Chương 5.3.1: Xung Chuyển Bạch Dương, Phôi Pha Bầu Ngọt

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

(*) Chương này có viết (nhắc) về một số giai đoạn lịch sử của Châu Á, bao gồm Srivijaya, Medang (Mataram), Trung Quốc thời Ngũ Đại Thập Quốc, và Việt Nam từ thời Ngô đến đầu thời Đinh. Vì thế mong bạn độc giả cân nhắc trước khi đọc, để tránh sau khi đọc xong có những sự tranh cãi vì những thông tin trong chương không giống với những thông tin bạn đã biết (vì mình chỉ là người tìm hiểu tư liệu thông qua Internet chứ không phải nhà sử học nghiên cứu chuyên sâu, nên mình sẽ không đủ chuyên môn để nhìn nhận và phán xét). Những nhân vật và sự kiện liên quan (chính thức) đã có thông tin chú thích (tuy nhiên vẫn có một số nhân vật (phụ) mình chưa thêm vào vì chú thích quá là dài). Vì thế các tình huống, chi tiết trong truyện chỉ là một phần bổ sung cho bối cảnh, không bao hàm các ý tưởng, quan điểm hay khuyến khích chê bai, chống đối, kích bác, cổ xúy... Nếu bạn đã chấp nhận đọc, xin hãy mở lòng đọc theo hướng nhìn nhận khách quan và thoải mái nhé! Trân trọng.

Tổng độ dài chương bao gồm nội dung và chú thích: ≈ 14900 từ. (rất ít thoại nhé!)

Vì đây là sở thích và phong cách viết truyện của mình (tùy hứng không thích gò bó), chứ không phải không tôn trọng độc giả, nên nếu bạn có khó chịu thì cũng vui lòng bỏ qua giúp mình, hoan hỉ cùng Hạ Miên nhé! Cám ơn!

***

Buổi tối đã buông xuống, ánh sáng vàng vọt của mặt trời từ từ tắt dần, nhường chỗ cho sự tĩnh lặng của màn đêm. Trong căn phòng nhỏ, một chút ánh sáng từ đèn dầu leo lét chiếu rọi lên các bức tường, tạo nên những vệt sáng mờ ảo và bóng đen của Jorani được phóng đại đến tầm cỡ. Trong không khí yên tĩnh đến lạ thường, từng tiếng tí tách khe khẽ của đèn dầu dường như trở thành âm thanh duy nhất phá vỡ sự im lặng dày đặc của đêm.

Jorani ngồi bên cạnh cửa sổ, trên tay cầm chiếc lược tre chầm chậm chải nhẹ từng lọn tóc xoăn dài của mình. Mỗi lần lược chạm vào tóc, tạo ra một âm thanh khe khẽ, Cô cúi đầu, đôi tay mềm mại và khéo léo thao tác trên từng lọn tóc. Mỗi lần lược lướt qua, là mỗi lần cô cảm thấy những suy nghĩ, cảm xúc của mình trở nên nhẹ nhàng và rõ ràng hơn. Mỗi lọn tóc chải qua, dòng suy nghĩ trong cô như dần rõ nét, từng ý tưởng liên kết thành một chuỗi liền mạch.

Mọi thứ dần sáng tỏ trong tâm trí cô như một bức tranh đang được hoàn thiện. Dù trước đó cảm thấy mơ hồ, giờ đây cô bình thản nhận ra những điều bất thường đang xảy ra xung quanh mình.

Ngày mốt là lễ tục Kate, một trong những sự kiện quan trọng của người Chăm, nhưng suốt ba tháng qua, không một ai luyện tập cho cô. Thế mà giờ đây, ngay trước ngày lễ, họ mới đột ngột chuẩn bị. Việc này dường như có một dụng ý, và cô tự hỏi họ đang toan tính điều gì?

Trang phục cô được khoác lên cũng không bình thường: lộng lẫy, sang trọng như một quý tộc, hoàn toàn không phù hợp với địa vị của cô - chỉ là một thường dân không có danh phận rõ ràng. Cách mà bà Wan dạy cô cúi chào, hơn nữa, không giống cách chào hỏi bình thường của người Chăm. Nó nghe xa lạ, như tiếng nói của một nền văn hóa khác. Đây là điều khiến cô đặc biệt nghi ngờ, cùng với những sự kiện diễn ra gần đây, cho thấy rõ có những biến động sắp sửa xảy ra.

Thế là phải suy xét kỹ hơn về sự xuất hiện của người Srivijaya, cùng với ống tre chứa mảnh giấy có họa tiết mandala liên quan đến mặt trời, cánh chim và sóng biển, mặc dù cô không thể ngay lập tức nắm bắt hết ý nghĩa của chúng, tuy nhiên, ký ức về những lần mẹ cô vẽ mandala theo phong cách Doodle lại bắt đầu lấp đầy những khoảng trống trong suy nghĩ.

Vì mẹ cô là một họa sĩ tự do, thường xuyên du lịch, khám phá các nền văn hóa đa dạng và có nguồn cảm hứng vô tận, nên đã truyền cho cô chút ít tinh thần, một nền tảng nhận thức nhất định về hội họa, dù cô chưa từng thực sự đào sâu, thậm chí cảm thấy hời hợt với chúng vì chúng không thuộc sở trường và tạo cho cô sự yêu thích.

Hơn nữa, nếu không chủ động trò chuyện vào đêm qua với Krah Kaong về những họa tiết dệt vải truyền thống và các biểu tượng trang trí, có lẽ cô vẫn chưa biết đến thuật ngữ "yantra" và ý nghĩa sâu xa của nó trong văn hóa và tâm linh. Ban đầu, Jorani không nhận ra rằng những cánh hoa mà cô thấy trên nền vải không phải là hoa cúc mà chính là hoa sen. Nhưng sau khi nghe giải thích kỹ càng hơn, chính những mảnh ghép này, qua từng bước kết nối, giúp cô nhìn ra sự phức tạp tinh tế của các biểu tượng và nhận ra rằng những điều cô đang đối mặt có tầm ảnh hưởng sâu rộng hơn cô tưởng.

Yantra (यन्त्र) và mandala (मण्डल) tuy có sự tương đồng về mặt cấu trúc, nhưng lại khác nhau về quy mô và mục đích. Yantra thường nhỏ hơn, với bảng màu hạn chế và mang tính nghi lễ cao hơn trong các nghi thức thiền định (sadhana) và cúng tế (puja). Một yantra cơ bản trong Ấn Độ giáo bao gồm một hình vuông (bhupura) với bốn cổng hình chữ T, bao quanh một vòng tròn và điểm trung tâm (bindu), tượng trưng cho vị thần chính liên quan đến yantra. Bindu (बिंदु) là điểm trung tâm của yantra, thường được xem như nguồn gốc từ đó mọi sáng tạo phát sinh.

Nhiều mandala (मण्डल) có cấu trúc hình vuông bên ngoài hoặc các hình vuông lồng vào nhau, tượng trưng cho trái đất và bốn hướng chính (purusha). Các hình tam giác (trikona) và hình lục giác (ṣaṭkoṇa) cũng thường xuất hiện trong yantra và mandala, cùng với các hoa văn hình tròn (chakra) và hoa sen (padma), có từ 4 đến 1.000 cánh hoa, tượng trưng cho sự siêu việt và tinh khiết. Mỗi loại yantra đều chứa đựng các biểu tượng phức tạp với ý nghĩa vũ trụ và tâm linh sâu sắc, như hình hoa sen (padma), tam giác ngược (yoni) hoặc đường tròn lặp lại, tượng trưng cho sự luân hồi của cuộc sống. Các hình học xung quanh bindu, như tam giác (trikona), hình lục giác (ṣaṭkoṇa), hoặc các đường thẳng, thường đại diện cho đoàn tùy tùng của vị thần. Điểm khác biệt chính giữa yantra và mandala là yantra không chỉ là một biểu tượng mà còn là hiện thực sống động, nơi các đường nét và thần chú (mantra) kết hợp thành một công cụ tinh thần mạnh mẽ.

Có nhiều loại yantra khác nhau tùy theo mục đích sử dụng và thần linh mà chúng liên kết. Ví dụ, yantra của thần Shiva thường bao gồm biểu tượng trident (trishula), đại diện cho sáng tạo, bảo tồn và hủy diệt. Đôi khi, như trong trường hợp của yantra Linga Bhairavi, bindu có thể được thể hiện dưới dạng linga (लिङ्ग), biểu tượng phallic của thần Shiva. Điều này nhấn mạnh đến sự sáng tạo và sức mạnh sinh sản, thể hiện sự hợp nhất giữa cái hữu hình và vô hình. Những yantra khác như Sri Yantra (श्री यन्त्र), liên quan đến nữ thần Lakshmi và sự thịnh vượng.

Điều thú vị là yantra hiếm khi sử dụng ngôi sao năm cánh (pañcakoṇa), mặc dù có một số yantra của Guhyakali sử dụng biểu tượng này, do số năm có liên quan đến nữ thần Kali (काली). Tên của Kali bắt nguồn từ từ kālá (काल) trong tiếng Phạn, có nghĩa là thời gian. Tuy nhiên, từ này cũng đồng âm với kāla (काला), nghĩa là đen. Dù có sự khác biệt về ý nghĩa, cả hai từ đều liên kết với nhau qua một nguồn gốc từ nguyên chung, thể hiện mối quan hệ giữa thời gian và bóng tối.

Kali được hiểu là "người cai trị thời gian" hoặc "người đen tối". Bà còn được gọi là Kali Mata (काली माता), nghĩa là "người mẹ đen tối". Ở đây, Kālī (काली) có thể được hiểu như một tên riêng hoặc một mô tả về sự đen tối, hoặc bóng đêm, gắn liền với sự chết chóc và tái sinh. Là nữ thần thời gian và cái chết, Kali là vợ của thần Shiva và thường được liên kết với sự giải thoát khỏi chu kỳ sinh tử.

(*) Yantra (यन्त्र) không chỉ là một công cụ hình học mà còn chứa đựng mối quan hệ phức tạp giữa vũ trụ vĩ mô và vi mô, điều này được thể hiện rõ trong triết lý Tantra (तन्त्र). Trong Tantra, mọi biểu tượng trong yantra đều có sự cộng hưởng giữa thế giới bên ngoài và thế giới bên trong của con người. Sự cộng hưởng này không phải là một sự đối lập đơn giản mà là một sự tổng hợp, hợp nhất giữa cái bên trong và bên ngoài. Yantra được thiết kế để thể hiện mối liên hệ với cơ thể tinh tế (sūkṣma śarīra) và các khía cạnh khác nhau của ý thức con người. Qua đó, người thực hành có thể trải nghiệm sự hòa hợp giữa bản thể của mình và vũ trụ.

Minh hoạ yantra (nguồn: net).

Điều này giải thích tại sao yantra đóng vai trò quan trọng trong các nghi lễ sadhana (साधना) và puja (पूजा), cũng như trong việc thiền định (dhyāna), bởi vì chúng giúp người thực hành tập trung vào những biểu tượng và nguyên lý vũ trụ để kích hoạt sự chuyển hóa nội tại. Những biểu tượng này là phương tiện giúp kết nối giữa cơ thể vật lý và tinh thần, giữa cá nhân và vũ trụ rộng lớn.

Thực tế, thuật ngữ "mandala" (मण्डल) đã xuất hiện từ rất sớm trong Rigveda (ऋग्वेद), một trong những văn bản cổ xưa nhất của Ấn Độ. Trong Rigveda, "mandala" được sử dụng để chỉ các phần của tác phẩm, mang ý nghĩa về cấu trúc và trật tự của vũ trụ. Các nghi lễ Vệ Đà (वेद) vẫn sử dụng mandala Navagraha (नवग्रह मंडल), một loại mandala đặc biệt dành cho chín hành tinh, cho đến ngày nay. Điều này chứng tỏ rằng yantra và mandala không chỉ đơn thuần là biểu tượng mà còn là các biểu đồ thiêng liêng giúp duy trì sự cân bằng giữa con người và vũ trụ qua các thế hệ.

Theo như Jorani được biết, người Chăm có phong tục thờ đa thần, tôn thờ Po như biểu tượng của trời và Yang như biểu tượng của đất. Phong tục này phản ánh sự ảnh hưởng của các nền văn hóa Ấn Độ và Bà la môn, trong đó các nước như Khmer, Srivijaya, Melayu và những nước thuộc Nam đảo đều có.

Các quốc gia Đông Nam Á (phần lớn) thuộc nhóm ngôn ngữ Nam Đảo, và tại Việt Nam bao gồm năm dân tộc chính: Chăm, Gia Rai, Ê Đê, Raglai và Chu Ru. Các cộng đồng này chủ yếu cư trú trên các cao nguyên đất đỏ Tây Nguyên và dải đất ven biển miền Trung, và đều mang ảnh hưởng của nền văn hóa mẫu hệ đặc trưng của nhóm Nam Đảo.

Có sự hiểu nhầm phổ biến rằng người Chăm nguyên thủy đã sinh sống trên lãnh thổ Champa. Tuy nhiên, sự thực là người Chăm là một phần của nhóm ngữ hệ Malayo-Polynesien, vốn chủ yếu sinh sống tại các đảo ở tây nam Thái Bình Dương và tây nam Ấn Độ, được gọi là Orang Laut (người biển). Nhóm này không hoàn toàn bản địa, mà là một phần của cộng đồng di cư và giao lưu với các nhóm cư dân bản địa ở các cao nguyên, góp phần hình thành văn hóa tiền Sa Huỳnh. Nói về nhóm cư dân nói tiếng Malayo - Polynesien có hai bộ phận, một sống ven biển và đảo như đã đề cập ở trên, một sống trên các cao nguyên gọi là người Rừng.

Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, các vương triều đã sử dụng thuật ngữ "Nam Man" (南蠻), hay còn gọi là "man di" để chỉ các dân tộc như Chiêm Thành, Khmer, Mã Lai, Java, và các nhóm thiểu số ở Tây Nguyên. Thuật ngữ này, mang ý nghĩa miệt thị, được dùng để mô tả các nhóm dân cư "nhỏ bé" sống ngoài khu vực cư trú của người Hán. Theo lý thuyết Địa lý phong kiến Trung Quốc, khu vực này được coi là "ngoài lề" của nền văn minh Trung Hoa, với các nhóm dân cư được phân loại thành Đông Di (東夷), Tây Nhung (西戎), Nam Man (南蠻), và Bắc Địch (北狄), trong đó các ký hiệu chữ Hán biểu thị các nhóm này thường gắn với hình ảnh "sâu bọ thú vật".

Tóm lại nói về cư dân của Champa có lẽ nên nghĩ theo hướng có sự giao thoa ảnh hưởng giữa người bản địa ở Lục địa (người Môn - Khơme và người ngữ hệ Malayo - Polynesien) với người Nam Đảo di cư vào đất liền. Tất cả đã có sự hòa hợp giao lưu văn hóa tạo nên nền văn hóa tiền Sa Huỳnh, cơ sở đầu tiên giúp khu vực này đi đến ngưỡng cửa thành lập quốc gia. Trong thời kỳ Champa Ấn Hóa, tuy không có thông tin rõ ràng về tổ chức xã hội của các dân tộc Tây Nguyên thời đó, nhưng các nhóm dân cư được phân chia thành hai loại (ethnies): nhóm sử dụng ngôn ngữ thuộc gia đình đa đảo / Nam Đảo (Austronesian) theo chế độ mẫu hệ, và nhóm nói tiếng Môn-Khmer (Austroasiatic) theo chế độ phụ hệ. Các dân tộc nói tiếng Nam Đảo, bao gồm ngôn ngữ Chamic gần gũi với tiếng Chăm, có mối quan hệ chặt chẽ với người Chăm.

(*) Sau thế kỷ VIII, người Chăm bắt đầu sử dụng một loại chữ mới, được phát triển từ chữ Phạn, gọi là chữ Chăm cổ. Mặc dù lúc này cả chữ Phạn và chữ Chăm cổ đều có vai trò quan trọng, các văn bản chính thức và quan trọng vẫn thường được ghi bằng chữ Phạn. Người Chăm, với tiếng nói thuộc ngữ hệ Mã Lai - Đa Đảo, sau một thời gian mượn và sử dụng chữ Phạn, đã sáng tạo ra hệ thống chữ viết riêng của mình với 16 nguyên âm, 31 phụ âm và 32 âm sắc.

Nói như vậy thì hình ảnh con chim thì chỉ đến chim Garuda, người Srivijaya đến từ Nam đảo, nếu nói ở hiện tại chắc là Indonesia hoặc Malaysia. Mà quốc huy của Indonesia theo cô nhớ cũng là chim Garuda. (Kim sí điểu)

Garuda trong truyền thuyết Ấn Độ giáo là một sinh vật nửa chim nửa người, thường được miêu tả với đầu người, ba mắt, và mỏ đại bàng. Nó là kẻ thù truyền kiếp của rắn thần Naga, những con rắn này thường có đầu và nửa thân người, thay vì hình dạng bò sát thông thường. Garuda và Naga, dù là anh em họ trong một số truyền thuyết, là kẻ thù không đội trời chung. Mối thù giữa Garuda và Naga bắt nguồn từ việc rắn thần đã giết mẹ của Garuda, dẫn đến sự thù địch không thể hòa giải giữa chúng. Garuda được miêu tả là thường xuyên tấn công và xé xác những con rắn với mỏ và móng sắc nhọn của mình. Chim được cho luôn là kẻ thù của rắn, ở nhân gian thì chim bắt sâu, gà bắt giun, rắn ăn trứng. Hễ gặp rắn là Garuda liền xé xác, sau này thần Vishnu đã thu phục được và Garuda trở thành vật cưỡi của vị thần này.

(*) Trong Ấn Độ giáo, Garuda là một con vật cưỡi của thần Vishnu, chim đại bàng cánh vàng là loài chim dữ, có thể tấn công con người. Nó có thể suy nghĩ và còn có phép thuật, chim cánh vàng vốn chuyên môn ăn rồng. Rồng mà gặp chim đại bàng cánh vàng thì mềm nhũn, thần thông gì cũng vô dụng chỉ ở đó làm mồi cho đại bàng. Một đớp của nó giống như chúng ta ăn cơm, ăn tới mười mấy con rồng, kim sí điểu quạt cánh một cái thì biển cạn, rồng lộn ngửa ra. Rồng là con cháu của Long Vương, lão Long Vương thống lĩnh loài rồng gặp nó cũng phải ba chân bốn cẳng chạy trốn. Vì thần thông mạnh hơn loài rồng nên trốn thoát được. Sau này chim được Phật thuần hóa nên không còn ăn rồng nữa mà ăn tinh hoa của thức ăn tịnh (chay). Chim và rồng cũng giống như các vị thần tiên và âm ma tà quỷ sống ở cõi khác nên mặc dù được miêu tả rất to lớn đôi cánh có thể che trời nhưng con người bình thường không thể nhìn thấy được, trừ khi chúng muốn lộ diện ở nhân gian. (theo wikipedia)

Hình minh hoạ.

Nhắc đến Srivijaya thì cô lại nhớ đến Medang, hình như đó cũng là một vương quốc thuộc quần đảo Indonesia thì phải. Đâu đó cô từng nghe ai nhắc đến vị vua tên là Mpu Sindok thuộc triều đại Isyana, vì vua Sindok đã cho dời đô về Tamwlang rồi tiếp tục dời về Watugaluh (Các nhà nghiên cứu lịch sử cho đó nay là các khu vực Tambelang và Megaluh gần Jombang ngày nay ở Đông Java). Hình như do một vụ phun trào của núi lửa Merapi vào năm 929 hoặc áp lực chính trị từ Sailendrans có trụ sở tại Đế chế Srivijaya có thể đã gây ra sự di chuyển này, bởi vì thung lũng sông Brantas có một vị trí địa lý quan trọng trong kiểm soát thương mại hàng hải về hướng đông và trong buôn bán gia vị - hương liệu.

Ngoài ra, khi bà Wan trao đổi mua bán cùng một số thương nhân Java, cô còn nhìn thấy người ta sử dụng các loại tiền tệ bằng đồng vàng được gọi là tahil, với bề mặt chạm chữ "ta" (viết rút gọn của tail). (Chưa tìm thấy hình minh hoạ).

Còn có một loại tiền khác gọi là 'đồng xu ma thuật' (Uang Gobog Wayang), là nhóm các vật thể giống tiền xu, xuất phát từ truyền thống dùng tiền xu làm bùa hộ mệnh, tương tự như tiền xu Trung Quốc nhưng phát triển riêng biệt. Những đồng xu là bùa hộ mệnh này ở Java chịu ảnh hưởng lớn từ Hindu giáo, Hồi giáo và văn hóa bản địa, thường khắc các hình ảnh tôn thờ của Hindu giáo. 'Đồng xu ma thuật' và tiền sử dụng trong đền thờ của Java chủ yếu dựa trên tiền xu Trung Quốc được du nhập trong thời kỳ nhà Đường. Hầu hết nó tượng trưng cho đức tin, mang lại sự may mắn và bảo vệ người sử dụng tránh khỏi tai ương. Và loại đồng xu này, cô cũng được một người mua hàng tặng cho để làm kỉ niệm, vì họ khá yêu thích sự nhiệt tình khi giao lưu buôn bán của cô.

Hình minh hoạ xu bên dưới.

Một Gobog tương đương với 5 Keteng (một loại tiền xu Trung Quốc từng lưu hành rộng rãi ở Java). Thêm vào đó, 400 Gobog được coi là bằng một dirham bạc và 4000 Gobog bằng một dinar vàng.

(*) Trên đảo Bali, Pis Bolong (tiền Trung Quốc) được sử dụng làm bùa hộ mệnh, và cả tiền Trung Quốc thật lẫn giả đều được dùng trong nhiều nghi lễ Hindu, cũng như làm đồ lưu niệm cho khách du lịch. Tuy nhiên, nhiều phiên bản Pis Bolong địa phương thực chất là bùa hộ mệnh lấy cảm hứng từ những đồng tiền này.

Một cách phân biệt các Pis Bolong 'ma thuật' với những đồng thường là qua các hình ảnh khắc trên chúng, như các vị thần Hindu và các biểu tượng khác như ngựa, lưới đánh cá, hay lưỡi liềm. Các đồng Pis Bolong đặc biệt này thường có hình ảnh các vị thần Hindu và nhân vật thần thoại Bali như Arjuna, Bhima, Hanuman, Krishna, Sangut, và Twalen. Những đồng tiền có khắc rerajahan (chữ viết thiêng) này được cho là mang sức mạnh ma thuật của các biểu tượng trên chúng. Nếu người mang tin vào sức mạnh của đồng tiền, họ có thể tận dụng được nó. Ví dụ, nếu ai đó thắng một cuộc đua, có thể có tin đồn rằng họ mang theo một Pis Jaran (Pis Bolong có khắc hình ngựa). Tương tự, một người đàn ông kém sắc cưới được một người phụ nữ đẹp có thể bị đồn là sở hữu một Pis Rejuna.

Vậy thì, cứ thử nhận định rằng Srivijaya thuộc quần đảo Indonesia đi. Vì lúc cô tìm loại đinh hương để làm hương liệu, thì bọn người của Lý Quân Hồng có nói ở Java là nơi trồng đinh hương duy nhất, đặc biệt là ở quần đảo hương liệu - Maluku. Đinh hương được sử dụng ở Trung Quốc, Ấn Độ, Âu Châu và Trung Đông,... đều đến từ đây.

Đinh hương từ lâu đã là một loại hương liệu rất quý, có thể bảo quản, khử trùng, chữa bỏng và các bệnh về răng. Nó được sử dụng như một loại gia vị, hương liệu trong hầu hết nền văn hóa ẩm thực cũng như trong một số sản phẩm tiêu dùng khác như thuốc đánh răng, xà phòng hay mỹ phẩm.

Ngoài ra còn các loại khác như quế, nhục đậu khấu, hạt tiêu,... Những loại gia vị này không chỉ có thể ngâm chua thức ăn mà còn được dùng làm dược liệu, đối với người dân ở nhiều vùng, chúng đôi khi còn là bảo vật quý như vàng. Họ còn giới thiệu cho cô biết về ẩm thực Padang nổi tiếng, bắt nguồn từ các món ăn truyền thống ở phía tây đảo Sumatra. Sinh sống ở vùng cao nguyên mát mẻ, người dân địa phương đã quen với việc dùng lượng lớn ớt và hương liệu để giữ ấm, cho nên ẩm thực Padang có đặc trưng là sử dụng cà ri, nước cốt dừa và rất nhiều ớt.

Tương tự như vậy, người Chăm cũng sử dụng ớt làm gia vị chính trong các món ăn của họ, đặc biệt là khi chế biến thủy sản nước ngọt từ ruộng lúa và ao hồ quanh làng. Sự hiện diện của ớt giúp giảm độ tanh của thủy sản và cân bằng âm-dương trong chế độ ăn uống.

Người Chăm có truyền thống thường hạn chế tiêu thụ mỡ và các món có chất cholesterol, thay vào đó họ sử dụng dầu ăn và ưa chuộng các thực phẩm từ rau, đậu: rabai (đậu ván), ratak auh takuh (đậu xanh),... ; các loại rau: chùm bát (djâm bat), rau đay (djăm nhot), rau bồ ngót (djăm tatiăk), măng (rabung), và nấm: nấm mộc nhĩ (bimaw tangi takuh), nấm rơm (bimaw pông),... Với khí hậu nóng và khô ở vùng cư trú của họ, rau củ giúp duy trì sự thăng bằng nhiệt độ cơ thể và phòng tránh bệnh tật. Trong đó, món canh rau tập tàng (nhiều thứ rau nấu chung) pha bột gạo vẫn còn phổ biến và là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, kể cả nhà giàu có.

(*) Trong bối cảnh toàn cầu hiện nay, việc thừa cholesterol và bệnh tim mạch ngày càng gia tăng, chế độ ăn giàu rau của người Chăm là một lựa chọn hợp lý và phù hợp với xu thế dinh dưỡng hiện đại.

Không biết nếu cô sử dụng công nghệ hiện đại để tra cứu, phân tích và diễn giải về Srivijaya, thay vì xâm nhập hoặc tiếp xúc trực tiếp với các đối tượng, điều chỉnh thực tại hay giải quyết vấn đề một cách phi tự nhiên thì có sao không nữa? Chắc hẳn cô cần phải kết nối với Người Bảo Hộ (Cognitiv Guardian) để đảm bảo rằng cô giữ được khách quan, không vi phạm nguyên tắc bằng cách quá sa đà vào việc sử dụng công nghệ và không có sự thao túng ngoài quy định. Vì điều này là nguyên tắc cốt lõi, bởi vì thay đổi bất kỳ sự kiện nào có thể dẫn đến sự xáo trộn không thể lường trước trong cấu trúc thời gian và không gian. Trước hết, cô cần phải kết nối với Celestial Convergence Matrix (CCM) để quét năng lượng lượng tử từ tín hiệu sóng não hoặc ký ức lưu trữ của cô trong không gian.

Jorani tháo gỡ các vòng tay bằng bạc nơi cổ tay trái, thì ở đó có một loại hình xăm (sak yant) khi cô ngửa cổ tay. Lúc cô đến đây thì nó cũng xuất hiện, bây giờ mới để ý kĩ, nó chính là một họa tiết yantra được vẽ theo kiểu dotwork, thậm chí còn có thêm một vài chữ viết Shan xung quanh tâm điểm tròn hình mặt trời. Khi không kích hoạt, hình xăm hoàn toàn trông như một nét trang trí, không có bất kỳ biểu hiện nào của công nghệ.

(*) Họa tiết chính là hình Uṇālom (Unalome - อุณาโลม), biểu tượng đặc trưng cho lọn tóc ūrṇā nằm giữa hai lông mày của Đức Phật, thể hiện sự giác ngộ và con đường đến với niết bàn. Họa tiết này được mô tả khác nhau là đại diện cho "con mắt thứ ba", con đường đến niết bàn chứa các vòng xoắn tượng trưng cho những lầm lạc trong cuộc đời, cuối cùng dẫn tới một đường thẳng và những điểm nhỏ, đại diện cho âm tiết 'Om' - âm thanh thiêng liêng trong Phật giáo và Ấn Độ giáo. "Unalome" là họa tiết phổ biến trong hình xăm yantra và bản thân nó cũng là một yantra phổ biến được sử dụng rộng rãi trong Phật giáo Đông Nam Á. (Hình minh họa bên dưới)

Ở chính giữa hình xăm có một con chip siêu nhỏ được nhúng vào dưới lớp biểu bì, dọc theo những đường cong là các chi tiết phức tạp, đều ẩn chứa vi mạch. Vì đây là cách thức để cô kết nối với máy chủ CCM, thế nên cần phải tập trung tất cả tín hiệu sóng não của mình để phân tán năng lượng lượng tử.

Mỗi khi kích hoạt, những đường nét trên hình xăm bắt đầu phát sáng, tựa như dòng năng lượng luân chuyển qua các mạch máu. Từng họa tiết rung động theo nhịp sinh học của Jorani, đồng bộ hóa với nhịp tim và tín hiệu não, giúp cô kết nối tức thời với các dòng dữ liệu lượng tử từ CCM.

Thiết kế của hình xăm cũng có khả năng "tự hồi phục". Nếu có bất kỳ tổn hại nào xảy ra cho bề mặt da, các vi mạch sẽ tự động tái tạo và duy trì kết nối ổn định. Điều này giúp nó hoạt động hoàn hảo ngay cả trong những điều kiện khắc nghiệt. Dòng năng lượng vi mạch bắt đầu di chuyển, kết nối với máy chủ CCM thông qua tín hiệu không dây lượng tử. Không cần đến giao diện vật lý cồng kềnh, thiết bị này dựa vào sóng não và hệ thống sinh học của Jorani để tương tác với máy chủ. Ngoài ra, tín hiệu được đồng bộ hóa với sóng não của Jorani, cho phép cô truy cập vào kho dữ liệu hoặc kết nối với Cognitiv Guardian mà không cần bất kỳ thiết bị ngoại vi nào. Kết nối này vừa kín đáo, vừa hiệu quả.

"Connection established!" (Kết nối được thiết lập!) Rất nhanh chóng, giọng nói máy móc vang lên.

"I need to retrieve the data!" (Tôi cần truy xuất dữ liệu!) Jorani ra lệnh, truyền tải ý nghĩ của mình trực tiếp qua tín hiệu não bộ. Thiết bị trên cổ tay cô bắt đầu phản hồi ngay lập tức, gửi yêu cầu lên máy chủ CCM.

"Anna, what specific assistance do you require?" (Anna, cô cần trợ giúp gì?) Sau đó, máy chủ CCM đã kết nối với người bảo hộ, chưa đầy 15 giây, bên kia đã cất tiếng hỏi.

"I wish to access information regarding Srivijaya and the current geopolitical context of Southeast Asia. However, I'm concerned about violating protocol, I'm afraid I might break the rules. My intention is purely informational-I won't interfere or disrupt any temporal dynamics." (Tôi muốn tìm hiểu về Srivijaya và tình hình các quốc gia Đông Nam Á ở hiện tại, nhưng sợ rằng mình sẽ vi phạm nguyên tắc. Tôi chỉ muốn có được thông tin, nhất định sẽ không can thiệp và không phá hỏng bất kỳ thứ gì.)

Jorani liền khẩn trương đáp lại, giọng cô chắc chắn nhưng cũng pha thêm chút căng thẳng.

"Can this be allowed? If not, I'll need to explore other options." (Liệu tôi có thể không? Nếu anh không cho phép, tôi đành tìm cách khác vậy!)

"I require a more detailed rationale for your request." (Tôi cần biết lý do cụ thể hơn)

Jorani bèn trình bày các lí do, và sự nghi ngờ của mình một cách trung thực nhất. Nghe xong, giọng nói lạnh lẽo kia ngừng lại khoảng hai phút như muốn kiểm tra thực hư. Bẫng một lúc, liền đồng ý: "Given that your inquiry remains within the allowable parameters and does not contravene core regulations, I can grant it. As long as your actions must not directly influence past events nor interfere with the present. Consequently, the CCM will operate (function) strictly as an information retrieval and analysis tool, nothing more."

(Bởi vì mong muốn của cô trong giới hạn cho phép, không vi phạm các nguyên tắc cốt lõi, thế nên tôi có thể đáp ứng cô. Chỉ cần hành động của cô không trực tiếp can thiệp vào quá khứ mà không ảnh hưởng đến hiện tại. Vì thế CCM sẽ hoạt động như một công cụ tìm kiếm và bộ máy phân tích, không hơn.)

"Additionally, we may supply relevant data based on the context you provide. However, we will withhold any insights related to near-future events or overarching conclusions prevent participants and mitigate any potential disturbances or disruptions to temporal continuity. This journey is yours, and it must unfold according to natural causality. You are allotted a maximum of two hours for data retrieval, after which the server will automatically sever the connection." (Ngoài ra, chúng tôi cũng có thể cung cấp một số dữ kiện liên quan dựa trên thông tin cô đã cung cấp. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ không đề cập đến các sự kiện trong tương lai gần hoặc đưa ra nhận định tổng quan nào để tránh việc người tham gia thực hiện các hành vi xáo trộn, đảo lộn. Đây là hành trình của cô, và cô phải tự trải nghiệm theo quy luật tự nhiên. Giới hạn thời gian tìm hiểu của cô là hai giờ, sau khi đạt đến giới hạn, máy chủ sẽ tự ngắt kết nối!)

"Thank you. I will utilize the information solely for research and deeper understanding!" (Cảm ơn. Tôi sẽ chỉ sử dụng thông tin này để nghiên cứu và hiểu biết thêm.)

Jorani cảm thấy thực vui vẻ khi bản thân mình đạt được mong muốn. Dĩ nhiên cô có rất nhiều vấn đề muốn tìm hiểu, nhưng trước hết phải làm rõ về Sriviraja và một số vấn đề liên quan đến thần thánh của Hindu giáo mà cô liên tưởng được thông qua tờ giấy mật mã ám hiệu.

***

Các nền kinh tế hàng hải đầu tiên trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương bắt đầu hình thành vào khoảng thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên, thông qua sự phát triển của các trung tâm thương mại chủ yếu khai thác các tuyến đường giao thương sầm uất giữa Phù Nam và Ấn Độ, đi qua eo biển Malacca, bằng cách tận dụng công nghệ hàng hải tiên tiến của người Nam Đảo. Nhiều thành bang ven biển bắt đầu xuất hiện, tập trung vào các cảng thương mại được xây dựng gần cửa sông, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa từ nội địa ra biển để trao đổi. Các thành bang này thiết lập mạng lưới thương mại kết nối với các trung tâm thương mại khác ở Đông Nam Á và xa hơn, mở rộng phạm vi buôn bán và trao đổi hàng hóa.

Quá trình Ấn Độ hóa (Indianization) dần diễn ra ở các vương quốc này khi các nhà cai trị địa phương tiếp nhận và áp dụng các cấu trúc xã hội và tôn giáo của Ấn Độ nhằm củng cố quyền lực chính trị của mình. Đến thế kỷ thứ 7, đế chế Srivijaya bắt đầu trỗi dậy như một thalassocracy nhờ việc chinh phục và khuất phục các vương quốc hàng hải lân cận như Melayu, Kedah, Tarumanagara và Mataram. Nhờ kiểm soát các tuyến đường biển quan trọng ở Đông Nam Á, các chính thể này đã khai thác thành công hoạt động buôn bán gia vị từ Quần đảo Spice, đồng thời điều tiết các tuyến thương mại hàng hải giữa Ấn Độ và Trung Quốc.

Người Nam Đảo trong khu vực Đông Nam Á Hàng hải đã thiết lập một mạng lưới thương mại hàng hải rộng lớn đầu tiên trên Ấn Độ Dương, với các tuyến đường kết nối đến Nam Ấn Độ và Sri Lanka từ khoảng năm 1500 trước Công nguyên. Thông qua mạng lưới này, họ không chỉ thúc đẩy sự trao đổi văn hóa vật chất (chẳng hạn như thuyền đôi, thuyền có buồm, và các công nghệ hàng hải tiên tiến) mà còn lan truyền các loại cây trồng quan trọng như dừa, gỗ đàn hương, chuối và mía.

Người Indonesia đặc biệt nổi bật với việc buôn bán gia vị như quế và các sản phẩm hương liệu khác với Đông Phi, đã sử dụng các loại thuyền đôi và thuyền buồm cùng với sự hỗ trợ của gió Tây ở Ấn Độ Dương. Mạng lưới thương mại này sau đó mở rộng về phía tây tới châu Phi và bán đảo Ả Rập, dẫn đến việc người Nam Đảo thực hiện cuộc thuộc địa hóa Madagascar trong nửa đầu thiên niên kỷ đầu tiên sau Công nguyên. Mạng lưới thương mại này tiếp tục phát triển trong thời kỳ lịch sử, cuối cùng trở thành một phần của Con đường tơ lụa trên biển.

Hình khắc một con tàu tại Borobudur, khoảng năm 800. Ngay từ thế kỷ thứ nhất của Công Nguyên các con tàu của Indonesia đã thực hiện các chuyến buôn tới tận Châu Phi. (Minh họa) (Trong SGK lịch sử lớp 6 cũng có nữa nhé)

(*) Tàu Borobudur là một tàu buồm bằng gỗ có hai cần trục ngoài. Đặc điểm bao gồm:Có các cần chèo không dài bằng thân tàu, cột buồm hai chân hoặc ba chân với cánh buồm vuông nghiêng (buồm tanja), một mũi thuyền có một cánh buồm sprit , phòng chèo (nơi mọi người chèo thuyền bằng cách ngồi hoặc đứng), nhà trên boong, có mắt (mắt chạm khắc/mắt lồi) và bánh lái một phần tư. Một số tàu thuyền được mô tả có mái chèo, có ít nhất 6, 8 hoặc 9 mái chèo, và một số khác không có mái chèo. (Lưu ý: tàu có nhiều loại khác nhau)

Hình vẽ minh hoạ bên dưới theo Boro-Boedoer (1873) của Conradus Leemans. (Tên gốc: Leemans, (ed.). Bôrô-boedoer op het eiland Java. 1873-187, 4 volumes)

***

Từ thế kỷ thứ VII, vương quốc hàng hải Srivijaya đã nổi lên như một thế lực mạnh mẽ, nhờ vào hoạt động thương mại và sự du nhập của Hindu giáo cùng Phật giáo. Trong khoảng thời gian từ thế kỷ VIII đến thế kỷ X, các triều đại nông nghiệp như Sailendra và Medang đã phát triển và suy tàn ở vùng nội địa Java, để lại dấu ấn với các công trình tôn giáo vĩ đại như Borobudur của Sailendra và Prambanan của Medang, các bến cảng của nhiều quốc gia chư hầu của Srivijaya đã nằm dọc theo cả hai bờ eo biển Melaka. Vào khoảng thời gian này, Srivijaya đã thiết lập quyền bá chủ trên các khu vực rộng lớn của Sumatra, phía tây Java và phần lớn Bán đảo Mã Lai. Thống trị eo biển Malacca và Sunda , đế chế này kiểm soát cả giao thông trên Tuyến đường gia vị và thương mại địa phương. Điều này đã truyền bá nền văn hóa Mã Lai của dân tộc này khắp Sumatra, Bán đảo Mã Lai và phía tây Borneo. Là một thành trì của Phật giáo Đại thừa, Srivijaya đã thu hút những người hành hương và học giả từ các nơi khác ở Châu Á. Mối quan hệ giữa Srivijaya và Đế chế Chola ở miền nam Ấn Độ rất thân thiện dưới thời trị vì của Raja Raja Chola I nhưng dưới thời trị vì của Rajendra Chola I, Đế chế Chola đã tấn công các thành phố của Srivijaya.

Srivijaya tập trung ở trung tâm thương mại ven biển của Palembang ngày nay. Srivijaya không phải là một "nhà nước" theo nghĩa hiện đại với ranh giới được xác định và một chính quyền tập trung mà công dân phải trung thành. Thay vào đó, Srivijaya là một hình thức xã hội liên bang tập trung vào một vùng đất trung tâm của hoàng gia. Đó là một chế độ thalassocracy (tạm dịch: cường quốc đại dương) và không mở rộng ảnh hưởng của mình ra xa khỏi các khu vực ven biển của các đảo Đông Nam Á. Thương mại là động lực thúc đẩy của Srivijaya giống như đối với hầu hết các xã hội trong suốt lịch sử. Hải quân Srivijayan kiểm soát hoạt động thương mại đi qua Eo biển Malacca.

Một nền thalassocracy, hoặc thalattocracy, đôi khi được gọi là đế chế hàng hải, là một quốc gia hoặc đế chế chủ yếu dựa vào sức mạnh và ảnh hưởng từ các hoạt động trên biển. Các nền thalassocracy truyền thống thường không mở rộng sự kiểm soát của mình vào nội địa, ngay cả trong lãnh thổ bản địa của họ. Ví dụ điển hình bao gồm các quốc gia Phoenicia như Tyre, Sidon và Carthage; các nước cộng hòa hàng hải Ý như Venice và Genoa ở Địa Trung Hải; Đế chế Chola của Tamil Nadu ở Ấn Độ; Đế chế Oman của Ả Rập; cùng các đế chế Srivijaya và Majapahit ở Đông Nam Á.

Sự phân biệt giữa thalassocracy và các đế chế truyền thống nằm ở việc các nền thalassocracy không mở rộng ảnh hưởng của mình vào các khu vực nội địa, mặc dù chúng có thể kết nối các vùng lãnh thổ qua các tuyến đường biển. Ngược lại, các đế chế truyền thống, hay còn gọi là nền tellurocracy, thường có lãnh thổ mở rộng ra ngoài các tuyến đường biển vào đất liền.

Thuật ngữ thalassocracy cũng có thể đơn giản chỉ việc chỉ quyền tối cao của hải quân trong bối cảnh quân sự hoặc thương mại. Người Hy Lạp cổ đại đã sử dụng thuật ngữ này để mô tả quyền lực của nền văn minh Minoan, vốn phụ thuộc vào sức mạnh hải quân của họ. Herodotus đã phân biệt sức mạnh biển và sức mạnh lục địa, và ông nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển một "đế chế biển" của Hy Lạp để chống lại sự thống trị của người Phoenicia.

Khái niệm thalassocracy và sự cấu trúc tư tưởng của nó thường được gọi là chủ nghĩa hàng hải, tương phản với chủ nghĩa lục địa hoặc chủ nghĩa Đại Tây Dương, trong khi chủ nghĩa lục địa tương phản với chủ nghĩa Á - Âu.

***

Vương triều Sailendra hay còn gọi là Hạ Liên Đặc Lạp (夏連特拉), là một vương triều có nguồn gốc từ Trung Java (Indonesia ngày nay) và tồn tại từ giữa thế kỷ 8 đến giữa thế kỷ 9. Sailendra nổi bật trong số các vương triều ở Java vì là một trong những vương triều hiếm hoi theo đạo Phật. Vương triều này sử dụng chữ Phạn và chữ Ấn Độ cổ để ghi chép và theo Phật giáo Đại thừa. Sự thịnh vượng của Sailendra chủ yếu dựa vào nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước. Sailendra duy trì mối quan hệ đồng minh chặt chẽ với các đại đế (maharaja) của Srivijaya, những người cũng theo Phật giáo Đại thừa, và các đấng cai trị của Sailendra cũng tự xưng là maharaja.

Vào thế kỷ 9, vương triều Sailendra dần suy yếu và cuối cùng bị vương triều Sanjaya, một vương triều Hindu ở cùng đảo Java, đánh bại. Vương triều Sanjaya thành lập vương quốc Medang sau khi chiếm đoạt quyền lực. Trong khi đó, hoàng gia Sailendra đã phải lưu vong sang Srivijaya, nơi mà họ được các maharaja của Srivijaya bảo trợ và tiếp tục duy trì mối quan hệ hôn nhân. Một số đời maharaja của Srivijaya có nguồn gốc từ vương triều Sailendra.

Đế chế Mataram, hay Vương quốc Mataram, là một vương quốc Ấn Độ hóa tọa lạc tại Trung Java, tương ứng với khu vực Yogyakarta ngày nay, hoạt động mạnh mẽ từ giữa thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 10. Vương quốc này được cai trị đầu tiên bởi triều đại Sailendra và sau đó bởi triều đại Sanjaya. Trung tâm chính trị của vương quốc đã được chuyển từ Trung Java đến Đông Java dưới thời trị vì của Mpu Sindok. Dưới sự lãnh đạo của Maharaja Sanjaya, vương quốc Mataram đã thực hiện nhiều cuộc xâm nhập biển vào bán đảo Đông Dương, thể hiện tham vọng và dũng khí của nhà vua. Sanjaya đã thách thức quyền lực của nhà Đường Trung Hoa qua các cuộc tấn công vào An Nam vào năm 767 (khi đó thuộc nhà Đường) và Chăm Pa vào năm 774. Cuộc tấn công vào Chăm Pa tiếp tục được thực hiện bởi đại vương kế tiếp, Dharaindra, vào năm 787. Mặc dù các cuộc tấn công này cuối cùng bị quân đội nhà Đường và Chăm Pa đánh bại, chúng đã tạo ra tiếng vang lớn và đánh dấu sự khởi đầu cho các cuộc chinh phục tiếp theo của các vương quốc Đông Nam Á, từ đó hình thành những mối quan hệ chư hầu trong khu vực.

***

Ngũ đại Thập quốc (五代十国, Wǔdài Shíguó, 907-979) là một giai đoạn trọng yếu trong lịch sử Trung Quốc, kéo dài từ sự sụp đổ của triều Đường cho đến khi triều Tống hoàn tất việc thống nhất Trung Quốc. Giai đoạn này có thể chia thành hai phần chính: Ngũ đại (907-960) và Thập quốc (907-979). Trong suốt thời kỳ này, 5 triều đại đã thay nhau tồn tại ở vùng lưu vực sông Hoàng Hà và hơn 12 nhà nước độc lập đã được xây dựng chủ yếu ở vùng đất Hoa Trung, Hoa Nam và một phần Hoa Bắc.

Thời kỳ Ngũ đại bắt đầu với sự sụp đổ của triều Đường vào năm 907, đánh dấu sự kết thúc của một triều đại kéo dài gần ba thế kỷ. Sau sự sụp đổ này, Trung Quốc chứng kiến sự xuất hiện của năm triều đại thay thế nhau ở khu vực lưu vực sông Hoàng Hà, bao gồm: Hậu Lương (907-923): của người Hán; Hậu Đường (923-936): của người Sa Đà; Hậu Tấn (936-947): Sa Đà; Hậu Hán (947-951): Sa Đà; Hậu Chu (951-960): Hán.

Năm triều đại này nối tiếp nhau làm chủ hết hoặc gần hết phương Bắc, nên được coi là chính thống, mặc dù chỉ 2 triều đại là của người Hán, còn 3 triều đại là của người Sa Đà.

Tại cùng thời điểm đó, khu vực Hoa Trung, Hoa Nam, và một phần Hoa Bắc chứng kiến sự hình thành của hơn mười hai nhà nước độc lập, được gọi là Thập quốc. Những quốc gia này là sự tiếp nối của tình trạng phân tranh và cát cứ đã tồn tại từ thời kỳ cuối của triều Đường. Thập quốc bao gồm các chính quyền như Nam Đường, Nam Hán, và Tây Hạ, trong số đó nhiều quốc gia có thời gian tồn tại lâu dài và sức mạnh quân sự đáng kể.

Bối cảnh chính trị này tạo ra điều kiện cho các quốc gia ngoài Trung Quốc, như Khiết Đan, tận dụng sự hỗn loạn để mở rộng lãnh thổ. Vào cuối thế kỷ 10, Khiết Đan đã thành lập Liêu Quốc, đánh dấu sự mở rộng của các lực lượng ngoại xâm vào khu vực Trung Quốc. Về phần Thập quốc, gồm có:

• Ngô ở An Huy ngày nay, vua là người Hán.

• Tiền Thục ở Tứ Xuyên ngày nay, vua là người Hán.

• Ngô Việt ở Triết Giang ngày nay, vua là người Hán.

• Sở ở Hồ Nam ngày nay, vua là người Hán.

• Mân ở Phúc Kiến ngày nay, vua là người Hán.

• Nam Hán ở Quảng Đông ngày nay, vua là người Hán.

• Nam Bình ở Hồ Bắc ngày nay, vua là người Hán.

• Hậu Thục ở Tứ Xuyên ngày nay, vua là người Hán.

• Nam Đường ở Giang Tô ngày nay, vua là người Hán

• Bắc Hán ở Sơn Tây ngày nay. Riêng nước này ở vùng Hoa Bắc. Vua là người Sa Đà.

Ngoài ra còn hai nước nữa nhưng thời gian tồn tại ngắn ngủi, đó là:

• Kỳ của Lý Mậu Trinh (李茂貞).

• Yên của Lưu Thủ Quang (劉守光).

Giai đoạn Ngũ đại Thập quốc, với những biến động và tranh chấp không ngừng, đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử Trung Quốc, không chỉ vì sự thay đổi các triều đại mà còn vì sự hình thành của các quốc gia độc lập và sự phát triển của các thế lực ngoại bang. Sự hình thành của Ngũ đại và Thập quốc phản ánh tình trạng chính trị hỗn loạn và phân tán của Trung Quốc trong thời kỳ này. Mặc dù Ngũ đại thể hiện sự nối tiếp của các phiên trấn mạnh mẽ từ thời kỳ triều Đường, sự thay đổi liên tục của các triều đại và tình trạng phân chia quyền lực đã dẫn đến sự không ổn định liên tục. Trong khi các triều đại này duy trì quyền lực trong phạm vi hạn chế, các nhà nước độc lập trong Thập quốc phần lớn phụ thuộc vào sự hỗ trợ hoặc sự công nhận từ các triều đại Ngũ đại.

Về bản chất, Ngũ đại Thập quốc là sự tiếp nối của tình trạng phiên trấn cát cứ dưới triều Đường và tình hình chính trị hậu kỳ của triều Đường. Sau khi triều Đường diệt vong, phiên trấn các nơi tự lập quốc, trong đó tại khu vực Hoa Bắc, các quốc gia phiên trấn lực mạnh được gọi là Ngũ đại, trong đó có các chính quyền do tộc Sa Đà kiến lập. Năm nước này mặc dù có thực lực lớn mạnh, song vẫn không có khả năng khống chế toàn bộ Trung Quốc bản thổ, chỉ là triều đình theo kiểu phiên trấn.

Ở các phương khác cũng có một vài chính quyền phiên trấn xưng đế, một vài chính quyền phụng Ngũ đại làm tông chủ quốc, trong đó có mười nước với thời gian tồn tại tương đối lâu dài, quốc lực khá mạnh, gọi chung là "Thập quốc". Trong thời kỳ này, thường phát sinh tình huống phản biến đoạt vị, dẫn đến chiến loạn không ngừng nghỉ, những người thống trị phần nhiều là trọng võ khinh văn. Trong bối cảnh Trung Quốc có nội loạn, Khiết Đan Quốc có cơ hội xâm lấn phương Nam, Liêu Quốc được kiến lập.

Ngoài ra, một số nước và dân tộc bên ngoài có ảnh hưởng tới cục diện Ngũ Đại Thập Quốc, đó là: Khiết Đan; Bột Hải; Cao Ly; Đông Đan; Đại Lý; Nhà Ngô (Việt Nam).

***

Nhà Ngô (chữ Nôm: 茹吳, chữ Hán: 吳朝, Hán Việt: Ngô triều) là một triều đại quân chủ quan trọng trong lịch sử Việt Nam, tồn tại từ năm 939 đến năm 965, và có ba vị vua. Mặc dù triều đại này kéo dài chỉ hai đời vua, nhưng trong khoảng thời gian từ 944 đến 950, còn có sự hiện diện của Dương Tam Kha, tức Dương Bình Vương. Một điểm đặc biệt của nhà Ngô là các vua triều đại này vẫn chỉ xưng tước vương mà không xưng đế hiệu trên toàn lãnh thổ mà họ cai trị.

Sau khi nhà Đường sụp đổ vào giữa thế kỷ IX, Trung Quốc trải qua một thời kỳ biến động lớn, dẫn đến sự suy yếu của triều đại này. Khúc Thừa Dụ, một hào trưởng người Việt ở Hồng Châu, đã tận dụng thời cơ để nổi dậy vào năm 905. Ông đánh đuổi các quan lại và binh lính nhà Đường, chiếm giữ phủ thành và tự xưng là Tiết độ sứ. Vào đầu năm 906, nhà Đường buộc phải công nhận Khúc Thừa Dụ là Tiết độ sứ An Nam.

Khúc Thừa Dụ qua đời vào năm 907, và con trai ông, Khúc Hạo, kế nhiệm chức vụ. Khúc Hạo thực hiện nhiều cải cách quan trọng, bao gồm việc tái tổ chức các khu vực hành chính, điều chỉnh mức thuế, bãi bỏ lao dịch thời Bắc thuộc, và lập lại sổ hộ khẩu. Những cải cách này nhằm mục đích cải thiện đời sống của nhân dân và củng cố nền tự chủ.

Tuy nhiên, vào thời điểm Khúc Hạo tìm cách xây dựng chính quyền tự chủ, Tiết độ sứ Quảng Châu ở miền nam Trung Quốc - Lưu Nham được sự ủng hộ của các quan lại nhà Đường cũ, đã tự xưng là Hoàng đế và thành lập nước Nam Hán. Vào năm 917, Khúc Hạo qua đời và Khúc Thừa Mỹ lên thay. Khúc Hạo quyết định xây dựng đất nước tự chủ theo đường lối "Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui". Khúc Hạo đã làm được nhiều việc lớn: đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến tận xã; xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch của thời Bắc thuộc; lập lại sổ hộ khẩu;... Tất cả những việc làm của Khúc Hạo đều nhằm mục đích mang lại cuộc sống ấm no, yên bình, hạnh phúc cho nhân dân.

Khúc Thừa Mỹ cử sứ giả sang thần phục nhà Hậu Lương, hành động này dẫn đến sự nổi giận của Nam Hán. Mùa thu năm 930, vua Nam Hán, Lưu Cung, sai Lý Khắc Chính đem quân xâm lược An Nam, và Khúc Thừa Mỹ bị bắt, An Nam rơi vào tay Nam Hán.

Năm 931, Dương Đình Nghệ, một tướng cũ của Khúc Hạo, đã từ Ái Châu ra Bắc đánh bại quân Nam Hán và xưng Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ. Tuy nhiên, năm 937, Dương Đình Nghệ bị nha tướng của mình là Kiều Công Tiễn ám sát, và Kiều Công Tiễn đi thần phục Nam Hán, Ngô Quyền là nha tướng và con rể của Dương Đình Nghệ đã phát động cuộc tấn công vào Kiều Công Tiễn.

Năm 938, Ngô Quyền tập hợp lực lượng từ Ái Châu đánh bại Kiều Công Tiễn. Công Tiễn biết mình không đủ sức chống lại Ngô Quyền nên đã sai sứ sang cầu cứu Nam Hán, hi vọng nhà Nam Hán sẽ bảo vệ tính mạng cho hắn lẫn bảo vệ quyền lực mà hắn ta mới cướp được. Vua Nam Hán là Lưu Nghiễm phong cho con là Vạn vương Lưu Hoằng Tháo (hoặc Hồng Tháo) làm Giao vương, rồi sai Hoằng Tháo đem quân sang, lấy cớ là cứu Công Tiễn nhưng thực chất là xâm lược nước ta. Bản thân vua Lưu Nghiễm đóng quân ở Hát Môn, sẵn sàng tiếp ứng cho Hoằng Tháo. Ngô Quyền hạ thành Đại La, giết Công Tiễn. Ngô Quyền dự đoán là quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng nên ông đã bày trận trên sông Bạch Đằng để đón đánh giặc. Tháng 11 năm 938, đoàn thuyền chiến Nam Hán do Hoằng Tháo chỉ huy hùng hổ kéo vào nước ta thì bị Ngô Quyền đánh tan trong trận Bạch Đằng. Hoằng Tháo bị giết chết, Lưu Nghiễm hốt hoảng vội thu thập tàn binh quay về. Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc hoàn toàn thắng lợi.

Sau trận Bạch Đằng năm 938, mưu đồ xâm lược của Nam Hán bị đè bẹp. Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi, trở thành Tiền Ngô Vương, đóng đô ở Cổ Loa, lập Dương Như Ngọc làm Vương hậu và thiết lập một triều đình mới. Ngô Quyền đã quyết định thay thế chức Tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc bằng một triều đình tập trung, thiết lập các chức quan văn, quan võ và quy định lễ nghi trong triều (chế định triều nghi phẩm phục). Ông cũng cử các tướng có công cai quản các châu quan trọng như Đinh Công Trứ ở Hoan Châu và Kiều Công Hãn ở Phong Châu. Việc xây dựng chính quyền mới của Ngô Quyền đã tạo ra nền tảng cho một quốc gia độc lập và thống nhất, giúp đất nước ổn định và nhân dân được yên vui.

***

Vào năm Giáp Thìn, tức năm 944, dưới triều đại Tấn Tề Vương Trọng Quý, vua Ngô Quyền qua đời. Trước khi qua đời, vua Ngô Quyền đã di chúc Dương Tam Kha, người con trai của Dương Đình Nghệ và anh trai của bà Dương Hậu, giúp đỡ con trai mình. Tuy nhiên, khi vua Ngô Quyền qua đời, Dương Tam Kha đã lật đổ triều đại nhà Ngô và tự xưng làm Bình Vương vào năm Ất Tỵ, tức năm 945.

Sau khi Dương Tam Kha lên nắm quyền, triều đại nhà Ngô không còn được công nhận rộng rãi. Nhiều khu vực đã không chịu khuất phục, dẫn đến việc các thủ lĩnh địa phương nổi dậy và xung đột nhau. Dương Tam Kha, người từ làng Dương Xá thuộc huyện Đông Sơn, được ghi chép trong cựu sử và chính sử Hán dưới danh hiệu Hậu Ngô Vương, thực chất chỉ đóng vai trò phụ tá, với mục đích duy trì hình thức của triều đại nhà Ngô còn sót lại.

Để củng cố quyền lực, Tam Kha đã nhận con trai thứ hai của Ngô Quyền, Ngô Xương Văn, làm con nuôi. Các con thứ của Ngô Quyền, như Nam Hưng và Càn Hưng, còn quá nhỏ tuổi, đều theo bảo hộ của Dương quốc mẫu.

Theo các tài liệu lịch sử, Ngô Xương Ngập đã tham gia trận đánh thành Đại La, cùng với cậu là Dương Tam Kha, tiêu diệt Kiều Công Tiễn, và cũng tham gia trận Bạch Đằng năm 938. Sau khi cha mình qua đời, Ngô Xương Ngập bỏ chạy đến trú ẩn tại nhà của Phạm Lệnh Công ở làng Trà Hương thuộc Nam Sách, Hải Dương. Dương Tam Kha đã cử Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc đi tìm Ngô Xương Ngập ba lần, nhưng tất cả đều không thành công. Để bảo vệ Ngô Xương Ngập, Phạm Lệnh Công đã giấu ông trong một hang núi tại khu vực núi Côn.

Ngô Xương Ngập đã sống lẩn trốn tại đây, kết hôn và sinh con trai tên Ngô Xương Xí. Khu vực núi Côn, nơi Ngô Xương Ngập ẩn náu, được cây cối rậm rạp bao phủ bốn phía. Có truyền thuyết kể rằng, một lần quân của Dương Tam Kha đã phóng hỏa để tạo khói mù mịt nhằm ép Ngô Xương Ngập ra đầu hàng, nhưng kế hoạch này đã thất bại. Vì vậy, núi Côn còn được gọi là núi Hun (Hun Sơn). Núi Côn chính là Côn Sơn, một địa danh nổi tiếng ở Chí Linh, Hải Dương, nơi có nhiều công trình tôn giáo và tín ngưỡng, như chùa Thiên Tư Phúc Tự, còn gọi là chùa Côn Sơn hoặc chùa Hun.

Trong thời gian lánh nạn ở Trà Hương, Ngô Xương Ngập đã được sự quan tâm và chăm sóc của Phạm Thị Ngọc Dung (Uy Duyên), con gái xinh đẹp và đức hạnh của Phạm Chiêm. Tình cảm giữa Ngô Xương Ngập và Uy Duyên dần nảy nở và sâu đậm. Phạm Chiêm, nhận thấy sự gắn bó của con gái với Ngô Xương Ngập, vui mừng và tán thành. Ông đã đồng ý gả con gái cho Thái tử và tổ chức hôn lễ vào một ngày lành tháng tốt. Ngô Xương Ngập lên ngôi, xưng là Thiên Sách Vương, và phong Phạm Thị Uy Duyên làm Thị Tùng phu nhân.

Sau khi kết hôn, Ngô Xương Ngập có hai người con trai với Uy Duyên: Ngô Xương Xí (con thứ), người sau này trở thành một trong 12 sứ quân thời loạn, và Ngô Xương Tỷ (933-1011) (con cả), người sau xuất gia với đạo hiệu Chân Lưu, trở thành một vị cao tăng nổi tiếng trong thời Đinh - Tiền Lê và đầu triều Lý, được phong là Khuông Việt đại sư. (Theo Phả hệ họ Ngô Việt Nam)

Vào năm Canh Tuất (950), dưới triều đại của Dương Tam Kha, năm thứ sáu của triều đại này, và trong niên hiệu Càn Hựu thứ ba của nhà Hán, Dương Tam Kha đã sai Ngô Xương Văn cùng hai chỉ huy sứ thuộc họ Dương và họ Đỗ dẫn quân đi tấn công hai thôn Đường và Nguyễn ở Thái Bình. Khi đến Từ Liêm, Ngô Xương Văn ung dung bảo hai sứ: "Đức của Tiên vương ta thấm khắp lòng dân, phàm chính lệnh ban ra không ai không vui lòng nghe theo. Nay Bình Vương tự làm việc bất nghĩa, cướp ngôi của anh em ta, tội không gì to bằng. Nay lại sai chúng ta đi đánh các thôn không có tội, may mà đánh được thì thôi, nếu họ không phục thì làm thế nào?"

Hai sứ đều trả lời: "Xin theo lệnh của ông."

Ngô Xương Văn tiếp tục: "Ta muốn đem quân quay lại đánh úp Bình Vương để khôi phục cơ nghiệp của Tiên Vương ta, có nên chăng?"

Hai sứ đều đồng ý: "Làm vậy là đúng."

Ngô Xương Văn bèn quay về và đánh úp Dương Tam Kha. Mặc dù mọi người có ý định giết Dương Tam Kha, nhưng Ngô Xương Văn nói: "Bình Vương đối với ta có ơn, sao nỡ giết." Cuối cùng, Ngô Xương Văn giáng Dương Tam Kha làm Chương Dương Công và cấp thực ấp cho ông là vùng đất Chương Dương (nay là Chương Dương độ).

Năm 951, khi nhà Hán đã mất, Chu Thái Tổ Quách Uy lên ngôi và được gọi là Nam Tấn Vương, đã truất bỏ Dương Tam Kha và lên ngôi. Ông đã sai sứ giả đi đón Ngô Xương Ngập về Kinh sư để cùng quản lý việc nước. Ngô Xương Ngập xưng là Thiên Sách Vương. (Sử gọi chung là thời Hậu Ngô Vương)

Cùng năm 951, Ngô Xương Ngập và Nam Tấn Vương đã cùng nhau tấn công Đinh Bộ Lĩnh ở Hoa Lư (Ninh Bình), nhưng không thành công và phải rút lui. Đinh Bộ Lĩnh, dựa vào địa hình núi hiểm trở, đã từ chối phục tùng. Để ngăn chặn việc xuất quân, Đinh Bộ Lĩnh đã gửi con trai là Liễn làm con tin. Nam Tấn Vương và Thiên Sách Vương đã bắt giữ Liễn và đưa theo quân đội. Hơn một tháng sau, không thể chinh phục được Đinh Bộ Lĩnh, họ treo Liễn lên ngọn cột và đe dọa: "Nếu Đinh Bộ Lĩnh không đầu hàng, chúng ta sẽ giết Liễn."

Đinh Bộ Lĩnh, tức giận, đã ra lệnh cho 10 người bắn Liễn bằng nỏ và nói: "Đại trượng phu chỉ mong lập được công danh, há lại bắt chước thói đàn bà xót con hay sao?"

Hai Vương nói: "Ta treo con nó lên, cốt để buộc lòng nó phải hàng, nay nó tàn nhẫn như thế, giết cũng vô ích." Vì hành động này khiến hai vương hãi, phải rút quân về mà không giết Liễn.

Sau sự kiện này, Thiên Sách Vương đã trở nên độc tài và chiếm quyền kiểm soát, khiến Nam Tấn Vương không còn quyền tham gia vào các quyết định chính trị. Ngô Xương Ngập chuyên quyền và không cho Ngô Xương Văn tham gia chính sự. Ông còn có ý định loại bỏ Ngô Xương Văn để độc chiếm ngai vàng. Tuy nhiên, Ngô Xương Ngập đã lâm bệnh thượng mã phong chết và qua đời vào năm 954, trị vì được bốn năm, vào năm đó Nam Tấn Vương sai người đi sứ Hán, được Nam Hán Trung Tông Lưu Thịnh (刘晟) cho làm Tĩnh Hải Tiết độ sứ, kiêm An Nam đô hộ.

(*) Theo Ngũ đại sử (Nam Hán thế gia) có chép về Ngô Xương Tấn, người Giao Châu: Xương Tấn là con Ngô quyền. Ngô Quyền giữ Giao Châu, khi mất rồi, Xương Ngập lên thay. Xương Ngập mất, em là Xương Tấn lên thay, sai sứ đến Lưu Thạnh xin "tiết việt" Lưu Thạnh sai Cấp sự trung là Lý Dư đem cờ "tinh" sang để chiêu dụ. Lý Dư đi đến Bạch Châu, Xương Tấn sai ngươi đến ngăn lại, bảo rằng: "Giặc biển làm loạn, đường sá khó đi", thành thử Lý Dư không sang được tới nơi.

Vào năm 965, Ngô Xương Văn đi tấn công thôn Đường thuộc căn cứ Đường Lâm và thôn Nguyễn Gia Loan, kiểm soát của sứ quân Nguyễn Thái Bình. Trong cuộc chiến này, Ngô Xương Văn đứng trên thuyền xem đánh nhau rồi bị phục binh bắn chết bằng nỏ. Theo Sử ký của Ngô [Thì] Sĩ, khi bấy giờ có người quận Thao Giang là Chu Thái quật cường không thần phục. Nam Tấn vương thân đi đánh, chém được Chu Thái. Do trận thắng ấy, Nam Tấn vương quen mui sinh kiêu, nên mới mắc nạn về việc đi đánh hai thôn này.

Sau cái chết của Ngô Xương Văn, tại Cổ Loa, các tướng Lã Xử Bình, Kiều Tri Hựu, Đỗ Cảnh Thạc và Dương Huy đã tranh giành quyền lực để làm vua. Con trai của Ngô Xương Ngập là Ngô Xương Xí, vì thế lực suy yếu không thể khôi phục triều đại nhà Ngô, đã trở thành một sứ quân (吳使君) (Vào thời điểm đó, đất nước rơi vào tình trạng hỗn loạn với sự hình thành của 12 đạo quân lớn, gọi là loạn 12 sứ quân) và cuối cùng đầu hàng Đinh Bộ Lĩnh.

Sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục ghi chép (tr. 111 - 115 (file PDF)) "...Đến khi nhà Ngô mất, Đinh Bộ Lĩnh đã dụ hàng được các sứ quân Ngô Xương Xí và phá được Đỗ Động của Đỗ Cảnh Thạc..." (?). Có tài liệu cho rằng việc Ngô Xương Xí đầu hàng Đinh Bộ Lĩnh có thể liên quan đến cuộc hôn nhân giữa Đinh Bộ Lĩnh và Dương Vân Nga, con gái Dương Tam Kha. Ngoài ra, ông ngoại của Ngô Xương Xí là Sứ quân Phạm Bạch Hổ và Ngô Nhật Khánh cũng là những người thân thiết đã quy thuận Đinh Bộ Lĩnh.

(*) Những dữ kiện trên ghi lại theo Việt Sử Tiêu Án (trang 32), Việt sử lược (trang 48-49), Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Ngoại Kỷ - Quyển V (trang 53-55).

***

Sau khi tra cứu các tài liệu xong, Jorani dần nhận thức rõ rằng mình đang đứng trước một tình thế đầy bất ổn, trong bối cảnh những biến động phức tạp và mang tính chất toàn cầu của thời đại. Các cuộc xung đột đa chiều diễn ra liên tục, không chỉ giới hạn ở lĩnh vực quân sự mà còn mở rộng sang các khía cạnh tôn giáo và thương mại, tác động mạnh mẽ đến cả khu vực Đông Nam Á và các vùng lân cận. Những sự kiện này phản ánh sự chuyển dịch quyền lực và cạnh tranh địa chính trị đang gia tăng, dẫn đến việc tái cấu trúc các liên minh và quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực.

[...]

(còn tiếp phần 2 của phần 5.3 này)

======
CHÚ THÍCH:

[∮] Rigveda (tiếng Phạn: ऋग्वेद ṛgveda, từ gốc ṛcṛc "khen ngợi, tỏa sáng" và veda "tri thức") là một tập hợp các bài thơ thánh ca cổ đại Ấn Độ viết bằng tiếng Phạn. Đây là một trong bốn bản kinh thánh kinh điển (śruti) của Ấn Độ giáo, được biết đến với tên gọi chung là Vệ-đà. Rigveda bao gồm 1.028 bài thánh ca và 10.600 câu thơ, được phân thành mười cuốn sách (Mandalas). Các bài thánh ca này tôn vinh các vị thần trong truyền thống Rigvedic.

Trong tiếng Phạn Rigvedic, từ yantra có nghĩa là công cụ dùng để kiềm chế hoặc buộc chặt, hay một vật chống đỡ, hỗ trợ, hoặc rào cản. Từ nguyên của yantra bắt nguồn từ gốc yam, có nghĩa là "duy trì, hỗ trợ", và hậu tố -tra, chỉ các dụng cụ. Ý nghĩa đen của từ này vẫn còn rõ ràng trong thuật ngữ y khoa của Sushruta, nơi từ này chỉ các dụng cụ phẫu thuật cùn như nhíp hoặc kẹp. Ý nghĩa của "biểu đồ huyền bí hoặc huyền bí" bắt đầu xuất hiện trong thời kỳ trung cổ, như trong các tác phẩm KathasaritsagaraPancharatra.

[∮] Ngôn ngữ Malayo-Polynesia, thuộc ngữ hệ Austronesian, bao gồm khoảng 385,5 triệu người nói. Nhóm ngôn ngữ này được sử dụng ở các quốc đảo Đông Nam Á (như Indonesia và Quần đảo Philippine) và Thái Bình Dương, với một số ít ở lục địa gần Bán đảo Mã Lai, và tiếng Malagasy ở Madagascar là vùng ngoại vi xa nhất. Ngữ tộc Mã Lai-Đa Đảo (Malay-Polynesia) là một phân nhóm của ngữ hệ Nam Đảo, bao gồm các ngôn ngữ ở Đông Nam Á hải đảo, Thái Bình Dương, Madagascar và một phần Đông Nam Á lục địa. Các ngôn ngữ này có ảnh hưởng từ tiếng Phạn, tiếng Tamil và tiếng Ả Rập do ảnh hưởng của Ấn Độ giáo, Phật giáo, và Hồi giáo.

Đặc điểm chính của ngôn ngữ Malayo-Polynesia là hệ thống phụ tố và lặp lại âm (như "wiki-wiki") để tạo từ mới. Chúng có kho ngữ âm nhỏ, thiếu cụm phụ âm và thường chỉ có khoảng năm nguyên âm.

[∮] Trước đây và cho đến nay, các dân tộc khác thường gọi dân tộc Dao là "Mán." Tên gọi "Mán" bắt nguồn từ âm "Man" (âm Hán Việt), là thuật ngữ mà xã hội phong kiến Trung Quốc sử dụng để chỉ các tộc người "nhỏ bé" sinh sống ngoài địa bàn cư trú của người Hán. Đây là một tên gọi phiếm xưng với ý nghĩa miệt thị. Đồng bào Dao tự gọi mình là "Kiềm Miền" hoặc "Dìu Miền." "Kiềm Miền" (trong đó "Kiềm" có nghĩa là rừng, "Miền" nghĩa là người) có nghĩa là "người ở rừng," nhưng đây cũng chỉ là một tên gọi phiếm xưng và không chính xác, vì nhiều tộc người khác cũng sống ở miền núi. Tên tự gọi khác là "Dìu Miền" (trong đó "Dìu" theo âm Hán Việt là Dao, "Miền" là người), có nghĩa là "Người Dao." Tên gọi "Dao" xuất hiện nhiều trong các truyện truyền miệng, truyện cổ, và tài liệu cổ như "Quá sơn bảng văn" của người Dao. Theo tài liệu "Người Dao ở Việt Nam," tên "Dao" còn được ghi trong các thư tịch cổ của Trung Quốc. Ví dụ, sách "Thuyết man" ghi: "Man bắt đầu gọi từ Ngũ Khê gọi là Bàn Hồ ở rải rác khắp vùng Sở Việt gọi là Dao, lúc bấy giờ có công nên được miễn giao dịch gọi là Mạc Dao, về sau gọi sai đi là Dao." Sách "Quế hải ngu hành chí" viết: "Người Dao vốn dòng dõi Bàn Hồ ở Ngũ Khê." Người Dao có nguồn gốc từ Trung Quốc, và việc chuyển cư sang Việt Nam đã kéo dài từ thế kỷ XII, XIII đến nửa đầu thế kỷ XX. Họ tự nhận mình là con cháu của Bản Hồ (Bàn vương), một nhân vật huyền thoại rất phổ biến và thiêng liêng trong cộng đồng Dao.

[∮] Sách Đảo di chí lược (岛夷誌略) của Trung Quốc ghi lại rằng tại các cảng Chăm, phụ nữ Chăm thường kết hôn với các thương nhân Trung Quốc, những người thường xuyên quay lại với họ sau các chuyến đi buôn bán. Một thương nhân Trung Quốc từ Tuyền Châu, buôn bán rộng rãi với Chăm Pa và kết hôn với một công chúa người Chăm. (Thông tin thêm, nếu các bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về Champa và Trung Quốc).

[∮] Hình xăm Yantra, hay còn gọi là Sak Yant, là một hình thức xăm mình sử dụng các thiết kế yantra có nguồn gốc từ Ấn Độ. Những thiết kế này bao gồm các yếu tố hình học, động vật và thần linh thiêng liêng, kết hợp với các cụm từ bằng tiếng Pali được cho là mang lại sức mạnh, sự bảo vệ, may mắn, sự lôi cuốn, và nhiều lợi ích khác cho người sở hữu. Các hình xăm Yantra được tin là có khả năng bảo vệ và đem lại các lợi ích khác đã được ghi nhận rộng rãi trên toàn Đông Nam Á, kéo dài đến các vùng xa như Indonesia và Philippines. Truyền thống này đã phát triển qua nhiều thế kỷ và lan rộng đến các khu vực hiện tại của Campuchia, Lào, Thái Lan và một số vùng của Myanmar. Mặc dù nguồn gốc của truyền thống này bắt nguồn từ thuyết vật linh của các bộ lạc bản địa, nó đã được tích hợp sâu sắc với khái niệm yantra trong Ấn Độ giáo và Phật giáo, hoặc các họa tiết hình học huyền bí được sử dụng trong thiền định.

Hình xăm Yantra được xem là mang sức mạnh ma thuật và có chức năng tương tự như hình xăm kolam của Ấn Độ. Đối với những người tin vào chúng, tôn giáo và phép thuật gắn bó chặt chẽ với các khái niệm về sức khỏe và may mắn. Có ba tác dụng chính của hình xăm Yantra:

1. Tác dụng cải thiện cá nhân, chẳng hạn như tăng cường khả năng hùng biện.

2. Tác dụng bảo vệ và xua đuổi tà ma và khó khăn, đặc biệt được ưa chuộng bởi các quân nhân, cảnh sát, tài xế taxi, và những người làm việc trong các nghề nghiệp nguy hiểm.

3. Tác dụng tạo ảnh hưởng đến những người xung quanh, như gây ra nỗi sợ hãi.

Hình xăm Yantra chỉ phát huy hiệu quả nếu người mang nó tuân thủ các quy tắc và điều cấm kỵ nhất định, chẳng hạn như kiêng một số loại thực phẩm.

(*) Không khuyến khích xăm hình bừa bãi, vì có thể ảnh hưởng đến cuộc sống (tâm linh không phải chuyện đùa). Hãy tìm hiểu thật kỹ về hình xăm và các ý nghĩa của chúng trước khi bạn muốn "đổi vận".

[∮] Celestial Convergence Matrix (CCM): Máy điều chỉnh tần số não (Neural Frequency Modulation) được thiết kế để điều chỉnh tần số sóng não, đồng bộ hóa chúng với các tần số vũ trụ và loại bỏ sự cộng hưởng không mong muốn giữa sóng não và các yếu tố vũ trụ. Thiết bị này chủ yếu được sử dụng trong điều trị Hội chứng Giao Cảm Vũ Trụ (Cosmic Resonance Syndrome - CRS). Bao gồm các thành phần chính như cảm biến tần số vũ trụ, hệ thống điều chỉnh tần số não, bộ phát ánh sáng quang học, bộ phát âm thanh tần số cao và cảm biến sóng điện từ. (Khái niệm khoa học giả tưởng được sáng tạo ra).

"Celestial" (Thiên Tôn): Gợi ý đến yếu tố vũ trụ và sự kết nối xuyên không gian và thời gian, nhấn mạnh tính chất thần bí và cao cả.

"Convergence" (Hội Tụ): Đại diện cho sự hội tụ của các trạng thái tâm lý và cảm xúc, cùng với sự kết nối sâu sắc giữa các thế giới và kiếp sống.

"Matrix" (Ma Trận): Thể hiện cấu trúc phức tạp và khả năng xử lý lượng tử của thiết bị, cũng như khả năng tạo ra và điều chỉnh các hiện thực và kết nối tinh thần.

[∮] Ngô Quyền (chữ Hán: 吳權; 17 tháng 4 năm 898 - 14 tháng 2 năm 944), còn được biết đến với tên gọi Tiền Ngô Vương (前吳王) là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Năm 938, ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng, chính thức kết thúc gần một ngàn năm Bắc thuộc, mở ra một thời kì độc lập lâu dài của Việt Nam. Sau chiến thắng này, ông lên ngôi vua, lập ra nhà Ngô, trị vì từ năm 939 đến năm 944. Ngô Quyền nằm trong danh sách mười bốn anh hùng dân tộc Việt Nam. Phan Bội Châu xem ông là vị Tổ Trung hưng của Việt Nam.

Bối cảnh: Năm 905, nhân việc nhà Đường có loạn, một thổ hào người Việt là Khúc Thừa Dụ nổi lên đánh đuổi người Trung Quốc, chiếm giữ phủ thành, xưng là Tiết độ sứ. Năm 907, Khúc Thừa Dụ chết, con là Khúc Hạo lên thay. Khúc Hạo sai con là Khúc Thừa Mỹ làm Hoan hảo sứ sang dò xét nhà Nam Hán. Năm 917, Khúc Hạo chết, Khúc Thừa Mỹ lên thay, cho người sang nhà Lương lĩnh tiết việt, muốn lợi dụng sự mâu thuẫn giữa nước Lương và Nam Hán để củng cố sự nghiệp tự cường của mình. Vua Nam Hán là Lưu Cung tức giận, xua quân chiếm cứ Giao Chỉ. Năm 930, tướng Nam Hán Lý Khắc Chính đem binh đánh, bắt được Khúc Thừa Mỹ, Lý Khắc Chính lưu lại Giao Chỉ. Một hào trưởng người Ái Châu (thuộc Thanh Hóa ngày nay) là Dương Đình Nghệ nuôi 3000 con nuôi, mưu đồ khôi phục. Ngô Quyền lớn lên làm nha tướng cho Dương Đình Nghệ, được Dương Đình Nghệ gả con gái cho và giao quyền cai quản Ái châu, đất bản bộ của họ Dương. Năm 931, Dương Đình Nghệ phát binh từ Thanh Hóa ra Bắc đánh đuổi quân Nam Hán, đánh bại Lý Tiến và quân cứu viện do Trần Bảo chỉ huy, chiếm giữ bờ cõi nước Việt, xưng là Tiết độ sứ.

[∮] Dương Quốc mẫu (chữ Hán: 楊國母): tên thật là Dương Thị Vy hoặc Dương Thị Như Ngọc, là một người vợ của Tiền Ngô vương Ngô Quyền, và là Vương hậu nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam.

(*) Theo một số giai thoại, Ngô Quyền còn một người vợ họ Đỗ, tên thật là Đỗ Thị Sa quê ở Cổ Loa, nhưng bà Đỗ không có con. Do đó có thể cả ba người con sau của Ngô Quyền là Xương Văn, Nam Hưng và Càn Hưng đều là con đẻ của Dương hậu.(?)

[∮] Dương Tam Kha (楊三哥, ? - 980), tức Dương Bình Vương (楊平王), là một vị vua Việt Nam, trị vì từ 944 đến 950, trong giai đoạn xen giữa triều đại nhà Ngô. Ông là con trai của Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ và em vợ (hoặc anh vợ theo một số nguồn) của Ngô Quyền. Dương Tam Kha đã tạo nên một thế lực đủ mạnh để đoạt ngôi nhà Ngô, tự lập vương trong 6 năm trước khi bị Hậu Ngô Vương phế truất.

Tiểu sử của ông có nhiều điểm chưa rõ. Theo "Đại Việt sử lược", ông tên húy là Dương Chủ Tướng (楊主將), còn trong "Tống sử", ông được gọi là Dương Thiệu Hồng (楊紹洪). Một số tài liệu cho biết ông là con trai thứ ba của Dương Đình Nghệ, sau Dương Nhất Kha và Dương Nhị Kha.

Năm 953, Dương Tam Kha cùng gia quyến và thuộc hạ tiếp tục đi xuống phía Nam để khai khẩn vùng đất mới, Giao Thủy (Nam Định). Tại đây, ông đã đổi tên là Dương Tùng Khuê. Ông còn khuyến khích việc khai khẩn đất hoang ở Cổ Lễ hay còn gọi là Cổ Lĩnh (nay thuộc huyện Trực Ninh, Nam Định), lập ra các làng trại là Tùng Khê, Trúc Khê, Lệ Khê, Lộ Khê và Nga Khê. Ông đã dạy dân canh tác, đắp đê phòng lụt, khai khẩn sông ngòi, làm thủy lợi, tạo điều kiện cho nhân dân sản xuất. Năm 980, ông trở về quê cũ làng Giàng (Dương Xá, Thiệu Hoá, Thanh Hoá) và mất tại đây. Sau khi ông mất, dân làng đã lập đền thờ tôn ông làm "Dương cảnh phúc thần". (Theo thần phả họ Dương)

(*) Dương Đình Nghệ là một tướng của Khúc Hạo ở đất Ái Châu (Thanh Hóa). Năm Tân Mão (931), Dương Đình Nghệ đánh đuổi Lý Khắc Chính và Lý Tiến, chiếm thành Đại La, tự xưng làm Tiết độ sứ. Lúc này Dương Tam Kha làm một bộ tướng của cha. Được 6 năm, Dương Đình Nghệ bị nha tướng là Kiều Công Tiễn giết hại để đoạt chức Tiết độ sứ. Năm 938 Ngô Quyền, vốn là bộ tướng cũng là con rể của Dương Đình Nghệ, giết Kiều Công Tiễn. Dương Tam Kha lại theo anh rể làm bộ tướng. Theo thần phả, chính Dương Tam Kha cùng con Ngô Quyền là Ngô Xương Ngập là người chỉ huy quân tiên phong tiến ra Đại La tiêu diệt Công Tiễn. Trước đó Công Tiễn sai người sang Nam Hán xin quân cứu viện, vua Nam Hán cho con là Vạn vương Hoằng Tháo đem quân sang cứu, tự mình đóng quân làm thanh viện. Quan Nam Hán chưa tới thì Công Tiễn đã bị giết. Tháng 11 năm 938, quân Hoằng Tháo kéo sang bị Ngô Quyền đánh tan trong trận Bạch Đằng. Hoằng Tháo bị giết chết. Dương Tam Kha cũng tham dự trận này.

[∮] Phạm Lệnh Công (chữ Hán: 范令公, 889 - 951), có giả thuyết cho rằng tên thật là Phạm Chiêm, là một tướng lĩnh nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Phạm Lệnh Công quê ở Trà Hương, Nam Sách, Hải Dương, cha là Hồng châu tướng quân Phạm Chí Dũng. Năm 938, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn sát hại. Phạm Lệnh Công theo Ngô Quyền kéo quân ra thành Đại La tiêu diệt kẻ phản bội. Do lo sợ bị tiêu diệt, Kiều Công Tiễn đã cầu cứu nhà Nam Hán. Vua Nam Hán lúc bấy giờ là Lưu Cung cho con trai là Hoằng Thao kéo quân theo đường thủy sang giúp (thực chất là nhân cơ hội chiếm lấy Giao Châu). Đầu mùa đông năm 938, cùng với Ngô Quyền dẹp xong bọn phản loạn Kiều Công Tiễn và chuẩn bị toàn lực để đối phó với sự xâm lăng của quân Nam Hán. Theo gia phả địa phương, Phạm Lệnh Công là cha của sứ quân Phạm Bạch Hổ, người sau này quy phục Đinh Tiên Hoàng.

[∮] Ngô Xương Ngập (chữ Hán: 吳昌岌; 915? - 954) là vua của nhà Ngô, trị vì từ năm 951 đến năm 954 cùng với em trai Ngô Xương Văn. Thời kỳ trị vì của họ được gọi là thời kỳ Hậu Ngô Vương. Ngô Xương Ngập là con trưởng của vua Ngô Quyền. Căn cứ vào khoảng cách giữa hai ông cháu Ngô Quyền và Chân Lưu (chỉ có 35 năm) và việc Xương Ngập có tham chiến trận diệt Kiều Công Tiễn, có thể suy đoán Ngô Xương Ngập sinh ra khoảng năm 915, khi Ngô Quyền chưa lấy Dương thị con gái Dương Đình Nghệ và như vậy Xương Ngập không phải là con bà Dương thị; tức là Tiền Ngô vương còn một người vợ cả mất sớm và không được sử nhắc đến. Điều này có thể lý giải cho thái độ đối xử với hai người cháu của Dương Tam Kha rất khác nhau: với Xương Ngập thì đã tranh ngôi lại còn tầm nã gắt gao, vì Xương Ngập không phải là cháu do em gái/chị mình sinh ra, còn với Xương Văn thì nhận làm con (nghĩa là có ý định truyền ngôi), đó là vì Xương Văn là con đẻ của bà Dương thị.

[∮] Ngô Xương Văn (chữ Hán: 吳昌文; 934 - 965) là một vị vua nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ 950 đến 965, trong đó khoảng từ 951 - 954 ông trị vì cùng với anh trai là Ngô Xương Ngập. Sử gọi chung đó là thời Hậu Ngô Vương. Ngô Xương Văn là con thứ hai của Ngô Quyền, mẹ là hoàng hậu họ Dương.

[∮] Thái Bình: chưa rõ ở đâu. Cương mục dẫn Đường thư, Địa lý chí nói nhà Đường cắt huyện Thái Bình đặt làm huyện Phong Khê, lại nói Phong Khê thuộc Phong Châu, "hai thôn Thái Bình, Đường Nguyễn có lẽ ở đấy" (CMTB4, 11b). Có thể là Đường Lâm và Nam Nguyễn huyện Ba Vì, Hà Tây, thuộc vùng cát cứ Ngô Nhật Khánh, hoặc Đường Lâm thuộc vùng cát cứ của Ngô Nhật Khánh và Nguyễn Gia Loan, huyện Vĩnh Lạc, tỉnh Vĩnh Phú thuộc vùng cát cứ của Nguyễn Khoan.

[∮] Chương Dương: nay là tên xã thuộc Thường Tín, tỉnh Hà Tây, ở đây có bến đò Chương Dương ở hữu ngạn sông Hồng.

[∮] Đinh Tiên Hoàng (chữ Hán: 丁先皇; 22 tháng 3 năm 924 - tháng 10 năm 979), tên húy là Đinh Bộ Lĩnh (丁部領)), là vị hoàng đế sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam. Ông là người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau thời Bắc thuộc. Đại Cồ Việt là nhà nước mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ, xây dựng chế độ quân chủ trung ương tập quyền ở Việt Nam, nhà nước Đại Cồ Việt thời nhà Đinh đã tạo cơ sở ban đầu để các vương triều sau này bổ sung, củng cố và điều chỉnh cho phù hợp với sự phát triển của đất nước trong quá trình hình thành và xác lập chế độ phong kiến loại hình phương Đông ở nước ta. Tên gọi "Đinh Tiên Hoàng" có nghĩa là vị vua đã khuất mang họ Đinh, đây không phải là tên thật hay thuỵ hiệu, miếu hiệu của Đinh Tiên Hoàng. Trong Việt sử lược Đinh Tiên Hoàng được gọi là "Đinh Tiên Vương" (丁先王), "Tiên Vương" (先王), trong Đại Việt sử ký toàn thư ông được gọi là "Tiên Hoàng Đế" (先皇帝), "Tiên Hoàng" (先皇).

(*) Nhà nước quân chủ trung ương tập quyền là hình thức nhà nước phong kiến trong đó quyền lực nhà nước tập trung trong tay vua (Quốc vương, Hoàng đế). Vua (Quốc vương, Hoàng đế) là người đặt ra pháp luật, là người tổ chức thực hiện pháp luật và là người có quyền tối hậu trong việc xét xử các vụ án hình sự cũng như dân sự. Đồng thời, vua (Quốc vương, Hoàng đế) cũng là người chỉ huy quân đội, đặt ra các loại thuế, quy định các đơn vị tiền tệ, quyết định các chính sách đối nội, đối ngoại. Nói cách khác, tất cả các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp đều thuộc về vua (Xt. Chính thể quân chủ). (Tham khảo bài viết Nhà nước quân chủ trung ương tập quyền là gì ?- Tác giả: Luật sư Lê Minh Trường - Nguồn: https://luatminhkhue.vn/)

=> Đinh Tiên Hoàng đã hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý đất nước từ hình thức "Vương quyền" chuyển sang hình thức "Đế quyền" với 3 cấp: Triều đình Trung ương - Đạo (trung gian) - Giáp, Xã (cơ sở). Với việc xưng đế, đặt quốc hiệu, dựng kinh đô, định niên hiệu. Về quân đội, Nhà nước Đại Cồ Việt thời Đinh là một Nhà nước võ trị; quân đội đông và tương đối mạnh. Quân đội được trang bị các loại bạch khí, kết hợp giữa giáo, kiếm, côn với cung, nỏ... Về luật pháp, Đinh Tiên Hoàng đã đặt chức Đô hộ phủ sĩ sư coi việc hình án - một chức quan tư pháp và giao cho Lưu Cơ giữ chức này. Vua Đinh cho đặt vạc dầu và cũi hố ở sân triều để trừng phạt phạm nhân. Về kinh tế, nông nghiệp, Nhà vua nắm toàn bộ ruộng đất trong nước. Một số ngành nghề thủ công nghiệp cũng được chú ý phát triển như: Nghề thợ nề, thợ đá, mộc, chạm khắc, dát vàng bạc... Trong dân gian, các nghề truyền thống như trồng dâu, nuôi tăm, dệt vải lụa, làm giấy tiếp tục phát triển. Đồng tiền đầu tiên của đất nước: Đồng Thái Bình Hưng Bảo được phát hành vào khoảng năm 970. Về văn hóa, Đạo Phật là chỗ dựa tinh thần và có vị trí lớn trong đời sống xã hội Đại Cồ Việt cũng như trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước thời Đinh. (Tham khảo bài viết Đại Cồ Việt - Nhà nước Quân chủ tập quyền đầu tiên trong lịch sử Việt Nam - tác giả: Ánh Tuyết - Nguồn: https://phongkhongkhongquan.vn/ )

[∮] Lưu Thịnh (简体- giản thể: 刘晟; 繁体 - phồn thể: 劉晟; 920-958), tên ban đầu là Lưu Hoằng Hi (简体: 刘弘熙; 繁体: 劉弘熙), được gọi theo thụy hiệu là Nam Hán Trung Tông, là hoàng đế thứ ba của nước Nam Hán trong thời Ngũ Đại Thập Quốc và là con thứ tư của Nam Hán Cao Tổ Lưu Nghiễm. Lưu Hoằng Hi đã ám sát anh thứ ba là Thương Hoàng Đế Lưu Phần để lên kế vị.

Lưu Hoằng Hi là con trai thứ tư của Hoàng đế Lưu Nham của Nam Hán. Vào năm Nhâm Thìn (932), khi Lưu Nham phong vương cho các hoàng tử, Lưu Hoằng Hi được phong làm Tấn Vương. Do anh cả Lưu Diệu Xu và anh thứ hai Lưu Quy Đồ mất sớm, anh thứ ba Lưu Hoằng Độ trở thành người được chọn kế vị của Lưu Nham.

Vào năm Nhâm Dần (942), khi Lưu Nham ốm nặng, ông nhận thấy Lưu Hoằng Độ và Lưu Hoằng Hy đều cao ngạo phóng túng, trong khi con nhỏ là Việt Vương Lưu Hoằng Xương thì hiếu cẩn và có tri thức. Lưu Nham dự định đưa Lưu Hoằng Độ đến trấn Ung Châu và Lưu Hoằng Hy đến trấn Dong Châu để lập Lưu Hoằng Xương.

Tuy nhiên, khi hỏi ý kiến Sùng Văn Sứ Tiêu Ích, người này khuyên nên lập con trưởng, nếu không sẽ dẫn đến loạn lạc. Vì vậy, Lưu Nham đã ngưng dự định này. Sau khi Nam Hán Cao Tổ qua đời, Lưu Hoằng Độ đã lên ngôi hoàng đế.

[∮] Nhà tài trợ chính (phần lớn) cho chương trình chú thích: Wikipedia. Nếu có sai lầm và thiếu sót, xin bạn đọc hãy nhắc nhở thiện ý với mình để mình điều chỉnh nhé, cám ơn nhiều! (Một số chú thích còn thiếu ở chương này có thể mình bổ sung sau, hoặc cập nhật ở chương mới)

~*~

Tâm tình miên man cùng tác giả: Thật ra chương này chưa truyền tải đủ ý tưởng (tượng) của mình đâu, nên hẹn bạn độc giả ở phần kế tiếp nữa nhá! Dài loằng ngoằng, khá lằng nhằng nhưng bạn chịu khó đọc rồi sẽ hiểu ngụ ý của mình nè, he he!

Mắc cười nhất là mình dở ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Trung) mà thích sử dụng ngoại ngữ bừa bãi nè, đừng phốt mình nhé, he he!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro