CHƯƠNG 25: ĐẠI CHIẾN THÁI HẰNG SƠN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Thái Hằng Sơn, Vũ Hán

Xung quanh chân núi đã bị đạn pháo cày xới thành những hố to nhỏ đủ kích cỡ. Từ lúc sáng sớm tinh mơ, 7 vạn quân NHật thuộc sư đoàn lục quân hoàng gia 761 cũng bắt đầu tấn công cứ điểm Thái Hằng Sơn với sự yểm trợ của pháo binh và xe tăng. Trên bầu trời, hơn 200 chiếc máy bay đang tiến hành đọ sức trên không. Có ưu thế hơn về binh lực (Hơn 100 chiếc máy bay Mitsubishi –M1, Z-1 (Zero)…) nhưng quyền chiếm lĩnh bầu trời vẫn thuộc về những chiếc máy bay tiêm kích MEG-21 của không lực liên bang. Lợi dụng ưu thế về độ cao (Trần bay của MEG 21 là 3,5km, còn trần bay của máy bay NHật chỉ có 2,7km) những chiếc MEG-21 trốn ở trong những đám mây, bất ngờ tấn công quân Nhật từ phía trên. Những chiếc máy bay gỗ bị đánh tung tóe, đạn xuyên qua lớp cánh trên và đánh thủng buồng lái, thùng dầu… khiến phi công hoặc bị bắn chết, hoặc bị nổ tung mà chết cháy. Phi công Nhật cũng không phải là kẻ ngốc. Bọn họ buộc phi công Liên Bang phải chiến đấu với mình bằng cách tách đội hình, lao xuống ném bom trận địa phòng thủ ở Thái Hằng Sơn. Để giảm thiểu tổn thất, các phi công Liên Bang buộc phải lao ra giao chiến với quân Nhật. Nhưng dù sao thì máy bay của Liên Bang tính năng cũng tốt hơn, nên quân Liên Bang cũng không gặp thiệt thòi gì nhiều.

Dưới mặt đất, quân Nhật đang bắt đầu thử pháo. Đây là loạt bắn đầu tiên để chỉnh tiêu cự. Thường thì trên chiến trường châu Âu, việc thử pháo này sẽ được sử dụng từ một khẩu pháo để cách xa trận địa pháo chính, dùng để dụ dỗ pháo địch bắn trả. Nhưng ở chiến trường Trung Quốc, quân Nhật chưa từng bị phản pháo, nên lần này, toàn bộ 50 khẩu pháo các loại thi nhau nã đạn. Khói đen xen lẫn lửa đỏ theo nhau bốc lên cao, không khí bị đốt nóng sinh ra hiệu ứng khúc xạ

- Ngu vật! – Trong công sự trên đỉnh núi Thái Hằng Sơn, thiếu tá Thường Đức Long (do bạn raicom nhận thầu nhân vật) tháo xuống chiếc ống nhòm, hạ lệnh cho các đơn vị pháo binh bắt đầu phản kích

Ầm ầm ầm. 

Pháo binh liên bang bắt đầu phản kích. Pháo rơi qua đầu quân Nhật, rơi vào trận địa pháo. Từng đợt nổ tung, khói lửa, linh kiện bay khắp nơi.

BANZAI!!!

Tướng Matsumi rút gươm chỉ huy chỉ về phía trước, hạ lệnh xung phong. Quân Nhật từ từ tiến theo xe tăng tiến về phía trận địa của Hộ Quốc Quân. 30 chiếc Panzer II dẫn đầu, đằng sau là mấy xe bọc thép và tăng loại nhẹ, lớp vỏ siêu mỏng.

Từ hai cánh, 20 chiếc Panzer IV Panther (Tăng con Báo) lao ra, dùng toàn lực lao về phía xe tăng của Nhật. Đến cách xe tăng Nhật 1 khoảng 500m, những chiếc Con Báo bắt đầu dừng lại, thi nhau hướng đội hình Nhật nã pháo. Những chiếc Panzer II làm sao chịu được đạn pháo 88mm của Panther, thay nhau nổ tung. Hộ Quốc Quân cũng bắt đầu nổ súng. Từ các công sự cố thủ trên núi, các ụ súng máy, đại liên, trung liên thi nhau nã đạn vào đầu quân Nhật. Quân Nhật ngã xuống như cây đổ. Bắt buộc trung tá Matsumoto phải hạ lệnh lui lại để chỉnh đốn đội hình.

Từ phía xa, quân Nhật dựng lên một lá cờ có hình gươm, thể hiện yêu cầu đánh xáp lá cà. Đây được coi là một truyền thống vinh dự của quân đội Nhật. Các chiến binh nhật tham gia trận đánh được lệnh trút bỏ toàn bộ đạn dược trong tay, chỉ để lại 1 viên duy nhất trong nòng súng, sau đó lao lên cũng đối phương dùng lưỡi lê cận chiến.

- Lắp lê!!!

Mệnh lệnh đánh xáp lá cà cũng vang lên khắp trận tuyến Thái Hằng Sơn. Các quân nhân của Hộ Quốc Quân cũng trút bỏ toàn bộ đạn dược, chỉ để lại 1-2 viên đạn trong nòng súng, xẻng công binh sẵn sàng sau lưng. Các trung đội trưởng dẫn đầu lính của mình ra khỏi chiến hào, dàn thành 1 hàng ngang sẵn sàng chiến đấu.

Đây không chỉ là trận chiến vì vinh dự của quân nhân, cũng là trận chiến so bì sức mạnh của quân đội Đức và quân đội Nhật. MỘt bên là những chiến binh mang trong mình dòng máu của tộc người Barbarian đã từng thay thế đế chế La Mã hùng mạnh làm bá chủ châu âu, một bên là những chiến binh mang dòng máu Samurai đất nước mặt trời mọc…

- Bandai!!! – Sỹ quan chỉ huy quân Nhật hét lớn

- BANDAI!!! – Tất cả các binh sỹ đồng thanh gầm lên

- Bandai!!!

- BANDAI!!!

Quân Nhật bắt đầu xung phong. Tốc độ từ từ tăng dần, sau đó là chạy nước rút. Hộ Quốc Quân cũng bắt đầu từ phòng tuyến tràn xuống. Cuối cùng, 2 sắc màu vàng đất và xám xanh đập vào, quện vào nhau, chân tay đứt gãy, tiếng súng, tiếng đâm chém, tiếng kêu rên vang lên khắp nơi.

Quân Nhật với những khẩu súng trường gắn lưỡi lê dài gần 2m như những cây giáo rất có lợi khi đánh xáp lá cà, bởi vì có ưu thế dài hơn vũ khí của đối phương. Nhưng Hộ Quốc Quân sử dụng những chiếc xẻng công binh được mài nhọn lại có ưu thế linh hoạt, không chỉ đâm, đập, mà còn có thể bổ, chém, tựa như những chiếc búa 2 lưỡi của người German đã từng khiến La Mã kinh hoàng trong truyền thuyết vậy. 

Có lúc một người lính Nhật đâm lòi ruột 1 lính Hộ QUốc quân, nhưng người lính này giữ chặt lưỡi lê của đối phương kéo sâu lại, sau đó tiện tay 1 xẻng đập bẹt đầu người lính Nhật, có lúc 1 lính Hộ Quốc Quân dùng xẻng gọt đứt 1 cánh tay của quân Nhật, người lính Nhật này dùng cánh tay còn lại rút lựu đạn nổ tung, mang theo cả 1 đám xung quanh. Cứ vậy, 11 vạn người dùng máu tươi vẽ nên một bức tranh toàn cảnh nhất về sự dã man của con người, về sự nguyên thủy của chiến tranh và về những chiến binh bất khuất nhất trong lịch sử của nhân loại. Trận chiến sáp lá cà kéo dài suốt từ sáng đến tối, cuối cùng, khi tia nắng cuối cùng của mặt trời tắt đi, quân 2 bên cũng đình chiến kéo về doanh trại.

Thiếu tá Thường Đức Long vung kiếm chỉ huy tung hoành ngang dọc trên chiến trường. Lúc này trong người hắn dòng máu của Đức, linh hồn Đức kết hợp với thân thể dẻo dai người Đông Á khiến hắn múa gươm chém địch như chém chuối. Cuối cùng, Long cũng gặp được đối thủ. Đó là một sỹ quan Nhật mặc quân phục màu nâu đậm hơn, hai tay nắm chặt 1 thanh kanata, ánh mắt đầy sát khí. Long dựng đứng thanh bội kiếm của mình trước mặt, lưỡi thép mát lạnh chạm vào mặt hắn làm hắn thêm tỉnh táo. Viên sỹ quan Nhật hét to một tiếng, vung gươm chặt xuống. Long vung gươm lên đỡ, lực va chạm làm cổ tay hắn đau ê ẩm. khẽ xoay người tránh chiêu, Long lại vung gươm. Lưỡi gươm mượn lực chém ngang sườn đối thủ. Nhưng là một cao thủ kiếm đạo, đối phương cũng nhanh nhẹn tránh được. 2 người giao chiến với nhau, dần dần từ chỗ sống chết thành 2 kỳ phùng địch thủ, rồi thành bằng hữu so chiêu lúc nào không biết… 10 năm sau, Người sỹ quan này trở thành tham tán chính phủ Nhật bản sang thăm hữu nghị Việt Nam, muốn tìm kiếm Đức Long nhưng Quốc Minh và đội quân Nhân bản của hắn đã rời khỏi thế giới này, do đó viên sỹ quan tham tán đành về Nhật trong niềm tiếc nuối khôn nguôi, cuối đời, khi ông ta nhắm mắt xuôi tay vẫn còn tiếc nuối vì chưa được giao thủ lần cuối với người lính Hộ Quốc Quân năm nào…

Suốt đêm, quân Nhật và lính cứu quốc quân kéo ra tìm xác đồng đội. Những người lính của 2 phe đối địch gặp nhau trên chiến trường, khẽ ngả mũ chào nhau rồi ai làm việc nấy. Trong trận chiến ấy, quân 2 phe đều nhận được sự nhận thức và tôn trọng từ đối phương. Đến sáng sớm, kết quả thống kê đã được đưa ra, hộ Quốc quân 5 vạn tổn thất 2 vạn, quân Nhật 7 vạn tổn thất 4 vạn.

Chiều ngày hôm sau, quân Nhật nã đạn hơi độc vào chiến tuyến của Hộ Quốc Quân. Nhưng tất cả lính của hộ quốc quân đều được trang bị mặt nạ phòng độc, do đó quân nhật đánh lén không thành công mà còn tổn thất 4000 người.

Sau 3 ngày chiến đấu, quyền chủ động trên bầu trời dần dần thuộc về không quân liên bang. Quân Nhật bắt đầu bị tấn công từ trên không.

Ngày 18-09, Hộ Quốc Quân tổng tấn công quân Nhật ở chân núi Thái Hằng Sơn. Quân Nhật bị đẩy lùi 16km.

Ngày 20-09, chính phủ Nhật sai đại sứ Matsumi Toyotomi đến Nam Kinh, cùng đại sứ Tô Ngọc Hoài của Việt nam ký hiệp ước đình chiến, không xâm phạm lẫn nhau. 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro