CHƯƠNG 24: HẢI CHIẾN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Từ tháng 9 năm 1938 đến đầu năm 1939, chưa bao giờ khói lửa ngừng bốc lên ở trên lãnh thổ Trung Quốc. Quân Nhật đánh Cộng Sản, Cộng Sản đánh Tưởng, Quân Tưởng đánh Nhật, Quân Nhật đánh Tưởng, Tưởng đánh Cộng Sản... 

Tháng 3 năm 1939, Hoàng thân JaoUn của vương quốc Thái sang thăm Việt Nam, và bí mật nói với quốc hội 1 tin động trời, đó là Nhật Bản vừa giật dây cho Thái Lan gây chiến với Việt nam. Nhưng hoàng gia Thái Lan cũng không phải là ngu ngốc, tuy hiện Thái Lan có 15 vạn quân đội, mấy trăm xe tăng, máy bay các loại, vài chục tàu chiến nhưng cũng không phải là đối thủ của An Quốc Quân, Vệ Quốc Quân chứ đừng nói là trang bị đến tận răng như An Quốc Quân. Hoàng gia Thái Lan đề nghi được gia nhập vào liên bang Đông Dương.

Ngày mùng 10-04 năm 1939 là một ngày trọng đại, khi Thái Lan ký kết hiệp ước, ra nhập liên bang Đông Dương. Quốc Minh cũng không hẹp hòi, 2 tháng sau, toàn bộ quân đội Thái Lan được tổ hợp lại thành 2 quân đoàn 4 vạn lính, toàn bộ thay quân trang lính liên bang, thay đổi vũ khí và xe tăng. Số vũ khí cũ của Thái Lan, Quốc Minh toàn bộ lấy giá rẻ bán cho Đảng Cộng Sản.

Ngày 16-06-1939, Quân Nhật tấn công Nam Kinh. Vụ thảm sát Nam Kinh khủng bố khiến 30 vạn thường dân thiệt mạng đã diễn ra. Quốc Minh lên án hành vi của Nhật. Chính phủ nhật lúc này yêu cầu Liên Bang phải ngừng mọi viện trợ cho TrunG Quốc. 

Tháng 07-1939, Liên Bang Đông Dương tuyên chiến với Nhật Bản.

Lúc này, Lính Thái Lan, lính An Quốc Quân, hộ Quốc Quân cùng Vệ Quốc Quân bắt đầu đánh cờ hiệu “Giúp bạn Trung Hoa giải phóng khỏi ách phát xít”, gần 50 vạn quân đội bắt đầu tiến vào Trung Quốc. Sau khi tiến vào, Quân đội Liên Bang nhanh chóng giải giáp quân đội Trung Quốc, sau đó tái tổ hợp lại thành “Quân tình nguyện Trung Hoa kháng Nhật” đẩy lên tiền tuyến chịu chết. Lúc này quân Nhật đã đến Giang Tô.

Ngày 13-08-1939, đội cơ giới tiên phong Hộ Quốc Quân của Quốc Minh bị một nhánh quân phiệt địa phương thuộc Quốc Dân Đảng tấn công, 3 lính tử vong, 2 người bị thương nặng, 12 người bị thương nhẹ. Dù cho Tưởng Giới Thạch tuyên bố đây không phải là lệnh của Quốc Dân Đảng, và hứa sẽ xử phạt chỉ huy nhánh quân này, nhưng Quốc Minh vẫn mượn cớ này để tuyên chiến với Trung Quốc. Chỉ trong 12 ngày, toàn bộ lãnh thổ phía Nam đã lọt vào tay Quốc Minh. Quân tình nguyện Trung Hoa lúc này đã lên đến gần 12 vạn

Ngày 01-09-1939, Đức tấn công Ba Lan, chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ.

Lúc này, chính quyền Tưởng giới Thạch bị bao vây tại Vũ Hán. Phía Bắc là 1 triệu quân Nhật do tướng Hata Sunrokun chỉ huy. Phía Nam là 62 vạn quân liên Bang do đích thân Tổng thống lĩnh Quốc Minh chỉ huy. Quân Tưởng có 11 vạn quân và 1 phi đội máy bay liên xô.

Ngày 03-09-1939, Tưởng Giới thạch đầu hàng quân Nhật. Phi đội máy bay của Liên Xô cũng kết thúc nghĩa vụ quốc tế của mình, quay đầu về nước. Quốc Minh cùng quân Nhật cũng không ngăn cản. Lúc này quân số của Nhật đã lên đến 1 triệu 110 ngàn quân, lòng tự tin tăng vọt. Quốc Minh cũng chuẩn bị thử nghiệm vũ khí mới, quân 2 bên đều yên lặng chờ đợi...

Ngày 05-09, không hề báo trước, quân Nhật bắt đầu nã pháo vào quân Liên Bang. 200 lính Thái, 123 lính Việt và 54 lính Lào hy sinh. Quân liên Bang cũng bắt đầu bắn trả.

Ngày 06-09, từ sân bay Vũ Hán, 112 máy bay Nhật cất cánh hướng về phía trận địa của liên bang mà đến. Các máy bay từ sân bay dã chiến của Hộ Quốc Quân cũng lập tức lên không ngăn địch. Đáng tiếc, lúc này không còn thấy bóng dáng của chiếc máy bay màu hồng yểu điệu nữa.

Trong khi trận chiến trên không diễn ra, quân Nhật cũng hạ lệnh cho quân Quốc Dân Đảng tấn công. Phía liên bang cũng ăn ý cho quân tình nguyện kháng Nhật tiến lên ngăn lại. Trận chiến diễn ra ác liệt suốt 4 ngày trời, tại địa phận các tỉnh Thiên Gia Trấn, Hoàng Pha, Quảng Tế. Chỉ trong 4 ngày, hơn 10 vạn quân Khựa mãi mãi nằm lại Vũ Hán, 6 vạn người mãi mãi mang thương tật.

Ngày 12-09, Hộ Quốc Quân cùng quân chính quy Nhật bắt đầu giáp mặt nhau. Một bên là đạo quân với tinh thần võ sỹ đạo Đông Á, một bên là đội quân kỷ luật thép Châu Âu, chiến trường chắc chắn sẽ rất ác liệt.

Sớm ngày 13-09, hai thiết giáp hạm Nakota và Shirokun hộ tống 1 đoàn vận tàu chiến khởi hành từ cảng Nagashaki sang tham chiến ở Trung quốc. Khi đi ngang qua eo biển Nhật Bản, bọn họ bị tất công bởi 2 vật thể bay không xác định. Theo miêu tả của những người sống sót, những vật thể bay này cả người hình bầu dục giống như điếu xì gà, có hệ thống phản lực ở dưới và phía sau lưng. Không có cánh nhưng có một cái gì đó bao phủ xung quanh, giúp nó đứng vững ở trên không trung. Vật thể bay đó có mang theo hỏa lực tương đương với pháo mặt đất 88mm, và vũ khí phòng không trên các thiết giáp hạm hoàn toàn không làm ảnh hưởng gì đến nó cả.

Tức giận, hải đoàn 88 của hải quân hoàng gia nhật bản đang đỗ ở Satsuma, gồm 7 thiết giáp hạm, 10 tàu phóng lôi, 23 tàu tuần dương và khu trục, 1 tàu sân bay và 4 tàu ngầm được lệnh tiến về phía Nam, yểm trợ bộ binh tham chiến ở Vũ Hán. 

Còn cách Thượng Hải 100 hải lý, hải đoàn 88 bị chặn lại bởi hải quân Liên Bang. Các tàu thiết giáp Hạm của liên bang cùng các tàu tuần dương, khu trục ùa ra bao vây, nổ súng trước giành thế chủ động, hải đoàn 88 bị đánh cho thiệt hại nặng nề, 2 tàu khu trục bị đánh chìm, 1 tàu thiết giáp hạm bị trọng thương. 

Khi các tàu Nhật tổ chức lại đội hình thì các tàu của liên bang đã bỏ đi biệt tích. Tức điên, đô đốc chỉ huy hải đoàn mặc kệ nhiệm vụ hỗ trợ của mình, lệnh các tàu nhật đuổi theo, truy kích thuyền của liên bang.

4 chiếc tàu ngầm tăng tốc đuổi theo, đến khu vực biển gần đảo Akuni thì đuổi kịp. Nhưng lúc này, từ dưới đáy biển, 2 vật thể không xác định bắt đầu xuất hiện. Lập tức, thuyền trưởng của các tàu ngầm hạ lệnh phóng ngư lôi. 8 quả ngư lôi được phóng ra, nhưng khi chạm vào lớp vỏ kỳ quái của vật thể thì bị trượt đi, không hề gây thiệt hại gì cho nó cả. 2 vật thể tăng tốc lao về phía tàu ngầm của Nhật, như những lưỡi cưa nhanh chóng cắt đứt những chiếc xì gà nhật bản thành 2 phần. Nước tràn vào tàu nhanh chóng xử lí toàn bộ thủy thủ đoàn bên trong. 1 chiếc tàu ngầm nhật may mắn nổi lên mặt nước, dùng súng máy 12ly7 bắn phá, nhưng cũng không thoát khỏi số phận bị chia đôi. Chỉ may mắn là khi bị cưa thì các thủy thủ của nó may mắn tránh được cảnh bị chết đuối. Khi tàu chiến của Nhật đến, các thủy thủ lắp bắp nói:

- 1…1… 1 cái… đĩa bay… sơn hồng…

Chiều ngày 14-09, trời nồng nặc sương mù. Hải đoàn 88 lại 1 lần nữa lọt vào vòng vây của hải quân Liên bang, cách đảo Kume 120 hải lý. Đầu tiên là 2 tuần dương hạm nổ súng, dụ dỗ quân Nhật lọt vào vòng vây của quân liên bang. Sau đó là 1 loạt các khu trục hạm, thiết giáp hạm và tuần dương hạm thi nhau công kích quân Nhật. Sương mù làm ra đa của Nhật hoạt động kém, hơn nữa là sự gây nhiễu từ dưới đáy biển, kết quả là quân Nhật để lại tàu sân bay Dakota bị thương, 2 thiết giáp hạm bị đánh chìm, 1 chiếc tàn phế, 13 tàu các loại chìm dưới biển, rút chạy về Thượng hải. 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro