Chương 16: Hải chiến!

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Ngày 14-09-1932, Thiên Phúc Hào bị thiết giáp hạm Quang Trung chặn lại ở một vùng nước sâu, cách đảo Hải Nam 120km về phía Đông.

Thuyền trưởng Thiên Phúc Hào là thiếu tá Giang Cẩm Đông, là thành phần cấp tiến trong quân đội dân quốc. Tốt nghiệp trường sỹ quan Hoàng phố tháng 12 năm 1923, ra nhập hạm đội Nam Hải năm 1925, là thành phần trung thành với học thuyết An Nam đô hộ và đường 11 đoạn. Hắn cho rằng mảnh đất phía Nam màu mỡ phải thuộc về dân tộc Hán vĩ đại, hơn nữa, hắn còn điên hơn khi nghĩ rằng dân tộc Hán mới là bá chủ của thế giới bla bla bla...

Có một số người, mới chỉ đạt được 1 chút thành quả nhỏ xíu như con tép đã nghĩ mình là con rồng. Người trung quốc cứ nghĩ cắt bỏ đi cái đuôi sam hữu hình đã là cách mạng rồi, nhưng cái đuôi sam vô hình thì vẫn còn dính ở ót bọn họ, đã cắt bỏ được đâu. Chủ nghĩa A.Q. đầu độc tinh thần, thuốc phiện rượu cồn hủy hoại thể xác. Tuy nhiên, bọn họ muốn sao thì kệ họ, nhưng đã đụng đến Việt nam, vậy thì chờ đợi cơn thịnh nộ của Quốc Minh và Hộ Quốc Quân đi.

Chiến hạm Thiên Phúc Hào được đóng ngày 13-02-1907, hạ thủy năm 1909, đã tham gia cách mạng Tân Hợi, chiến tranh Bắc Phạt... Hiện là chiến hạm thuộc hải đoàn 106 hải quân Trung Hoa Dân Quốc. Trọng tải 1 vạn 2 ngàn tấn, Dài 114m, sườn ngang 22,5m,  Mớn nước 8m, có hai động cơ hơi nước ba buồng bành trướng đặt dọc cùng 14 nồi hơi, 2 trục máy, công suất 10.070 kW, tốc độ 18,25 hải lý 1 giờ (tương đương 34km/h). Thủy thủ đoàn gồm có 726 người, trong đó có 98 sỹ quan. Thiên Phúc Hào được vũ trang với 4 pháo Amstrong 305mm, 10 pháo QF 152mm, 16 pháo QF 80mm, 4 pháo 20mm, 5 quả ngư lôi 18 inch (457mm). Bọc thép chính dày 457mm, sàn tàu 63mm, tháp pháo và ụ pháo được bọc thép dày 152mm, tháp chỉ huy 356mm.

Chiến hạm Quang Trung được đóng ngày 13-01-1932, hạ thủy ngày 20-01-1932. Là chiến hạm được đóng dựa theo lớp thiết giáp hạm Bismark của Đức, có trọng tải 41.700 tấn, dài 241,5m, sườn ngang 36m, Mớn nước 9,3m, Động cơ đẩy với 12 lò hơi Wagner áp suất cao, 3 tuốc bin hộp số Bohm& Voss, 3 trục chân vịt đường kính 4,7m, công suất đạt đến 111,98 MW, tốc độ 30 hải lý 1 giờ, tương đương 55,7km/h, Thủy thủ đoàn gồm 120 sỹ quan và 1.989 thủy thủ. Vũ trang của chiến hạm gồm có 8 pháo 380mm, 12 pháo 150mm, 16 pháo 105mm, 12 súng máy 20mm, 8 súng máy phòng không 20mm, bọc thép chính dày 320mm, sàn tàu 120mm, vách ngăn 220mm, tháp pháo 360mm, bệ tháp pháo bọc thép dày 342mm, tháp chỉ huy 360mm. Mang theo 1 máy phóng 2 đầu và 4 chiếc thủy phi cơ Arado Ar 196 A-3.

Thủy phi cơ Arado Ar 196 có sải cánh dài 12,4m, cao 4,45m, tốc độ tối đa 311km/h, phạm vi hoạt động là 1.080km, trần bay xấp xỉ 7km, mang theo 2 súng máy 7,2mm, 2 pháo 20mm, 2 quả bom 50 cân.

Thuyền trưởng của chiến hạm này là Nguyễn Văn Phúc Thuần, nghe tên thì tựa như có họ với nhà Nguyễn, nhưng thực ra hắn cũng là người vô tính được sinh sản tại trại lính Hải Phòng. Cả chiến hạm tiêu tốn hết của Quốc Minh 730.000 vàng.

-----------------

Vừa chạm mặt, chiến hạm Quang Trung đã đánh tín hiệu cờ “Không chấp nhận đầu hàng” sau đó hai chiến hạm bắt đầu chạy song song, vũ khí chuẩn bị sẵn sàng.

Lúc 14h ngày 14-09-1932, Thiên Phúc Hào nổ súng trước, mở màn trận hải chiến. Đạn bắn sượt qua thành tàu, dội lên những cột nước khổng lồ. Cá biển bị trúng đạn văng lên tàu giẫy đành đạch. Một viên đạn 80mm bắn trúng sườn trái của tàu Quang trung, 2 thuyền viên hy sinh, 3 người trọng thương, 11 người bị thương nhẹ.

Tàu Quang Trung bắt đầu bắn trả. Pháo 350mm và 150mm đều bắn trượt, pháo 105mm có 2 phát đánh trúng đuôi tàu. Chân vịt của Thiên Phúc Hào bị thương nặng, tốc độ chậm dần. Lúc này tàu Quang trung dựa vào ưu thế về tốc độ, vòng quanh Thiên Phúc Hào liên tục nổ súng.

Lúc 15h32’, một phát đạn 350mm đánh trúng thành phải Thiên Phúc Hào, nước bắt đầu tràn vào

Lúc 16h, Thiên Phúc Hào chộp được cơ hội, phóng liền 1 lúc 4 quả ngư lôi. Thuyền trưởng Thuần hạ lệnh tàu bẻ lái chếch hướng Tây Nam 13 độ, tránh được 2 quả. Còn lại 2 quả 1 trúng mạn trái của tàu, để lại 1 lỗ hổng lớn, nước tràn vào khoang tàu. Cũng may thiết giáp hạm Quang Trung có khoang chắn, nên tàu chỉ bị nghiêng 1 góc 21 độ. Quả còn lại trúng ngay chân vịt của tàu, khiến 2 chân vịt báo hỏng. Lúc này, Giang Cẩm Đông hạ lệnh cho Thiên Phúc Hào chạy về phía đảo Hải Nam, tàu Quang Trung đuổi đằng sau

Lúc 20h, trời tối đen như mực. Tàu Quang Trung vẫn bám chặt phía sau Thiên Phúc Hào, liên tục bắn pháo sáng định vị. Lúc này Quang Trung cách Thiên phúc Hào 2,3 hải lý.

Lúc 7h sáng ngày 15-09-1932, Thiên Phúc Hào cách Hải Nam chỉ còn 14 hải lý, còn khoảng cách từ tàu Quang Trung đến Thiên Phúc Hào lúc này đã bị kéo ra thành 3 hải lý, chỉ cần Thiên Phúc Hào cập cảng Hải Nam là có thể an toàn, pháo ven bờ sẽ bảo vệ nó khỏi chiến hạm của Hộ Quốc Quân. Lúc này thuyền trưởng Thuần mới phái ra át chủ bài của mình, 4 chiếc thủy phi cơ thi nhau cất cánh. Các phi công sử dụng súng máy và pháo liên tục nã vào Thiên Phúc Hào, khiến cho các thủy thủ không ngẩng được đầu lên. 4 chiếc thủy phi cơ như những con chim săn mồi bao vây con cá mập lớn, khiến nó liên tục bị thương nặng.

Lúc 7h30’ ngày 15-09, một viên đạn pháo từ chiếc thủy phi cơ số hiệu 159 đã bắn xuyên qua lớp thép dày 356mm đã thủng lỗ chỗ của tháp chỉ huy và nổ tung, thuyền trưởng Giang Cẩm Đông cùng 12 sỹ quan chết ngay lập tức. Chiến hạm không có chỉ huy bắt đầu chạy lờ đờ.

Lúc 8h, sau 1 tiếng bắn phá, 4 chiếc thủy phi cơ lấy độ cao và thả tất cả 8 quả bom 50kg lên mình Thiên Phúc Hào. Một chiếc rơi trúng ống khói, rớt ngay cạnh Lò hơi. Áp suất khi lò hơi nổ tung khiến 2 bên chiếc Thiết giáp hạm phùng lên, sau đó 1 tiếng nổ lớn vang lên, đã rách nát vô cùng Thiên Phúc Hào cuối cùng cũng gẫy làm đôi, từ từ chìm xuống. 4 chiếc thủy phi cơ cùng chiến Hạm Quang Trung cũng không dừng tay lại mà cứ nhằm vào di hài của Thiên phúc Hào nã đạn, bắn suốt 1 tiếng đồng hồ. Đến 9h, Tàu Quang Trung bắt đầu rời khỏi chiến trường, hướng về cảng Hải Phòng mà trở về.

----------

Khi nhận được tin báo, Quốc Minh chỉ nói 1 câu: “Đánh tốt lắm”. Sau đó, hắn thay bộ thường phục rồi cùng Lãnh Tụ lên chiếc xe Jeep hướng về phía Nghệ An. Lãnh Tụ rời quê từ năm 1906, đến nay mới có dịp về thăm nhà. Trên xe, Quốc Minh xúc động ngắm người đàn ông ở thế giới kia đã mang trên vai mình sức nặng của cả một dân tộc, từ khi lớn lên cho đến khi nhắm mắt vẫn không ngừng nghĩ đến nước, đến dân. Vẫn vầng trán cao, vẫn bộ râu bạc, đôi mắt sâu thăm thẳm tựa như trời Hà Nội buổi đêm, vẫn nụ cười hiền hậu mà thân thiết. Người nói:

- Chú biết không. Tôi đi xa ngần ấy năm, giờ mới lại trở về quê nhà. Nhờ chú, nhờ Chú Học mà dân mình đỡ khổ. Nhưng để dân mình hết khổ thì còn phải cố nhiều lắm.

- Vâng. Cháu biết. Chẳng biết giờ ở quê Bác còn ai không?

- Còn chứ. Tôi có ông anh ruột và bà chị gái. Lâu ngày không gặp chả biết hai anh chị có còn khỏe mạnh không. – mắt Người đã hơi đỏ - xa nhau thế mà đã mấy chục năm rồi đấy chú ạ

Ngừng lại để hút điếu thuốc, Người lại nói:

- Chú biết không, giờ tôi với chú Học lo nhất là tìm cho chú một bà Tổng thống lĩnh phu nhân, chứ độc thân mãi thì không được đâu.

Quốc Minh cười cười, không nói. Bên ngoài, những cánh đồng lúa xanh mơn mởn chạy dài đằng sau, những người nông dân hiền hậu đang cắm mặt cũng ngẩng đầu lên ngó đoàn xe. Đôi khi có mấy cô con gái còn ném những câu hò trêu chọc, rồi vịn nhau cười tủm tỉm. Có mấy khi Quốc Minh cũng vui vẻ hát đối lại mấy câu. Lãnh Tụ nhìn Quốc Minh cười nói

- Đấy, tuổi trẻ thích thế đấy. Tôi thì già rồi!

- Già gì mà già. Cháu thấy Bác còn trẻ lắm. Vẫn còn lội suối leo đèo thừa sức. Hì2

- Chú cứ nói thế. Mà này. Chú biết truyện các vua Hùng không

- Có ạ!

- Đấy. Dựng nước đã khó, giữ nước còn khó hơn. Các vua Hùng đã có công dựng nước, Tôi và các chú cùng các cán bộ phải cùng nhau giữ lấy nước. Gian khổ đấy. Nhưng chúng ta sẽ làm được.

Câu này Quốc Minh nghe quen quen, cuối cùng nhớ ra đó là câu nói Lãnh Tụ đã cùng các chiến sỹ đại đoàn 308 ở đền Hùng năm 1954. 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro