nhưng do chúng ta không dám nhìn thẳng vào sự thật. Vì sao? Vì chúng ta sợ, trong mọi nỗi sợ, sự thật là điều đáng sợ nhất. Nhưng có ai biết, việc mất đi sự tự do trong tư duy bây giờ sẽ khiến bạn dễ dàng chấp nhận sự mất tự do trong tâm hồn sau này. Trường học là nơi bạn phát huy bản thân, học văn giúp bạn có nhiều cách nhìn về cuộc sống chứ không phải là nơi sản xuất và đào tạo những con rối chỉ biết nhai đi nhai lại những luận đề cũ rích trong sách giáo khoa.

Khó khăn thứ tư là vốn từ ít ỏi. Vì sao, vì chúng ta lười, và dẫn đến khó khăn cho chính ta. Lười đọc, lười viết. Ngữ văn không có những công thức, chỉ cần lắp vào là làm được. Văn là cả một quá trình rèn luyện, trau dồi kĩ năng. Nếu bạn muốn học tốt, bạn cần chăm chỉ hơn nữa. Nên nhớ rằng : "Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng.

Mặt khác, một phần học sinh cho rằng chương trình học Ngữ Văn quá nặng, có những phần không cần thiết. Việc phải gánh trên vai kiến thức của mười hai môn học. Chưa kể việc nhận thức của gia đình, bố mẹ rằng cần phải học đều mới là học giỏi, khiến không khí xung quanh luôn có những áp lực không tên. Khó khăn đặt ra là ta không có nhiều thời gian để thư giãn, để cảm mọi thứ.

Học Văn, cảm văn vui có, buồn có. Quan trọng là việc vượt qua những khó khăn, thử thách. Nếu bạn không thích học, không nên ép bản thân, vì điều đó chỉ đặt thêm gánh nặng cho bản thân. Còn nếu Văn mang đến cho bạn niểm đam mê và hứng khởi, dù khó khăn có ập đến như những con sóng . Đừng ngần ngại mà vượt qua tất cả. Bước lên chông gai, thành công sẽ là của bạn!

S�<���@

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro